I. - Đấu xảo thuộc địa ở Macxây .
- Vạch trần bộ mặt xấu xa của Khải Định và thực dân Pháp .
II. NỘI DUNG ĐẢ KÍCH :
a/ Tình huống truyện độc đáo :
· Sự nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trên tàu điện ngầm, nhân vật tôi là Khải Định .
· Tình huống tạo ra hợp lý : người VN ai cũng da vàng mũi tẹt .
· Khách quan khi kể chuyện , ghi lại câu chuyện có thật .
· Thái độ của nhân dân Pháp Khải Định là anh hề mạt hạng , là đồ cổ .
b/ Bút pháp trào phúng châm biếm :
Khải Định :
- Ăn mặc .trang sức lòe loẹt , xa xỉ , lố lăng thích khoe khoang ,
- Bộ mặt : mũi tẹt , mắt xếch .
- Cử chỉ điệu bộ : “ lúng ta lúng túng”.
- Hành vi : lén la lén lút ,bất chính .
- Thực dân Pháp :
- Dùng rượu cồn thuốc phiện cai trị dân ta .
- Khủng bố tàn sát dân ta .
- Hình thức bức thư :
+ Chuyển giọng , chuyển cảnh linh hoạt .
+ Chất châm biếm , trữ tình biến hóa .
III. VI HÀNH vạch trần bộ mặt xấu xa của Khải Định và sự lừa bịp của thực dân Pháp bằng bút pháp trào phúng điêu luyện .
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/ VI HÀNH – Nguyễn Aùi Quốc
I. - Đấu xảo thuộc địa ở Macxây .
- Vạch trần bộ mặt xấu xa của Khải Định và thực dân Pháp .
II. NỘI DUNG ĐẢ KÍCH :
a/ Tình huống truyện độc đáo :
Sự nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trên tàu điện ngầm, nhân vật ‘’tôi’’ là Khải Định .
Tình huống tạo ra hợp lý : người VN ai cũng da vàng mũi tẹt .
Khách quan khi kể chuyện , ghi lại câu chuyện có thật .
Thái độ của nhân dân Pháp Khải Định là anh hề mạt hạng , là đồ cổ .
b/ Bút pháp trào phúng châm biếm :
Khải Định :
Ăên mặc .trang sức lòe loẹt , xa xỉ , lố lăng thích khoe khoang ,
Bộ mặt : mũi tẹt , mắt xếch .
Cử chỉ điệu bộ : “ lúng ta lúng túng”..
Hành vi : lén la lén lút ,bất chính .
Thực dân Pháp :
Dùng rượu cồn thuốc phiện cai trị dân ta .
Khủng bố tàn sát dân ta .
Hình thức bức thư :
+ Chuyển giọng , chuyển cảnh linh hoạt .
+ Chất châm biếm , trữ tình biến hóa .
III. VI HÀNH vạch trần bộ mặt xấu xa của Khải Định và sự lừa bịp của thực dân Pháp bằng bút pháp trào phúng điêu luyện .
-----------------------------------------------------------------------------------
2 / ĐÔI MẮT – Nam Cao .
I . - Nam Cao là nhà văn nổi tiếng .
- ‘’Đôi Mắt ‘’ là truyện ngắn nổi tiếng của ông viết sau cách mạng tháng 8
- Thông qua hai nhân vật Hoàng và Độ , truyện cho thấy cách nhìn về quần chúng và cuộc K/C của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ .
II, 1) Nhân vật Hoàng :
a> Với quần chúng :
* Hoàng thấy họ là những kẻ tàn nhẫn , thiếu tình người “anh ruột tản cư về nhà em , tới lúc vợ đẻ , em bắt ra một cái lều ngoài vườn mà đẻ”.
* Những kẻ tò mò . tọc mạch “anh đến đây , ngày mai họ sẽ kể rạch ròi tên anh , anh có mấy nốt ruồi trên mặt , cò mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”.
* Vừa ngố , vừa nhăng xị : “đánh vần một cái giấy ít nhất 15 phút nhưng ai qua cũng hỏi giấy” .
