A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả
Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. Quê quán: Phù Lưu, Từ Sơn, Hà Bắc. Sở trường về truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là xóm làng quê với người dân cày Việt Nam. Viết rất hay về những thú chơi dân dã đồng quê như chọi gà, thả diều, nuôi bồ câu, chơi núi non bộ, mà ông gọi là thú “phong lưu đồng ruộng”.
Tác phẩm, 2 tập truyện ngắn: “Nên vợ nên chồng” (1955) và “Con chó xấu xí” (1962).
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
“Vợ nhặt” có tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư” - viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo chưa in, 1954 viết lại.
2. Chủ đề
Qua câu chuyện anh cu Tràng nhặt được vợ, tác giả nói lên niềm cảm thông và trân trọng hạnh phúc muộn mằn và niềm hy vọng về một sự đổi đời của người nông dân năm đói Ất Dậu.
25 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn ti đại học chuyên đề Vợ nhặt, tác giả Kim Lân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ NHẶT
– Kim LânA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Tác giảKim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. Quê quán: Phù Lưu, Từ Sơn, Hà Bắc. Sở trường về truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là xóm làng quê với người dân cày Việt Nam. Viết rất hay về những thú chơi dân dã đồng quê như chọi gà, thả diều, nuôi bồ câu, chơi núi non bộ,… mà ông gọi là thú “phong lưu đồng ruộng”.Tác phẩm, 2 tập truyện ngắn: “Nên vợ nên chồng” (1955) và “Con chó xấu xí” (1962).II. Tác phẩm
1. Xuất xứ“Vợ nhặt” có tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư” - viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo chưa in, 1954 viết lại. 2. Chủ đềQua câu chuyện anh cu Tràng nhặt được vợ, tác giả nói lên niềm cảm thông và trân trọng hạnh phúc muộn mằn và niềm hy vọng về một sự đổi đời của người nông dân năm đói Ất Dậu. 3. Tóm tắtCụ Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như kẻ dở hơi. Bà cụ Tứ mẹ hắn nghèo khổ. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tráng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tráng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tráng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tráng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào… 4. Ý nghĩa nhan đề và ý nghĩa tình huống truyện 4.1.Giải thích ý nghĩ nhan đề “ Vợ nhặt”Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. 4.2. Ý nghĩa tình huống truyện Vơ nhặtTràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết.Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?", cùng nín lặng. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" . Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
5. Người và cảnh được nói đến trong truyện5.1. CảnhXóm ngụ cư một buổi chiều tàn và một buổi sáng.Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Gió từ đồng thổi vào ngăn ngắt. Dãy phố úp súp, tối om, không một ánh đèn. Dưới gốc đa, gốc gạo, bóng những người đói đi lại dật dờ, lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết. Mùi đống rấm khép lẹt tử khí. Tiếng hờ khóc tỉ tê của ai có người thân mới chết đói…Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư. Khắp các lều chợ, người đói xanh xám như những bóng ma nằm ngổn ngang. Sáng nào cũng có ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Mùi ẩm thối của rác, mùi gây xác chết vẩn lên.Buổi sáng sau ngày Tráng có vợ, tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ lượn vòng trên nền trời như đám mây đen. Đó là những nét vẽ rất điển hình làm hiện lên cảnh chết đói vô cùng thê thảm của xóm thôn Việt Nam cuối năm 1944, đầu năm 1945.5.2. Nhân vậta- Tràng:
