Phân phối chương trình môn Công nghệ trung học phổ thông áp dụng từ năm học 2011 - 2012

Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT ban hành Khung phân phối chương trình (KPPCT), trong đó quy định thời lư¬ợng theo các phần, chương, các tiết thực hành, ôn tập và kiểm tra; các Sở GDĐT căn cứ KPPCT của Bộ GDĐT để xây dựng PPCT chi tiết, có thể tăng hoặc giảm thời lượng cho các bài trong sách giáo khoa (SGK) cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Sở GDĐT có thể ủy quyền cho Hiệu trưởng các trư¬ờng THPT phân phối thời lư¬ợng chi tiết cho các bài của các môn học để áp dụng phù hợp với thực tế trình độ học sinh của nhà trường và đ¬ược Sở GDĐT phê duyệt. Các quy định chi tiết cần phù hợp với đặc điểm của loại hình trư¬ờng (công lập, ngoài công lập), thời gian học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Giáo viên không đư¬ợc tự thay đổi thời lượng dành cho các bài trong các chương, phần hoặc cụm bài đã được quy định tại KPPCT của Bộ GDĐT, PPCT của Sở GDĐT. Đối với các bài dạy 2 tiết hoặc những tiết dạy 2 bài giao cho giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phân chia thời lượng phù hợp.

Trong mỗi năm học, Cấp THCS và THPT có 37 tuần thực học. Môn Công nghệ với nội dung kiến thức và tổng số tiết như¬ năm tr¬ước nhưng đ¬ược dạy trong 37 tuần, đồng thời giảm bớt một số bài hoặc nội dung của một số bài, các Sở GDĐT chủ động điều chỉnh thời lư¬ợng của các bài cho phù hợp với nội dung.

 

doc11 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân phối chương trình môn Công nghệ trung học phổ thông áp dụng từ năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Áp dụng từ năm học 2011 - 2012 Tài liệu lưu hành nội bộ A. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA BỘ GD&ĐT ************* 1. Thực hiện kế hoạch giáo dục 1.1. Những vấn đề chung Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT ban hành Khung phân phối chương trình (KPPCT), trong đó quy định thời lượng theo các phần, chương, các tiết thực hành, ôn tập và kiểm tra; các Sở GDĐT căn cứ KPPCT của Bộ GDĐT để xây dựng PPCT chi tiết, có thể tăng hoặc giảm thời lượng cho các bài trong sách giáo khoa (SGK) cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Sở GDĐT có thể ủy quyền cho Hiệu trưởng các trường THPT phân phối thời lượng chi tiết cho các bài của các môn học để áp dụng phù hợp với thực tế trình độ học sinh của nhà trường và được Sở GDĐT phê duyệt. Các quy định chi tiết cần phù hợp với đặc điểm của loại hình trường (công lập, ngoài công lập), thời gian học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Giáo viên không được tự thay đổi thời lượng dành cho các bài trong các chương, phần hoặc cụm bài đã được quy định tại KPPCT của Bộ GDĐT, PPCT của Sở GDĐT. Đối với các bài dạy 2 tiết hoặc những tiết dạy 2 bài giao cho giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phân chia thời lượng phù hợp. Trong mỗi năm học, Cấp THCS và THPT có 37 tuần thực học. Môn Công nghệ với nội dung kiến thức và tổng số tiết như năm trước nhưng được dạy trong 37 tuần, đồng thời giảm bớt một số bài hoặc nội dung của một số bài, các Sở GDĐT chủ động điều chỉnh thời lượng của các bài cho phù hợp với nội dung. 1.2. Thực hiện tích hợp nội dung các môn học Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học công nghệ và Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp vào môn Công nghệ, cụ thể: - Đối với tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT và tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ trung học phổ thông” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành được cấp phát để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các nội dung cụ thể của bài học. - Đối với tích hợp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp với môn Công nghệ do giáo viên Công nghệ giảng dạy. Khi thực hiện giáo viên chủ động nghiên cứu sách giáo viên “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” lớp 10, 11 và 12”, lựa chọn chủ đề phù hợp để tích hợp vào nội dung các bài của môn Công nghệ. 1.3. