Nói đến thơ HC trước cách mạng thế nào cũng phải nói đến chữ sầu, khi ông xuất hiện trên thi đàn với tập “Lửa thiêng”, người ta có cảm giác như cái mạch sầu vẫn ngấm ngầm trong mảnh đất này từ mấy trăm năm trước, dồn chứa tích tụ để thành một khối sầu lớn. Và cái khối sầu ấy chính là “Lửa thiêng”. Và để trốn nỗi sầu đời, HC tìm đến cái mênh mông của vũ trụ. Nhưng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa HC gặp nỗi sầu vũ trụ mêng mang hơn tha thiết hơn. Cứ như thế hồn thơ HC đi đi về về giữa hai cõi sầu ấy.
- Sau cách mạng cũng như CLV, HC bế tắc, im lặng suốt mười mấy năm. Sau chuyện đi thực tế khu mỏ Quảng Ninh ông mới sáng tác trở lại bằng tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”. Từ đó đến nay HC viết rất đều và rất khỏe: Đất nở hoa, Bài thơ CĐ, Những năm 60 HC còn làm thơ cho trẻ em và rất phong phú với tập Hai bàn tay em, các truyện thơ Sơn Tinh –Thuỷ Tinh, Mỵ Châu –Trọng Thuỷ. Ông đã được xét tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân – nghệ sỹ ưu tú
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài: Các vị la hán chùa tây phương - Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các vị la hán chùa Tây Phương
-Huy Cận-
I. Tác giả Huy Cận:
- Nói đến thơ HC trước cách mạng thế nào cũng phải nói đến chữ sầu, khi ông xuất hiện trên thi đàn với tập “Lửa thiêng”, người ta có cảm giác như cái mạch sầu vẫn ngấm ngầm trong mảnh đất này từ mấy trăm năm trước, dồn chứa tích tụ để thành một khối sầu lớn. Và cái khối sầu ấy chính là “Lửa thiêng”. Và để trốn nỗi sầu đời, HC tìm đến cái mênh mông của vũ trụ. Nhưng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa HC gặp nỗi sầu vũ trụ mêng mang hơn tha thiết hơn. Cứ như thế hồn thơ HC đi đi về về giữa hai cõi sầu ấy.
- Sau cách mạng cũng như CLV, HC bế tắc, im lặng suốt mười mấy năm. Sau chuyện đi thực tế khu mỏ Quảng Ninh ông mới sáng tác trở lại bằng tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”. Từ đó đến nay HC viết rất đều và rất khỏe: Đất nở hoa, Bài thơ CĐ, Những năm 60… HC còn làm thơ cho trẻ em và rất phong phú với tập Hai bàn tay em, các truyện thơ Sơn Tinh –Thuỷ Tinh, Mỵ Châu –Trọng Thuỷ. Ông đã được xét tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân – nghệ sỹ ưu tú
II..Tác phẩm:
1. Bố cục bài thơ CVLHCTP có 15 khổ thơ được chia làm ba phần.
- ở phần đầu HC dùng ngôn ngữ thi ca của mình để tạc lại các pho tượng La Hán. Có thể nói đây là phần hay nhất, đặc sắc nhất của cả tác phẩm.
- ở phần hai, HC chủ động tạo ra một cuộc đối thoại giữa ông với những nghệ nhân xưa, những người đã tạc nên những pho tượng La hán. Thông qua cuộc đối thoại này ông muốn bày tỏ cách nhìn và thái độ của ông đối với những nỗi đau và sự bế tắc của cha ông trong quá khứ.
- Phần tiếp theo của tác phẩm là lời giải đáp của XH hôm nay nhằm hoá giải những nỗi khổ đau và sự bế tắc của thế hệ cha ông trước kia.