đã lớn tuổi, nhà nghèo, thô kệch, dân ngụ cư, kéo xe bò thuê. Chỉ một câu hò ỡm ờ, 4 bát bánh đúc, 2 hào dầu, mua một cái thúng mà nhặt được vợ. Tràng vỗ vào túi tiền, nói một câu bồi: “Rích bố cu!” Thổ lộ với thị: “làm đếch gì có vợ?”. Khoe hai hào dầu mới. Vươn cổ thổi tắt ngọn đèn. Cười khì khì… Đó là những nét vẽ hóm hỉnh về anh cu Tràng. Khi nhặt được vợ, Tràng rất lo trước nạn đói biết có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng, nhưng hắn đã chặc lưỡi một cái: “Chặc, kệ!”. Sáng hôm sau nhặt được vợ, Tràng thấy cái gì cũng “thay đổi mới mẻ khác lạ”. Trong lòng hắn tràn ngập “một nguồn vui sướng phấn chấn”. Hắn nghĩ tới bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn ăn cháo cám, thần mắt nhớ lại lá cờ đỏ và đoàn người đói đi phá kho thóc Nhật mà hắn mới gặp hôm nào. Với Tràng, hạnh phúc muộn mằn đến bất ngờ, lòng anh chứa chan hy vọng về một sự đổi đời.b- Bà cụ Tứ:
Già nua. Goá bụa. Nghèo khổ. Chỉ có một mụn con trai thì thô kệch. Lo chết đói. Bà hiền lành, phúc hậu khi nói chuyện với nàng dâu. Bà tủi thân về phận nghèo hèn của hai mẹ con. Rất thương con và thương nàng dâu mới. Lo xa về cái đói, nhưng vẫn tin tưởng: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời…” Bữa cháo cám mà bà nói toàn chuyện vui mai sau. Nước mắt bà chảy ra vì vui, vì lo buồn, vì con bà đã “có vợ được”. Bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, vườn tược… một sự đổi đời hé lộ đầy hạnh phúc. Không còn “bủng beo u ám”, mặt bà đổi “rạng rỡ hẳn lên”… Bà cụ Tứ là hiện thân của lòng mẹ.c- Vợ của TràngKhông quê quán. Không người thân thương. Không tên tuổi. Sắp chết đói: áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Giữa trận đói, chẳng có cheo cưới gì, chị đã thành vợ nhặt của Tràng. Thật chua chát, “Cái giá” của người con gái chỉ có 4 bát bánh đúc, 2 hào dầu, một cái thúng. Bữa cơm đầu tiên thị ăn ở nhà chồng là bát cháo cám! Nỗi đau khổ, tủi nhục của thị cũng là của nhân dân ta một thời mà hơn 2 triệu đồng bào ta đã chết đói. Trở thành vợ Tràng, thị thay đổi hẳn “hiền hậu đúng mực”… 5. Kết luậnChất liệu cuộc sống được tái hiện một cách chân thực cảm động. Tình huống truyện là nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Kim Lân. Truyện giàu tính nhân bản. Sau bóng tối của người dân cày lầm than là một rạng đông về hạnh phúc và ấm no đang dần đến. Cách suy nghĩ và tình thương của lòng mẹ là những nét vẽ cảm động, đặc sắc nhất của truyện ngắn “Vợ nhặt” này. “Vợ nhặt” còn có giá trị hiện thực sâu sắc: tố cáo tội ác của Pháp Nhật vơ vét thóc lúa của nhân dân ta, thủ phạm gây ra nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, làm hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói./.
B. CÁC ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1: Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để làm sáng tỏ ý kiến sau:
“Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng những người dân xóm ngụ cư vẫn yêu thương và khao khát hạnh phúc”.
I. Đặt vấn đề
KL là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. Bằng tình cảm, tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, sau cách mạng KL có nhiều truyện ngắn hay viết về mảng đề tài này, tiêu biểu là tác phẩm “Vợ nhặt”.
Ở truyện ngắn này, KL đã có những khám phá mới mẻ về người lao động: dù bị….hp.
II. Giải quyết vấn đề
Giới thiệu tác phẩm:
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí”, xuất bản năm 1962, tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư”. Sau này tác phẩm được KL viết lại và đổi tên.
- Toàn bộ câu chuyện xoay quanh tình huống: anh cu Tràng dân xóm ngụ cư nhặt được vợ trong những ngày tối sầm vì đói khát.
" Qua đó nhà văn muốn thể hiện cái nhìn chân thực về cuộc sống và số phận của người nông dân trong nạn đói 1945 và vẻ đẹp sâu sắc trong tâm hồn họ.