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương Năm học này Bộ GDĐT có văn bản số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 hướng dẫn thực hiện các nội dung giáo dục địa phương đối với một số môn học, trong đó có môn Công nghệ. Các Sở cần chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này. Đối với lớp 10: a) Học kì I: 19 tuần ( 18 tiết) Phần 1: Nông, lâm, ngư nghiệp. Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng địa phương để chọn dạy 1trong 2 chương: chương I hoặc chương II. Nếu chọn dạy chương I - Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương: Kết thúc học kì I sau khi học xong bài 16: Thực hành nhận biết một số loài sâu, bệnh hại lúa Nếu chọn dạy chương II- Chăn nuôi và thuỷ sản đại cương: Kết thúc học kì I sau khi học xong bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thuỷ sản b) Học kì II: 18 tuần (34 tiết), có 6 tiết Giáo dục hướng nghiệp tích hợp vào các chương: Chương III : 2 tiết; Chương IV : 2 tiết; Chương V: 2 tiết. Đối với chương III, bài 40 dạy bắt buộc, còn các bài 41,42, 43, 44, 46, 48 có thể chọn lĩnh vực phù hợp với chương 1 hoặc chương 2 đã chọn trước đó hoặc có thể chuyển sang ngoại khoá, xem đĩa băng hình, hoặc thay thế bằng tài liệu tự biên soạn phù hợp với điều kiện giống cây trồng, vật nuôi của địa phương, tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, hướng nghiệp..... Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp. Các Sở GDĐT chỉ đạo việc lựa chọn nội dung của sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp để hướng dẫn việc tích hợp giới thiệu nhu cầu thị trường lao động của địa phương vào phần này. Đối với lớp 11 Ngoài việc liên hệ nội dung bài học với thực tế, các nội dung bài học cần thực hiện như sau: 1. Phần Vẽ kỹ thuật : Dạy theo phân phối chương trình. 2. Phần Cơ khí: Dạy theo phân phối chương trình. 3. Phần Động cơ đốt trong: Chọn dạy một số bài phù hợp với đặc điểm địa phương, cụ thể: - Trong chương VII. ứng dụng động cơ đốt, trong đó có 6 bài lý thuyết và 01 bài thực hành: Bài 32. Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong Bài 33. Động cơ đốt trong dùng cho ôtô Bài 34. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy Bài 35. Động cơ đốt trong dùng cho tàu thuỷ Bài 36. Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp Bài 37. Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện Bài 38. Thực hành: Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong. + Bài 32 và bài 38 dạy bắt buộc, các bài còn lại có thể lựa chọn 3 trong 5 bài để giảng dạy, không nhất thiết phải dạy đủ cả 7 bài. + Đối với vùng đô thị, có thể chọn các bài 33, 34, 37; + Đối với vùng nông thôn, có thể chọn các bài 34, 36, 37; + Đối với vùng ven sông, ven biển có thể chọn bài 33, 35, 37. Đối với lớp 12: Dạy theo phân phối chương trình. GV cần chủ động xem xét điều kiện cơ sở vật chất (phòng thực hành, xưởng trường, giáo viên) để lập kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế của nhà trường. 2. Sử dụng thiết bị giáo dục, dạy thực hành Do đặc thù của môn Công nghệ, có nhiều bài thực hành, giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị được Bộ, Sở GDĐT cung cấp chủ động khai thác các thiết bị đã có của trường, tự sưu tầm, làm thêm các thiết bị dạy học khác để giảng dạy. Trước khi giảng dạy cần chuẩn bị chu đáo, làm thử nhiều lần để nắm chắc các thao tác kỹ thuật, chủ động hướng dẫn học sinh thực hiện. Trong quá trình sử dụng trang thiết bị dạy học nói chung và thiết bị của phần điện tử và điện kỹ thuật lớp 12 nói riêng cần chú ý đến những điều kiện đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Phải thực hiện nghiêm những quy định trong nội quy thực hành. Chương trình Công nghệ lớp 10 có 14/56 bài, lớp 11 có 6/39 và lớp 12 có 11/30 bài thực hành, theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GDĐT đã ban hành, căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường giáo viên cần khai thác triệt để các thiết bị đã có để dạy đủ các bài thực hành. Bộ GDĐT khuyến kích giáo viên sử dụng