1. Cuộc đời:
- M.GORKI (1868-1936) là nhà văn Nga, sinh tại Nigiơni Nốpgôrốt, trong một gia đình nghèo.
- Ông sớm mồ côi cha mẹ, phải sống với ông bà ngoại (ông ngoại keo kiệt, khắc nghiệt; bà ngoại nhân từ, hiền hậu và ảnh hường rất nhiều đến sự nghiệp văn chương của M.Gorki).
- Gorki phải bỏ học tự kiếm sống từ tuổi ấu thơ (10 tuổi) bằng đủ mọi nghề: bới rác, rửa chén, phụ bếp, khuân vác. Do đó ông tích lũy được vốn sống phong phú, đó là tiền đề cho sáng tác nghệ thuật sau này.
- Lớn lên, ông vừa kiếm sống vừa tự học và rất say mê sách báo. Macxim Gorki là một tấm gương tự học. Bằng nghị lực phi thường, Macxim Gorki đã vượt qua mọi thử thách để vươn tới ánh sáng văn hóa, trở thành một nhà văn lớn, có kiến thức sâu rộng.
- Năm 1892, ông có tác phẩm in trên báo với bút danh Macxim Gorki.
- Ông sớm tham gia họat động Cách mạng. Năm 1905, ông gia nhập Đảng Bônsêvích, là bạn chiến đấu của Lênin.
- Năm 1934, ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Xô Viết.
2. Sự nghiệp sáng tác: rất phong phú – đồ sộ với nhiều thể loại.
- “Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Các trường đại học của tôi” (bộ ba tự thuật).
- Tiểu thuyết: “Người mẹ” – Kịch: “Dưới đáy”.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3949 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn - Văn học nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MACXIM GORKI
Tác giả:
1. Cuộc đời:
M.GORKI (1868-1936) là nhà văn Nga, sinh tại Nigiơni Nốpgôrốt, trong một gia đình nghèo.
Ông sớm mồ côi cha mẹ, phải sống với ông bà ngoại (ông ngoại keo kiệt, khắc nghiệt; bà ngoại nhân từ, hiền hậu và ảnh hường rất nhiều đến sự nghiệp văn chương của M.Gorki).
Gorki phải bỏ học tự kiếm sống từ tuổi ấu thơ (10 tuổi) bằng đủ mọi nghề: bới rác, rửa chén, phụ bếp, khuân vác. Do đó ông tích lũy được vốn sống phong phú, đó là tiền đề cho sáng tác nghệ thuật sau này.
Lớn lên, ông vừa kiếm sống vừa tự học và rất say mê sách báo. Macxim Gorki là một tấm gương tự học. Bằng nghị lực phi thường, Macxim Gorki đã vượt qua mọi thử thách để vươn tới ánh sáng văn hóa, trở thành một nhà văn lớn, có kiến thức sâu rộng.
Năm 1892, ông có tác phẩm in trên báo với bút danh Macxim Gorki.
Ông sớm tham gia họat động Cách mạng. Năm 1905, ông gia nhập Đảng Bônsêvích, là bạn chiến đấu của Lênin.
Năm 1934, ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Xô Viết.
2. Sự nghiệp sáng tác: rất phong phú – đồ sộ với nhiều thể loại.
“Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Các trường đại học của tôi” (bộ ba tự thuật).
Tiểu thuyết: “Người mẹ” – Kịch: “Dưới đáy”.
3. Nội dung sáng tác:
- Thể hiện lòng tin yêu con người, cảm phục con người.
- Bộc lộ sự say mê trước cảnh đẹp, thiên nhiên, nhất là vẻ đẹp do con người tạo ra.
- Ôâng ca ngợi lao động, quý trọng khoa học và say mê văn học nghệ thuật.
- Ôâng chủ trương một lối sống đẹp đẽ cao thượng, đồng thời ao ước có sự hòa hợp giữa cái tốt và cái đẹp.
4. Vị trí:
- Ông là nhà văn hiện thực phê phán nhưng cũng là một trong những người đặt nền móng đề xướng phương pháp sáng tác hiện thực XHCN - là phương pháp sáng tác của văn học vô sản.