1. Hoàn cảnh khốn cùng
- Bức tranh ngày đói được dựng lên bằng: hình ảnh, âm thanh, mùi vị.
Câu chuyện mở ra trong không khí thê thảm của người đói. Cái đói đã hiện ra ở những hình ảnh ghê rợn thảm thương: bóng người xanh xám như bóng ma. Cái đói làm cho con đường về làng trở nên khẳng khiu, lũ trẻ ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích.
Âm thanh của tiếng quạ kêu cứ gào lên từng hồi thê thiết, càng khiến bức tranh ngày đói trở nên ảm đạm.
Bao trùm lên toàn bộ bức tranh ngày đói là mùi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
" Tất cả những âm thanh, hình ảnh, mùi vị đó gợi lên bầu không khí chết chóc của cõi âm, cõi địa ngục. Qua những trang văn của KL ta như được trải lòng cùng nỗi đau của cả dân tộc.
- Không chỉ dừng lại ở bức tranh chung, cái đói thực sự lan đến từng gia đình, đe dọa từng sinh mạng.
Trong những ngày đói, miếng ăn trở thành vấn đề cấp thiết. Tất cả mọi người đều lo lắng cho sự tồn tại, giằng co giữa sự sống và cái chết. Ranh giới ấy thật mong manh. Cái đói đã đẩy người lao động đến bước đường cùng: giá trị con người trở nên rẻ rúng đến thảm hại. Người ta có thể nhặt được vợ như nhặt bất kì cái rơm cái rác vương trên đường. Tràng chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy lời tầm phào, tầm phơ mà lấy được vợ.
" Cái đói đã đẩy người vợ nhặt đến bước đường cùng, làm xấu đi cả nhân hình, nhân tính. Vì đói mà thị tả tơi, gầy sọp hẳn đi đến Tràng cũng không nhận ra. Vì đói mà thị trơ tráo bám lấy Tràng, gạ gẫm miếng ăn dù mới quen biết. Và thị đã không ngần ngại theo Tràng về nhà khi anh ta nói đùa “có về với tớ thì ra khuôn hàng lên xe cùng về”.
[ Thân phận con người đã đẩy xuống hạng bèo bọt.
Cái đói còn hiện ra thảm hại trong gia đình Tràng: đêm tân hôn diễn ra trong tiếng hờ khóc tỉ tê, mùi đốt…Bữa ăn đón dâu mới chỉ có nùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo…Mọi người ăn mà không dám nhìn nhau trong khi ngoài đường tiếng trống thúc thuế vẫn cứ dồn dập. Thật ai oán, xót xa.
" Qua những trang văn của KL ta hiểu nỗi khốn cùng của người nông dân trong nạn đói 1945 và càng hiểu hơn tội ác của thực dân P và phát xít Nhật đã bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay gây lên thảm cảnh đau đớn. Đó cũng là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm này.
2. Nhưng nét đặc sắc của tác phẩm là tác giả đã phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn con người “dù bị…”
Điều này thể hiện rõ qua diễn biến tâm lí của từng nhân vật từ sau khi Tràng nhặt được vợ
2.1. Tràng
- Tràng là người nông dân nghèo, là thành phần dân xóm ngụ cư, cái đói và miếng ăn vẫn là sự đe dọa thường xuyên đối với con người này. Thế mà bỗng dưng giữa ngày đói T lại nhặt được vợ, khiến anh không khỏi lo lắng. Mới đầu anh cũng chợn nghĩ “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng ngay sau đó T lại tặc lưỡi “chặc! kệ”. Nghe có vẻ tầm phơ, tầm phào nhưng thực là khát vọng hạnh phúc vốn sẵn có trong tâm hồn mà chính T cũng không ý thức hết.
- Sau sự quyết định táo bạo ấy là cách xử sự đầy ân tình của T đối với vợ: đưa vợ vào hàng cơm chén một bữa no nê, mua cho thị một cái thúng con và sẵn sàng tiêu hoang vì hạnh phúc của mình: bỏ ta 2 hào mua dầu thắp sáng, không hề có một thái độ khinh thị mà đầy trân trọng. Ở đây có sự đồng cảm, tương thân, tương ái.