các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, các phần mềm để giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo hình thành cho học sinh những kỹ năng cần thiết: hiểu, biết được quy trình công nghệ để vận dụng vào thực tế sản xuất và đời sống. Tuỳ theo nội dung cụ thể từng bài với điều kiện trang thiết bị dạy học của trường, vật liệu thực hành có ở địa phương để vận dụng cho phù hợp. Các bài thực hành cần xây dựng kế hoạch từ đầu năm học để chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu khi thực hành. Ở những trường không đủ điều kiện để tổ chức học thực hành, giáo viên cần chủ động tổ chức cho học sinh tham quan theo yêu cầu của chương trình. Nếu không có đủ điều kiện dạy thực hành, tổ chức tham quan các trường cần báo cáo với Sở GDĐT để tìm phương án thay thế. Để dạy thực hành hiệu quả, giáo viên cần báo cáo với hiệu trưởng nhất thiết phải bố trí, sắp xếp tiết thực hành cho hợp lý, tuỳ theo thời lượng bài thực hành bố trí dạy cách tuần với thời lượng từ 2 đến 3 tiết liền. 3. Kiểm tra đánh giá Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Các bài kiểm tra định kì thực hiện theo quy định trong PPCT, cần kết hợp kiểm tra cả lý thuyết và thực hành. Nội dung đề bài kiểm tra cần kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan với tự luận để học sinh làm quen với hình thức này. Giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông; căn cứ vào thực tế trình độ học sinh của trường và hướng dẫn của Bộ GDĐT về đổi mới kiểm tra đánh giá để ra đề nhằm đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh, đảm bảo tính khách quan, công bằng. Tuỳ theo yêu cầu mức độ cần đạt của mục tiêu trong mỗi chương, bài khi giáo viên ra đề cần đảm bảo tính vừa sức nhưng phải phân loại được học sinh. 4. Đổi mới phương pháp dạy học Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, dạy phù hợp với cách biên soạn SGK mới, GV cần chủ động, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Trong quá trình vận dụng các hình thức dạy học cần phải thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, để HS tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức, tìm tòi, phát hiện những tri thức mới một cách tự giác, tự lực dưới sự hướng dẫn của GV. - GV cần chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học đối với HS, giảm bớt cách truyền thụ tri thức theo phương pháp thuyết trình; phải coi việc tiếp cận tri thức là điều kiện, phương tiện cho việc rèn luyện phương pháp tự học. - Trong quá trình dạy học cần tăng cường tính tự lực của cá nhân HS đồng thời chú trọng sự hợp tác, tương tác giữa các cá nhân trong nhóm, lớp nhằm đạt đựơc mục tiêu của bài học. Một định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tăng cường sự tương tác giữa các yếu tố của hệ thống dạy - học (thày, trò, nội dung học tập). - Cần kết hợp linh hoạt giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, làm cho HS luôn tự ý thức được, khẳng định được kết quả, mục tiêu học tập của mình. Hiện nay, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, GV nên chuyển việc thiết kế bài dạy theo nội dung sang thiết kế bài dạy theo hoạt động của GV và HS. B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ, CẤP THPT (Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. 2. Nguyên tắc Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục. (2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.  (3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học. (4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục. 3. Nội dung điều chỉnh Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau: (1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau. (2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm. (3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. (4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý. (5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau. 4. Thời gian thực hiện Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. 