Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Học kỳ II

VỢ CHỒNG A PHỦ

( Trích – TÔ HOÀI )

Câu 1: Xuất xứ, tóm tắt tác phẩm:

a) Xuất xứ-hoàn cảnh ra đời:

+ Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. VCAP gồm hai phần. Đoạn trích trong SGK là phần một.

+ Là kết quả chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài.

b) Tóm tắt:

Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. Vì bất bình, A Phủ đã đánh A Sử nên bị bắt, bị phạt vạ và trở thành đứa ở trừ nợ cho nhà Thống lí. Không may hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ thành vợ chồng, được giác ngộ, trở thành du kích.

Câu 2: Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

a) Giá trị hiện thực:

- Bức tranh chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.

- Bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.

b) Giá trị nhân đạo:

- Yêu thương, đồng cảm sâu sắc với số phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước CM.

- Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị

- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng CM của nhân dân Tây Bắc.

Câu 3: Ý nghĩa văn bản:

Tố cáo tội ác của bọn phong kiến,thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.

♥♥♥♥♥♥

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ ( Trích – TÔ HOÀI ) Câu 1: Xuất xứ, tóm tắt tác phẩm: a) Xuất xứ-hoàn cảnh ra đời: + Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. VCAP gồm hai phần. Đoạn trích trong SGK là phần một. + Là kết quả chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài. b) Tóm tắt: Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. Vì bất bình, A Phủ đã đánh A Sử nên bị bắt, bị phạt vạ và trở thành đứa ở trừ nợ cho nhà Thống lí. Không may hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ thành vợ chồng, được giác ngộ, trở thành du kích. Câu 2: Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm a) Giá trị hiện thực: - Bức tranh chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi. - Bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian. b) Giá trị nhân đạo: - Yêu thương, đồng cảm sâu sắc với số phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước CM. - Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị - Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng CM của nhân dân Tây Bắc. Câu 3: Ý nghĩa văn bản: Tố cáo tội ác của bọn phong kiến,thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ. ♥♥♥&♥♥♥ VỢ NHẶT (Trích – KIM LÂN) Câu 1: Hoàn cảnh ra đời - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962) Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết sau CM Tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Câu 2: Tóm tắt cốt truyện: Tràng là một thanh niên nghèo ở xóm ngụ cư với mẹ già, làm nghề kéo xe thuê. Trong nạn đói, một lần kéo thóc lên tỉnh, anh gặp một người con gái ngồi lượm thóc ở nhà kho. Qua vài câu đưa đẩy, họ quen nhau.Thời gian sau anh gặp lại cô gái nhưng đói rách tả tơi thảm thương. Tràng đãi cô ta một bữa bốn bát bánh đúc và chỉ một câu nói đùa của Tràng mà cô sẵn sàng theo anh về làm vợ. Tràng đưa vợ về nhà trong sự ngỡ ngàng của dân xóm ngụ cư cũng như sự ngạc nhiên buồn tủi của bà cụ Tứ- mẹ Tràng. Nhưng khi hiểu ra, thương xót cho hoàn cảnh của mình, của Tràng và cả người đàn bà ấy, bà đã vui vẻ chấp nhận con dâu mới. Đêm tân hôn của Tràng diễn ra trong không khí tái tê của nạn đói. Hôm sau, căn nhà thay đổi hẳn dưới bàn tay quét dọn của hai người đàn bà. Riêng Tràng, anh cảm thấy mình “nên người”, thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn với gia đình. Bữa cơm ngày cưới có tiếng cười và cả sự hiện diện của nạn đói qua niêu cháo lõng bõng và nồi “chè khoán”, miếng cám chát đắng nhưng họ cùng hướng về cuộc đổi đời. Trong óc Tràng hiện lên đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ phấp phới. Câu 3: Trình bày ý nghĩa nhan đề truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân? + Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" thường đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. + Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. + Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. - Ngoài ra, nhan đề Vợ nhặt đã gói trọn tình huống truyện độc đáo của tác phẩm – tình huống “cười ra nước mắt”. Câu 4: Trình bày tình huống đặc sắc của truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân? + Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất đáng ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta, thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. + Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”, cùng nín lặng. + Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" + Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng. => Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật. Giá trị hiện thực: - Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói. - Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người. - Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn. Giá trị nhân đạo: - Đề cao tình người, lòng nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc. - Đặc biệt, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt qua cái chết. Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến diễn biến truyện phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm. Câu 5: Ý nghĩa văn bản: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. RỪNG XÀ NU -Nguyễn Trung Thành- Câu 1: Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời: a. Hoàn cảnh ra đời: Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ. Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởng của tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời. Câu 2: Tóm tắt tác phẩm: Làng Xô-man ở trong tầm đại bác của giặc, đạn đại bác tàn phá rừng xà nu nhưng cũng như những người Xô-man, rừng xà nu vẫn kiên cường bất khuất. Tnú về thăm làng sau ba năm đi lực lượng. Nhân Tnú trở về, cụ Mết đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời của anh. Hồi đó, Mĩ-Diệm khủng bố dã man nhưng dân làng vẫn tìm cách nuôi giấu cán bộ. Tnú được anh Quyết-cán bộ cách mạng dìu dắt. Tnú học chữ và làm liên lạc. Tnú bị bắt và bị giam cầm, tra tấn. Anh vượt ngục trở về, cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Bọn giặc do thằng Dụcác ôn cầm đầu ập tới khủng bố. Mai và đứa con vừa tròn tháng tuổi bị giặc bắt. Trước cảnh vợ con anh bị hành hạ dã man, từ nơi ẩn nấp, Tnú lao ra với sức mạnh của lòng căm thù. Tnú bị bắt, vợ con anh bị giết chết, giặc đốt mười đầu ngón tay anh. Dân làng vùng lên cứu anh và giết thằng Dụ cvà bọn