Phân phối chương trình Vật lý THCS

 A. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá

a) Đổi mới phương pháp dạy học:

- Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên;

- Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với các bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy mọc không nắm vững bản chất;

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân phối chương trình Vật lý THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ************* 1. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá a) Đổi mới phương pháp dạy học: - Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên; - Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với các bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy mọc không nắm vững bản chất; - Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực hành. Sử dụng tối đa và có hiệu quả các thiết bị thí nghiệm hiện có của bộ môn. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học, khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến phương án thí nghiệm phù hợp với từng bài học; - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý các phần mềm, thí nghiệm mô phỏng, tư liệu thiết bị dạy học điện tử, các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; - Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. - Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và thông qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá: - Đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực của mình; - Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT;    - Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT, đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành;    - Trong quá trình dạy học, cần hạn chế ghi nhớ máy móc, học thuộc nhưng không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học;    - Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và viết báo cáo. Trong mỗi học kì, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2, việc chọn các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định, các bài thực hành khác cho điểm hệ số 1; - Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần: + Phần đánh giá kỹ năng thực hành và kết quả thực hành; + Phần đánh giá báo cáo thực hành.  Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên. - Các bài kiểm tra học kì không làm hình thức trắc nghiệm mà làm bằng tự luận. 2. Hướng dẫn xây dựng phân phối chương trình Căn cứ vào kế hoạch giáo dục và khung phân phối chương trình để xây dựng phân phối chương trình cho môn học: a) Đảm bảo số tiết tối thiểu trong khung phân phối chương trình để lập kế hoạch dạy học cho hợp lý; thống nhất hoàn thành chương trình theo đúng thời gian cho mỗi học kỳ và cả năm học; b) Sắp xếp thời khoá biểu một cách hợp lý để sử dụng tối đa các trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm; c) Tuỳ theo điều kiện của từng trường, các tiết thực hành có thể bố trí thực hiện trong thời gian học chương tiếp theo hoặc cuối học kỳ. B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 Cả năm: 37 tuần – 35 tiết. Học kỳ I: 19 tuần –18 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 17 tiết.   Tiết Bài Tên bài HỌC KÌ I Chương I. CƠ HỌC ( 18 tiết) 1 1 Đo độ dài 2 2 Đo độ dài ( tiếp) 3 3 Đo thể tích chất lỏng 4 4 Đo thể tích chất rắn không thấm nước 5 5 Khối lượng. Đo khối lượng 6 6 Lực. Hai lực cân bằng 7 7 Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực 8 8 Trọng lực. Đơn vị lực 9 Ôn tâp 10   Kiểm tra 11 9 Lực đàn hồi 12 10 Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng 13 11 Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng 14 12 Thực hành và kiểm tra thực hành : Xác định khối lượng riêng của sỏi 15 13 Máy cơ đơn giản 16 14 Mặt phẳng nghiêng 17   Ôn tập chuơng I 18   Kiểm tra học kỳ I HỌC KÌ II 19 15 Đòn bẩy 20 16 Ròng rọc Chương II. NHIỆT HỌC ( 13 tiết) 21 18 Sự nở vì nhiệt của chất rắn 22 19 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 23 20 Sự nở vì nhiệt của chất khí 24 21 Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt 25 22 Nhiệt kế. Nhiệt giai 26 23 Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo nhiệt độ 27 Kiểm tra 28 24 Sự nóng chảy và đông đặc 29 25 Sự nóng chảy và đông đặc (tiếp theo) 30 26 Sự bay hơi và ngưng tụ 31 27 Sự bay hơi và ngưng tụ ( tiếp theo ) 32 28 Sự sôi 33 29 Sự sôi (tiếp theo) 34 30 Tổng kết chương II: Nhiệt học. Bài tập 35   Kiểm tra học kỳ II LỚP 7 Cả năm: 37 tuần – 35 tiết. Học kỳ I: 19 tuần –18 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 17 tiết.   Tiết Bài Tên bài HỌC KÌ I Chương I. QUANG HỌC ( 10 tiết ) 1 1 Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng 2 2 Sự truyền ánh sáng 3 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng 4 4 Định luật phản xạ ánh sáng 5 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 6 6 Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng . 