Phân tích bài Bên kia sông Đuống, tác giả Hoàng Cầm

Chúng ta có thể nói đến một Huế và Tố Hữu, một Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, một xứ Đoài mây trắng làm nên một niềm cảm hứng mênh mông trong thơ Quang Dũng,.nhưng sự liệt kê sẽ không thể được coi là tạm đủ nếu chúng ta còn lỡ quên đi tên tuổi của Hoàng Cầm với những vần thơ đậm sắc màu Kinh Bắc. Nói đến Hoàng Cầm là gắn liền với Kinh Bắc, không chỉ vì người thơ ấy đã từng sáng tạo nên những vần thơ của bài thơ “ Bên kia sông Đuống “. Không thể không thừa nhận rằng hồn thơ Kinh Bắc của Hoàng Cầm được biết đến nhiều hơn cả và đọng lại nhiều hơn cả là nhờ bài thơ “ Bên kia sông Đuống “, bài thơ được viết ra trong một niềm cảm hứng dạt dào kì lạ trong một đêm không ngủ của dịp cuối xuân năm 1948.

Nhưng bài thơ về dòng sông ấy lại được mở đầu bằng một tiếng gọi thiết tha dành cho một người con gái :

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Một tiếng nói vốn được khởi phát bằng một giọng điệu thật âu yếm, tình tứ của một đôi lứa yêu nhau . Bằng cách ấy, khúc hát về dòng sông quê hương ngay từ đầu đã được thi nhân nhuộm lên vẻ đẹp thắm thiết của tình yêu và cái đẹp mê mẩn của nỗi buồn thiếu nữ. Dòng thơ đầu chỉ gồm năm tiếng nhưng đều là những tiếng mang thanh bằng, đủ sức gợi ra một cảm giác thật mênh mang. Cảm giác mênh mang rồi sẽ được mở rộng ra hơn nữa trong dòng thơ thứ hai với số thanh bằng chiếm đến năm trong sáu chữ của dòng thơ.

Nhưng đến tận câu thơ thứ ba thì hình ảnh con sông Đuống mới hiện ra, nhưng vẫn còn mơ màng trên hành trình của tình yêu . Vì thế dòng sông ấy cũng mới chỉ hiện lên với hình ảnh của một bờ cát, một bờ bãi ven sông. Nhưng đó là bờ cát trắng “ phẳng lì “để gợi ra một không gian xa rộng, kết hợp với ý niệm về một thời gian xa rộng mà nhà thơ đã viết ở đầu câu với toàn thanh bằng – “ ngày xưa “. Và câu thơ cứ ngân nga. Những dòng thơ cứ làm cho chúng ta nhớ tới một tứ thơ rất tinh tế và gợi cảm trong Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị :

Bản đàn mấy tiếng thoảng qua

Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay

Ba câu thơ đầu như mấy tiếng dạo đàn, chưa nói lên cái gì cụ thể nhưng vẫn có thể làm xao xuyến lên một tình cảm gì thật đẹp đẽ, nhớ thương