5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung - Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn. - Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau: + Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. + Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây. 6. Phân phối chương trình năm học 2011-2012: căn cứ khung PPCT, chuẩn kiến thức kỹ năng, Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc điều chỉnh nội dung dạy học, Sở đã tiến hành điều chỉnh phân phối chương trình áp dụng từ năm học 2011-2012. C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA SỞ GD&ĐT: 1. Các bài lý thuyết được phân phối 2,3 tiết cũng tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể phân chia nội dung của mỗi tiết cho phù hợp. 2. Thời lượng các bài học cũng có thể thay đổi một cách tương đối cho phù hợp khả năng thực tế của trường và năng lực học tập của học sinh, riêng chương VII ứng dụng động cơ đốt trong, SGK có 6 bài lý thuyết và 01 bài thực hành Bài 32 dạy bắt buộc, bài 38 thực hành không dạy các bài còn lại có thể lựa chọn 3 trong 5 bài để giảng dạy, không nhất thiết phải dạy đủ cả 5 bài. Nhưng phải đảm bảo số tiết quy định theo phân phối chương trình. Nội dung tích hợp được đưa vào các nội dung cụ thể của từng bài dạy. Tất cả các nội dung trên đều phải thống nhất cho toàn bộ các khối lớp trong trường, do tổ chuyên môn thống nhất, quy định và ghi vào biên bản sinh hoạt tổ đầu năm học, trình Ban Giám hiệu phê duyệt để mọi giáo viên trong tổ đều thực hiện. 3. Số tiết cho mỗi tuần, giao cho trường quyết định trên cơ sở kết hợp với các môn khác sao cho hoàn thành được nội dung chương trình đúng thời gian cho từng học kỳ và cả năm. 4. Nội dung các bài thí nghiệm thực hành cho học sinh là bắt buộc nhưng tùy theo điều kiện từng trường, các tiết thực hành có thể bố trí thực hiện không theo đúng thứ tự sắp xếp các tiết như trong phân phối trên nhưng có thể thực hiện trong thời gian đang học chương có tiết thực hành đó hoặc trong thời gian học chương tiếp theo và muộn nhất là không để quá thời gian của học kì đó. 5. Tất cả các bài kiểm tra học kì (cả học kì I và học kì II) đều kiểm tra bằng hình thức tự luận. II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH *** LỚP 10 Cả năm: 37 tuần ( 52 tiết ) Học kì I: 19 tuần (18 tiết ) Học kỳ II: 18 tuần ( 34 tiết) Tiết Bài Nội dung Nội dung điều chỉnh I. PHẦN 1. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP (Chọn dạy chương 1 hoặc chương 2) Chương 1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG 1 1 Bài mở đầu 2 2 Khảo nghiệm giống cây trồng 3, 4 3, 4 Sản xuất giống cây trồng Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo) 5 5 Thực hành: Xác định sức sống của hạt 6, 7 6 Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông lâm nghiệp 8 Ôn tập 9 Kiểm tra 10 7 Một số tính chất của đất trồng 11 8 Thực hành: Xác định độ chua của đất 12 9 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh, trơ sỏi đá Chọn dạy 1 trong 2 bài tuỳ vào điều kiện cụ thể của vùng miền. 10 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất măn đất phèn 13 12 Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường 14 13 Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón 15 15 Điều kiện phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng 16 16 Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa 17 Ôn tập 18 Kiểm tra học kì I Học kì II 19, 20 17 Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng 21 18 Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng, trừ nấm hại 22 19 Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường 23, 24 20 Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật Chương 3: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN 25 40 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản 26 41 Bảo quản hạt, củ làm giống Có thể chuyển sang tham quan ngoại khóa ở những nơi có điều kiện, hoặc xem băng hình. 42 Bảo quản lương thực, thực phẩm 27 44 Chế biến lương thực, thưc phẩm 28 45 Thực hành: Chế biến xi rô từ quả. 29 47 Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành (đậu tương) bằng phương pháp đơn giản 30 