- Có thể nói, M.Gorki là nhà viết nguyện ngắn xuất sắc của văn học Xô Viết, là nhà văn lớn của thế kỷ XX. Nhiều tác phẩm của ông được bạn đọc Việt Nam yêu thích.
II. Ảnh hưởng của cuộc đời đến sự nghiệp sáng tác:
M.Gocki chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà ngọai. Bà đã khơi dậy trong ông lòng yêu thích VHDG. Lòng nhân hậu, tâm hồn trong sáng của bà ảnh hưởng nhiều đến tâm hồn và nội dung tác phẩm của M.Gorki.
Ông sớm mồ côi, thời thơ ấu đầy cay đắng, tủi nhục, phải làm nhiều nghề vất vả: bới rác, rửa chén, phụ bếp, khuân vác nên đã tích lũy được một vốn sống phong phú làm tiền đề cho những tác phẩm nghệ thuật (“Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Các trường đại học của tôi”).
Lớn lên, ông vừa kiếm sống vừa tự học và đặc biệt rất say mê sách báo. Bằng nghị lực phi thường, ông vựơt qua bất hạnh, thử thách của cuộc đời để trở thành nhà văn có kiến thức sâu rộng, được bầu làm Chủ tịch Hội nhà văn Liên Xô (cũ).
M.Gorki sớm tham gia Cách mạng (1905) và luôn kiên định với con đường mình đã chọn lựa. Do đó, từ một nhà văn phê phán, ông trở thành nhà văn hiện thực XHCN xuất sắc (“Người mẹ”).
III. Tác phẩm “Một con người ra đời” của Macxim Gorki:
Xuất xứ:
Truyện ngắn “Một con người ra đời” được nhà văn sáng tác năm 1912, sau được tuyển in vào “Tuyển tập truyện ngắn Gorki”. Truyện lấy bối cảnh năm 1892, năm xảy ra nạn đói kém ở một số vùng của nước Nga.
2) Tóm tắt:
Vào năm 1892, ở miền Nam nước Nga, một đoàn người thất nghiệp, đói khổ kéo nhau đi Osemtsiry kiếm việc làm. Đến vùng ven biển, trong đoàn này có một người phụ nữ trẻ, khoẻ mạnh, mang thai đến ngày sinh nở. Chị chuyển dạ và lên cơn đau dữ dội. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của một chàng trai vừa nhanh nhẹn, khéo tay vừa vui tính, người phụ nữ đã vượt qua đau đớn, sinh được một chàng trai đầu lòng khoẻ mạnh và kháu khỉnh. Như có sức mạnh diệu kì, cháu bé đã khiến người mẹ và chàng thanh niên quên đi những gian khổ trước mắt. Họ hết sức sung sướng tự hào. Bởi điều đó đã mang đến cho những người đang sống trong hoàn cảnh cực khổ chỗ dựa tinh thần để họ có thể vượt qua mọi gian lao, vất vả.
3) Chủ đề:
Truyện thể hiện lòng trân trọng và niềm tin yêu vô bờ bến của Gorki đối với con người và sự tồn tại của con người.
4) Nội dung chính:
- Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ và chính xác nỗi đau đớn vô cùng của người mẹ khi trở dạ sinh con cùng niềm vui sướng vô cùng, niềm hạnh phúc vô bờ của người mẹ khi đứa con ra đời.
- Đằng sau câu chuyện về một cảnh đỡ đẻ trên đường, Gorki thể hiện những suy nghĩ về con người. Câu chuyện là một bức tranh hoành tráng ca ngợi con người ngay từ thuở lọt lòng đã không đơn côi trước đất cùng biển cả mênh mông. Ông khẳng định nhân cách từng con người, mong muốn mỗi con người là một nhân cách, một cá nhân sáng tạo trong cộng đồng, một tiểu vũ trụ đòi hỏi được trân trọng.
