Không mấy ai tìm hiểu Nhật Kí Trong Tù mà lại không biết đến một nhận xét của nhà thơ Viên Hưng : “ Theo đó, Nhật Kí Trong Tù giống như một thứ ánh sáng diệu kì toả ra từ một bậc đại trí, đại nhân , đại dũng “. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa ba phẩm chất “ trí – nhân – dũng “ ấy chúng ta không chỉ thấy trong phạm vi toàn bộ một tập thơ, bởi trong Nhật Kí Trong Tù có không ít những trường hợp mà một trí tuệ lớn, một tâm hồn yêu thương lớn và sức mạnh tinh thần vĩ đại đã xuyên thấm, chan hoà ngay cả trong một bài thơ hoặc một chùm thơ. Và nếu cần minh chứng cho điều này, không gì hơn là chúng ta hãy đi vào tìm hiểu một trong những chùm thơ tiêu biểu nhất của Nhật Kí Trong Tù, chùm thơ mà nhà thơ đã đặt tên là “ Tảo giải “.
Bài thơ mang một nhan đề có tính chất nhật ký – “ giải đi sớm”, cho ta hiểu rằng những dòng thơ được viết ra trong một chuyến chuyển lao khắc nghiệt, bởi Bác đã phải lên đường từ rất sớm. Tuy nhiên, dường như ngoài nhan đề ấy, không có chữ nào khác trong tám dòng thơ có thể gợi nghĩ hay trực tiếp nói đến người tù và sự giải tù.
I.Bài thơ thứ nhất :
Nhất khứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải đi sớmHồ Chí Minh
Không mấy ai tìm hiểu Nhật Kí Trong Tù mà lại không biết đến một nhận xét của nhà thơ Viên Hưng : “ Theo đó, Nhật Kí Trong Tù giống như một thứ ánh sáng diệu kì toả ra từ một bậc đại trí, đại nhân , đại dũng “. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa ba phẩm chất “ trí – nhân – dũng “ ấy chúng ta không chỉ thấy trong phạm vi toàn bộ một tập thơ, bởi trong Nhật Kí Trong Tù có không ít những trường hợp mà một trí tuệ lớn, một tâm hồn yêu thương lớn và sức mạnh tinh thần vĩ đại đã xuyên thấm, chan hoà ngay cả trong một bài thơ hoặc một chùm thơ. Và nếu cần minh chứng cho điều này, không gì hơn là chúng ta hãy đi vào tìm hiểu một trong những chùm thơ tiêu biểu nhất của Nhật Kí Trong Tù, chùm thơ mà nhà thơ đã đặt tên là “ Tảo giải “.
Bài thơ mang một nhan đề có tính chất nhật ký – “ giải đi sớm”, cho ta hiểu rằng những dòng thơ được viết ra trong một chuyến chuyển lao khắc nghiệt, bởi Bác đã phải lên đường từ rất sớm. Tuy nhiên, dường như ngoài nhan đề ấy, không có chữ nào khác trong tám dòng thơ có thể gợi nghĩ hay trực tiếp nói đến người tù và sự giải tù.
I.Bài thơ thứ nhất :
Nhất khứ kê đề dạ vị lan,Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Dịch thơ :Gà gáy một lần, đêm chửa tanChòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;Người đi cất bước trên đường thẳm.Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.Bài thơ thứ nhất mở ra với hình ảnh của một thiên nhiên như là hiện thân của khó khăn, gian khổ. Tràn ngập trong bức tranh thơ là hình ảnh của bóng tối vẫn bao phủ lấy không gian, cho dù tiếng gà đã một lần cất lên rồi.Nhất thứ kê đề dạ vị lan ( Gà gáy một lần đêm chửa tan)Nhà thơ cũng làm cho chúng ta hình dung rõ hơn trong bóng tối hình ảnh con đường núi heo hút, xa xăm và những cơn gió lạ, hết trận này đến trận khác tới tấp quất giá buốt vào mặt của người đi trên con đường xa xăm đó. Có thể cảm nhận thấy trong bài thơ thứ nhất này nỗi gian nan của đường đời. Nhưng trong cách biểu hiện của nhà thơ, đó là gian nan thử sức có thể làm tôn lên sức mạnh, nghị lực của con người chứ không phải để làm bật lên từ con người những tiếng than kêu đau đớn. Nhưng thiên nhiên trong bài thơ không hoàn toàn chỉ là tối tăm và rét