Câu 1 :Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của GORKI .
a/ Cuộc đời :
- Ông là nhà văn xuất sắc của nước Nga , tên thật Alêchxây Măcximôvich Pêscôp ,sinh năm 1868 ,mất 1936 , xuất thân trong một gia đình lao động nghèo . Bút danh Gorki ( cay đắng)
- Ông có tuổi thơ nhiều cay đắng tủi nhục ,bất hạnh : Sớm mồ côi cha mẹ , sống với ông bà ngoại, chịu ảnh hưởng ở bà ngoại lòng nhân hậu, yêu thương và khơi dậy trong lòng tác giả lòng yêu thích văn học dân gian.
.- Ông ra đời kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau : khuân vác tá điền, khai mỏ ông có tinh thần say mê học tập ,kiên trì tự học , khao khát vươn lên bằng sự phấn đấu không mệt mỏi của bản thân , ấy là trường đời đã dạy cho nhà văn bao đau khổ mà quí giá.
- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm (1905) ,khi nước Nga đang chuyển mình dữ dội để đoạn tuyệt với chế độ chuyên chế Nga hoàng cuối thế kỉ XIX để bước vào thời đại mới . Ong bị cảnh sát Nga hoàng bắt nhiều lần ( 1898,1901,1906). Trở thành bạn chiến đấu của Lênin .
- Gorki bước vào làng báo, làng văn từ năm 1892 , là bậc thầy của truyện ngắn và chân dung văn học . Ong có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ nhà văn và đối với sự phát triển của văn học Xô viết sau này , Lê Nin ca ngợi ông là : “Đại diện vĩ đại nhất của nghệ thuật vô sản”. Tác phẩm có ảnh hưởng tích cực ở Vn trước CM tháng 8/45 là “Người mẹ” – 1906. .
b/ Sự nghiệp :
Bằng nghị lực phi thường , với niềm khao khát cháy bỏng giải thoát nhân dân khỏi đói nghèo , ông đã nổ lực học tập và bền bỉ sáng tác . Ông đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ , tác phẩm tiêu biểu :
+ Thời thơ ấu . (1913)
+ Kiếm sống . (1916)
+ Các trường đại học của tôi , (1923)
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Phần văn học nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 / MĂCXIM GORKI (1868 – 1936 ) Nga
Câu 1 :Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của GORKI .
a/ Cuộc đời :
- Ông là nhà văn xuất sắc của nước Nga , tên thật Alêchxây Măcximôvich Pêscôp ,sinh năm 1868 ,mất 1936 , xuất thân trong một gia đình lao động nghèo . Bút danh Gorki ( cay đắng)
- Ông có tuổi thơ nhiều cay đắng tủi nhục ,bất hạnh : Sớm mồ côi cha mẹ , sống với ông bà ngoại, chịu ảnh hưởng ở bà ngoại lòng nhân hậu, yêu thương và khơi dậy trong lòng tác giả lòng yêu thích văn học dân gian.
.- Ông ra đời kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau : khuân vác tá điền, khai mỏ … ông có tinh thần say mê học tập ,kiên trì tự học , khao khát vươn lên bằng sự phấn đấu không mệt mỏi của bản thân , ấy là trường đời đã dạy cho nhà văn bao đau khổ mà quí giá..
- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm (1905) ,khi nước Nga đang chuyển mình dữ dội để đoạn tuyệt với chế độ chuyên chế Nga hoàng cuối thế kỉ XIX để bước vào thời đại mới . Oâng bị cảnh sát Nga hoàng bắt nhiều lần ( 1898,1901,1906). Trở thành bạn chiến đấu của Lênin .