- (Dùng để giải thích ý nghĩa nhan đề) Bằng việc kết hợp hài hòa các yếu tố hiện thực và lãng mạn, bằng cách tự sự rất linh hoạt, tác phẩm “Một người con ra đời” đã ca ngợi con người với những phẩm chất cao đẹp. Đây cũng là một nội dung bao trùm trong một số sáng tác của nhà văn Macxim Gorki. Trong vở kịch “Dưới đáy”, nhà văn cũng khẳng định: “Tất cả ở trong con người, tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao!”. Do đó, nói đến Gorki là nói đến lòng tin yêu, sự cảm phục con người.
5. Nghệ thuật:
Là một câu chuyện tự thuật, nhưng bằng tài năng nghệ thuật sắc sảo, Gorki đã chắp thêm đôi cánh ước mơ cho một hiện thực đáng trân trọng. Nghệ thuật kể chuyện của Gorki rất linh hoạt và sắc sảo. Lời văn giàu tính hình tượng và có sức biểu cảm cao.
LỖ TẤN
I. Tác giả:
Lỗ Tấn là nhà văn Cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc (1881-1936). Tên thật của ông là Chu Thụ Nhân. Bút danh Lỗ Tấn là tên ghép từ họ mẹ và chữ “Tấn hành” (Đi nhanh lên).
Lỗ Tấn đã học nhiều nghề: nghề hàng hải, nghề khai mỏ, nghề y.
Học giỏi, Lỗ Tấn được học bổng sang Nhật. Một lần xem phim, ông thấy người một Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung Quốc. Ông nghĩ: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần, mà văn chương có thể làm được điều đó nên ông chuyển sang làm nghệ thuật.
Ông viết văn với mục đích: phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa. Có như thế, nhân dân Trung Quốc mới có thể làm Cách mạng và đất nước Trung Hoa mới vươn mình phát triển hùng mạnh.
Ngòi bút Lỗ Tấn rất lạnh lùng, tỉnh táo nhưng chứa chan nhiệt tình yêu nước và Cách mạng. Có nhà văn mượn hình ảnh chiếc phích nước, trong nóng ngoài lạnh để hình dung phong cách của Lỗ Tấn.
Tác phẩm chính: “Thuốc”, “Gào thét”, “Bàng hoàng”, “Nấm mồ”, “Cỏ dại”.
Năm 1981, thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn. Người Việt Nam đầu tiên đọc và hâm mộ Lỗ Tấn là Bác Hồ.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn:
Năm 13 tuổi, bố ông chết vì không có tiền mua thuốc. Từ đó, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc và quyết định đi học ngành y. Một lần đi xem phim, ông thấy một người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung Quốc. Ông nghĩ: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần, mà văn chương có thể làm điều đó nên ông chuyển sang làm văn nghệ với chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân (Thuốc, AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng).
Tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc luôn cháy bỏng trong trái tim nhà văn. Cho nên ông muốn viết văn để thức tỉnh tinh thần dân tộc, làm sống dậy ý thức tự cường của người Trung Quốc.
Ông sống rất gần gũi với những người Cách mạng. Ông từng là lãnh tụ của thanh niên yêu nước thời bấy giờ. Cho nên các tác phẩm của ông cháy bỏng nhiệt tình Cách mạng.
Chế độ phong kiến ở Trung Quốc là chế độ “ăn thịt người” với nhiều tập quán xấu. Đây là những sự thật để chủ đề “phê phán quốc dân tính” trong sáng tác của ông trở nên sâu sắc, thấm thía.
III. Tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn:
1) Hoàn cảnh sáng tác:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các nước Đế quốc xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành nửa phong kiến nửa thuộc địa. Thế nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. “Thuốc” ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh tỉnh những ai còn đang ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy rằng Trung Quốc đang như một con bệnh trầm kha chỉ có tiêu diệt hết thứ vi rút đớn hèn mới có cơ hội cứu được con bệnh thập tử nhất sinh ấy.
Lỗ Tấn viết “Thuốc” ngày 25 – 04 – 1919, rồi đăng trên tạp chí “Tân thanh niên” đúng vào dịp Phong trào Ngũ tứ (phong trào của sinh viên, học sinh ở Bắc Kinh) nổ ra.