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài Bên kia sông Đuống, tác giả Hoàng Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên kia sông Đuống Hoàng Cầm Chúng ta có thể nói đến một Huế và Tố Hữu, một Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, một xứ Đoài mây trắng làm nên một niềm cảm hứng mênh mông trong thơ Quang Dũng,...nhưng sự liệt kê sẽ không thể được coi là tạm đủ nếu chúng ta còn lỡ quên đi tên tuổi của Hoàng Cầm với những vần thơ đậm sắc màu Kinh Bắc. Nói đến Hoàng Cầm là gắn liền với Kinh Bắc, không chỉ vì người thơ ấy đã từng sáng tạo nên những vần thơ của bài thơ “ Bên kia sông Đuống “. Không thể không thừa nhận rằng hồn thơ Kinh Bắc của Hoàng Cầm được biết đến nhiều hơn cả và đọng lại nhiều hơn cả là nhờ bài thơ “ Bên kia sông Đuống “, bài thơ được viết ra trong một niềm cảm hứng dạt dào kì lạ trong một đêm không ngủ của dịp cuối xuân năm 1948. Nhưng bài thơ về dòng sông ấy lại được mở đầu bằng một tiếng gọi thiết tha dành cho một người con gái : Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Một tiếng nói vốn được khởi phát bằng một giọng điệu thật âu yếm, tình tứ của một đôi lứa yêu nhau . Bằng cách ấy, khúc hát về dòng sông quê hương ngay từ đầu đã được thi nhân nhuộm lên vẻ đẹp thắm thiết của tình yêu và cái đẹp mê mẩn của nỗi buồn thiếu nữ. Dòng thơ đầu chỉ gồm năm tiếng nhưng đều là những tiếng mang thanh bằng, đủ sức gợi ra một cảm giác thật mênh mang. Cảm giác mênh mang rồi sẽ được mở rộng ra hơn nữa trong dòng thơ thứ hai với số thanh bằng chiếm đến năm trong sáu chữ của dòng thơ. Nhưng đến tận câu thơ thứ ba thì hình ảnh con sông Đuống mới hiện ra, nhưng vẫn còn mơ màng trên hành trình của tình yêu . Vì thế dòng sông ấy cũng mới chỉ hiện lên với hình ảnh của một bờ cát, một bờ bãi ven sông. Nhưng đó là bờ cát trắng “ phẳng lì “để gợi ra một không gian xa rộng, kết hợp với ý niệm về một thời gian xa rộng mà nhà thơ đã viết ở đầu câu với toàn thanh bằng – “ ngày xưa “. Và câu thơ cứ ngân nga. Những dòng thơ cứ làm cho chúng ta nhớ tới một tứ thơ rất tinh tế và gợi cảm trong Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị : Bản đàn mấy tiếng thoảng qua Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay Ba câu thơ đầu như mấy tiếng dạo đàn, chưa nói lên cái gì cụ thể nhưng vẫn có thể làm xao xuyến lên một tình cảm gì thật đẹp đẽ, nhớ thương. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh dòng sông Đuống mới thực sự hiện lên. Nhưng ngay cả đến khổ thơ này, dòng sông ấy dường như chảy về từ đâu đó trong cõi xa mờ, trong cõi nhớ. Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Và vì thế chúng ta cảm thấy dòng sông như cứ gần dần lại, hiện rõ dần lên và mỗi lúc một thêm huyền ảo, say đắm. Rất có thể là để nương theo trình tự ấy, nhà thơ mới để dòng sông Đuống hiện lên trong ấn tượng về một dáng trôi êm ả, được làm nên rất nhiều từ ba thanh ngang trong một dòng thơ chỉ gồm bốn chữ : Sông Đuống trôi đi Và đến khi chúng ta đã thấm thía đến tận cùng sự trôi êm ả về một chân trời nào xa tắp thì con sông mới hiện lên trong câu thơ thứ hai của khổ thơ với nhiều ánh sáng hơn, trong một cảm giác rõ ràng hơn mà cũng lung linh hơn : Một dòng lấp lánh Sự lấp lánh được làm hiện ra không chỉ từ dáng êm trôi của dòng sông mà con từ kí ức thân thương của nỗi nhớ. Trong kết cấu chung, hai câu thơ thứ tư và năm của bài thơ được viết ra như một sự tạo đà để mạch thơ tràn đổ xuống dòng thơ thứ sáu: Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì. Câu thơ thứ sáu sẽ không thể hay đến thế nếu không được chuẩn bị từ những