I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
- Phân biệt vật sống và vật không sống.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh vẽ 1 vài nhóm sinh vật - Hình 2.1Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài.
222 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân phối chương trình môn Sinh học (áp dụng từ năm học 2011 – 2012) lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YấN
-------------*****--------------
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRèNH MễN SINH HỌC
(Áp dụng từ năm học 2011 – 2012)
LỚP 6
Cả năm: 37 tuần (70 tiết).
Học kỳ I: 19 tuần (36 tiết).
Học kỳ II: 18 tuần (34 tiết).
HỌC KỲ I
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
1
Đặc điểm cơ thể sống. Nhiệm vụ của sinh học
2
Đặc điểm chung của thực vật.
3
Cú phải tất cả thực vật đều cú hoa?
CHƯƠNG I. TẾ BÀO THỰC VẬT
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
4
Kớnh lỳp, kớnh hiển vi và cỏch sử dụng.
5
Thực hành: Quan sỏt tế bào thực vật.
6
Cấu tạo tế bào thực vật.
7
Sự lớn lờn và phõn chia của tế bào.
CHƯƠNG II. RỄ.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
8
Cỏc loại rễ, cỏc miền của rễ.
9
Cấu tạo miền hỳt của rễ.
Cấu tạo từng bộ phận rễ trong bảng trang 32 - Khụng dạy chi tiết từng bộ phận mà chỉ cần liệt kờ tờn bộ phận và nờu chức năng chớnh.
10
Sự hỳt nước và muối khoỏng của rễ.
11
Sự hỳt nước và muối khoỏng của rễ (tiếp theo)
12
Biến dạng của rễ
CHƯƠNG III.THÂN.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
13
Cấu tạo ngoài của thõn.
14
Thõn dài ra do đõu?
15
Cấu tạo trong của thõn non.
Cấu tạo từng bộ phận thõn cõy trong bảng trang 49- Khụng dạy (chỉ cần học sinh lưu ý phần bú mạch gồm mạch gỗ và mạch rõy).
16
Thõn to ra do đõu?
17
Vận chuyển cỏc chất trong thõn.
18
Biến dạng của thõn
19
ễn tập
20
Kiểm tra một tiết.
CHƯƠNG IV. LÁ.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
21
Đặc điểm bờn ngoài của lỏ.
22
Cấu tạo trong của phiến lỏ.
- Mục 2: Thịt lỏ - Phần cấu tạo chỉ chỳ ý đến cỏc tế bào chứa lục lạp, lỗ khớ ở biểu bỡ và chức năng của chỳng;
- Cõu hỏi 4, 5 trang 67 - Khụng yờu cầu học sinh trả lời.
23
Quang hợp.
24
Quang hợp (tiếp theo)
25
Ảnh hưởng của cỏc điều kiện bờn ngoài đến quang hợp. í nghĩa của quang hợp.
26
Cõy cú hụ hấp khụng?
Bài 23, trang 79, cõu hỏi 4, 5 - Khụng yờu cầu học sinh trả lời
27
Phần lớn nước vào cõy đi đõu?
28
Biến dạng của lỏ.
29
Bài tập (Chữa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 6 -NXB Giỏo dục, 2006)
CHƯƠNG V. SINH SẢN SINH DƯỠNG.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
30
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiờn
31
Sinh sản sinh dưỡng do người.
- Mục 4. Nhõn giống vụ tớnh trong ống nghiệm - Khụng dạy
- Cõu hỏi 4 - Khụng yờu cầu học sinh trả lời
CHƯƠNG VI. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
32
Cấu tạo và chức năng của hoa.
33
Cỏc loại hoa.
34
ễn tập học kỳ I
35
Kiểm tra học kỳ I
36
Thụ phấn.
Dành thời gian cho cỏc tiết dạy bự, ụn tập, ngoại khúa
HỌC KỲ II
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
37
Thụ phấn (tiếp theo)
38
Thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
CHƯƠNG VII. QUẢ VÀ HẠT
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
39
Cỏc loại quả.