2. Phân tích 8 khổ thơ đầu:
*Nhận xét tổng quát:
Chúng ta đều biết điêu khắc là một bộ môn nghệ thuật thuộc lĩnh vực nghệ thuật không gian mà đặc trưng cơ bản của loại nghệ thuật này là tính cụ thể trực cảm. Khi ngắm nhìn một pho tượng, cùng một lúc toàn bộ vẻ đẹp của hình tượng điêu khắc hiển hiện ngay trước mặt ta với những hình khối đường nét, tỉ mỉ.Ta còn có thể đến ngay bên cạnh bức tượng để vuốt lên những đường nét của nó để có thể cảm nhận một cách cụ thể hơn. Trong khi ấy thì ngôn ngữ thơ ca nói riêng và ngôn ngữ văn chuơng nói chung lại là một bộ môn nghệ thuật thuộc lãnh vực nghệ thuật thời đại. Chẳng hạn như : văn chương, âm nhạc, điện ảnh.v.v... thuộc lĩnh vực này. Đặc trưng của nghệ thuật này là tính trừu tượng, mà hình tượng nghệ thuật của nó lại dược các tác giả khắc bằng trí tưởng tượng của người đọc người xem. Mà trí tưởng tượng thì chẳng ai giống ai cả. Như vậy khi dùng ngôn ngữ thơ ca để tạc lại bức tuợng La Hán có thể nói HC đã bị đặt trước một thử thách rất nghiệt ngã. Ông phải vượt qua sự ngăn cách của hai lĩnh vực NT rất khác nhau. Nếu non tay một chút thì thà để người ta trực tiếp ngắm nhìn các pho tượng có khi người ta lại thấy đẹp hơn. Nhưng nếu người viết có tài thì rất có thể những bức tượng mà ông tạo ra trong lòng người đọc lung linh hơn sống động hơn chính những bức tượng thật ở ngoài đời. Có thể nói HC đã rất tài tình khi sử dụng ngôn ngữ thơ ca của mình để tạc lại các bức tượng La Hán. Và bất kì ai đã được xem các bức tượng này ở chùa Tây Phương rồi lại được đọc tác phẩm của HC đều phải thừa nhận HC rất có tài. Chỉ bằng ngôn ngữ thơ ca thôi mà ông dựng lại các bức tượng rất sống động, có hình khối, có đường nét. Ngôn ngữ của ông ở 8 khổ thơ đầu này là một thứ ngôn ngữ của một người có kinh nghiệm chạm khắc. Vì sự khắc hoạ quá tài tình của HC mà có người còn cho đoạn thơ này đã tạo ra những “bức điêu khắc bằng lời”. Mặt khác hình tượng thơ ở đây còn chứa đựng những suy ngẫm triết lý về nhân sinh và một thời đại lịch sử mà xã hội quănf quại trong đau khổ và bế tắc không tìm được lối ra.
- 8 khổ thơ đầu đã được HC sắp xếp theo một trình tự vừa hợp lí vừa hết sức chặt chẽ.
- ở khổ thơ đầu ghi lại ấn tượng chung nhất của ông khi đến thăm chùa TP, khi ngắm nhìn các pho tượng La Hán ở ngôi chùa này.
- Tiếp theo ông tả hình ảnh ba pho tượng La Hán cụ thể.
- Sau đó ông lại lùi ra để tả bao quát cả nhóm tượng. Và ở phần này ông vừa tả bao quát vừa bộc lộ suy nghĩ của mình.
- Phân tích khổ thơ mở đầu:
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương
- Hồi trước cách mạng khi đang còn là sinh viên CĐ Nông lâm Đông Dương, HC đã đến thăm chùa Tây Phương. Ngắm nhìn các pho tượng La Hán bày ở đây, HC rất xúc động nhưng ông vẫn không sáng tác được bởi lẽ HC không sao lí giải nổi. Thường thì cửa Phật là mơi thoát tục, người ta tìm đến với cửa Phật có lẽ chỉ một phần tin vào giáo lý của nhà Phật còn cái phần chủ yêú hơn là tìm sự thanh thản cho bản thân. Vì cửa Phật lẽ ra phải là nơi thoát tục, nơi mọi ưu phiền âu lo của cuộc sống đều không thể đến được. Thế mà đến chùa TP, HC lại không có được sự thanh thản ấy. Ngược lại ngắm nhìn các pho tượng La Hán ở chùa này, HC lại có cảm giác nỗi đau của cuộc đời đã dồn tụ cả về đây để hiển hiện trong hình hài các pho tượng kia.