câu thơ trên, bởi nó đã tiếp được những gì mà những câu thơ trên đó đã gợi ra để đưa thơ đến một miền khác kì lạ hơn, đẹp đẽ hơn. Câu thơ bắt đầu bằng ba chữ “ nằm nghiêng nghiêng “, làm cho hình ảnh dòng sông Đuống hiện lên không như một vật thể vô tri mà có dáng vẻ, có sinh khí, linh hồn như hình ảnh một con người. Những chữ ấy đủ rõ để trở thành một hình ảnh nhưng cũng đủ không rõ để giữ xúc cảm thơ trong sự thơ mộng, mơ màng. Vì thế nhà thơ đã không viết “ nằm nghiêng “ mà phải láy lại chữ “ nghiêng “ấy một lần nữa để hình ảnh con sông mờ nhoà đi, nhưng nhờ đó mà lung linh hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng cái thú của câu thơ không chỉ nằm ở những chữ đầu câu mà còn thấy trong sự kết hợp thú vị giữa ba chữ đầu câu với năm chữ đứng đằng sau đó : “ trong kháng chiến trường kì “. Sự kết hợp bất ngờ ấy làm cho ý niệm không gian “ nằm nghiêng nghiêng “ chợt hoà vào trong ý niệm về thời gian, cái dài của dòng sông như được hoà vào độ dài của năm tháng để tôn nhau lên, làm cho nhau càng trở nên kì diệu. Nhờ kết hợp ấy , người đọc thơ có cảm giác dòng sông Đuống lung linh, nghiêng trôi không chỉ trong ngoại giới mà cả trong nỗi nhớ nhung, cả trong tâm tưởng. Dòng sông ấy làm cho cuộc kháng chiến trở nên thi vị hơn và cuộc kháng chiến trường kì cũng làm cho dòng sông mang vẻ thời đại, chất trữ tình mà trước đó ít thấy ở những dòng thơ khác. Tuy nhiên chúng ta mới thực sự cảm nhận được hình ảnh của một “ Bên kia sông Đuống “ ở khổ thứ ba. Trong xúc động của nhà thơ, vùng đất ấy được nói đến như một miền quê tràn ngập màu xanh của sự sống. Phải như thế, Hoàng Cầm mới đặt trong câu thơ đầu tiên của khổ thơ một màu “ xanh “ và câu thứ hai một sắc “ biếc “. Nhà thơ sẽ không nói đến “ bên kia sông Đuống “ như là một mảnh đất đau khổ giống như “ nước mặn đồng chua “ hay “ cày lên sỏi đá “.Đó phải là vẻ đẹp của dâu mía, ngô khoai, của sự thanh bình êm ả. Không thể không chú ý rằng trong khổ thơ, Hoàng Cầm sẽ không chỉ nói đến “ xanh “ mà là “ xanh xanh “ , không chỉ là “ biếc “ mà là “ biêng biếc “ làm cho cảnh sắc bên kia sông Đuống trở nên xa mờ hơn, giăng ra mênh mang hơn, và nhất là đắm đuối hơn. Đó là xúc cảm của quê hương được thốt lên bởi một trái tim yêu thương tha thiết. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Nhưng đến câu thơ thứ ba của khổ thơ, xuất hiện một sự thay đổi đột ngột không ngờ. Không chỉ là sự chuyển đổi cảnh vật sang tình mà còn là sự thay đổi từ một cảm giác êm đềm trong niềm vui sống bỗng chuyển thành một sự đớn đau. Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót ra như rụng bàn tay. Hai câu thơ đầu còn viết về những gì mà nhà thơ nhìn thấy trong hoàn cảnh, thì hai câu sau bỗng chuyển thành một tâm trạng rất mạnh mẽ nhưng không thể cắt nghĩa được ở nội tâm. Vì thế mỗi câu thơ xuất hiện một chữ “sao “ quặn thắt, một câu hỏi không thể trả lời. Tình cảm trong hai câu thơ ấy có sự chuyển biến khác nhau. Câu thơ trên như vút lên trong một nỗi nhớ thương bởi những thanh sắc ở cuối câu và cảm giác da diết của tấm lòng thương nhớ ấy quện mãi vào lòng người. Xúc cảm không thể tan đi, một phần không nhỏ là nhờ khuôn vần “ nhớ tiếc “ với “ biêng biếc “ở trên. Câu thơ cuối đoạn còn bắt đầu bằng một phụ âm “ xát “ tung ra liên tiếp – “ sao xót xa “. Như thế, tình cảm cũng mài xiết mãi vào phần nhạy cảm nhất, dễ gây đau đớn nhất trong lòng người. Sao xót xa như rụng bàn tay Sau chữ “ như “ấy, âm thanh trầm hẳn xuống trong thanh nặng ở giữa những chữ phần lớn là thanh cao. Người đọc nhận ra cảm giác rụng rời không chỉ ở trên ý