40
Hạt và cỏc bộ phận của hạt.
41
Phỏt tỏn của quả và hạt.
42
Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
43
Tổng kết về cõy cú hoa.
44
Tổng kết về cõy cú hoa (tiếp theo)
CHƯƠNG VIII. CÁC NHểM THỰC VẬT.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
45
Tảo.
- Mục 1: Cấu tạo của tảo và Mục 2: Một vài tảo khỏc thường gặp - Chỉ giới thiệu cỏc đại diện bằng hỡnh ảnh mà khụng đi sõu vào cấu tạo
- Cõu hỏi 1, 2, 4 - Khụng yờu cầu học sinh trả lời
- Cõu hỏi 3 - Khụng yờu cầu học sinh trả lời phần cấu tạo
46
Rờu - Cõy rờu.
47
Quyết - Cõy dương xỉ.
48
ễn tập
49
Kiểm tra một tiết.
50
Hạt trần - Cõy thụng
Mục 2: Cơ quan sinh sản - Khụng bắt buộc so sỏnh hoa của hạt kớn với nún của hạt trần
51
Hạt kớn - Đặc điểm của thực vật hạt kớn.
Cõu hỏi 3 - Khụng yờu cầu học sinh trả lời
52
Lớp hai lỏ mầm và lớp một lỏ mầm.
53
Khỏi niệm sơ lược về phõn loại thực vật.
- Khỏi niệm sơ lược về phõn loại thực vật - Khụng dạy chi tiết, chỉ dạy những hiểu biết chung về phõn loại thực vật
- Đọc thờm – Bài 44: Sự phỏt triển của giới Thực vật
54
Nguồn gốc cõy trồng
55
Thực vật gúp phần điều hũa khớ hậu
CHƯƠNG IX. VAI TRề CỦA THỰC VẬT.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
56
Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.
57
Vai trũ của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.
58
Vai trũ của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người (tiếp theo).
59
Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
60
Vi khuẩn
CHƯƠNG X. VI KHUẨN, NẤM. ĐỊA Y.
Tiết
Tờn bài
Nội dung điều chỉnh
61
Vi khuẩn (tiếp theo).
62
Nấm
63
Nấm (tiếp theo)
64
Địa y
65
Bài tập (Chữa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 6 -NXB Giỏo dục, 2006)
66
ễn tập
67
Kiểm tra học kỳ II
68
Tham quan thiờn nhiờn
69
Tham quan thiờn nhiờn (tiếp theo)
70
Tham quan thiờn nhiờn (tiếp theo)
Dành thời gian cho cỏc tiết dạy bự, ụn tập, ngoại khúa
CHẾ ĐỘ ĐIỂM MễN SINH HỌC 6
Điểm
Học kỡ
Điểm hệ số 1
Điểm hệ số 2
Học kỡ
Miệng
15 phỳt
Thực hành
45 phỳt
I
1
2
1
1
1
II
1
2
1
1
1
Tuần:.
Ngày soạn:..
Ngày dạy:.
Tiết 1:
Đặc điểm của cơ thể sống. Nhiệm vụ của sinh học
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
- Phân biệt vật sống và vật không sống.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh vẽ 1 vài nhóm sinh vật - Hình 2.1Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Giới thiệu bài: 2'
- Giới thiệu bài mới: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và vật sống.
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống 20'
- Mục tiêu:
Biết nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho hoc sinh kể tên 1 số: Cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
+ Cái bàn có cần những điều kiện giống con gà và cây đậu không?
+ Sau 1 thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng?
- GV gọi HS trả lời.
- GV khẳng định lại ý kiến đúng.
- GV cho HS tìm thêm 1 số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận.
- Học sinh tìm những sinh vật gần với đời sống như: Cây nhãn, cây cải, cây đậu con gà, con lợncái bàn, ghế
- Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn.
- Các nhóm thảo luận:
+ Cần thức ăn, nước uống, không khí( oxi)..
+ Không cần
+ Con gà, cây đậu lớn lên. Cái bàn không thay đổi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm -> nhóm khác bổ sung
- Hs trả lời: vật sống( con cá, cây mít), vật không sống( hòn đá.)