- Gorki bước vào làng báo, làng văn từ năm 1892 , là bậc thầy của truyện ngắn và chân dung văn học . Oâng có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ nhà văn và đối với sự phát triển của văn học Xô viết sau này , Lê Nin ca ngợi ông là : “Đại diện vĩ đại nhất của nghệ thuật vô sản”. Tác phẩm có ảnh hưởng tích cực ở Vn trước CM tháng 8/45 là “Người mẹ” – 1906. .
b/ Sự nghiệp :
Bằng nghị lực phi thường , với niềm khao khát cháy bỏng giải thoát nhân dân khỏi đói nghèo , ông đã nổ lực học tập và bền bỉ sáng tác . Ông đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ , tác phẩm tiêu biểu :
+ Thời thơ ấu . (1913)
+ Kiếm sống . (1916)
+ Các trường đại học của tôi , (1923)…
Câu 2 : Trong tiếng Nga Gorki có nghĩa là “Cay đắng”, bằng hiểu biết về cuộc đời của Gorki – giải thích vì sao ông lấy bút danh đó? Tác phẩm nào giúp ta hiểu thêm điều đó ?
- Sở dĩ Gorki lấy bút danh này vì cuộc đời ông là một cuộc đời quá nhiều cay đắng tủi nhục , nhất là thời thơ ấu và tuổi trẻ , thời mà ông nhớ lại như một cơn ác mộng hải hùng .
Mồ côi cha năm lên 3 tuổi và năm 10 tuổi thì mẹ mất .
Phải bỏ học khi mẹ mất và tự kiếm sống để nuôi thân .
Trước khi cầm bút , ông đã nếm trải đủ mọi cảnh đời cơ cực : Đói rét và lao động vất vả, lang thang đi bộ khắp nước Nga ,làm hàng chục nghề khác nhau .
- Gorki đã tả lại những năm tháng đầy tủi cực ấy trong tác phẩm bộ ba tự truyện nổi tiếng : Thời thơ ấu – Kiếm sống – Các trường đại học của tôi .
Câu 3 : Tóm tắt truyện “ MỘT CON NGƯỜI RA ĐỜI” Gorki – nêu ý nghĩa truyện .
Vào năm 1892, ở miền Nam nước Nga , một đoàn người đói khổ kéo nhau đến Otsemtsiry kiếm việc làm , họ đến vùng ven biển.
Trong đoàn người này ,có một phụ nữ trẻ , khoẻ mạnh , mang thay sắp đến ngày sinh nở .Chị chuyển dạ và lên cơn đau dữ dội. Chị đau đớn tột cùng vật vã, kêu rống khủng khiếp như trong ngày tận thế . Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của một chàng trai vừa nhanh nhẹn , vừa khéo tay vui tính , người phụ nữ đã vượt qua đau đớn , sinh được một bé trai đầu lòng khoẻ mạnh kháu khỉnh .
Như có sức mạnh diệu kỳ ,cháu bé đã khiến cho người mẹ và chàng thanh niên quên đi những gian khổ trước mắt và họ cùng sung sướng tự hào . Chính đứa bé đã đem đến cho đoàn người đang sống trong hoàn cảnh cùng khổ một chổ dựa tinh thần giúp họ có thể vượt qua mọi gian lao vất vả trước mắt .
è Nội dung tác phẩm : Truyện ca ngợi lòng nhân ái tình mẫu tử và gửi gắm quan niệm về con người của Gorki . Qua đó, Gorki thể hiện thái độ trận trọng, tin yêu đối với con người và mong muốn họ vượt qua gian lao vất vả , vươn tới hạnh phúc.
Câu 4 : Trình bày đặc điểm con người Gorki
Bằng nghị lực phi thường,vượt qua mọi gian khổ và bất hạnh,với niềm khao khát cháy bỏng là giải phóng nông dân thoát khỏi đói nghèo,tăm tối, Gorki đã nổ lực học tập và bền bỉ sáng tác. Sáng tác của ông có ảnh hưởng sâu rộng với nhiều thế hệ nhà văn đối với sự phát triển của văn học xô viết sau này. Oâng còn là người đề xướng chủ nghĩa hiện thực XHCN ,coi đó là phương pháp sáng tác của văn học nghệ thuật vô sản .