2) Tóm tắt:
Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ quán trà, có con trai bị ho lao (một trong những bệnh nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục mua bánh bao chấm máu của tử tù mang về cho con ăn, vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc cho người con ăn bánh thì người khách xuất hiện ở quán trà. Sau đó, một số người tiếp tục bàn tán về việc có người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra anh ta là Hạ Du, một nhà Cách mạng kiên cường, nằm trong tù mà vẫn còn rủ lão đề lao làm cách mạng. Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, mà nhiều người còn cho Hạ Du là kẻ điên.
Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma cùng viếng mộ con. Dĩ nhiên ăn bánh bao chấm máu tử tù không thể chữa khỏi bệnh lao nên thằng con Hoa Thuyên đã chết. Mộä của nó rất gần mộ Hạ Du. Hai người mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa, “hoa trắng, hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm: “Thế này là thế nào nhỉ?”
è (Dùng để giải thích ý nghĩa nhan đề) Qua truyện trên, nhà văn vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao. Kế đến, Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa: phải tìm một thứ thuốc khác, chứ không thể dùng thuốc cũ để chữa bệnh. Ngoài ra, với tư cách là nhà Cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định: Để cứu Trung Quốc, phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng như Hạ Du thời đó.
3) Chủ đề:
Tác phẩm phê phán sự lạc hậu tăm tối trong đời sống của nhân dân Trung Quốc và cái nhìn lệch lạc của họ về người chiến sĩ cách mạng. Qua đó, tác giả đã khẳng định một phương thuốc hiệu nghiệm để “trị bệnh” cho dân tộc mình: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc muốn thành công thì phải gắn bó sâu sắc với nhân dân.
4) Nội dung chính:
Tác phẩm ra đời trong bối cảnh xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Khi đó, đất nước này bị nhiều thế lực đế quốc xâu xé. Tuy vậy, nhân dân vẫn an phận, tự thỏa mãn, nhẫn nhục chịu đựng. Thực chất, đó là căn bệnh đớn hèn, mê muội. Căn bệnh này cần phải có thuốc để chữa trị.
Truyện “Thuốc” có nhiều lớp nghĩa:
+ Trước hết,nhà văn vạch trần sự u mê, lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao.
+ Kế đến, Lỗ Tấn đã đề cập đến một vấn đề có một ý nghĩa xã hội sâu xa: phải tìm một thứ thuốc khác, chứ không thể dùng thuốc cũ để chữa bệnh cho nhân dân.
+ Ngoài ra, với tư cách là nhà Cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định: Để cứu Trung Quốc, phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng như Hạ Du thời đó.
5) Nghệ thuật:
“Thuốc” có một cốt truyện khá đơn giản mà sâu sắc giống như một bài thơ Đường vẽ một bức tranh bằng những nét chấm phá thật độc đáo. Cốt truyện dung dị, nhưng “Thuốc” độc đáo ở khả năng lựa chọn các tình tiết , ở cách sắp xếp thời gian nghệ thuật và đặc biệt là ở khả năng tạo ra tính đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng.
ÊXÊNIN
I .Tác giả:
1) Cuộc đời:
Êxênin là nhà thơ Nga (1895-1925), sinh ra trong một gia đình nông dân thuộc tỉnh Riadan (miền trung nước Nga). Ông lớn lên giữa ruộng đồng và thảo nguyên. Từ bé, ông sống với ông bà ngoại.
Năm 1912, ông sống và họat động văn hóa ở Matxcơva. Nhưng tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu thiên nhiên, tình yêu đối với những con người nghèo khổ luôn khắc sâu trong ông và khơi nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ông.
Sau Cách mạng tháng Mười, tuy có những nhận thức còn mơ hồ, nhưng bao giờ ông cũng là một nhà thơ chân thành, đắm đuối với quê hương, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Những năm tháng cuối đời, ông sống tài tử, lang thang ở các quán rượu. Điều đó làm tăng thêm tâm trạng u uất của ông, dẫn đến đau bệnh thần kinh. Rồi ông tự sát năm 30 tuổi (1925).