- Học sinh nêu kết luận
* Kết luận 1:
Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống 15'
- Mục tiêu: Thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho Hs quan sát bảng Sgk trang 6
- Giáo viên cho Hs hoạt động độc lập.
- Giáo viên kẻ bảng Sgk vào bảng phụ.
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời
- Giáo viên yêu cầu Hs nêu thêm ví dụ
- Giáo viên hỏi: Qua bảng trên hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- Hs quan sát bảng Sgk trang 6.
- HS hoàn thành bảng.
- Hs ghi kết quả vào bảng của Giáo viên, học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Hs ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng.
- Hs trả lời: trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
- Hs đọc kết luận Sgk trang 6.
* Kết luận 2:
Đặc điểm của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất với môi trường.
- Lớn lên, sinh sản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Sự đa dạng của thế giới Sinh vật
- Giáo viên treo bảng phụ có bài tập trang 7 Sgk, yêu cầu hs làm bài tập.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về thế giới sinh vật?
+ Sự phong phú về môi trường, kích thước, khả năng di chuyển của SV nói lên điều gì?
b) Các nhóm sinh vật:
- Giáo viên cho hs quan sát bảng thống kê và trả lời câu hỏi:
+ Có thể chia thế giới SV làm mấy nhóm?
+ Chia SV thành 4 nhóm dựa vào những đặc điểm nào?
- Học sinh lên bảng hoàn thành bảng thống kê trang 7 Sgk và ghi tiếp 1 số cây, con khác.
- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung: đa dạng, phong phú có nhiều loại khác nhau.
- Trao đổi theo nhóm để rút ra kết luận: Sinh vật đa dạng.
- Học sinh nghiên cứu độc lập thông tin.
- Chia thành 4 nhóm lớn: Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
+ Động vật: Di chuyển; Thực vật: Có màu xanh; Nấm: Không có màu xanh; Vi sinh vật: Vô cùng nhỏ bé.
* Kết luận 1:
Sinh vật trong tự nhiên đa dạng chia thành 4 nhóm.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của Sinh học 10'
- Mục tiêu: Thấy được nhiệm vụ của Sinh học và thực vật học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho Hs đọc Sgk trang 8.
- Giáo viên hỏi: Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- Giáo viên gọi 1->3 Hs trả lời.
- Giáo viên yêu cầu 1 Hs đọc to nội dung: Nhiệm vụ của Thực vật học cho cả lớp nghe.
- Hs đọc thông tin tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi.
- Hs nghe rồi bổ sung, nhắc lại phần trả lời của bạn.
- Hs nhắc lại nội dung vừa nghe, ghi nhớ.
* Kết luận 2:
- Nhiệm vụ của Sinh học
- Nhiệm vụ của Thực vật học SGK trang 8
IV.Tổng kết đánh giá: 5'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài. - Kiểm tra đánh giá:
Giáo viên cho Hs trả lời câu hỏi 1,2 Sgk.
V. Hướng dẫn về nhà: 3'
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị giờ sau: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.
Tuần:
Ngày giảng:..
Ngày soạn:
Tiết 2:
Đặc điểm chung của thực vật
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm chung của thực vật.
- Hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh ảnh khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất
Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách "Tự nhiên xã hôi"
III. Hoạt động dạy và học:
A. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra bài cũ: Sv trong tự nhiên chia thành mấy nhóm? Kể tên? 3'
- Giới thiệu bài mới: ở bài trước chúng ta đã học về sự đa dạng của thực vật. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gi?Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 2'
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Sự phong phú, đa dạng của Thực vật. 15'
- Mục tiêu:
Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh. Thảo luận câu hỏi ở Sgk trang 11.
- Giáo viên quan sát các nhóm có thể nhắc nhở hay gợi ý cho những nhóm có học lực yếu.
- Giáo viên chữa bằng cách gọi 1->3 hs đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên yêu cầu hs rút ra kết luận về thực vật.