7 7 Gương cầu lồi 8 8 Gương cầu lõm 9 9 Tổng kết chương I: Quang học. Bài tập 10   Kiểm tra 1 tiết Chương II. ÂM HỌC (7 tiết) 11 10 Nguồn âm 12 11 Độ cao của âm 13 12 Độ to của âm 14 13 Môi trường truyền âm 15 14 Phản xạ âm – Tiếng vang 16 15 Chống ô nhiễm tiếng ồn 17 16 Tổng kết chương II: ÂM HỌC 18   Kiểm tra kỳ I HỌC KÌ II Chương III. ĐIỆN HỌC (16 tiết) 19 17 Sự nhiễm điện do cọ sát 20 18 Hai loại điện tích 21 19 Dòng điện – Nguồn điện 22 20 Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại 23 21 Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện 24 22 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện 25 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện 26   Bài tập 27   Kiểm tra 1 tiết 28 24 Cường độ dòng điện 29 25 Hiệu điện thế 30 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện 31 28 Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp 32 27 Thực hành và kiểm tra thực hành : Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song 33 29 An toàn khi sử dụng điện 34 30 Tổng kết chương III : Điện học. Bài tập 35   Kiểm tra học kỳ II LỚP 8 Cả năm: 37 tuần – 35 tiết. Học kỳ I: 19 tuần –18 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 17 tiết.   Tiết Bài Tên bài HỌC KÌ I Chương I. CƠ HỌC (17 tiết) 1 1 Chuyển động cơ học 2 2 Vận tốc 3 3 Chuyển động đều – Chuyển động không đều 4 4 Biểu diễn lực 5 5 Sự cân bằng lực – Quán tính 6 6 Lực ma sát 7 7 Áp suất 8 8 Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau 9 9 Áp suất khí quyển 10   ÔN TẬP 11   Kiểm tra 12 10 Lực đẩy Acsimét 13 11 Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Acsimét 14 12 Sự nổi 15 13 Công cơ học - Định luật về công 16 14 Định luật về công 17   Ôn tập 18   Kiểm tra kỳ I HỌC KÌ II 19 15 Công suất 20 16 Cơ năng: Thế năng, động năng 21 17 Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng 22 18 Ôn tập chương 1: Cơ học Chương I. NHIỆT HỌC (12 tiết) 23 19 Các chất được cấu tạo như thế nào 24 20 Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên 25 21 Nhiệt năng 26 22 Dẫn nhiệt 27 23 Đối lưu – Bức xạ nhiệt 28 Kiểm tra 1 tiết 29 24 Công thức tính nhiệt lượng 30 25 Phương trình cân bằng nhiệt 31 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu 32 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt 33 28 Động cơ nhiệt 34 29 Ôn tập tổng kết chương II : Nhiệt học 35   Kiểm tra học kỳ II LỚP 9 Cả năm: 37 tuần – 70 tiết. Học kỳ I: 19 tuần – 36 tiết. Học kỳ II: 18 tuần – 34 tiết. Tiết Bài Tên bài HỌC KÌ I Chương I. ĐIỆN HỌC ( 21 tiết) 1 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 2 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm 3 3 Thực hành : Xác đinh điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế 4 4 Đoạn mạch nối tiếp 5 5 Đoạn mạch song song 6 6 Bài tập vận dụng định luật Ôm 7 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn 8 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn 9 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn 10 10 Biến trở - Điện trở dùng trong kỷ thuật 11 11 Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn 12 12 Công suất điện 13 13 Điện năng – Công của dòng điện 14 14 Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng 15 15 Thực hành : Xác định công suất của các dụng cụ điện 16 16 Định luật Jun – Len-xơ 17 17 Bài tập vận dụng định luật Jun – Len-xơ 18 18 Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q tỷ lệ thuận với I2 trong định luật Jun – Len-xơ 19 19 Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện 20 20 Tổng kết chương 1 : Điện học 21 20 Tổng kết chương 1 : Điện học(Tiếp) 22   Kiểm tra Chương II. ĐIỆN TỪ HỌC ( 13 tiết) 23 21 Nam châm vĩnh cửu 24 22 Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường 25 23 Từ phổ - Đường sức từ 26 24 Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua 27 25 Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện 28 26 Ứng dụng của nam châm 29 27 Lực điện từ 30 28 Động cơ điện một chiều 31 29 Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện 32 30 Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái 33 31 Hiện tượng cảm ứng điện từ 34 32 Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng 35   Ôn tập 36   Kiểm tra học kỳ I HỌC KÌ II 37 33 Dòng điện xoay chiều 38 34 Máy phát điện xoay chiều 39 35 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều 40 36 Truyền tải điện năng đi xa 41 37 Máy biến thế 42 38 Thực hành: Vận hành máy phát điện và máy biến thế 43 39 Ôn tập Tổng kết chương 2: Điện từ học Chương III. QUANG HỌC (20 tiết) 44 40 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 45 41 Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ 46 42 Thấu kính hội tụ 47 43 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ 48 44 Thấu kính phân kỳ 49 45 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ 50 46 Thực hành và kiểm tra thực hành : Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ 51 47 Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh 52   Ôn tập, bài tập 53   Kiểm tra 54 48 Mắt 55 49 Mắt cận thị và mắt lão 56 50 Kính lúp 57 51 Bài tập quang hình học 58 52 Ánh sáng trắng và ánh sáng màu 59 53 Sự phân tích ánh sáng trắng 60 54 Sự trộn các ánh sáng màu 61 55 Màu sắc các vật dưới ánh trắng và dưới ánh sáng màu 62 56 Các tác dụng của ánh sáng 63 57 Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD 64 58 Tổng kết chương 3 : Quang học Chương IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (5 tiết) 65 59 Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng 66 60 Định luật bảo toàn năng lượng 67 61 Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện 68 62 Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân 69   Ôn tập. 70   Kiểm tra học kỳ II

File đính kèm:

  • docPhan phoi chuong trinh Vat Ly.doc
Giáo án liên quan