2) Sự nghiệp sáng tác:
- Ông để lại một di sản lớn với những bài thơ “tươi tắn, trinh bạch, thanh thoát, ngôn ngữ nhiều tầng, nhiều lớp”. Ông sáng tác nhiều loại thơ, đặc sắc nhất là thơ trữ tình.
Tác phẩm tiêu biểu: “Thư gửi mẹ”, “Thư gửi ông”, “Thư gửi em gái”, “Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi”, “Nước Nga Xô Viết”.
Chủ đề chung và nổi bật trong tác phẩm của Êxênin là :
+ Tình yêu tha thiết nồng nàn, nồng thắm với cảnh vật và con người nước Nga.
+ Tình yêu đôi lứa hồn nhiên và trinh bạch.
+ Tình yêu đối với các con vật bé nhỏ.
Êxênin là người sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga.
+ Ngôn ngữ thơ ông mang âm hưởng ngôn ngữ lời ca tiếng hát của nhân dân Nga.
+ Thơ ông luôn “tươi tắn, trinh bạch, thanh thoát, ngôn ngữ nhiều tầng, nhiều lớp”.
è Tóm lại: “Êxênin là nhà thơ tài năng và độc đáo thấm nhuần hương vị Nga một cách trọn vẹn (Gorki). Ông là nhà thơ tiêu biểu của đất nước, dân tộc Nga. Thơ Êxênin thấm đượm hình ảnh thiên nhiên, làng quê, con người nước Nga.
II. Những yếu tố cuộc đời ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Êxênin:
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân thuộc tỉnh Riadan. Từ bé, ông sống với ông bà ngoại. Bà ngoại thường mang ông đến các tu viện. Sau đó, ông học một trường sư phạm của nhà thờ. Ở đó, ông được nghe những bài thơ tôn giáo đủ loại. Do đó, lúc mới làm thơ, thơ ông thường mang đậm tình cảm tôn giáo.
Ôâng lớn lên giữa ruộng đồng và thảo nguyên của miền Trung nước Nga, được nuôi dưỡng bằng nguồn văn học dân gian. Đây là cơ sở để ông sáng tạo những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên, con người Nga một cách trọn vẹn với phong vị Nga rất riêng biệt.
Từ năm 1912, ông sống và hoạt động văn hóa ở Matxcơva. Nhưng tình yêu làng xóm, quê hương, tình yêu thiên nhiên, tình yêu đối với những con người nghèo khó luôn khắc sâu trong ông, khơi nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ông (“Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi”).
Sau CMT10, tuy có những nhận thức mơ hồ, nhưng bao giờ ông cũng là nhà thơ chân thành đắm đuối với quê hương, băn khoăn cho số phận quê hương, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Những năm tháng cuối đời, ông sống tài tử, lang thang ở các quán rượu. Điều đó làm tăng thêm tâm trạng u uất của ông, dẫn đến bệnh đau thần kinh, rồi tự sát năm 30 tuổi (1925). Trong các tác phẩm cuối đời mình, tác giả luôn thể hiện tâm trạng u uất, tuyệt vọng với những “nỗi buồn đau trĩu nặng” (Thư gửi mẹ, Thư gửi ông, Thư gửi em gái).
III. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Êxênin:
1) Xuất xứ:
“Thư gửi mẹ” được nhà thơ hoàn thành vào năm 1924. Tác phẩm nằm trong hàng loạt các thư bằng thơ có tính chất tổng kết hoạt động chính trị, nghệ thuật. . . của nhà thơ. Những bức thư bằng thơ tiêu biểu là: Thư gửi mẹ, Thư của mẹ, Thư gửi em gái, Thư gửi ông. . .
2) Chủ đề:
Bài thơ ca ngợi tấm lòng người mẹ, là nơi trở về, là chỗ dựa cho những đứa con đang buồn đau, tuyệt vọng, đồng thời phản ánh tâm trạng day dứt của Êxênin trước cuộc sống đã mất hết niềm tin, chỉ còn duy nhất tình yêu dành cho mẹ.