* Thái độ Hoàng với họ : “khinh bỉ , bĩu môi , mũi nhăn lai như ngửi mùi xác chết” .
* Dưới mắt Hoàng , nông dân là những kẻ “ngu độn , lỗ mãng , ích kỉ , bần tiện ,tham lam, ích kỉ”.
è Hoàng đánh giá con người một cách cực đoan , phiến diện , một chiều cố tình giễu cợt họ . Hoàng chỉ nhìn thấy những hiện tượng đáng cười bên ngoài của họ , mà không thấy tinh thần cách mạng , không thấy ý nghĩa việc làm tốt đẹp của họ đối với CM , với đất nước .
b/ Với kháng chiến :
- Coi thường người cán bộ K/C xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ “ bán cháo lòng thì biết đánh tịết canh , chứ biết làm ủy ban thế nào mà bắt nó làm ủy ban”.
- Giễu cợt cuộc kháng chiến của dân tộc “ viết cái gì để ghi lại cái thời này, nếu khéo làm hay bằng mấy cái “SỐ ĐỎ” của Vũ Trọng Phụng”.
è Hoàng thiếu niềm tin vào quần chúng , lực lượng chủ yếu của CM nên Hoàng bi quan trước cuộc K/C của dân tộc nên Hoàng đứng ngoài cuộc lạc lõng , tiếp tục lối sống cũ .
2) Nhân vật ĐỘ :
Cách nhìn về người nông dân và cuộc kháng chiến .
Anh thấy được nhược điểm của họ“phần đông dốt nát, nhác sợ,nhịn nhục”
Từ sau CM , anh nhận ra ưu điểm của họ “nông dân nước mình làm cách mạng hăng hái lắm”.
Anh phát hiện ýnghĩa hành động của họ , chứ không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài : “ bó tre trên vai tiêu diệt xe tăng địch” , cảm thông với “thuộc lòng ba giai đoạn của họ”.
Độ nhiệt tình tham gia K/C “làm một anh tuyên truyền nhải mép”.đi khắp nơi để vận động KC .
è Độ hòa mình với quần chúng , gắn bó với cuộc KC , đứng trên lập trường nh ân dân
3) Ý nghiõa tư tưởng tác phẩm :
* Truyện đặt ra và giải quyết vấn đề quan điểm . lập trường với q/chúng và KC.
* Truyện phê phán cái nhìn lệch lạc, phiến diện, đồng thời biểu dương cái nhìn đúng đắn về người nông dân và cuộc KC của một số nhà văn sau CM 8 .
III. -“ Đôi Mắt” là tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn quyết tâm đi theo KC .
- BÀI HỌC : không thể nhìn đời ,nhìn người một cách lệch lạc , mạng định kiến mà phải nhìn thấu vào bản chất bên trong .
--------------------------------------------------------------------------------
3) VỢ CHỒNG A PHỦ – Tô Hoài .
I . - Hoàn cảnh sáng tác.
- Nhân vật MỴ. ( đề bài ) .
II. +- Nhân vật MỴ :
a/ Là cô gái trẻ , đẹp , tài hoa :
Thổi sáo giỏi, thổi kèn cũng hay như thổi sáo .
Có bao nhiêu người mê, ngày đêm đi theo Mỵ “đứng nhẵn vách buồng nhà Mỵ”
è Mỵ có đủ phẩm chất được sống hạnh phúc . Tâm hồn Mỵ đầy ắp hạnh phúc , ước mơ.
b/ Là cô gái có số phận bất hạnh :
Vì bố mẹ không trả nổi tiền thống lí Pá Tra – Mỵ phải trở thành con dâu gạt nợ chịu tủi nhục , cực khổ .
* Bị đối xử chẳng khác nào nô lệ , bị đánh đập , trói đứng cả đêm , suốt ngày quần quật làm việc à Mỵ tưởng mình là con trâu , con ngựa .