48 Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản Có thể chuyển sang tham quan ngoại khóa ở những nơi có điều kiện, hoặc xem băng hình. 31, 32 Hướng nghiệp Hướng nghiệp (Căn cứ chương trình hướng nghiệp các trường xây dựng chương trinh hướng nghiệp lựa chọn chương trình cho phù hợp với địa phương ) 33 Ôn tập 34 Kiểm tra Chương 2: CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG 1 1 Bài mở đầu 2 22 Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi I. Khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục: Không dạy 23 Chọn lọc giống vật nuôi 3 24 Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi 4 25 Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản 5 26 Sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản 6 27 Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống 7 28 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi 8 Ôn tập 9 Kiểm tra 10 29 Sản xuất thức ăn cho vật nuôi 11 30 Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi 12 31 Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản 13 32 Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá 14 33 Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăm nuôi 15,16 34 Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thuỷ sản 17 Ôn tập 18 Kiểm tra học kì I Học kì II 19 35 Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi 20 36 Thực hành: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niu cát xơn (Niwcastle) và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút 21, 22 37 Một số loại vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi 23, 24 38 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh Chương 3: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN 25 40 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản 26, 27 43 Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá Có thể chuyển sang tham quan ngoại khóa ở những nơi có điều kiện, hoặc xem băng hình. 28 45 Thực hành: Chế biến xirô từ quả. 29 46 Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản Có thể chuyển sang tham quan ngoại khóa ở những nơi có điều kiện, hoặc xem băng hình. 30 47 Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành (đậu tương) bằng phương pháp đơn giản 31 Hướng nghiệp 32 Hướng nghiệp 33 Ôn tập 34 Kiểm tra Phần 2 Tạo lập doanh nghiệp (Chương trình dùng chung) Chương 4: DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH 35 49 Bài mở đầu Bài 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56: - Phương án 1. Dạy theo quy định tại phân phối chương trình. - Phương án 2. Bố trí 8 tiết để dạy các kiến thức lý thuyết cơ bản về tạo lập doanh nghiệp của 2 chương 4 và 5; số tiết còn lại cộng với số tiết giáo dục hướng nghiệp (4 - 6 tiết), giáo viên tổ chức cho học sinh học theo dự án hoặc giao bài tập nghiên cứu và thảo luận tại lớp. 36, 37 50 Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 38 51 Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh 39 52 Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh 40 Hướng nghiệp. 41 Hướng nghiệp. 42 Ôn tập 43 Kiểm tra Chương 5: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 44 53 Xác định kế hoạch kinh doanh 45, 46 54 Thành lập doanh nghiệp 47 55 Quản lý doanh nghiệp 48 56 Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh 49 Hướng nghiệp. 50 Hướng nghiệp. 51 Ôn tập 52 Kiểm tra cuối năm LỚP 11 Cả năm: 37 tuần – 52 tiết Học kì I: 19 tuần – 18 tiết Học kì II: 18 tuần – 34 tiết. Bài Nội dung Tiết PPCT Nội dung điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện HỌC KỲ 1 PHẦN MỘT: VẼ KĨ THUẬT Chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở 1 Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật 1-2 Đưa tóm tắt mục I, II bài13 thành mục: VI. Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính 2 Hình chiếu vuông góc 3 Không dạy:NộidungII. Phương pháp góc chiếu thứ 3. 