- Bẵng đi một thời gian dài cho mãi đến sau này gặp lại, nghĩa là mười mấy năm sau HC mới quay trở lại ngôi chùa này lần hai, xúc cảm thì vẫn nguyên vẹn như lần đến đầu tiên, chỉ khác là lần này HC đã hiểu và đã lí giải được nỗi băn khoăn mà mười mấy năm trước ông không làm được. Sau chuyến đi ấy HC đã viết tác phẩm Các vị La Hán chùa Tây Phương.
3.Phân tích ba khổ thơ tiếp theo:
- Sau ấn tượng chung tác giả đi vào miêu tả một cách rõ nét ở những pho tượng La Hán cụ thể. Mỗi pho tượng một vẻ khác nhau.
a. Pho tượng thứ nhất:
Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gày
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay
- Cái ấn tượng rõ rệt nhất của HC khi ngắm nhìn bức tượng La Hán này là sự gầy guộc về thân xác. Vị La Hán này cứ như một bộ xương hiện hình người chỉ toàn là những xương trần chân với tay. Thế nhưng cái hình hài khô đét ấy tưởng như chẳng còn một chút sức sống nào lại có đời sống nội tâm dữ dội. Bằng động từ thiêu đốt tác giả HC như đã thổi linh hồn vào trong bức tượng, tạo cho nó một sức sống bên trong rất mãnh liệt. Những suy nghĩ bên trong ấy như thiêu đốt tâm can làm cho hai hố mắt của bức tượng La Hán này trũng sâu xuống.
- ở bức tượng La Hán thứ nhất này tác giả HC không chỉ cảm nhận được sự gầy guộc về thân xác mà ông còn cảm nhận đựơc sự bế tắc và bất lực. Pho tượng La Hán này giống như sự bế tắc và bất lực đông cứng lại. Thực tế thì không ai ngạc nhiên hay thấy lạ vì vị La Hán ngồi yên lâu như thế. Bởi đã là tượng thì phải ngồi yên. Ai cũng ví “ngồi yên như tượng”. Vậy mà chỉ riêng HC thắc mắc vì thấy Vị La Hán này ngồi lâu trong một tư thế bất động hàng trăm năm rồi. Cho nên đây lại là một cách nói, một cách nói khúc triết khiến sự thật hiển nhiên trở nên có tính vấn đề, có ẩn chứa nội dung sâu sa.
Theo một hướng khác cũng có thể lý giải, thực ra hình xác bất động để dồn năng lượng vào tâm linh, cho nên mới: “Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt”. Chữ “sâu” đắt vì nó thăm thẳm đến buốt nhói, gợi một sự thâm u, sâu kín. Cũng nhờ chữ “sâu”, người đọc có cảm giác những suy tư triền miên của tâm linh đã vắt héo cả thân xác nhà tu hành. Đây là điểm dị biệt giữa cái nhìn của nhà thơ và cái nhìn của phật giáo. Nhà Phật quan niệm ép xác, giải thoát linh hồn để lên cõi Niết Bàn cực lạc. Trong khi đó HC lại nhìn sự ép xác như một nỗi đau đời. Vì hai chữ “thiêu đốt” rừng rực nỗi đau. Thân xác hao gầy như hệ quả của sự vật vã tâm linh.