* Mất hết cảm giác, thậm chí mất hết ý thức sống, sống mà như đã chết“lúc nào mặt cũng buồn rười rượi”.
* Không mong đợi điều gì , cũng chẵng còn ý niệm về thời gian , không gian .
- “suốt ngày lùi lũi như con rùa xó cửa” à thân phận nghèo khổ bị áp bức .
- Cái buồng Mỵ ở kín mít ,cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng ,không biết là sương hay nắng” à căn buồng Mỵ gợi không khí nhà giam .
c/ Sức sống tiềm tàng , khát vọng hạnh phúc của MỴ :
- Lần 1 : lúc mới làm con dâu gạt nợ .
* Mỵ định ăn lá ngón tự tử ( ý thức về đời sống tủi nhục của mình) à không chấp nhân cuộc sống đó .
* Tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát , là khẳng định lòng ham sống ,khát vọng tự do của mình
- Lần 2 : trong đêm tình mùa xuân .
* Lòng ham sống ,niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi được đánh thức .
* Tiếng sáo gọi bạn làm Mỵ nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp trong quá khứ .
* Mỵ lấy rượu ra uống “ ừng ực từng bát một” –như uống những khao khát , ước mơ ,căm hận vào lòng .
* Mỵ cảm thấy “phơi phới đến góc nhà lấy ống mỡ , xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”à thắp sáng niềm tin ,giã từ bóng tối .
* Mỵ lấy váy áo định đi chơi nhưng ngay lập tức bị A Sử ûtrói vào cột nhà, nhưng vẫn thả hồn theo cuộc vui .
- Lần 3 : cởi trói cho A Phủ .
* Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, bị hành hạ có nguy cơ chết , lúc đầu Mỵ không quan tâm “dù A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi”.
* Nhưng thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại” của A Phủ. Mỵ xúc động , thương mình, thương người . à Mỵ quyết định cởi trói A Phủû.
* Đứng lặn trong bóng tối , rồi chạy theo A Phủ cùng trốn khỏi Hồng Ngài à hành động mang tính tự phát . è Quá trình phát triển tính cách phong phú , phức tạp . Cởi trói cho A Phủ cũng chính là cởi trói cho cuộc đời mình . Chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khát được sống cuộc sống con người , nhẩn nhục và phản kháng là hai mặt mâu thuẫn trong con người Mỵ , Cuối cùng tinh thần phản kháng , khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng .
+ Giá trị tư tưởng , nhân đạo của tác phẩm :
Phản ánh cuộc sống cơ cực , bị đè nén bởi áp bức nặng nề của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến câu kết thực dân Pháp .
Mở ra lối thoát cho nhân vật vùng lên làm CM, xóa bỏ chế độ PK – gắn cuộc đấu tranh tự giải phóng cá nhân với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc.
+ Nghệ thuật :
Đậm đà màu sắc dân tộc .
Khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng với phong tục độc đáo, hình ảnh người dân TB hồn nhiên chân thật .
Thành công trong việc xây dựng nhân vật , diễn biến tâm lý phức tạp .
III / * Qua việc khắc họa nhân vật Mỵ , Tô Hoài tố cáo chế đ6ï PK miền núi ,ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người vùng cao nói chung ,của thanh niên Mèo nói riêng .Họ biết yêu cái đẹp , cái lẽ phải để rồi vượt lên tìm lại chính mình .
* Sức sống của nhân vật Mỵ được Tô Hoài khắc họa hết sức tài tình , độc đáo . Từ một con người dường như bị mất hết quyền làm người , tâm hồn Mỵ dường như không còn tồn tại . Thế nhưng , với một nghị lực phi thường , một lòng ham sống mãnh liệt ,Mỵ đã tìm thấy` hạnh phúc cho bản thân , dám đấu tranh với những thử thách để rồi vượt qua. Nguyễn Khải đã từng triết lý “hạnh phúc bắt nguồn từ những hi sinh gian khổ . Ở đời không co ùcon đường cùng mà chỉ có những ranh giới . Điều quan trọng là phải có sức mạnh để vượt qua thử thách đó”.