3) Nội dung chính:
+ Trước hết, bài thơ thể hiện tình yêu của nhà thơ đối với mẹ. Trong tâm hồn của Êxênin, mẹ chính là ánh sáng diệu kì. Xa mẹ, Êxênin mường tượng rất rõ về hình ảnh tội nghiệp và tâm trạng lo âu của mẹ. Anh bác bỏ những tin sai sự thật về mình, rồi an ủi mẹ, thanh minh với mẹ, coi mẹ là dòng nước mát làm dịu “nỗi đau trĩu nặng” của mình.
+ Nhà thơ còn viết về tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Hình ảnh người mẹ hiện ra trong bài thơ tuy nghèo khổ về vật chất, nhưng tình yêu đối với con thì bao la, vô tận. Mẹ “phiền muộn lo âu quá đỗi”, đứng ngồi không yên khi nghe tin “có kẻ nào vừa đâm trúng tim con”.
+ Êxênin còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước Nga qua việc sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên, cuộc sống làng quê Nga với “mái nhà xưa”, với ngôi nhà gỗ, con đường làng, mảnh vườn cây đâm chồi.
+ Ngoài ra, bài thơ còn giúp ta hiểu được cuộc đời của Êxênin trong những năm tháng cuối đời. Ông sa đà vào rượu chè, tâm trạng luôn u uất tuyệt vọng với những “nỗi buồn đau trĩu nặng”.
è Tóm lại: Chính tình yêu tha thiết, chân thành có giá trị phổ quát nêu trên đã tạo nên chất trữ tình sâu lắng cho bài thơ.
4) Nghệ thuật:
“Thư gửi mẹ” là bài thơ gợi nhiều trăn trở. Giọng thơ trầm lắng và giàu suy tư. Lời thơ không ồn ào, nhưng lắng đọng trong bề sâu ngôn ngữ, thể hiện cuộc vật lộn căng thẳng, đầy day dứt của một tâm hồn chới với gần như đang mất đi phương hướng sống.
ARAGÔNG
I. Tác giả:
1) Cuộc đời:
- Aragông (1897-1982), sinh ở Pari, là nhà thơ, nhà viết tiểu thuyết Pháp nổi tiếng thế giới.
Ông đang theo học y khoa thì Đại chiến thế giời lần I ập đến. Năm 1917, ông bị gọi nhập ngũ.
Năm 1919, chiến tranh kết thúc, ông giải ngũ với tâm trạng chán chường mệt mỏi và tham gia các trào lưu văn học: chủ nghĩa đa đa, siêu thực (xem chú thích SGK/ 64).
Năm 1927, ông ghi tên vào Đảng cộng sản Pháp.
Năm 1928, ông gặp Enxa (một phụ nữ Nga gốc Do Thái tại Pari, là nhà tiểu thuyết Pháp và cũng là bạn đời của ông sau này). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời, tư tưởng sự nghiệp sáng tác của ông.
Chính Enxa đã kéo ông ra khỏi tư tưởng bi quan bế tắc, đưa ông đến với lý tưởng của Cách mạng, từ bỏ chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa siêu thực để thâm nhập vào lý tưởng của Cách mạng tháng Mười sâu sắc hơn và chuyển sang viết với tư tưởng hiện thực XHCN.
Chính Enxa là nguồn cảm hứng nồng nàn, vô tận để Aragông sáng tác. Do đó, ông có cả một vườn thơ về Enxa (“Đôi mắt Enxa”, “Enxa”, “Anh chàng say đắm Enxa”, “Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành).
Năm 1939, Aragông tham gia Đại chiến thế giới lần II và được trao giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin khi ông tròn 60 tuổi.
2) Sự nghiệp sáng tác : Aragông sáng tác vừa thơ, vừa tiểu thuyết
Thơ: “Nát lòng”,” Enxa”, “Đôi mắt Enxa”, “Anh chàng say đắm Enxa”.
Tiểu thuyết: “Những khu phố đẹp”, “Những hành khách trên xe”, “Tuần lễ Thánh”, “Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành”.
Chủ đề chính: Các tác phẩm của Aragông thể hiện sự gắn bó giữa tình yêu và lý tưởng.