- Tâm trạng trên đường về nhà:
Niềm khao khát hạnh phúc đã có sức biến đổi từ một anh cu T thô kệch vụng về, trở thành người đàn ông thực sự với những cảm xúc và cảm giác tinh tế.
Niềm vui đã theo bước chân T về xóm ngụ cư. Khác với vẻ mệt mỏi hàng ngày hôm nay trên nét mặt T có “vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai con mắt sáng lên lấp lánh”.
Niềm hạnh phúc mới khiến T trở nên lãng mạn. Giữa không khí vắng vẻ, thoải mái T cũng “định nói với thị một vài câu rõ tình tứ”. Và trong chốc lát “T hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa…chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”. Niềm hạnh phúc đã hiện hình ở người đàn ông thô tháp mộc mạc này “một cái gì mới mẻ, lạ lắm…sống lưng”.
- Tâm trạng trong buổi sáng hôm sau:
Buổi sáng thức dậy, T được sống trong những suy nghĩ, cảm xúc rất mới mẻ. T thấy “trong người êm ái, lửng lơ như từ giấc mơ đi ra”.
Những cảnh vật quen thuộc hàng ngày mà hôm nay T thấy thân thiết lạ và trở nên thấm thía cảm động: bà cụ Tứ thì lúi húi giẫy cỏ, vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt. Âm thanh của tiếng chổi gieo vào lòng hắn cảm giác bình yên, ấm cúng “bỗng nhiên hắn thấy hắn yêu thương, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Những suy nghĩ đó chứng tỏ T ý thức đầy đủ trách nhiệm chăm lo cho gia đình.
- Hình ảnh Việt Minh
Trong bữa cơm ngày đói, giữa những miếng cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ trong cổ họng” T thoáng thấy hiện lên hình ảnh lá cờ trên đê Sộp và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật. Hai tiếng Việt Minh vang lên cùng với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bám riết tâm trí T, đồng thời là niềm nuối tiếc vấn vơ.
" Cách kết thúc khẳng định: con người như T dù bị đẩy đến bước đường cùng vẫn kháo khát hướng tới tương lai, khao khát hạnh phúc. Ý tưởng của nhà văn thể hiện qua nhân vật thật sâu sắc.
2.2. Bà cụ Tứ
- Thấm thía nỗi trớ trêu của số kiếp
Bà cụ Tứ đánh giá, nhìn nhận việc T lấy vợ từ góc độ và tâm trạng khác. Là người đã từng trải, trước lời thông báo của T, bà “cúi đầu nín lặng”. Bà đã cố kìm nén nỗi lòng mình nhưng “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Đó là những giọt nước mắt đầy ai oán xót thương cho số kiếp đứa con cho cảnh gia đình nghèo hèn của mình. Chính vì vậy, bà không tránh khỏi nỗi âu lo: “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”.
- Cùng với nỗi lo âu là cảm giác thương xót, cảm thông cho người đàn bà mới về làm dâu mình “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy con mình. Mà con mình mới được có vợ”. “Mừng lòng” chứ không phải “bằng lòng” bởi dù cảnh gia đình nghèo khổ nhưng mơ ước về sự sum họp hạnh phúc luôn thường trực trong tâm thức người mẹ nghèo này.
Cử chỉ của bà cụ Tứ khiến ta cảm động về sự cưu mang đùm bọc của người lao động theo đúng tinh thần lá lành đùm lá rách.
- Cảm động hơn nữa là người mẹ già không nguôi khao khát hạnh phúc. Người mẹ gần đất xa trời này lại là người chan chứa nhiều nhất những hi vọng, nói nhiều nhất đến tương lai. Trước việc T có vợ người mẹ nghèo không khỏi xót xa, tủi cực bởi người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn lên làm nổi…còn con mình thì…Nhưng nỗi xót xa ấy nhanh chóng qua đi để lại trong tâm trí người mẹ nghèo vẫn là niềm khát khao hạnh phúc, hướng về sự sống, tương lai của con mình.