Câu 5 : Hình ảnh người mẹ trong “ Một con người ra đời”
Bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản và đặc tả, tác giả đã tái tạo lại toàn bộ quá trình sinh nở của người mẹ gồm đủ các giai đoạn , những động tác vật vã, quằn quại, những tiếng rên la, chửi rủa,… sự đặc tả tô đậm kịch tính của quá trình sinh nở và tôn vinh người mẹ.
Hình ảnh người mẹ được lặp nhiều lần vừa chứa đựng nỗi đau “Đôi mắt đã dại hẳn ra , chạy đầy tia máu…” Vừa chứa đựng niềm vui “Đôi mắt tươi rói, thần thánh ấm áp là đôi mắt của tình thương không bao giờ cạn”…
Hình ảnh nụ cười của người mẹ cũng được miêu tả và lặp lại nhiều lần khi đứa bé ra đời chị nhìn đứa bé mỉm cười “nụ cười của chị mỗi lúc thêm rạng rỡ, nụ cười ấy đẹp đẽ chói lọi”. “trong đôi mắt của chị ánh lên nụ cười hoan hỉ biết ơn” .
Niềm vui của người mẹ là được làm mẹ, vẻ đẹp của người mẹ là chịu đựng đau đớn để đứa con ra đời, mong con mình được sống sung sướng, tự do.
Câu 6: Quan niệm nghệ thuật về con người của Gorki trong “Một con người ra đời”
Một con người ra đời thể hiện quan niệm của Gorki về con người, lòng tin yêu trân trọng vô bờ bến của nhà văn đối với con người .
Gor ki đã hướng tới mục đích thẩm mỹ đầy tính nhân văn khi thể hiện nỗi đau đớn vô cùng của người mẹ, để từ đó tạo ra biểu tượng sự vĩ đại của người mẹ Đấng sáng tạo ra cả anh hùng và nhànthơ .
Quan điểm nghệ thuật của Gorki về con người : Cao cả thay cái chức vị làm người trên trái đất, được thấy bao điều kì diệu, trái tim được rung động một cách ngọt ngào, mãnh liệt biết bao nhiêu trong khi nín lặng chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời.
“ Một con người ra đời” vượt khỏi cái hiện thực bình thường ở cuối truyện, đưa người đọc vào một không gian huyền ảo : Con đường chạy dọc bờ biển cả, thiên nhiên mỹ lệ … Gorki đã nâng việc sinh nở lên thành sự sáng tạo, người mẹ thành sáng tạo, đứa bé sơ sinh thành con người .
Câu 7 : Gorki nghĩ gì về vai trò của sách văn học trong cuộc đời mình và mọi người
Gor ki ham đọc sách từ lúc nhỏ nhưng đọc một cách có ý thức – Lúc 14 tuổi ông bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, suy nghĩ về tính cách của các nhân vật…
Sự ngạc nhiên lớn lao của Gorki là mỗi quyển sách văn học “đều mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ nhìn vào một thế giới mới”, “ càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ đối với tôi”.
Gorki càng đọc trong lòng càng lành mạnh, càng hăng hái, ông khẳng định “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú và gần với con người”.
2 / LỖ TẤN : ( 1881 – 1936 ) TQ
Câu 1 : Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn chương của LỖ TẤN .
a/ Cuộc đời :
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ . 13 tuổi cha bệnh hiểm nghèo không tiền chữa chạy mà mất. Ông ôm mộng học nghề y từ nay .
Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , trước khi học nghề thuốc , ông học nhiều nghề : Khai mỏ với mong ước làm giàu cho tổ quốc . Nghề hàng hải với mong muốn mở mang tầm mắt , cuối cùng thất vọng .
Lỗ Tấn chọn nghề y sang Nhật học , đang học ở Nhật trong một lần đi xem phim ông phát hiện người TQ hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga. Ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa căn bệnh tinh thần cho Quốc dân . Nên ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .
Lỗ Tấn được giới thiệu nhiều ở VN trước CM tháng 8/45 , sinh thời Bác Hồ rất thích đọc Lỗ Tấn – Năm 1981 thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới .
b/ Sự nghiệp :
Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ viết theo lối mới .
Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .
Câu 2 : Tóm tắt truyện “THUỐC” – Lỗ Tấn .
Thuốc được viết ngày 25 / 4/ 1919 , đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919,đúng vào dịp phong trào Ngũ Tứ nổ ra , sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923 .
Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn .
Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.
Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất .
è Nội dung tác phẩm : Phản ánh sự u mê của nhân dân TQ trước cách mạng Tân Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của người cách mạng tiên phong Hạ Du
Câu 3 : Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
Thuố là nhan đề đa nghĩa. Trước hết nó là thứ thuốc chữa bệnh lao của người TQ u mê, lạc hậu, một cách chữa bệnh đầy mê tín tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao . Rốt cuộc con bệnh vẫn chết . Chết trong không khí ẩm mốc tanh mùi máu của nước Trung Hoa lạc hậu .
Qua truyện, Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa , khái quát hơn đó là sự u mê , đớn hèn, mông muội về chính trị xã hội của quần chúng và bi kịch không hiểu, không ủng hộ người CM tiên phong .
Với tư cách là nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định : Để cứu Trung Quốc , phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội ,đớn hèn của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của người CM Hạ Du thời đó .Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân TQ .
Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du : Thể hiện sự đồng cảm, cảm phục trước khí tiết , nhân cách của người CM, thể hiện niềm tin và sự tiếp nối
Câu 4 : Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cưối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông.
Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề : Hàng hải với ước mong mở rộng tầm mắt – học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc – học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo như bố ông.
Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật) ,ông đột ngột đổi nghề Vì : Một lần xem phim ,ông thấy người TQ khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga ( chiến tranh Nga –Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Oâng chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chữa trị .
Câu 5 :Ý nghĩa bao trùm tác phẩm THUỐC – Lỗ Tấn.
Hạ Du người cách mạng bị xử tử , là nhân vật trung tâm trong tác phẩm chỉ được nhắc qua những mẫu đối thoại trong quán trà. Truyện phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học . Hình ảnh lão Hoa Thuyên “vội vàng móc gói bạc trong túi ra mua chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi,máu còn nhỏ tửng giọt,...”cho thấy sự mê tín của quần chúng và dã tâm của bọn đồ tể bán máu người.
Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh : Tác phẩm phê phán sự lạc hậu về chính trị của quần chúng “ Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa ... nằm trong tù mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc (... ) hắn điên thật rồi !”
Câu 6 : Xuất xứ – chủ đề – nghệ thuật truyện ngắn THUỐC – Lỗ Tấn .
Xuất xứ : Cuối thế kỉ XIX, TQ bị các nước đế quốc xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục . Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc . thuốc ra đời ngay hoàn cảnh ấy như một lời cảnh tỉnh những ai còn ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ cho họ thấy căn bệnh trầm kha, chỉ khi tiêu diệt được con bệnh đớn hèn mới cứu được dân tộc . Thuốc viết 25/4/ 19119, đăng trên tap chí Tân thanh niên đúng vào dịp phong trào ngũ tứ nổ ra , sau đó in trong tập Gào thét 1923 .
Chủ đ
Thuốc tập trung vào hai chủ đề :Sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người CM tiên phong. Làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm :Phương thuốc chữa bệnh đơn hèn, ngu muội của dân tộc .
Nghệ thuật :Thuốc có cốt truyện đơn giản mà sâu sắc giống như một bài thơ Đường vẽ những bức tranh thuỷ mặc bằng những nét chấm phá . Cốt truyện giản dị nhưng khá độc đáo ở khả năng lựa chọn tình tiết, ở cách sắp xếp thời gian nghệ thuật và đặc biệt là khả năng sáng tạo tính đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng .
3/ XECGÂY ÊXÊNIN ( 1895 -1925 ) Nga
Câu 1 : Trình bày vắn tắt tiểu sử và sự nghiệp ÊXÊNIN .
a/ Tiểu sử :
Êâxênin là nhà thơ Nga , sinh 1895 mất 1925 trong một gia đình nông dân tỉnh Riadan .
Ông yêu thơ từ nhỏ , sống với ông bà ngoại chịu ảnh hưởng tôn giáo từ bà ngoại ,bắt đầu làm thơ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ông sinh ra ở làng quê , sống và hoạt động ở Matxcơva . Sau CM tháng 10,tuy còn những nhận thức mơ hồ nhưng ông là nhà thơ chân thành , đắm đưối với quê hương , tin tưởng vào tương lai đất nước .
Cuộc đời Eâxênin có nhiều thăng trầm . Đặc biệt những năm cuối đời, ông sống trong tâm trạng u uất, đau buồn đến tuyệt vọng . Oâng mất khi mới 30 tuổi .
Ông đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên , cuộc sống và Làng quê Nga ..
b/ Sự nghiệp :
Eâxênin sáng tác nhiều thể loại thơ ,đặc sắc nhất là mảng thơ trữ tình , tác phẩm tiêu biểu : Thư gửi mẹ , Nước Nga Xô Viết ,Ôi nứơc Nga thân thiết của tôi ơi ,...
è Nội dung bài thơ “THƯ GỬI MẸ” : Ca ngợi tấm lòng của người mẹ và sự hiếu kính của đưa con . Qua đó cho thấy hoàn cảnh sống bế tắc và tâm trạng u uất của đứa con xa mẹ .
Câu 2 : Đặc điểm con người Eâxênin.
Eâxênin là nhà thơ trữ tình lớn . Tình yêu con người,yêu quê hương đất nước, hình ảnh người mẹ là cảm hứng chủ đạo trong thơ ông. Tác phẩm của ông trở thành tài sản tinh thần quí giá của nhân dân Nga, với “những bài thơ tưoi tắn, trinh bạch, thanh thoát, ngôn ngữ nhiều tầng, nhiều lớp” – A. Blốck .
Câu 3 : Ý nghĩa bao trùm tác phẩm THƯ GỬI MẸ của Eâxênin.
+ Nội dung : Thư gửi mẹ là một bài thơ trữ tình dưới hình thức một lá thư ,loại thư mà “cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước hiện thực đời sống được thể hiện một cách trực tiếp” . Bài thơ ca ngợi tấm lòng người mẹ – cội nguồn của tình thương, chỗ dựa tinh thần của đứa con .
Bài thơ thể hiện tình cảm thiết tha của nhà thơ đối với người mẹ thân yêu, là bức tâm tâm thư cảm động thể hiện nỗi sầu , nhớ trong ánh trăng chan hoà của tình mẹ con . Tất cả thể hiện qua lời thăm hỏi mẹ với thái độ ăn năng, mong mỏi ánh chiều sưởi ấm căn nhà và cõi lòng mẹ, an ủi mẹ an lòng, hứa với mẹ sẽ về vào đô sang xuân, vì mẹ màõ vững bước , xin mẹ đừng buồn lo chờ, ca ngợi mẹ là thiêng liêng cao cả, mẹ rất thánh thiện, mẹ là ánh sáng diệu kì , đồng nhất mẹ với chúa .
+ Nghệ thuật : Thư gửi mẹ là bài thơ gợi nhiều trăn trở. Giọng tơ trầm lắng và giàu chất suy tư . Lời thơ không ồn ào, nhưng lắng đọng trong bề sâu ngônn ngữ, thể hiện sự vật lộn căng thẳng đầy day dứt của một tâm hồn chới với gần như đang mất đi phương hướng sống .