Nghệ thuật thơ: Các sáng tác của ông thể hiện một hồn thơ đa dạng, với những âm điệu phong phú khi thể hiện về Tổ quốc, về nhân dân, về Cách mạng (Đặc biệt là khi viết về Enxa).
Aragông luôn có ý thức đổi mới, cách tân nghệ thuật. Điều đó thể hiện thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc và tài năng phong phú.
Ông chủ trương thơ ông không có các loại dấu chấm câu, xóa bỏ ranh giới giữa thơ và văn xuôi.
Ta thường gặp trong thơ Aragông các biện pháp tu từ lặp đi lặp lại phù hợp với phong cách hùng hồn để nhấn mạnh cảm xúc. Do đó, thơ ông mang tính trữ tình, tính nhạc cao.
è Tóm lại: Aragông là nhà thơ, nhà tiểu thuyết Pháp nổi tiếng thế giới, là một trong những cánh chim đại bàng văn học của thế kỷ XX. Cuộc đời tám mươi lăm tuổi của ông là cả một quá trình dài trăn trở với lý tưởng của cuộc sống và tìm tòi sáng tạo đổi mới nghệ thuật. Ông là nhà thơ gắn bó tha thiết với Tổ quốc, nhân dân mình.
II. Bài thơ “Enxa ngồi trước gương” của Aragông:
1) Xuất xứ:
“Enxa ngồi trước gương” được viết sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc. Bài thơ được in trong tập “Tiếng kèn trận Pháp” (1946).
2) Chủ đề:
Qua biểu tượng của chiếc gương soi và mái tóc Enxa, bài thơ một mặt bộc lộ tình cảm của tác giả đối với Enxa, mặt khác là nỗi xót xa trước thời thế và ca ngợi ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.
3) Nội dung chính:
Trong bài thơ, hình ảnh Enxa soi gương “chải miết mái tóc vàng rực rỡ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
Nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của Enxa, nhất là vẻ đẹp của mái tóc vàng óng như lửa, của đôi bàn tay mềm mại.
Enxa ngồi trước gương suốt một ngày dài không phải để trang điểm. Mà nàng đang “soi vào trí nhớ”, đang hình dung những ngày đen tối của đất nước, trong lòng nhớ tới những người con dũng cảm của nhân dân.
Qua bài thơ, tác giả ca ngợi những người con ưu tú đã hi sinh vì đất nước, vì lí tưởng Cách mạng.
4) Nghệ thuật:
“Enxa ngồi trước gương” là một bài thơ sâu sắc, giàu tính hình tượng. Với khả năng sử dụng các hình thức lặp một cách đa dạng và linh hoạt, nhà thơ đã vừa tạo ra chất thơ, vừa tạo ra chiều sâu tư tưởng nghệ thuật cho thơ.
HEMINGWAY
I. Tác giả:
Cuộc đời:
Ernest Hemingway (1899 -1961) là nhà văn nổi tiếng nước Mỹ.
Ông sinh trưởng trong một gia đình khá giả ở một thành phố nhỏ ngoại ô Chicagô.
Cha là bác sĩ, mẹ là nghệ sĩ dương cầm. Lúc nhỏ, ông thường cùng cha đi về vùng rừng núi phía Nam, nơi còn những làng người da đỏ, sống gần thiên nhiên. Do đó, Hemingway rất thích phiêu lưu mạo hiểm. Đây là những cơ sở để ông viết một số tác phẩm “Mặt trời vẫn mọc”, “Những ngọn đồi xanh Châu Phi”, “Chết vào lúc xế trưa”.
Mười tám tuổi, ông làm phóng viên, sau đó tình nguyện nhập ngũ tham gia Đại chiến thế giới lần I.
20 tuổi,bị thương nặng, ông trở về Mỹ và viết truyện lên án chiến tranh: “Giã từ vũ khí”.
Năm 1937, Hemingway tham gia đội quân quốc tế chống Phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, dựng phim, viết kịch. Điều này là cơ sở để ông viết “Chuông nguyện hồn ai”.
Đại chiến thế giới
File đính kèm:
- Van hoc nuoc ngoai-12.doc