b. Pho tượng La Hán thứ hai:
Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi
- Khác hẳn với pho tượng La Hán thứ nhất được tác giả miêu tả hoàn toàn trong trạng thái tĩnh, ở pho tượng La Hán thứ hai này mọi miêu tả đường nét đều động. Và tất cả những vận động đều ở mức tột cùng căng thẳng. Bút pháp HC như réo sôi lên trong những đợt sóng của động từ và tính từ. Và hình xác pho tượng cũng như rung chuyển theo những đợt sóng ngôn từ ấy. Nào là: giưong, nhíu xệch, nổi sóng, nào là cong, chua chát, héo, vặn, sôi…. HC dường như huy động hết cường độ, và những khả năng có thể của các động từ tính từ để diễn tả một tâm linh sôi sục như muốn phá vỡ cái vỏ xác chật chội khô cứng. Đó hẳn phải là một tâm linh ẩn chứa những khát vọng lớn, nhưng đang rơi vào bất lực. Sự tinh tế trong cái nhìn, trong cách diễn đạt chứng tỏ sức tưởng tượng mãnh liệt của thi sĩ. Với sức tưởng tượng của mình, ông còn muốn làm nổi bật đời sống nội tâm, cái thế giới tâm linh u kín ấy lên từng thớ gỗ. Những câu thơ có hình khối đường nét, có cả thần thái tâm linh, vì vậy đã trở thành những nét điêu khắc tài hoa về một pho tượng có nỗi đau nhân thế.
c. Pho tượng thứ 3:
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn
- Pho tượng thứ 3 này rất lạ, khác hẳn hai pho tượng trên. Thông thường trong cuộc đời khi mà con người còn có phản ứng trước những nỗi đau dù là theo cách giấu nó vào trong hay bộc lộ nó ra bên ngoài thì ít nhiều con ngưòi vẫn còn yêu đời vẫn còn quan tâm đến cuộc sống. Sợ nhất là khi người ta trơ ra, chẳng biểu lộ gì cả. Nỗi đau đời của các vị La Hán theo cái cách chìm vào bên trong như pho tượng thứ nhất hay lộ ra bên ngoài như pho tượng thứ hai dẫu sao vẫn còn có sự gắn bó của những vị La Hán này đối với cuộc đời. Pho tượng thứ 3 lại khác. Nó lạ và bất ngờ hơn hai pho tượng kia. Lạ và bất ngờ trước hết là ở hình dáng pho tượng. Mặc dù thực tế thì pho tượng này ngồi trong tư thế thiền định – an bằng, siêu thoát. Vậy mà trong cái nhìn của HC vị La Hán này cố co quắp lại “chân tay co xếp lại”, cố thu mình thật nhỏ “Tròn xeo tựa chiếc thai non” dường như là để tách mình ra khỏi thế giới để khỏi phải nhìn thấy nỗi khổ đau của cuộc đời.
- Thế nhưng 2 câu thơ sau lại miêu tả một tình trạng gần như ngược lại, mâu thuẫn với 2 câu thơ đầu. Nếu 2 câu thơ đầu vị La Hán cố thu nhỏ mình, cố né tránh để lánh đời thì ở 2 câu sau bằng cách miêu tả đôi tai “rộng dài ngang gối” HC đã nhìn thấy cái thế không thể lánh đời mà ngược lại còn nhập thế của pho tượng.
Thực tế theo quan niệm của nhà phật thì tai to khác thường là “phật tướng” là tổng hợp bao đức tính tốt đẹp như: phúc đức, nhân từ, làm nhiều điều thiện… Nhưng trong mắt và theo quan niệm của HC thì tai chỉ để nghe thôi (giống như mắt để nhìn, miệng để ăn, để nói vậy…). Đặc biệt điều quan trọng mà HC muốn nhấn mạnh là nghe chuyện buồn chứ không phải nghe chuyện vui. Cho nên đây cũng là một cách nhìn độc đáo, một sáng tạo độc đáo của HC khi đánh giá nghệ thuật tạc tượng của các nghệ nhân xưa kia. Té ra muốn lánh đời để tu hành, tịch diệt, nhưng đời như bể khổ cứ vỗ sóng vào tận cửa thiền khiến cõi tu hành trở thành cửa ngõ đón nhận, cảm thông với bể khổ của chúng sinh.