Bà đã an ủi con mình bằng triết lí, bằng niềm tin của người nghèo: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Đó là niềm tin rất đáng trân trọng bởi nó nảy nở trong hoàn cảnh khốn cùng.
- Đặc biệt vào buổi sáng hôm sau người mẹ ấy đã có những thay đổi mới mẻ. Bà dậy sớm cùng con dâu thu dọn, “cái mặt bủng beo u ám” hàng ngày của bà hôm nay “rực rỡ hẳn lên”.
Trong bữa cơm ngày đói chỉ có lùm chuối thái rối, ít muối ăn với cháo nhưng bà toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Hình ảnh đàn gà sinh sôi nảy nở cũng là biểu hiện của niềm tin, khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn người mẹ nghèo.
Trong hoàn cảnh khốn cùng vì đói nghèo người mẹ nghèo không nghĩ tới csi chết mà hướng về sự sống, tương lai.
2.3. Chị vợ nhặt
- Thị chính là nạn nhân của cái đói. Cái đói làm thị xấu đi cả nhân hình, nhân tính. Vì đói mà thị hạ mình xuống, chấp nhận cái tiếng vợ nhặt, vợ theo. Nhưng ngay trong hành động tưởng liều lĩnh ấy nghĩ kĩ đó cũng là biểu hiện của niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Việc theo T về làm vợ, vừa để chạy trốn cái đói nhưng đồng thời cũng là hành động đi tìm sự sống, đi tìm hạnh phúc cho mình.
- KL đã rất tinh tế khi điểm vào câu chuyện vài biểu hiện thất vọng về hoàn cảnh của T cũng chẳng khác gì mình: “thị cố nén một tiếng thở dài”.
- Nhưng ở người đàn bà này vẫn thường trực một niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc nên dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh. Thị có sự thay đổi hẳn. Trên đường về nhà thị đi sau T ba, bốn bước, đầu hơi cúi, nón rách che đi nửa mặt “rón rén, e thẹn”. Những chi tiết về cử chỉ, ngoại hình cho thấy rõ tâm trạng của một cô dâu mới khi về nhà chồng.
Không còn đâu người đàn bà chao chát, chỏng lỏn T gặp hôm trước, khi đã là nàng dâu thị trở nên là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, nền nã, ra vào thu vén nhà cửa… Sự thay đổi ấy chính là thái độ vun đắp cho hạnh phúc gia đình.
- Trong bữa cơm “hai con mắt thị tối sầm lại” khi nhìn thấy bát cháo cám nhưng “thị điềm nhiên và vào miệng”. Câu hỏi về tiếng trống thúc thuế, thái độ ngạc nhiên khi thấy ở đây vẫn đóng thuế và câu chuyện nửa chừng về những người TN, Bắc Giang cho thấy đã có một luồng gió thổi vào tâm hồn thị. Cũng như T, thị đang nghĩ về ngày mai tươi sáng.
2.4. Dân xóm ngụ cư
- Cùng với gia đình T, dân xóm ngụ cư cũng là hình ảnh bổ sung làm rõ hơn cho chủ đề tác phẩm. Đang sống âm thầm lặng lẽ trong cái đói, người dân xóm ngụ cư chợt xôn xao bừng sáng hẳn lên trước việc T đón vợ về. Dường như “có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Luồng gió mát ấy chính là ý thức về sự sống, niềm khao khát hạnh phúc vẫn thường trực trong tâm hồn người dân xóm ngụ cư.
" Trong bức tranh bi thảm ngày đói những người dân xóm ngụ cư không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống. Vẻ đẹp lành mạnh khỏe khoắn ấy trong tâm hồn người lao động mà KL phát hiện ra hôm nay có gì đó thật gần gũi với tâm hồn người lao động trong ca dao:
Một cái trứng ung…
Còn da lông mọc, còn trồi nảy cây”
Niềm khao khát sống, niềm tin vào tương lai đã tạo sức mạnh để người lao động vượt qua thử thách. Phát hiện ra vẻ đẹp này trong tâm hồn người lao động tác phẩm của KL mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
III. Kết thúc vấn đề
Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo KL đã tái hiện thành công diễn biến tâm trạng của người dân xóm ngụ cư quanh việc T nhặt được vợ.