mướt, bởi đến câu thơ thứ hai, nhà thơ đã phác lên hình ảnh rất đẹp về mảnh trăng thu được vây quanh bởi những chòm sao.Quần tinh ủng nguyệt hướng thu san( Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn )Rất tiếc bản dịch đã mất đi một nét rất tạo hình của rặng núi mùa thu giàu đường nét và gợi ra rất nhiều tưởng tượng. Và như thế, thiên nhiên trước con mắt Bác Hồ trong bài thơ thứ nhất đã mang một vẻ vừa bi tráng mà lại vừa lãng mạn, trữ tình.Sang đến câu thơ thứ ba của bài thơ thì hình ảnh con người đã trực tiếp xuất hiện ở trên những trang thơ. Nhưng Bác không hề hiện lên trong tư cách của một người tù mà vẽ về mình như một “chinh nhân”. Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng( Người đi cất bước trên đường thẳm )Chữ “ chinh nhân “ gợi ra cảm giác về sự phải đối mặt với khó khăn gian khổ, bóng đêm và núi rừng hoang vắng, là con đường heo hút xa xăm và là những trận gió cứ quất rét mướt vào gương mặt.Nhưng đó là những con người không chịu khuất phục trước khó khăn bởi hai chữ “ chinh nhân “ còn nói lên một cốt cách của người chiến sĩ, người chiến sĩ đang chủ động đi trên con đường của chính mình, bởi vì “ chinh đồ “ không thể hiểu theo một cách nào khác ngoài “ con đường của chính chinh nhân “. Và trên con đường xa thẳm ấy, người chiến sĩ kia vẫn có thể đương đầu cùng cái rét để cảm thấy gió thu đang từng trận từng trận táp cái lạnh vào gương mặt thì phải là một con người không chịu, không biết cúi đầu. Và cảm giác hào hùng ấy còn được làm nên bởi âm hưởng tuyệt cú được đưa tới từ điệp đi điệp lại các chữ “ chinh “ở câu thứ ba và chữ “ trận “ở câu cuối.Nghênh diện thu phong trận trận hàn.( Rát mặt đêm thu trận gió hàn )Điều ấy tạo cảm giác về sự xa xăm, giá lạnh, gian khổ hay là cảm giác về một cuộc chiến đấu, cảm giác hùng tráng về một người chiến sĩ. Nhưng hình ảnh của con người trong bài thơ thứ nhất này không chỉ là vẻ đẹp của một chinh nhân. Con người ấy còn đẹp vẻ đẹp của một thi nhân, một người biết rung động trước chất thơ của trăng, sao , đất trời. Và còn hơn thế, chúng ta vẫn có thể nhận ra trong con người ấy vẻ đẹp của một triết nhân. Con người hình như đã nhìn thấu sự hoà điệu trong trời đất, giữa thiên nhiên với thiên nhiên. Những vì sao ôm ấp, vây bọc vầng trăng, nâng vầng trăng hướng lên đỉnh núi mùa thu. Và sự hoà điệu ấy còn có cả giữa đại vũ trụ thiên nhiên và tiểu vũ trụ để làm nên một cảm giác tuyệt vời về “ thiên – nhân tương ứng “ . Con người khởi hành trên mặt đất thì trăng sao cũng tuần du ở bầu trời, hay chính sự hoà hợp với thiên nhiên cũng làm cho con người không đơn độc dù chỉ có một mình, không nhỏ bé đi giữa trời đất rộng.Và như thế, bài thơ là cảm hứng về hiện tại, thể hiện một nhân sinh quan đúng đắn và mạnh mẽ. Sự sống của con người đã được nhìn nhận trong ý nghĩa của một cuộc hành trình. Và đó là một cuộc hành trình mà thực tại vẫn còn nhiều sự lạnh lẽo, tối tăm, gian nan khổ ải. Điều quan trọng là con người trong đường đời phải biết chấp nhận và dám vượt qua khổ ải, gian nan đó, sẵn sàng đi trên con đường mà mình đã chọn. Cũng như “ chinh nhân “ kia đã sẵn sàng có mặt trên những dặm “ chinh đồ “ . Và khi đó, con người sẽ có dịp thưởng thức vẻ đẹp cuộc đời, không hề kém sự đắm say, chất trữ tình và lãng mạn.
II.Bài thơ thứ hai :Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,U ám tàn dư tảo nhất không;Noãn khí bao la toàn vũ trụ,Hành nhân thi hứng nốt gia hồng.