- Học sinh quan sát hình Sgk và các tranh ảnh mang theo. Thảo luận.
- Đưa ra ý kiến: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn.
+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp.
- Hs rút ra kết luận.
* Kết luận 1:
Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, chúng có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật 20' - Mục tiêu: nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho Hs làm bài tập mục trang 11 Sgk.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Yêu cầu hs trả lời.
- Giáo viên đưa ra 1 số hiện tượng yêu cầu hs nhận xét về sự hoạt động của sinh vật:
+ Con gà, con mèo: chạy, đi
+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng.
-> Từ đó rút ra đặc điểm chung của Thực vật.
- Hs hoàn thành các nội dung
- Hs lên viết trên bảng của Giáo viên.
- Hs nhận xét:
Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.
- Hs rút ra những đặc điểm chung của thực vật
* Kết luận 2:
Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển.
IV.Tổng kết đánh giá: 4'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
+ Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất?
+ Đặc điểm chung của Thực vật là gì?
V. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị giờ sau: + Tranh cây hoa hồng, hoa cải.
+ Theo nhóm: Mẫu cây dương xỉ, cây cỏ.
Tuần:.
Ngày soạn:..
Ngày giảng:..
Tiết 3:
Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản( hoa, quả)
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh vẽ phóng to hình 4.1, 4.2 Sgk
Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa, quả, hạt.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm tranh cây dương xỉ, rau bợ
III. Hoạt động dạy và học:
A. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm chung của Thực vật là gì? 4'
- Giới thiệu bài mới: Sgk 1'
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa 20'
- Mục tiêu:
Nắm được các cơ quan của cây xanh có hoa.
Phân biệt cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho hs quan sát các cơ quan của cây cải.
- Giáo viên hỏi:
+ Cây cải có những loại cơ quân nào?
+ Chức năng của từng loại?
+ Rễ, thân, lá là cơ quan gì của cây? Chức năng?
+ Hoa, quả, hạt là cơ quan gì của cây? Chức năng?
- yêu cầu hs hoạt động nhóm hoàn thành bảng 2 Sgk.
- yêu cầu hs lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- giáo viên lưu ý cho hs cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
- Giáo viên hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm?
- Giáo viên kết luận lại.
- Học sinh quan sát hình 4.1 Sgk đối chiếu với bảng 1Sgk,ghi nhớ kiến thức. Trả lời câu hỏi:
+ 2 loại: Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
+ Là cơ quan sinh dưỡng, chức năng nuôi dưỡng cây.
+ Là cơ quan sinh sản, chức năng: Sinh sản để duy trì nòi giống.
- Hs quan sát tranh, hoàn thành bảng
- Hs trả lời, nhóm khăc nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trả lời.
- Hs nghe giảng.
- Học sinh trả lời,học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nghe giảng, lưu ý kết luận.
* Kết luận 1:
Thực vật có hai nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm 15'
- Mục tiêu: phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên viết lên bảng 1 số cây như:
+ Cây lúa, cây ngô, mướp -> gọi là cây 1 năm.
+ Cây hồng xiêm, mít, vải -> gọi là cây lâu năm.
- Giáo viên hỏi: Tại sao người ta lại nói như vậy?
Thực vật đó ra hoa, kết quả bao nhiêu lần trong vòng đời?
- Giáo viên yêu cầu hs trả lời, rút ra kết luận.
- Hs thảo luận theo nhóm
- Có thể là: Lúa sống ít thời gian, thu hoạch cả cây.
Các cây to cho nhiều quả..
- Hs thảo luận
- Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs rút ra kết luận về cây 1 năm và cây lâu năm.
* Kết luận 2:
Cây 1 năm ra hoa, kết quả 1 lần trong vòng đời.
Cây lâu năm ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời.
IV.Tổng kết đánh giá: 3'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Hs trả lời câu hỏi 1,2,3 Sgk
V. Hướng dẫn về nhà: 2'
- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
- Chuẩn bị giờ sau: Chuẩn bị 1 số rêu tường.
Chương I. Tế bào thực vật
Tuần:.