Đi sâu vào khám phá diễn biến ấy người đọc hiểu hơn vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động. Dù ở hoàn cảnh khốn cùng họ vấn nghĩ đến sự sống tương lai. Phát hiện ra vẻ đẹp đó, nhà văn đã tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Qua tác phẩm giúp ta có niềm tin vào cuộc sống, tương lai.
Đề 2: Một trong những nét hấp dẫn của truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo.
Hãy phân tích tác phẩm làm sáng tỏ.
I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu nhà văn KL.
- Giới thiệu tác phẩm “Vợ nhặt”.
Để thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm KL đã có những sáng tạo trong nghệ thuật viết truyện: một trong những sáng tạo đó là tạo ra tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, làm nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm.
II. Giải quyết vấn đề
1. Vai trò của tình huống
- Trong nghệ thuật viết truyện ngắn sáng tạo tình huống là một khâu then chốt. Tình huống truyện là những sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo tổ chức sắp xếp để từ đó bản chất của nhân vật được bộc lộ rõ nét, tư tưởng của tác giả được thể hiện trọn vẹn. Nói như Nguyễn Minh Châu “tình huống truyện được ví như lát cắt trên thân cây từ đó có thể thấy được đời thảo mộc”.
- Việc tạo tình huống là rất quan trọng, nó “giống như tạo tứ cho một bài thơ” (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Tài năng sáng tạo của nhà văn được thể hiện trước hết ở việc tạo tình huống truyện. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” KL đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo: tình huống anh cu T nhặt được vợ giữa những ngày tối sầm vì đói khát chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu tầm phơ, tầm phào.
2. Tình huống lạ và độc đáo
- Đây là một tình huống lạ và độc đáo vì nó đã làm đảo lộn các giá trị: T vốn là một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân xóm ngụ cư. Với lai lịch ấy T khó lòng kiếm được vợ. Thế nhưng bỗng dưng T lại nhặt được vợ một cách dễ dàng như một chàng tố số đào hoa. Từ chỗ ế ấm, T trở thành sang trọng, vô giá.
- Càng lạ hơn bởi sự có vợ của T lại diễn ra trong cảnh đói quay đói quắt, mạng sống còn khó khăn nói chi đến chuyện đèo bòng. Chuyện có vợ của chàng trở thành ngược đời. Vì thế chưa ở đâu, địa vị người vợ trở nên thê thảm đến thế, và cũng chưa bao giờ hạnh phúc trở nên mạo hiểm mong manh đến thế.
- Cảnh nên vợ nên chồng của T lại càng lạ lùng có một không hai, thiếu tất cả nhưng cuối cùng lại đủ cả: không có một nghi lễ tối thiếu, không có một sự chuẩn bị, không có một chút hình thức dẫu chỉ là lời nói suông như trong đám cưới Dần nhưng lại có rất nhiều sự trân trọng nhau, sự gắn bó kết nứa nên đôi. Như thế là họ đã có tất cả.
- Khai thác tình huống độc đáo, mạch truyện cư thế phát triển một cách hấp dẫn tự nhiên, tâm lí và tình cảm của nhân vật được bộc lộ rõ nét và cũng từ đó mà sáng lên tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
3. Tác dụng
a). Tình huống lạ lùng đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người cả T
- Việc T dẫn người đàn bà về khiến người dân xóm ngụ cư xôn xao, trẻ con có dịp trêu ghẹo “chông vợ hài”, người lớn vừa tò mò, vừa ái ngại, người ta xì xào bàn tán, người ta lo lắng cho T: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không”.