Tóm lại: qua những pho tượng La Hán được tạc bằng ngôn từ, chúng ta thấy một thành công nữa của HC là ở chỗ bút pháp tạo hình không chỉ sinh động mà luôn ngầm ẩn một ý vị triết học nhân sinh thấm thía, nhờ thế mà tác giả đã tạo ra một hệ thống tượng La Hán cho riêng mình, và hấp dẫn người đọc hiểu tượng theo cách của ông.
4. Phân tích bốn khổ cuối:
Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.
Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi
Mặt cúi mặt nghiêng mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bờy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân.
Sau ấn tượng chung rồi đi vào miêu tả ba bức tượng cụ thể, HC như lùi ra xa để có một cái nhìn tổng quát hơn. Tất nhiên ở một chỗ đứng như thế ông không thể miêu tả rõ nét được nữa. Nhưng rời khỏi cái cụ thể, nhà thơ lại có cơ hội dồn bút lực bao quát cả quần thể tượng để ghi lại những nhận xét tổng quát về những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Và vì đánh giá trong cái nhìn tổng quát nên 4 khổ thơ tiếp sau ý vị triết học càng đậm hơn. Đặc biệt bám chắc lấy hình khối của các pho tượng nhà thơ tiếp tục bộc lộ những suy tưởng khái quát sâu xa về cả một nhân loại khổ đau trong quá khứ trầm luân, bế tắc.
Bốn khổ thơ với hai cuộc gặp gỡ thú vị.
- Trước hết là cuộc gặp gỡ giữa các pho tượng
Thường thì thái độ của con người đối với quá khứ khá giống nhau. Điều này rất dễ hiểu bởi vì ai cũng mong chờ một tương lai tốt đẹp hơn. Thế nhưng đối với tác giả thì thái độ của mội người lại rất khác nhau. Và tiếc thay lại thường cực đoan. Có người thì lí tưởng hoá quá khứ , coi quá khứ như là mẫu mực cho ngày sau. Những người này cứ mở miệng ra là ngày xưa thế nọ ngày xưa thế kia. Đấy là những con người hoài cổ. Ngược lại có người lại muốn phủ định sạch trơn quá khứ, coi tất cả quá khứ đều là lạc hậu, đều đáng bỏ đi. Những người này chỉ quan tâm đến hiện tại và tương lai thôi. Trong khi đó thì cuộc đời lại là một chuỗi phát triển liên tục vừa có kế thừa lại vừa có đổi mới cho nên cả hai loại người cực đoan nói trên đều không phải là một cách nhìn, một thái độ đúng đối với quá khứ .
ở tác phẩm CVLHCTP và nhất là ở 4 khổ cuối của phần một, tác giả HC đã cho chúng ta thấy một cách nhìn , một thái độ đúng nhất đối với quá khứ. HC không phủ nhận quá khứ, không đứng ở tương lai phê phán quá khứ và ngược lại HC cũng không hề lí tưởng hoá quá khứ. Trước nỗi đau và sự bế tắc của cha ông trong quá khứ, HC có cái nhìn vừa cảm thông vừa trân trọng.
Câu thơ đầu của khổ thứ 6 nổi lên ba chữ “mặt con người”. Cách dùng ngôn từ đặc biệt ấy đã phả linh hồn vào tượng gỗ , khiến tượng hoá người, tậo hợp tượng hoá tập hợp người. Đây là một biến ảo của bút pháp, nguồn gốc của biến ảo là do cảm hứng mới của HC trước những pho tượng cũ - cảm hứng trần thế trước đề tài tôn giáo, một cảm hứng thấm đẫm nỗi đau.