ác ôn. Rồi Tnú gia nhập lực lượng vũ trang với mười ngón tay cụt. Sáng hôm sau, cụ Mết và Dít đưa tiễn Tnú đi trước cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) + Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là "Làng Xô Man" hay đơn giản hơn là "Tnú"- nhân vật chính của truyện. Nhưng nếu như vậy tác phẩm sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở. + Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm. + Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên.. + Bởi vậy, Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm. Câu 4: Nêu ý nghĩa của văn bản “ Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) - Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GPDT ; - Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Trích -Nguyễn Minh Châu) Câu 1: Trình bày vài nét về Nguyễn Minh Châu và đặc điểm sáng tác của ông sau năm 1975? - Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay" - Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá, trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức-thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Câu 2: Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và tóm tắt truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ? Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Tóm tắt tác phẩm : Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Phùng đã “phục kích” mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng anh không ngờ chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài và lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình.Phùng chưa kịp xông ra can ngăn thì thằng Phác, con lão, đã kịp tới để che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén chịu hơn được nữa, Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu được người đàn bà ấy dù bị đánh đập tàn bạo đến mấy vẫn cần có chồng, cần một người đàn ông sức vóc trên chiếc thuyền ngoài biển khơi để kiếm sống nuôi đàn con. Phùng thấm thía: không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời. Câu 3: Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”có nét gì độc đáo? Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến một “cảnh “đắt” trời cho” làm người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo- thơ mộng của thuyền, biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, anh lại phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng”, đó là cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Tình huống đó được lặp lại lần nữa-bên cạnh hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng”, Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, tr người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình hàngchài, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Câu 4 : Trình bày suy nghĩ về nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyền Minh Châu? “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu. Tác giả đặt cho truyện ngắn nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” thật sâu sắc, một nhan đề đa nghĩa: - “Chiếc thuyền ngoài xa” là biểu tượng về nghệ thuật, là vẻ đẹp cuộc sống. - “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh tồn của gia đình hàng chài với cuộc sống bấp bênh, đầy khó khăn, bất trắc. Nếu chiếc thuyền ấy không vào gần bờ, không có câu chuyện của người đàn bà trên thuyền kể lại, chỉ nhìn “chiếc thuyền” khi nó ở “ngoài xa” thì làm sao thấu hiểu sự thật? Đây chính là tư tưởng cốt lõi của truyện ngắn: thấy được xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu, mới là cái nhìn toàn diện về cuộc sống, cần có một cái nhìn nhiều chiều như thế mới phát hiện ra bản chất thật của cuộc sống và con người. - Là bức thông điệp của tác giả gửi tới người đọc, người nghệ sĩ rằng: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời. Câu 5 : Ý nghĩa văn bản của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ? Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: - Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; - Người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc; - Rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó. ——&–– HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT (Trích- Lưu Quang Vũ) Câu 1: Trình bày những nét cơ bản về tiểu sử sự nghiệp của tác giả Lưu Quang Vũ? Lưu Quang Vũ (1948- 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ, trong một gia đình trí thức. + Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn. + Từ 1970 đến 1978: ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh. + Từ 1978 đến 1988: biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80(TK trước) với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời thề thứ 9, khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,… ->Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại ->Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Câu 2: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác; Tóm tắt nội dung của vở kịch và đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ? a) Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác : + Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết từ năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới bắt đầu ra mắt công chúng. Nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước. + Đoạn trích lấy từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của hồn Trương Ba. -> Khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột -> diễn đạt bằng hành động và ngôn ngữ độc thoại, đối thoại. -> Quá trình vận động: Thắt nút-> phát triển-> cao trào->mở nút. Câu 4: Ý nghĩa của văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ? Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định :Một trong những điều quí giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và linh hồn. Câu 3) Tóm tắt nội dung vở kịch: Gồm 7 cảnh : Trên thiên đình Nam Tào làm việc cẩu thả gạch nhầm tên người chết là Trương Ba. Đế Thích kết thân với Trương Ba-một cao cờ ở hạ giới. Trương Ba đột ngột qua đời.. Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt để sống lại Xác hàng thịt đòi về nhà Trương Ba. Mọi người ngỡ ngàng song đành phải chấp nhận. .Lý trưởng sách nhiễu. Trương Ba phải ở nhà hàng thịt đến đêm mới được về nhà. Bị thể xác xui khiến, Trương Ba định xuôi theo ở lại với vợ hàng thịt. Trương Ba bắt đầu thay đổi tâm tính khiến mọi người trong gia đình, bạn bè, xa lánh chán ghét, bản thân vô cùng đau khổ. Nhân vậtquyết định giải thoát: chấp nhận chết hẳn, hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ.

File đính kèm:

  • docPhan on li thuyet lop 12HKII.doc