-----------------------------------------------------------------------
4) VỢ NHẶT – Kim Lân .
I. Giới thiệu - Hoàn cảnh sáng tác .
- Nội dung đề .
II. Phân tích và chứng minh :
a/ Hoàn cảnh túng đói , khốn khổ của người dân Ngụ Cư :
Bức tranh thảm đạm về nạn đói năm 1945. Cái đói đã làm xóm Ngụ Cư vốn nghèo khổ giờ đây càng xơ xác ,thê lương .
- Cái đói làm cho bọn trẻ “ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích”.
Cái đói hành hạ cả xóm khiến nhiều người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp các lều chợ” .
Cảnh tang tóc bao trùm lên xóm Ngụ Cư “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ , đi làm đồngkhông gặp ba bốn cái thây nằm còng queobên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”ï.
Tràng kéo xe thóc tạm sống qua ngày , nghèo không thể có vợ .
Người vợ nhặt lượm từng hạt thóc rơi để có miếng ăn mỗi ngày .
è Tâm trạng lo âu, sợ hãi cái đói, cái chết của người dân . Hình ảnh thê lương của người dân Ngụ Cư là bằng chứng tố cáo tội ác tày trời của Pháp – Nhật. Chúng đã dẩy nhân dân ta vào vòng cùng khổ, chết chóc “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế”.
b/ Người dân Ngụ Cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết mà vui ,hi vọng :
* Khao khát vươn lên trên cái chết , hướng đến sự sống .
Người vợ nhặt : Người phụ nữ đói rách được một bửa no quyết định theo Tràng về làm vợ “cái đói làm con người biến đổi nhanh” . Tội nghiệp hơn chị theo Tràng về làm vợ không một nghi thức nào .
Tràng : một con người có ngoại hình xoàng xĩnh , cách nói năng thô kệch, cộc cằn . Nhưng anh có tấm lòng nhân hậu ,cưu mang người vợ nhặt , giúp người phụ nữ sống chủ yếu là “trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy”. .
Bà cụ Tứ : vượt lên nỗi xót xa , tủi phận để chấp nhận nàng dâu .
* Hướng đến sự sống mà vui mà hi vọng .
Tràng cảm thấy vui , thấy mới lạ , bối rối khi có vợ thấy có trách nhiệm, tình cảm gắn bó với gia đình “Bổng nhiên hắn thấy thương yêu, gắn bó với caí nhà của hắn lạ lùng”.
Người vợ nhặt đảm đang , vén khéo việc nhà, lo cho gia đình .
Bà cụ Tứ vui rạng rỡ, quét dọn nhà cửa, hi vọng làm ăn khá, chuẩn bị bữa ăn sáng chu đáo , phát họa chuyện tương lai “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
Hình ảnh cách mạng xa mà gần, trừu tượng mà cụ thể. Hình ảnh đó làm cho họ suy nghĩ, gây cho họ xúc động, tạo cho họ niềm tin . Hiện thực khắc nghiệt vẫn còn đó, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, nhưng trong ý nghĩ của Tràng “Vụt hiện ra cảnhnhững người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.
III - Vợ Nhặt là tác phẩm ca ngợi tình yêu cuộc sống ngay giữa mùa chết chóc .
- Khẳng định vai trò của cách mạng tháng 8 đối với cuộc đời của bao kiếp lầm than .
---------------------------
2 / TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨ : Có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý.
- Lúc đầu bà ngạc nhiên vì trong nhà xuất hiện người đàn bà lạ lại chào mình bằng “U”.
- Bà hờn tủi vì chưa làm tròn trách nhiệm “ Chao ôi, người dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”.
- Bà lo lắng “Chúng nó có nuôi nổi nhausống qua cơn đói khát này không”.
- Bà khổ tâm không lo được cho con “Kể có ra, làm được dăm ba mâm yhì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này”.
- Bà lạc quan hy vọng “Ai giàu ba họ ,ai khó ba đời”.
