Phần đầu chương môn Toán 6

Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

I-MỨC ĐỘ, YÊU CẦU :

 Khái niệm về tập hợp được giới thiệu thông qua những ví dụ cụ thể, đơn giản và gần gũi. Học sinh biết sử dụng các kí hiệu về tập hợp, chủ yếu là và . Không đi sâu vào khái niệm tập hợp rỗng, không nêu quy ước “tập rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp”. Giao của hai tập hợp được giới thiệu khi trình bày về qui ước chung và bội chung.

 Về “Số La mã” chỉ yêu cầu học sinh đọc và biết được các số La Mã từ 1 đến 30. Đó là các số La Mã hay gặp trong sách báo và khi viết chỉ dùng các chữ số I, V,X.

 Các phép tính cộng , trừ, nhân, chia các số tự nhiên đã được học kỹ ở Tiểu học, nay được ôn tập và bổ sung thêm về luỹ thừa với số mũ tự nhiên.

 Học sinh đã biết các dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9 ở Tiểu học, nay được học các tính chất chia hết cho một tổng để có cơ sở giải thích được các dấu hiệu chia hết đó.

 Học sinh cần phân biệt được số nguyên tố và hợp số. Biết sử dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một hợp số ra thừa số nguyên tố.( Chủ yếu xét các trường hợp đơn giản, dựa vào bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100).

 Học sinh nắm vững cách tìm ƯCLN và BCNN của hai số và nói chung của không quá ba số. Các số cho trước để tìm ƯCLN và BCNN không vượt quá 1000.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần đầu chương môn Toán 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN I-MỨC ĐỘ, YÊU CẦU : Khái niệm về tập hợp được giới thiệu thông qua những ví dụ cụ thể, đơn giản và gần gũi. Học sinh biết sử dụng các kí hiệu về tập hợp, chủ yếu là ỴvàÏ . Không đi sâu vào khái niệm tập hợp rỗng, không nêu quy ước “tập rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp”. Giao của hai tập hợp được giới thiệu khi trình bày về qui ước chung và bội chung. Về “Số La mã” chỉ yêu cầu học sinh đọc và biết được các số La Mã từ 1 đến 30. Đó là các số La Mã hay gặp trong sách báo và khi viết chỉ dùng các chữ số I, V,X. Các phép tính cộng , trừ, nhân, chia các số tự nhiên đã được học kỹ ở Tiểu học, nay được ôn tập và bổ sung thêm về luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Học sinh đã biết các dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9 ở Tiểu học, nay được học các tính chất chia hết cho một tổng để có cơ sở giải thích được các dấu hiệu chia hết đó. Học sinh cần phân biệt được số nguyên tố và hợp số. Biết sử dụng các dấu hiệu chia hết đểû phân tích một hợp số ra thừa số nguyên tố.( Chủ yếu xét các trường hợp đơn giản, dựa vào bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100). Học sinh nắm vững cách tìm ƯCLN và BCNN của hai số và nói chung của không quá ba số. Các số cho trước để tìm ƯCLN và BCNN không vượt quá 1000. II-NỘI DUNG: Khái niệm về tập hợp, phần tử. Cách ký hiệu một tập hợp . Các kí hiệuỴ,Ï. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con ( với kí hiệu Ì,É), tập hợp rỗng( với kí hiệu Ỉ). Các tập hợp N, N*. Ghi và đọc số tự nhiên. Hệ thập phân. Giới thiệu các chữ số và số La mã hay dùng. Phép cộng và nhẩntong N; các tính chất: giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Phép trừ trong N: điều kiện để có thể thực hiện được. Phép chia trong N: phép chia hết và phép chia có dư. Luỹ thừa với số tự nhiên: phép nhân, chia hai luỹ thừa có cùng cơ số. Tính chất chia hết của một tổng. Các dấu hiêïu chia hết cho 2,5,3,9. Ước và bội. Số nguyên tố , hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Ước chung, bội chung. ƯCLN, BCNN. PHÂN PHỐI TIẾT DẠY TRONG CHƯƠNG I: Chương I gồm 39 tiết phân phối như sau: §1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp (1 tiết) §2. Tập hợp các số tự nhiên (1 tiết) §3. Ghi số tự nhiên (1 tiết) §4. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §5. Phép cộng và phéùp nhân (1 tiết) Luyện tập (2 tiết) §6. Phép trừ và phép chia (1 tiết) Luyện tập (2 tiết) §7. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai luỹ thừa có cùng cơ số (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §8. Chia hai luỹ thừa cùng cơ số (1 tiết) §9. Thứ tự thực hiện các phép tính (1 tiết) Luyện tập (2 tiết) §10. Tính chất chia hết của một tổng (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §11. Dấu hiệu chia hết cho 2,cho 5 (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §12. Dấu hiệu chia hết cho 3,cho 9 (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §13. Ước và bội (1 tiết) §14. Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §15. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §16. Ước chung và bội chung (1 tiết) Luyện tập (1 tiết) §17. Ước chung lớn nhất. Luyện tập (3 tiết) §18. Bội chung nhỏ nhất. Luyện tập (3 tiết) Ôn tập chương I (2 tiết) Kiểm tra (1 tiết) CHƯƠNG I: ĐỌAN THẲNG MỨC ĐỘ, YÊU CẦU Hình học lớp 6 được trình bày theo kiểu tiếp cận quy nạp, từ quan sát, thử nghiệm,đo , vẽ, nêu nhận xét, đi dần dến kiến thức mới. Học sinh nhận thức các hình và các mối liên hệ giữa chúng bằng mô tả trực quan với sự hỗ trợ của trực giác, của tưởng tượng là chủ yếu. Trong chương này, học sinh cần nhận biết các khía niệm: điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng; có kĩ năng vẽ đường thẳng đi qua hai diểm, vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Học sinh biết đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước, biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và vẽ trung điêûm của một đoạn thẳng. Bước đầu làm quen với các hoạt động hình học , biết cách tự học hình học theo SGK. Có ý thức cẩn thận , chính xác khi vẽ và đo. II-NỘI DUNG: Điểm. Đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng. Đường thẳng đi qua hai điểm. Tia. Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng. Nội dung của chương: Chương “Đoạn thẳng” gồm 14 tiết, được phân phối như sau: 1 Điểm. Đường thẳng 1tiết 2 Ba điểm thẳng hàng 1tiết 3 Đường thẳng đi qua hai điểm 1tiết 4 Thực hành: Trồng cây thẳng hàng 1tiết 5 Tia 2tiết 6 Đoạn thẳng 1tiết 7 Độ dài đoạn thẳng 1tiết 8 Khi nào thì AM + MB = AB ? 2tiết 9 Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài 1tiết 10 Trung điểm của đoạn thẳng 1tiết Ôn tập 1tiết Kiểm tra 1tiết CHƯƠNG II: GÓC I- MỨC ĐỘ, YÊU CẦU Học sinh hiểu khái niệm nửa mặt phẳng; khái niệm góc; biết mỗi góc có một số đo; nhận biết được tia phân giác của một góc. Học sinh biết đo góc bằng thước đo góc, biết dùng compa để vẽ một đường tròn khi biết tâm và bán kính của nó, biết dùng thước và compa để vẽ một tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó. II-NỘI DUNG: Nửa mặt phẳng. Góc. Số đo góc. Tia phân giác của một góc. Vẽ đường tròn. Vẽ tam giác.

File đính kèm:

  • docDauChuong.doc
Giáo án liên quan