4/ LU –I ARAGÔNG ( 1897- 1982 ) pháp
Câu 1 : Trình bày ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp Lu i Agarông.
a/ Tiểu sử :
Aragông là nhà thơ ,nhà văn Pháp nổi tiếng thế giới .Oâng sinh năm 1897 mất 1982 .Cuộc đởi ông là một câu hỏi lớn . Trước hết, đó là nỗi băn khoăn về bản thân, bởi gần như mất hết nửa cuộc đời ông mới biết cha mẹ thực của mình là ai .
Tuổi thơ bất hạnh khi Aragông là đứa con hoang bị người đời xoi mói .Lớn lên, ông học y khoa, nhưng đang học thì bị gọi nhập ngũ. Chiến tranh kết thúc,ông ra khỏi chiến tranh với 6tâm trạng chán chường, mệt mỏi và bế tắc
Sự kiện gặp Enxa đã tạo nên bước ngoặc trong cuộc đời của Aragông , đưa ông đến với lí tưởng CM --Hình tượng Enxa thường xuất hiện trong thơ Aragông , Trong đó tình yêu và lí tưởng có sự gắn bó khắng khít nhau tạo nên sức hấp dẫn người đọc .
Aragông được xem là con người khổng lồ của thế kỉ XX đạt đến đỉnh cao nghệ thuật hiện đại : Người muốn xoá nhoà ranh giới giữa thơ và văn xuôi ( tác phẩm đánh dấu xoá nhoà ranh giới giữa thơ và văn xuôi là Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành ).
b/ Sự nghiệp: Aragông viết nhiều tiểu thuyết và thơ . Thơ ông có sự cách tân đáng kể , tác phẩm tiêu biểu : Enxa (1959) , Đôi mắt Enxa (1942) , Anh chàng say đắm Enxa (1963) ,... ( tiểu thuyết ) : Những khu phố đẹp, những người cộng sản, Tuần lễ thánh, ....
Câu 2 : Vai trò của Enxa có ảnh hưởng gì đến cuộc đời và sự nghiệp của Aragông ?
Cuộc đời :
Nhờ Enxa ( vợ Aragông ) , ông thoát khỏi bi quan chán nản , thâm nhập sâu vào lý tưởng cách mạng tháng 10 Nga . Oâng thích tham gia sôi nổi các hoạt động xã hội , tích cực tham gia kháng chiến chống phát xít Đức , khi chúng chiếm đóng nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II .
Sự nghiệp văn chương :
Enxa chính là nguồn cảm hứng bao trùm trong nhiều tác phẩm của Aragông .Không những ở tiểu thuyết mà còn ở thơ . Aragông có “một vườn thơ Enxa” . Trong đó co ùthể kể một số tập chính : “Đôi mắt Enxa” , “ Enxa” , “ Anh chàng say đắm Enxa” ...
Câu 3 :Nội dung chính của bài thơ “ENXA NGỒI TRƯỚC GƯƠNG” :
Bài thơ là những ấn tượng sâu sắc và lớn lao về tình yêu của nhà thơ, đồng thời cũng là ấn tượng khó quên về chiến tranh thế giới thứ II, về cuộc xâm lăng của phát xít Đức và cuộc kháng chiến anh dũng, gian lao của nhân dân Pháp trong đó có Enxa và Aragông .
Câu 4 : Ý nghĩa bao trùm tác phẩm “Enxa ngồi trước gương” Aragông.
+ Nội dung : Qua việc miêu tả Enxa ngồi trước gương chải tóc, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp rực rỡ của Enxa và tấm lòng cao đẹp của cô đối với những anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc, vì cách mạng. Bởi Enxa chải tóc không để làm đẹp mà soi vào trí nhớ, day dứt vì những người đã ngã xuống trong những ngày đen tối nhất của đất nước . Chính hành động đó và tâm tư của nàng làm Aragông nhớ đến những anh hùng đã hi sinh . Enxa trầm lặng bao nhiêu thì Aragông sôi nổi bấy nhiêu.
+ Nghệ thuật ; Enxa ngồi trước gương là một bài thơ sâu sác , giàu tính hình tượng. Với khả năng sử dụng các hình thức lặp một cách đa dạng và linh hoạt, nhà thơ vừa tạo ra chất thơ, vừa tạo ra chiều sâu tư tưởng nghệ thuật cho thơ .