- Bà vẻ ra diễn cảnh tương lai cho con “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này nghoảnh đi nghoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”.
- Điều chủ yếu là bà mừng cho hai người và khuyên họ những điều đôn hậu, chí tình. Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tấm lòng thương con, thương dâu của bà mẹ nghèo . Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, Tràng và bà mẹ là điểm sáng tươi đẹp. Bà cụ Tứ tiêu biểu cho bà mẹ Việt Nam nhân hậu, bao dung.
Nghệ thuật đặc sắc của “Vợ Nhặt” :
+ Cách dựng truyện : tự nhiên, đơn giản nhưng chặt chẽ . Kim Lân khéo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách.
+ Giọng Văn ; mộc mạc, giản dị . Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng , có sức gợi đáng kể : bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “ phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ “… Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.
+ Nhân vật : Kim Lân khắc họa được hình tượng sinh động . Bà cụ Tứ, Tràng tiêu biểu cho những người lao động cơ cực, nhưng vẫn nguyên vẹn tấm lòng nhân hậu, trong sáng . Hạnh phúc của cả cái gia đình khốn khổ ấy làm cho người đọc xúc động .
5) MÙA LẠC - Nguyễn Khải .
I. - Nguyễn Khải là nhà văn nổi tiếng .
- Năm 1958 , ông đi thực tế Tây Bắc thế là truyện “MÙA LẠC” ra đời .
- Truyện tập trung miêu tả sự biến đổi số phận của con người và thể hiện niềm tin của tác giả vào con người, của xã hội mới .
II. a/ Sự biến đổi số phận nhân vật ĐÀO :
*/ Đào là người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh đau thương trong cuộc đời.
+ Ngoại hình : - “gò ma ùcao đầy tàn hương”.
- Khuôn mặt thiếu hòa hợp “có những nét thô , đóng đanh”.
- Thân người “sồ sề , cặp chân ngắn”, hai bàn tay có những ngón “rất to”
à Một người đàn bà không đẹp , ngoại hình thô kệch .
+ Quá khứ đầy đau thương và bất hạnh .
- Gia đình nghèo khổ, làm đủ mọi nghề : nhàkhông có ruộng ,làm nghề đậu phụ rồi xoay ủ men nấu rượu
- Bất hạnh trong cuộc đời làm vợ,làm mẹ: Lấy chồng 17 tuổi ,chồng cờ bạc, nợ nần rồi chết ,con cũng “bỏ chị mà đi” .
- Sống cô đơn , phiêu bạt, không nơi nương tựa , không còn hi vọng ở tương lai “từ ngày ấy chị không có gia đình nữa , đòn gánh trên vai , tối đâu là nhà , ngạ đâu là giường ..” .
- Những vất vả cay đắng ,tủi nhục hằng dấu vết trên con người chị “mái tóc óng ả giờ đã khô và đỏ như chết , hàm răng phai không buồn nhuộm …gò má càng cao , tàn hương nổi càng nhiều” .
- Chị muốn chết - nhưng chưa chết được “vì đời còn dài nên phải sống”.
- Chị mặc cảm, bất chấp . bất mãn trước cuộc đời nên “sống táo bạo liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn ghen cho bản thân mình”
à Đau thương , bất hạnh làm tàn phai nhan sắc , làm héo úa tâm hồn chị - nhưng chị không cam chịu số phận .
*/ Đào khi lên nông trường Điện Biên :
+ Lúc đầu với tâm lý chán chường , mệt mỏi “con chim bay mãi cũng mỏi cánh ,con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh để quên đi cuộc đời đã qua ,còn những ngày sắp tới chị không cần rõ, có thể gặp nhiều đau buồn hơn”.
+ Tính cách sắc sảo , thông minh ,thuộc nhiều ca dao, câu đối ,đối đáp sắc nhọn .
+ Tâm trạng buồn tủi , hay hờn dỗi, đối đáp chua cay “huệ thơm bán một đồng mười, huệ tàn nhị rửa giá đôi lạng vàng …” .