Ngày soạn:..
Ngày giảng:..
Tiết 4:
kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
Biết cách sử dụng kinh lúp và kính hiển vi.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Kính lúp cầm tay, kính hiển vi.
Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
1 đám rêu, rễ hành.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra bài cũ: Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. 3'
- Giới thiệu bài mới: Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi. 2'
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng. 20'
- Mục tiêu:
Học sinh biết sử dụng kính lúp cầm tay.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Tìm hiểu cấu tạo kính lúp
- Gviên yêu cầu hsinh đọc thông tín Sgk và cho biết kính lúp có cấu tạo ntn?
b) Cách sử dụng kính lúp cầm tay:
- Gviên yêu cầu hs đọc Sgk, quan sát hình 5.2 Sgk.
c) Tập quan sát mẫu bằng kính kúp
- Gviên qsát, kiểm tra tư thể đặt kính lúp của hs.
- Học sinh đọc thông tin
- Hsinh trả lời, ghi nhớ cấu tạo kính lúp.
- Hs trả lời cấu tạo của kính lúp
- Học sinh đọc Sgk
- Hs sử dụng và trình bày cách sử dụng kính lúp.
Hsinh quan sát cây rêu và vẽ vào giấy.
* Kết luận 1:
Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm 2 phần
- Tay cầm bằng kim loại( nhựa)
- Tấm kính trong, lồi 2 mặt có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.
Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng 15'
- Mục tiêu: nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Cấu tạo kính hiển vi:
- Gviên yêu cầu hs hoạt động nhóm nghiên cứu cấu tạo kính hiển vi.
- Gviên gọi đại diện lên trình bày.
b) Cách sử dụng:
Giáo viên nêu cách sử dụng và làm thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi.
- Học sinh hoạt động nhóm thảo luận về cấu tạo kính hiển vi.
- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Học sinh thao tác theo.
* Kết luận 2:
Kính hiển vi có 3 phần chính:
- Chân kính
- Thân kính
- Bàn kính
IV.Tổng kết đánh giá: 3'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Trình bày cấu tạo, cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi.
V. Hướng dẫn về nhà: 2'
- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
- Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín.
Tuần:.
Ngày soạn:..
Ngày giảng:..
Tiết 5:
ThỰC Hành : Quan sát tế bào thực vật
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật( tế bào vẩy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
2. Kỹ năng:
- Có kỹ nâng sử dụng kính hiển vi.
- Tập vẽ hình quan sát được trên kính hiển vi.
3. Thái độ:
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
- Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín.
- Tranh phóng to củ hành và tế bào vẩy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt quả cà chua.
- Kính hiển vi.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Học lại bài kính hiển vi.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Giới thiệu bài: 5'
-Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo, chức năng, cách sử dụng kính hiển vi.
- Giới thiệu bài mới: Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
Giáo viên yêu cầu làm tiêu bản tế bào cà chua hoặc vảy hành.
Vẽ lại hình khi quan sát.
Giáo viên phát dụng cụ.
Giáo viên phân công: 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào vẩy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua.
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi 20'
- Mục tiêu: Quan sát được 2 loại tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mãu trên kính.
- Gv làm mẫu tiêu bản đó để hs cùng quan sát.
- Gv đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của hs.
- Học sinh quan sát H.6.1 Sgk
- Đọc và nhắc lại các thao tác.
- Chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn.
- Tiến hành làm chú ý: ở tế bào vẩy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập, ở tế bào thịt quả cà chua chỉ lấy 1 lớp mỏng.
Hoạt động 2: Vẽ hình đã quan sát được dưới kính 15'
- Mục tiêu: Vẽ đúng, chính xác hình đã quan sát được.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh phóng to giới thiệu:
+ Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
+ Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua.
- Giáo viên hướng dẫn hs cách vừa quan sát, vừa vẽ hình.
- Nếu còn thời gian Gv cho hs đổi tiêu bản của nhóm này cho nhóm khác để có thể quan sát được cả 2 tiêu bản.
- Học sinh quan sát tranh,nghe giáo viên giảng.