- Không chỉ có dân xóm ngụ cư mà bà cụ Tứ- mẹ T cũng ngạc nhiên. Người mẹ nào chẳng mong con mình có vợ. Nhưng việc T có vợ khiến bà cụ Tứ cảm thấy đó là điều không tưởng. Bà không tin ở mắt mình “tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra”. Nghe tiếng người đàn bà chào, bà không tin ở tai mình, trong óc bà vang lên một loạt những câu hỏi.
- Ngay cả T người trong cuộc cũng không hết ngỡ ngàng trước việc mình có vợ thâm chí đến tận sáng hôm sau việc hắn có vợ vẫn khiến hắn ngỡ ngàng như không phải.
b). Qua tình huống truyện, chủ đề tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ: những con người bị hoàn cảnh đẩy đến mức khốn cùng nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống
- phân tích diễn biến tâm trạng của T, bà cụ Tứ, vợ nhặt (đề 1)
c). Qua tình huống đã làm nổi bật tư tưởng chủ đề
- Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, con người dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao sống, khát vọng về sự sống đã chiến thắng.
- Câu chuyện mở ra trong bóng chiều chạng vạng, khi đôi trai gái dắt nhau về xóm ngụ cư. Họ đi trong sự bao vây của cái chết. Những bóng người đói…, tiếng quạ…mùi gây…thậm chí ngay cả khi lên giường ngủ vẫn còn tiếng khóc tỉ tê.
- Nhưng “sự sống chẳng bao giờ chán nản”, câu chuyện khép lại bằng cảnh buổi sáng đẹp trời. Gia đình T lao vào cuộc sống mới: họ cùng nhau thu vén nhà cửa cho quang đãng, sạch sẽ, tươm tất hơn. Những con người này không định sống tạm bợ mà muốn sống lâu dài, đàng hoàng. Cái sống đã tuyên chiến với cái chết.
] Truyện vợ nhặt có thể xem là một bài ca sự sống.
III. Kết thúc vấn đề
KL đã xây dựng lên một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của thiên truyện. Qua đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Tác phẩm của KL chính là một bài ca về sự sống, là lời khích lệ động viên con người phải biết hướng tới sự sống, tin tưởng ở tương lai.
Đề 3: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”
I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu nhà văn KL
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt:
Xuất xứ.
Nội dung chính.
Giá trị nhân đạo sâu sắc tạo nên nét hấp dẫn cho tác phẩm.
II. Giải quyết vấn đề
1. Giải thích khái niệm nhân đạo
- Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng truyền thống của văn học và con người Việt Nam. Cốt lõi của tinh thần nhân đạo là tình yêu thương con người. Nó biểu hiện ra ở thái độ cảm thông, chia sẻ với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, là sự trân trọng, là niềm tin ở những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó còn thể hiện ở thái độ đồng tình và khao khát phấn đấu cho con người để sống sung sướng, tự do trong hoàn cảnh xã hội có đấu tranh giai cấp. Lòng nhân đạo còn thể hiện ở tinh thần hướng tới tương lai, chỉ ra được con đường giải thoát cho người lao động.
- Trong tác phẩm “Vợ nhặt” tác giả lấy bối cảnh là nạn đói 1945 – một hoàn cảnh xã hội điển hình nên càng thấm thía hơn tinh thần nhân đạo.
2. Sự thể hiện giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt”
a). Lòng nhân đạo thể hiện trước hiện ở thái độ cảm thông của mình với nỗi khổ đau bất hạnh của con người trong xã hội cũ.
- Không hiểu về người nông dân, không có một thái độ trân trọng có lẽ KL không thể tái hiện được bức tranh về hoàn cảnh bi đát khốn cùng của người nông dân trong nạn đói thê thảm 1945 chân thực đến thế.
Bức tranh chung của ngày đói thật thảm thương: hình ảnh, âm thanh, mùi vị.
Không chỉ dừng lại ở đó KL còn giúp ta hiểu hơn nỗi bế tắc, khổ đau của từng gia đình, từng số phận, trong ngày đói
~ thân phận chị vợ n
File đính kèm:
- ON THI DAI HOC CHUYEN DE VO NHAT KTCB DE ONLUYEN.doc