Câu thơ thứ 2 đặc biệt cho thấy khả năng miêu tả những nỗi đau thương của HC rất sinh động. Nhà thơ đã huy động một hệ thống hình ảnh ngôn từ mở căng tầm vóc: “Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời.” Thật là một không gian lớn đủ chứa số phận bi kịch của cả nhân loại.
Câu thơ thứ 3 gợi hình ảnh của cả đám đông đau khổ. Số từ “trăm” như nhân gấp lên nhiều lần sự đau khổ ấy, biến nó thành nỗi đau đớn, bế tắc không cùng.
Câu thứ 4, nếu không có cái nhìn và một thái độ khác thì có lẽ HC sẽ không thể nào nhìn thấy “Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi”. Thật ra thì những giọt mồ hôi kia không hề có trên mặt các pho tượng mà nó chỉ có ở trong cảm giác của Huy Cận. Cái thật của thơ trước hết phải là cái thật trong cảm giác chứ đâu phải là cái thật nhìn thấy. Chính sự trân trọng của HC đối với nỗi đau của cha ông trong quá khứ và chính sự cảm thông của HC đã khiến ông có được sự trân trọng như thế.
Sang khổ thứ 7, HC tiếp tục ngắm cả quần thể các pho tượng La Hán, và đã cảm nhận được sự bế tắc của cả một thế hệ trước nỗi đau của CĐ. Nhìn các tư thế rất khác nhau của các pho tượng: mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau, HC có cảm giác như đấy là những dấu hỏi ?- những dấu hỏi quay theo tám hướng thực chất không chỉ hướng vào không gian mà còn hướng vào cả thời gian nữa. Những câu hỏi ấy đã tồn tại hàng mấy trăm năm nay mà không có lời giải đáp. Câu hỏi đặt ra theo tác giả cho biết là câu hỏi về sự tồn tại , về ý nghĩa của cuộc đời. Phải chăng con người phải tu nhân tích đức, phải ép xác, phải diệt dục để đạt tới thanh cao?
Đến với những bức tượng La Hán chùa Tây Phương CLV trong một tứ thơ của mình cũng gặp gỡ HC ở mạch ngầm tri kỷ ấy: “Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời – Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá - Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời – Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”.
Tóm lại trong khổ thơ thứ 7, HC muốn nói đến một quy luật: thực ra con người không chỉ chịu đựng đau khổ mà bao giờ cũng mong muốn tìm ra những nguyên nhân gây nên đau khổ. Mà điều này thì hoàn toàn không dễ dàng trong hoàn cảnh trước đây.
- Sau cuộc gặp gỡ giữa các pho tượng là cuộc gặp gỡgiữa nhà thơ với cha ông
Sang khổ thứ 8 HC bộc lộ sự đồng cảm , trân trọng những khổ đau và bế tắc của cha ông trong thời đại cũ . Tuy nhiên do cách lập ý đoạn cuối của bài thơ bị chi phối bởi quan niệm phản ánh hiện thực của nghệ thuật cho nên trong cảm quan của ông thì khi bóng hoàng hôn bị xua tan thì số phận của con người cũng khác hẳn. Từ chỗ đứng trong thời hiện tại – một thời đại mà theo ý tác giả đã thoát được những đau khổ của con người và khai thông được những bế tắc của lịch sử nhìn nhận lại các pho tượng La Hán, nhà thơ có cảm tưởng diện mạo của chúng cũng đổi thay.
Kết luận: Thành công của tám khổ thơ quan trọng này là luôn giữ được thế thăng bằng giữa miêu tả và suy tưởng. Miêu tả được đẩy tới chiều sâu suy tưởng nên không sa vào vụn vặt. Trái lại suy tưởng được kết gắn với sự miêu tả sinh động nên không rơi vào khô cứng. Năng lực quan sát tinh tế và suy tưởng sâu tạo vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáo của phần đầu bài thơ.
Dẫu còn hạn chế, bài thơ CVLHCTP vẫn được coi là bài thơ có giá trị đặc sắc
File đính kèm:
- Cac vi La Han chua Tay Phuong.doc