3 Thực hành: vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản 4 4 Mặt cắt và hình cắt 5 5 Hình chiếu trục đo 6-7 6 Thực hành: Biểu diễn vật thể 8-9 7 Hình chiếu phối cảnh 10 Ôn tập 11 Kiểm tra 12 Chương II: Vẽ kĩ thuật ứng dụng 8 Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật 13 9 Bản vẽ cơ khí 14 11 Bản vẽ xây dựng 15 12 Thực hành - Đọc bản vẽ xây dựng 16 14 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật 17 Kiểm tra học kì I 18 HỌC KÌ II PHẦN HAI : CHẾ TẠO CƠ KHÍ Chương III: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi 15 Vật liệu cơ khí 19 16 Công nghệ chế tạo phôi 20-21 Chương IV. Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí 17 Công nghệ cắt gọt kim loại 22-23 19 Tự động hoá trong chế tạo cơ khí 24 PHẦN BA: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Chương V. Đại cương về động cơ đốt trong 20 Khái quát về động cơ đốt trong 25 21 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong 26-27-28 Chương VI. Cấu tạo của động cơ đốt trong 22 Thân máy và nắp máy 29 23 Cơ cấu trục khuỷ thanh truyền 30-31 24 Cơ cấu phối khí 32 24 Hệ thống bôi trơn 33 26 Hệ thống làm mát 34 27 Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng 35-36 28 Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen 37 2.Không dạy phần: Đặc điểm của sự hình thành hòa khí.. 29 Hệ thống đánh lửa 38 30 Hệ thống khởi động 39 Ôn tập 40-41 Kiểm tra 42 Chương VII: Ứng dụng động cơ đốt trong 32 Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong 43 33 Động cơ đốt trong dùng cho ô tô (3tiết) Từ tiết 44- 49 (6 tiết) Theo vùng miền chọn 3/5 nội dung, từ nội dung" Động cơ đốt trong dùng cho ô tô” đến nội dung"Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện” để dạy. 34 Động cơ đốt trong dùng cho xe máy (Dùng cho vùng thành phố, nông thôn. 1 tiết) 35 Động cơ đốt trong dùng cho tàu thuỷ (Dùng vùng Biển 2 tiết ) 36 Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp (Dùng Vùng nông thôn 2 tiết ) 37 Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện(Dùng vùng TP ,vùng biển , 1 tiết ) Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong 50-51 Kiểm tra học kì II 52 LỚP 12 Cả năm: 37 tuần – 35 tiết Học kỳ I: 19 tuần – 18 tiết; Học kỳ II: 18 tuần – 17 tiết. Bài Nội dung Tiết Nội dung điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện PHẦN MỘT: KĨ THUẬT ĐIỂN TỬ 1 Vai trò và triển vọng phát triển của nghành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. 1 Chương1: Linh kiện điện tử 2 Điện trở- Tụ điện- Cuộn cảm 2 3 Thực hành: Điện trở- Tụ điện- Cuộn cảm 3 4 Linh kiện bán dẫn IC 4 5 Thực hành: Điốt-Tĩito-Triac 5 6 Thực hành: Tranzito 6 Chương 2. Một số mạnh điện tử cơ bản 7 Khái niệm về mạnh điện tử - Chỉnh lưu- Nguồn một chiều 7 Không dạy nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ, 2 nửa chu kỳ, mạch chỉnh lưu cầu. Chỉ giới thiệu về tác dụng, linh kiện trong mach, nhận xét về mạch chỉnh lưu. 8 Mạnh khuếch đại- Mạnh tạo xung 8 9 Thiết kế mạnh điện tử đơn giản 9 10 Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều 10 12 Thực hành: Điều chỉnh cá thông số của mạch tạo xung 11 Kiểm tra 12 Chương 3. Một số mạch điện tử điều khiển 13 Khái nhiệm về mạch điện tử điều khiển 13 14 Mạch điều khiển tín hiệu 14 15 Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha 15 16 Thực hành: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha 16-17 Kiểm tra học kì I 18 Chương 4. Điện tử dân dụng 17 Khái niệm về hệ thống thông tin viễn thông 19 18 Máy tăng âm 20 Không dạy mục III. Giới thiệu cho học sinh biết về dạng tín hiệu khi khuếch đại trong mạch khuếch đại công suất. 19 Máy thu thanh 21 20 Máy thu hình 22 Không dạy mục III. chỉ giới thiệu thểm trong khối 3 ở mục II. Sơ đồ khối máy thu hình màu về 3 tín hiệu đầu vào và đầu ra. PHẦN HAI: KĨ THUẬT ĐIỆN Chương 5. Mạch điện xoay chiều ba pha 22 Hệ thống điện quốc gia 23-24 23 Mạch điện xoay chiều ba pha 25-26 Ôn tập 27 Kiểm tra 28 Chương 6. Máy điện ba pha 25 Mạch điện xoay chiều ba pha- Máy biến áp ba pha 29-30 26 Động cơ không đồng bộ ba pha 31-32 Chương 7. Mạng điện sản xuất 28 Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ 33 Ôn tập 34 Kiểm tra cuối năm 35

File đính kèm:

  • docCN_THPT.doc
Giáo án liên quan