+ Lúc sau , chị sống hòa đồng với mọi người : làm thơ đăng báo , lao động tích cực.
+ Khao khát hạnh phúc ,nhìn Huân “nhìn đôi cánh tay cuồn cuộn với những thớ thịt của anh , chị lại bừng bừng thèm muốn cuộc sống hạnh phúc gia đình”.
+ Chị thật sự tìm thấy hạnh phúc ở Dịu khi nhận được thư cầu hôn :
- Đầu tiên chị giận dữ ,sau đó chị sung sướng đến phát khóc khi hiểu được chân tình của Dịu .
- Chị có niềm tin vào tương lai và quyết định chọn nông trường Điện Biên làm quê hương thứ hai , xem những người ở nông trường Điện Biên “đều là anh em, người láng , họ nhà gái cả” .
è Sự biến đổi trong số phận nhân vật Đào từ bất hạnh , đau thương , hay hờn dõi, ghen tị … đã tìm thấy hạnh phúc và dự định cho tương lai .
c/ Giá trị tư tưởng của tác phẩm :
* Nhà văn muốn gởi đến người đọc và xã hội lời đề nghị thiết tha :Hãy quan tâm đến số phận mỗi con người
* Đừng để ai sống cô độc với nỗi bất hạnh của họ , Hãy đưa họ vào cuộc sống với những mối quan hệ thân ái chung quanh và chính nơi ấy , họ tìm lại được giá trị đích thực của mình .
* Niềm tin vào con người : Dù rơi vào hoàn cảnh nào con người vẫn đấu tranh vươn tới cuộc sống tốt đẹp “Ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy” .
III. + Nhân vật chính trong “M L” đã vượt qua cảnh ngộ éo le , tìm đúng giá trị đích thực của mình trong lao động và đời sống tập thể ,thật sự tìm thấy hạnh phúc , nhờ sự yêu thương đùm bọc của người xung quanh .
+ Thành công trong việc xây dựng nhân vật . Tính cách và số phận nhân vật được thể hiện qua ngoại hình , ngôn ngữ , diễn biến tâm lý hết sức tinh tế …
+ Bài học : vượt khó .
===========================================
6 ) NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân .
I . + Hoàn cảnh sáng tác .
+ Nội dung đề bài .
II. 1) CON SÔNG ĐÀ :
a/ Hình ảnh con sông Đà hung bạo : Địa hình hiểm trở :
+ Vách đá dựng đứng , cao vút “đá bờ sông dựng vách thành”.
+ Lòng sông hẹp tối , lạnh “mặt sông chỗ ấy đúng ngọ mới có mặt trời”.
+ Những cái hút nước sâu ghê gợn “nước ở đây thở và kêu như cái cống bị sặc”.
+ Nhữøng thác nước dữ dội . Nước , đá ,sóng , gió va đập nhau dữ dội .
+Aâm thanh ghê gợn của thác nước “Nó vẫn rống lên nhưmột ngàn con trâu mộng đang lồng lộngiữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa ,rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.
+ Đá ngầm bày thạch trận nguy hiểm “Cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phụ chết trong lòng sông (…) nhổm cả dậy vồ lấy thuyền” .
è Diện mạo sông Đà “trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”, của con người.
b/ Hình ảnh sông Đà trữ tình :
+ Dáng dịu dàng, mềm mại “con sông Đà hoa gạo” .
+ Màu nước trong sáng , gợi cảm “màu ngọc bích” , “lừ lừ chín đỏ”.
+ Không khí êm đềm , lặng lờ , tỉnh lặng ,cảnh sông nước tươi tắn , gợi cảm đầy sức sống , như một cố nhân “Dãy sông Đà bọt nước lênh bênh- bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết”.
è Cảnh vật được cảm nhận bởi tâm hồn nghệ sĩ , giàu cảm xúc , trí tưởng tượng phong phú , tâm hồn yêu thiên nhiên , giàu sức liên tưởng . Cách viết sóng động , tài hoa , uyên bác , vận dụng nhiều tri thức nhiều ngành để mô tả .