nghĩa của lời chữ mà như cảm thấy bằng chính sự biến đổi của âm thanh. Và cảm giác “ rụng “đi trong xúc động của nhà thơ lại là sự rụng mất của “ bàn tay”. Nỗi đau tâm hồn được cảm nhận như là nỗi đau cơ thể. Nhà thơ sững sờ, ngơ ngác trong một nỗi đau còn mãi,nỗi tiếc thương như là một điều chưa thể giải được. Nhưng mười câu thơ đầu tiên chưa phải là phần lớn nhất của bài thơ. Trong kết cấu chung, trong tác phẩm thì đây chỉ là một khúc dạo. Nhưng những câu thơ này cứ sống mãi trong lòng người đọc,xao xuyến mãi như là một sự định hướng trong một cảm xúc chung. Phần chính của “ Bên kia sông Đuống “được mở đầu bằng bốn chữ trùng với nhan đề : Bên kia sông Đuống Đây là những chữ rồi sẽ còn trở đi trở lại trên suốt chiều dài của bài thơ giống như một chủ âm, một niềm ám ảnh, giống như một bền bờ, nơi xuất phát của mọi đợt triều cảm xúc. Từ câu khởi đầu ấy, hình ảnh của Kinh Bắc sẽ trào lên trong tấm lòng thương mến của nhà thơ, trong tình cảm quê hương tha thiết – “ quê hương ta “. Với Hoàng Cầm, “Bên kia sông Đuống” trước hết sẽ được cảm nhận như là một miền quê trù phú, miền quê gợi ra cảm giác về một sự ấm no. Vì thế Hoàng Cầm sẽ không chỉ viết “ lúa “ mà nhất định phải là “ lúa nếp “ . Và những cánh đồng ấy sẽ không được miêu tả với sắc vàng mà với hương thơm nồng nàn ngây ngất, gợi nhớ đến hạnh phúc no đủ của ngày mùa. Nhưng Kinh Bắc với Hoàng Cầm không chỉ là một miền quê lúa mà còn là một miền quê văn hoá, cái nôi của nghệ thuật dân gian. Xúc cảm của quê hương vì thế sẽ không thê dừng lại nếu nhà thơ còn chưa gợi được trong lòng người đọc một nét rung cảm nào trước nền nghệ thuật và văn hóa dân gian ấy.Và sau câu thơ về “lúa nếp thơm nồng “, Hoàng Cầm như một điều tất yếu đã viết tiếp hình ảnh trong bức tranh Đông Hồ nổi tiếng. Nhưng trong rất nhiều đề tài của tranh làng Hồ, không phải ngẫu nhiên nhà thơ chọn đưa vào đây những hình “gà lợn “. Rất có thể bức tranh “ gà lợn “ tạo nhiều ấn tượng hoà hợp nhất với cánh đồng lúa ở câu thơ trên, để cùng gợi đến một vùng quê nông nghiệp. Và cũng đừng quên rằng hình ảnh gà lợn trong bức tranh được nhà thơ nói đến như chính sự sống thật của cuộc đời. Dường như nhà thơ không cảm thấy một sự ngăn cách nào đó giữa cánh đồng lúa ấy với bức tranh gà lợn ấy, tất cả đều là sự sống, là nguồn yêu thương của nhà thơ. Nếu không thấm nhuần tận đáy hồn chất riêng Kinh Bắc thì đã không có những câu thơ như thế ra đời. Mặt khác, những bức tranh trong quan điểm của Hoàng Cầm không chỉ là đường nét hay màu sắc, cũng không chỉ là những mảng màu được phất lên trên nền giấy điệp, bởi khi nói đến những nét vẽ trong tranh, sau chữ “ tươi”, nhà thơ đặt một chữ “ trong “ . “ Tươi “ gợi đến nét bút, nhưng “ trong “ thì lại phảng phất tâm hồn của những người dân quê quan họ : trong trẻo, trong sáng. Và như thế nhà thơ sẽ thấy sáng bừng lên trên nền tranh không chỉ là màu hoa lý, hoa hiên hay vàng nghệ. Tất cả được hoà chung vào sắc màu dân tộc, đã là màu sắc của tâm hồn, của quê hương đất nước. Đó nhất định phải là hình ảnh Kinh Bắc của một người rất yêu Kinh Bắc, coi miền quê ấy thật sự là tâm hồn mình , là trái tim mình. Đến những câu thơ tiếp theo, ba chữ “ quê hương ta “ lại được nhà thơ cho quay trở lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là mạch thơ tiếp tục êm đềm chảy trôi như trong những câu thơ trước, bởi lần này, sau những chữ “ quê hương ta “ sẽ là một sự đổi thay lớn lao bất ngờ, một nỗi đau ập xuống gây choáng váng đến mức mà xúc cảm của nhân vật trữ tình không còn đủ tỉnh táo để nhận ra một cách rõ ràng ngay được. Hoàng Cầm đã rất trung thực với qui luật tâm lý khi bắt đầu bằng một ấn tượng rất mạnh, rất chung : cảm giác ập xuống, rụng rời, choáng ngợp. Và chỉ sau cơn chấn động đó, nhà thơ mới dần dần nhận ra : giặc kéo đến. Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy. Khung cảnh quê hương có giặc kể từ đó mới được nhà thơ miêu tả, nhưng là miêu tả trong sự ám ảnh không dứt ra được, nỗi ám ảnh về ngọn lửa hung tàn ấy. Nhà thơ vì vậy mới nói đến “ ruộng khô “, “ nhà cháy “ và mới dùng những chữ “ kiệt cùng” để thay cho cách nói thông thường “ tận cùng “ vì chữ “ kiệt “ gợi ra những chữ đồng âm, để gợi ra cảm giác về “ cháy “ và “ khô”. Nhà thơ sẽ nói đến “ ngõ “ , “bờ” nhưng là “ ngõ “ , “bờ “đã không còn sự sống , đã mất hẳn đi sắc “ biêng biếc, xanh xanh” hay hương lúa nồng nàn. Chỉ còn một ngõ vắng vẻ, trơ trọi đủ để làm nên cảm giác “ ngõ thẳm”, thật sâu, thật xa. Bờ cũng chỉ còn là một “ bờ hoang”. Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Và ngự trị trong cuộc sống vẫn là những cái dữ dội, hoang dại thế. Cảm giác ấy hội tụ trong hình ảnh “đàn chó ngộ “ với ấn tượng ghê gớm của một hình ảnh mà người đọc “ bên kia sông Đuống “ sẽ không thể nào quên : Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu. Hình ảnh ấy tiêu biểu và dữ dội về một quê hương mà sự sống lành mạnh đã mất hết đi rồi... Nhưng Hoàng Cầm sẽ không phải Hoàng Cầm nếu như nỗi đau trước một quê hương có giặc còn chưa kịp thấm vào nghệ thuật , vào văn hoá dân gian. Với Hoàng Cầm, văn hoá nghệ thuật dân gian ấy cũng thuộc về quê hương Kinh Bắc, cũng làm nên quê hương Kinh Bắc, là mảng không thể thiếu được trong tâm hồn yêu quê hương con người Kinh Bắc. Chính vì thế, ở những câu thơ sau, hình ảnh bức tranh Đông Hồ quay trở lại. Chúng ta lại gặp lại hình ảnh “ mẹ con đàn lợn âm dương” và “đám cưới chuột “ .Tuy nhiên, một lần nữa người đọc thơ lại thấy qua con mắt của Hoàng Cầm, đó không hoàn toàn chỉ là những bức tranh. Nhà thơ đã nhìn những hình tượng ấy như đó chính là cuộc sống, sinh động như thế, có hồn như thế. Trong con mắt nhà thơ, nỗi đau xót về quê hương không hoàn toàn hiện ra trong những bức tranh bị rách nát mà ở đó nhà thơ nhìn thấy sự chia lìa của những con vật sống, của những cuộc đời những sinh linh có thật. Nỗi đau xót ấy vẫn thấm thía không kém gì nỗi đau trước “ nhà cháy, ruộng khô,bờ hoang, ngõ thẳm”. Về mặt nào đấy, sự đau xót còn có những mặt dễ khía, dễ cứa vào lòng người nhiều hơn. Và cảm giác ấy được làm nên không ít nhờ cách ngắt dòng, đặt câu. Nhà thơ đem đến cho chúng ta một loạt những câu thơ như chợt gãy đôi, những câu thơ cứ vỡ làm hai mảnh. Nhà thơ còn sử dụng những chữ tạo nên cảm giác sum vầy, hoà hợp :” mẹ-con, dương-âm”, hay chữ “ lợn “ không đứng một mình như trong câu thơ trước đó mà như “một đàn “đông đúc. Cảm giác yên ấm ấy đi đến giữa chừng bỗng nhiên chẹn lại. Câu thơ ngắt đôi ra để bên dưới là một dòng thơ chỉ toàn gợi ra sự chia lìa, tan vỡ. Sự láy lại một lần nữa cấu trúc ấy ở hai câu thơ dưới, những câu thơ nói về một đám cưới, sự rộn rã, tưng bừng như có một cái gì đang tồn tại, tiếp diễn. Và cũng như trong trường hợp trên, dòng thơ dưới đó sẽ là tan tác, sẽ là quặn thắt trong một câu hỏi không có sự trả lời : Bây giờ tan tác về đâu. Câu thơ cứ day dứt như một nỗi đau còn mãi, một vết thương vẫn chưa thể nào lành. Nhưng đây chỉ là một trong những đợt cảm xúc của nhà thơ. Ở những câu sau, cảm giác như thế sẽ còn cuộn sóng, trái tim nhà thơ sẽ còn bị xô đẩy rất nhiều trong xúc cảm về một nỗi đớn đau như thế.

File đính kèm:

  • docLuyen thi Ben kia song Duong.doc