Câu 5: Đặc điểm con người nhà thơ LU-I ARAGÔNG.
Qua sự nghiệp sáng tác đồ sộ bao gồm nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn... về các chủ đề cách mạng, kháng chiến và tình yêu, tác phẩm của Aragông được ca ngợi là “đỉnh cao của nghệ thuật hiện đại” ( lời đánh giá của Đảng CS Pháp khi tác giả qua đời ngày 24-12-1982 )
Câu 6 : Có ý kiến cho rằng tình yêu và lý tưởng đã hoà quyện vào nhau trong bài thơ Enxa ngồi trước gương
Nhờ Enxa ,Aragông thoát khỏi tư tưởng bi quan, chán nản, thâm nhập vào lí tưởng tháng 10, tham gia hoạt động xã hội, kháng chiến chống phát xít Đức khi chúng chiếm đóng nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II, Enxa trở thành nguồn cảm hứng trong nhiều sáng tác của Aragông .
Trong bài thơ Enxa ngồi trước gương , Enxa chính là nguồn cảm hứng của nhà thơ . Oâng xúc động vì cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của Enxa và những suy nghĩ cao đẹp của nàng, ông trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình đối với sự hi sinh dũng cảm vì lí tưởng cách mạng, vì tự do của tổ quốc, của những con người ưu tú của dân tộc . Do đó có sự hoà quyện giữa tình yêu và lí tưởng trong bài thơ .
Câu 7 : Việc Aragông không dùng dấu câu có gây trở ngại gì trong việc đọc và hiểu thơ ông không ?
Thơ Aragông không có các loại dấu câu. Oâng phân biệt câu thơ với câu theo ngữ pháp. Theo ông, dấu câu hướng ta đọc theo câu ngữ pháp chứ không phải là theo cách ngắt câu của câu thơ, do đó câu thơ có gieo vần sẽ bị huỷ hoại nếu khi đọc không dừng lại ở cuối dòng thơ. Mà cách ngắt dòng thơ của ông hết sức tự do, không theo khuôn phép nào cả,nhiều khi rất đột ngột .
Aragông có hướng phát triển các câu thơ dài chưa từng thấy, có khi dài tới 10 dòng, dài tới nửa trang... dài nữa dài mãi đến hàng trang”văn xuôi”. Oâng muốn xoá nhoà ranh giớ giữa thơ và văn xuôi . Không phải ngẫu nhiên một tập thơ của ông có nhan đề “Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành” trong đó có một bài thơ rất dài tên là “Aùng văn xuôi hạnh phúc và Enxa” .
Câu 8 : Biện pháp tu từ lặp đi lặp lại các từ ngữ, các câu thơ có tác dụng nghệ thuật gì trong bài Enxa ngồi trước gương -
Bài thơ Enxa ngồi trước gương của Aragông có một số từ ngữ giàu sức gợi được lặp đi lặp lại với tần số cao “gương soi, tóc vàng, trí nhớ, bi kịch , lửa”... Enxa ngồi chải tóc “ gương soi – tóc vàng” . Các từ “trí nhớ, bi kịch, lửa” là động từ ở thì quá khứ là nhớ lại cái gì đấy .
“Lửa” gắn liền với mái tóc của Enxa vừa gợi nhớ đến chiến tranh, bi kịch. “gương soi” và” trí nhớ”có thể thay thế cho nhau. Những câu thơ gần như hoàn toàn giống nhau, chỉ thay thề “gương soi” bằng “trí nhớ”. “Trí nhơ”ù ghi lại cuộc đời, “gương soi” phản ánh cuộc đời (gần như nhau).
Trong bài thơ có 3 câu được lặp nhiều lần thành điệp khúc :
Ngay giữa hồi bi kịch của ta đây
File đính kèm:
- On thi van hoc nuoc ngoai.doc