Diện tích nước ta có đến ¾ là đồi núi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trên lãnh thổ nước ta là rừng nhiệt đới hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên rừng nước ta là một vấn đề rất cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta và đảm bảo môi trường sống của dân tộc ta trong điều kiện khí hậu toàn cầu đang ấm lên vì hiệu ứng nhà kính. Khi ôn tập chủ đề sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ở nước ta, học sinh cần lưu ý đến các vấn đề nhỏ sau đây.
Câu 1: Trình bày các hệ sinh thái rừng ở nước ta.
Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh.
Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, mà phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để làm tốt môn địa lí - Chuyên đề: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ở nước ta
Thứ Sáu, 17 Tháng tư 2009, 16:04 GMT+7
Diện tích nước ta có đến ¾ là đồi núi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trên lãnh thổ nước ta là rừng nhiệt đới hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên rừng nước ta là một vấn đề rất cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta và đảm bảo môi trường sống của dân tộc ta trong điều kiện khí hậu toàn cầu đang ấm lên vì hiệu ứng nhà kính. Khi ôn tập chủ đề sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ở nước ta, học sinh cần lưu ý đến các vấn đề nhỏ sau đây.
Câu 1: Trình bày các hệ sinh thái rừng ở nước ta.
Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh.
Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, mà phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ:
+ rừng gió mùa thường xanh;
+ rừng gió mùa nửa rụng lá;
+ rừng thưa khô rụng lá;
+ tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
Trong rừng, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
Câu 2: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng.
Năm 1943, tổng diện tích rừng tự nhiên nước ta là 14,3 triệu ha, trong đó loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu (chiếm 70% diện tích rừng). Năm 1983, tổng diện tích rừng tự nhiên nước ta chỉ còn 6,8 triệu ha. Đến năm 2005, tổng diện tích rừng tự nhiên nước ta tăng lên 10,2 triệu ha.
Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
Đến nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ, nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Vì thế, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
Câu 3: Các biện pháp bảo vệ rừng.
Ngoài giá trị kinh tế, rừng còn giữ vai trò cân bằng sinh thái môi trường. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện tại từ 38% lên 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 – 80%.
Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng, sự quản lí của Nhà nước được thể hiện qua những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
* Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
* Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
* Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu nâng độ che phủ rừng lên 43% diện tích và phục hồi lại sự cân bằng môi trường sinh thái ở Việt Nam.
Câu 4: Trình bày các loại rừng ở nước ta.
Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều. Rừng được chia thành ba loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
+ Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh. Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.
+ Nước ta còn có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Nam Cát Tiên, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu bảo tồn văn hóa – lịch sử – môi trường.
+ Cả nước có khoảng 5,4 triệu ha rừng sản xuất, đại bộ phận trong số đó (4,5 triệu ha) đã được giao và cho thuê.
Câu 5: Vai trò của ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
Trong điều kiện nước ta ¾ diện tích là đồi núi, việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng) thì ý nghĩa về bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển an toàn của vùng hạ du làm cho ý nghĩa kinh tế của lâm nghiệp vượt xa giá trị của các loại gỗ, lâm sản bán được.
Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng chống sạt lở bờ biển, giúp đồng bằng tiến nhanh ra biển.
Câu 6: Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta.
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
+ Về trồng rừng: Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ. Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên.
+ Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.
+ Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp bột giấy và giấy đang được quy hoạch phát triển, có hai nhà máy lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ) và Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).
+ Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Mai Phú Thanh
(chuyên viên bộ môn địa lý Sở GD-ĐT TP.HCM)
Để làm tốt môn địa lí - Chuyên đề: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ở nước ta
Thứ Hai, 20 Tháng tư 2009, 08:04 GMT+7
(Tiếp theo và hết)
>>Để làm tốt môn địa lí - Chuyên đề: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ở nước ta
Câu 7: Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và những vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta
Học sinh ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp diễn ra. Ảnh: T.Tr
Hiện trạng phát triển trồng rừng
+ Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ.
+ Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
+ Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên.
Những vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta.
+ Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
+ Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu nâng độ che phủ rừng lên 43% diện tích và phục hồi lại sự cân bằng môi trường sinh thái ở Việt Nam.
Câu 8: Tình hình khai thác thế mạnh về lâm nghiệp ở vùng Bắc Trung bộ
Diện tích rừng của toàn vùng Bắc Trung bộ là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng của cả nước.
+ Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
+ Hiện nay rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở giáp biên giới Việt – Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình. Đáng chú ý là:
* Rừng sản xuất chỉ chiếm khoảng 34% diện tích,
* Còn khoảng 50% diện tích là rừng phòng hộ,
* Và 16% là rừng đặc dụng.
Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.
Câu 9: Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở vùng Bắc Trung bộ
Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở vùng Bắc Trung bộ
+ giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã,
+ giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm,
+ còn có tác dụng điều hòa nguồn nước,
+ hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.
Câu 10: Tại sao Tây Nguyên được xem là “kho vàng xanh” của nước ta?
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên. Vào đầu thế kỉ 90 của thế kỉ XX,
+ trong khi rừng của nhiều vùng nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt, thì ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60% diện tích lãnh thổ.
+ rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu,).
Vì vậy, Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của nước ta.
Câu 11: Tại sao trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên. Vào đầu thế kỉ 90 của thế kỉ XX, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu,).
Tuy nhiên sự suy giảm tài nguyên rừng đã khiến sản lượng khai thác gỗ hằng năm không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm.
Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng:
+ Làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý,
+ Đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý,
+ Làm tiếp tục hạ mực nước ngầm về mùa khô.
Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.
Do vậy, vấn đề đặt ra là:
+ Phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
+ Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
+ Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Vì vậy, trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.
Câu 12: Trình bày đặc điểm tài nguyên rừng và vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng Đông Nam bộ.
Tài nguyên lâm nghiệp của vùng Đông Nam bộ không lớn, nhưng đó là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy.
Ở đây có:
+ một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng, còn bảo tồn được nhiều loại cây, thú quý;
+ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP.HCM).
Vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng Đông Nam bộ:
+ Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm.
+ Cần phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
+ Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Câu 13: Tại sao cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Thảm thực vật ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp).
+ Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và cả do cháy rừng.
+ Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng vì rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái; rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác ở đồng bằng sông Cửu Long.
Lưu ý: Sau khi nắm vững các chuyên đề Khai thác tổng hợp kinh tế biển và Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học vào việc luyện tập các bài tập kĩ năng phân tích số liệu thống kê, bài tập kĩ năng bản đồ và tự giải các đề kiểm tra đề nghị.
Câu 14: Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu các vườn quốc gia ở vùng trung du và miền núi Bắc bộ nước ta.
Hướng dẫn giải:
+ Phạm vi lãnh thổ vùng trung du và miền núi Bắc bộ trên bản đồ Đất và thực vật trang 8 được xác định bằng cách đối chiếu với bản đồ Nông nghiệp chung trang 13 Atlat Việt Nam.
+ Sau khi xác định xong ranh giới vùng trung du và miền núi Bắc bộ, học sinh hãy kể tên các vườn quốc gia trong vùng.
Mai Phú Thanh (Chuyên viên bộ môn địa lý Sở GD-ĐT TP.HCM)
File đính kèm:
- on thi TN lop 12 Su dung tai nguyen rung.doc