2/ HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ :
+ Lai lịch : già 70 tuổi ,dành phần lớn đời mình cho nghề lái đò sông Đà .
+ Thân hình rắn chắc “Cái đầu quắc thước ấy đặt trên một cái thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun”.
+ Tính cách Từng trải , thành thạo nghề sông nước ,nắm được qui luật biến đổi, “tính tình phức tạp”của sông Đà với những trùng vi thạch trận ,lối đánh vu hồi ,boong ke chìm , pháo đài nổi …
+ Gan dạ , bản lĩnh , dũng cảm .thông minh , tài hoa, xử lý tình huống nguy hiểm chính xác ,linh hoạt .
* Trùng vi thạch trận I :
- Bọn đá đứa “ hất hàm”, đứa “thách thức” , mặt nước “hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo” , sông nước “đá trái thúc gối vào bụng, vào hông thuyền”.
- Tư thế ung dung ,tự tin , hiên ngang, lạc quan đối đầu với nguy hiểm , “bị thương nhưng cố nén ,hai chân kẹp chặt cuống lái ,mặt méo bệch” nhưng “ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo” .
* Trùng vi thạch trận II :
Tài năng vượt thác cao cường nắm chắc quy luật của thần sông , thần đá , ông lái đò thay đổi chiến thuật “cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ” à thông minh đầy kinh nghiệm .
* Trùng vi thạch trận III :
- Sông Đà sắp đặt bên phải , bên trái là luồng chết , luồng sống ở giữa.
- Người lái đò “phóng thẳng thuyền chọc thẳng cửa giữa, vút thuyền như mũi tên tre xuyên thẳng qua hơi nước”.
* Tâm hồn yêu thiên nhiên , say mê cái đẹp . Sau vượt thác ông lái đò ung dung như một nghệ sĩ “‘Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ” .
3/ Nghệ thuật:
- Nhân vật được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh để làm nổi bật phẩm chất ,
- Sử dụng tri thức hội họa , điện ảnh, võ thuật, quân sự tài hoa để diễn tả sinh động tài nghệ nhân vật .
- Ôâng lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về con người anh hùng lao động bình thường nhưng tài ba , trí dũng được Nguyễn Tuân dành nhiều tình cảm đằm thắm .Thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
III . “ Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân . Nó thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của người viết cũng như lòng say mê vẻ đẹp non sông đất nước ở nhà văn này .Tác phẩm là một món quà quý giá mà Nguyễn Tuân dành cho tổ quốc .
---------------------------------------------------------------
7) RỪNG XÀ NU –Nguyễn Trung Thành .
I. - Hoàn cảnh sáng tác .
- Giới thiệu đề bài .
II. 1/ Hình tượng cây xà nu – sức sống của người Xô Man :
* Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt , được miêu tả công phu , đậm nét trong toàn bộ tác phẩm .Đặc biệt là ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm miêu tả cây xà nu đầy chất thơ , hùng tráng “ đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi (rừng) xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
* Cây xà nu gắùn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man :
+ Trong sinh hoạt Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít gằn gạo , “lũ trẻ làng Xô Man mặt lem luốc khói xà nu” , Tnú và Mai đốt khói xà nu xông bảng nứa để học chữ …
+ Trong chống giặc ngoại xâm : Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu , ngọn lửa xà nu soi rõ xác giặc “nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ” .
* Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man
+ Cây xà nu “ ham ánh sáng mặt trời”, “ ngọn lao thẳng lên bầu trời” - Cũng như dân làng Xô Man khao khát tự do , vươn theo CM .
+ Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho sự mất mát đau thương , uất hận của dân làng Xô Man : Cả rừng xà nu đều bị thương “hàng vạn cây xà nu không cây nào không bị thương”. - Cũng như cả làng Xô Man bị bọn Mỹ khủng bố “tiếng kêu khóc dậy cả làng” - bà Nhan bị chặt
File đính kèm:
- On thi tot nghiep phan truyen.doc