- Hs đối chiếu tranh với hình vẽ của nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- Hs đổi tiêu bản, quan sát.
IV.Tổng kết đánh giá: 3'
- Học sinh tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính hiển vi, kết quả.
- Kiểm tra đánh giá:
Giáo viên đánh giá chung buổi thực hành.
Cho điểm các nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm nào chưa tích cực.
Phần cuối: Lau kính xếp lại vào hộp
Vệ sinh lớp học.
V. Hướng dẫn về nhà: 2'
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị giờ sau: Chuẩn bị 1 số tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật.
Tuần:.
Ngày soạn:..
Ngày giảng:..
Tiết 6:
Cấu tạo tế bào thực vật
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào
Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào
Khái niệm về mô
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ.
Nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to hình 7.1 - 7.5Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật
III. Hoạt động dạy và học:
A. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho hs nhắc lại đặc điểm tế bào biểu bì vẩy hành 2'
- Giới thiệu bài mới: Sgk 2'
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hình dạng và kích thước của tế bào 10'
- Mục tiêu:
Học sinh nắm được cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào, tế bào có nhiều hình dạng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Tìm hiểu hình dạng của tế bào
- Gviên yêu cầu hsinh đọc thông tín Sgk mục 1 trả lời câu hỏi:
+ Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá?
- Gv lưu ý có thể hs nói là 1 ô nhỏ, giáo viên chỉnh mỗi ô nhỏ đó là 1 tế bào.
- Gv cho hs quan sát lại hình Sgk + tranh -> nhận xét về hình dạng của tế bào.
- Gv hỏi: Trong cùng 1 cơ quan tế bào có giống nhau không?
b) Tìm hiểu kích thước tế bào:
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu Sgk rút ra nhận xét về kích thước tế bào.
- Gv thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn), tế bào sợi gai dài
- Gv yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát hình 7.1 - 7.3Sgk t23 trả lời câu hỏi
- Hs thấy được điểm giống nhau đó là cấu tạo bằng nhiều tế bào.
- Hs nghe giảng, lưu ý
- Hs quan sát tranh đưa ra nhận xét: tế bào có nhiều hình dạng.
- Trả lời: Giống nhau.
- Hsinh đọc thông tin và xem bảng kích thước tế bào ở Sgk T24 tự rút ra nhận xét.
- Hs trình bày, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Kích thước của tế bào khác nhau.
* Kết luận 1:
Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào.
Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào 15'
- Mục tiêu: nắm được 4 thành phần chính của tế bào: Vách tế bào, màng tế bào, chất tế bào, nhân.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu hs nghiên cứu độc lập nội dung SgkT24.
- Gv treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
- Gọi hs lên chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.
- Gv nhận xét có thể cho điểm.
- Gv mở rộng: lục lạp trong chất tế bào có chứa hầu hết cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp.
- Gv tóm tắt,hỏi: Vậy cấu tạo tế bào thực vật gồm những thành phần nào?
- Học sinh đọc thông tin Sgk kết hợp quan sát hình 7.4sgk
- Xác định được các bộ phận của tế bào rồi ghi nhớ.
- Hs lên chỉ tranh và nêu chức năng từng bộ phận.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nghe giảng, lưu ý
- Hs trả lời: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
* Kết luận 2:
Tế bào gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
Hoạt động 3: Mô 5'
- Mục tiêu: hs biết được mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo, chức năng giống nhau.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh các loại mô yêu cầu hs quan sát, Gv hỏi:
+ Nhận xét cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau?
- Yêu cầu hs rút ra kết luận: Mô là gì?
- Gv bổ sung thêm vào kết luận của hs: Chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.
- Học sinh quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn.
- Hs trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nghe giảng
* Kết luận 3:
Mô gồm 1 nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng.
IV.Tổng kết đánh giá: 5'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Hs trả lời câu hỏi 1,2,3 Sgk
Hs giải ô chữ nhanh.
V. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học bài, l
File đính kèm:
- giao an sinh hoc 6 nam 2012.doc