Dịch thơ :Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;Hơi ấm bao la tràn vũ trụ,Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Đặt trong quan hệ với bài thơ thứ nhất, bài thơ thứ hai vừa là một hình ảnh tương phản, lại vừa là một sự tiếp nối tự nhiên. Có thể cảm thấy sự tương phản từ sự chuyển đổi rất mạnh mẽ về thời gian. Nếu như bài thơ trên còn ngập đầy trong bóng tối và giá lạnh thì ở bài thơ dưới, chúng ta đã như chứng kiến được sự toàn thắng, nghe thấy được khúc khải hoàn ca của màu hồng, của ánh sáng và hơi ấm. Bình minh đã chiến thắng và chiến thắng ấy trong cách miêu tả của Bác thật nhanh chóng , trọn vẹn và triệt để. Bởi trong nguyên tác sẽ không phải “màu trắng chuyển sang hồng” như trong bản dịch thơ mà là “màu trắng đã thành hồng”. Nghĩa là sự chuyển biến không phải đang diễn ra mà là đang hoàn thành trọn vẹn. Tương tự thế, trong câu thơ thứ hai, chủ thể bị ánh sáng ban mai quét sạch đã không còn là bóng tối mà chỉ là những mảnh còn rơi rớt lại của màn đêm. Tàn dư ấy cũng được quét sạch hết chỉ trong một loáng – “tảo nhất không” dường như chỉ trong một nhát chổi của bình minh.Còn ở câu thơ thứ ba, hơi ấm không chỉ bao trùm mà phủ lên toàn thể vũ trụ, toàn thể đất trời. Bài thơ dường như là âm vang của tiếng kèn thắng trận. Và hình ảnh con người cũng có những thay đổi nhịp theo sự thay đổi của thiên nhiên. Con nguời ở bài “Giải đi sớm” thứ hai này đã thôi không còn là “chinh nhân” mà chỉ thấy mình giờ đây là một “hành nhân”, một khách đi đường. “Chinh nhân” buộc phải là người đương đầu, tranh đấu, còn “hành nhân” có thể chỉ là người thưởng ngoạn. Trong bài thơ trên, con người còn phải sẵn sàng để đối mặt và đối chọi với những gian khổ của thiên nhiên.Còn trong bài thơ này, con người với thiên nhiên đã hoàn toàn hoà hợp. Bởi vậy mà câu thơ cuối cùng:Người đi thi hứng bỗng thêm nồngnói với chúng ta về một con người mà thi hứng đang chứa chan trong một thiên nhiên cũng đang tràn trề thi hứng. Và xúc cảm diễn ra trong lòng người cũng phản ánh rất đúng rung động trong lòng trời đất, bất chợt ào đến với chữ “bỗng”, cũng như trong thiên nhiên bất chợt bừng lên sức ấm và nồng của không khí. Xúc cảm trong lòng cũng nồng nàn như để hoà cùng sự nồng nàn của hơi ấm đang lan toả khắp đất trời. Và hiểu theo cách ấy, cảnh ban mai được tả trong bài “Giải đi sớm” thứ hai này không thể chỉ là những cảnh sắc có thực mà Bác Hồ đã gặp trong một lần bị giải đi trên đường. Hoàn toàn có lý để chúng ta có thể cảm nhận bài thơ theo cách của một nhà nghiên cứu “ Bài Giải Đi Sớm thứ hai này còn nói về một buổi bình minh không phải của một ngày mà của một thời đại mới “. Và như thế, bài thơ nên được coi là sự cảm ứng về tương lai, tương lai huy hoàng, xán lạn được vẽ ra bằng tất cả sức mạnh của niềm lạc quan Cách mạng. Và đây chính là điều có ý nghĩa quyết định để phân biệt tác phẩm của các nhà văn Cách Mạng với các nhà văn không Cách mạng, để thấy “Nhật kí trong tù” hay “Từ ấy” sẽ khác hẳn như thế nào với “Tắt đèn” hay “Chí Phèo”.
Tuy nhiên, so với các tác phẩm Cách mạng, cách nói về tương lai của tác giả Hồ Chí Minh cũng có những nét rất riêng. Những nhà thơ Cách mạng khác như Tố Hữu luôn tin vào một ngày mai tươi sáng, nhưng trong thơ họ, đó phải là một ngày mai còn chưa tới, cho dù sẽ tới. Còn trong “Giải đi sớm”, tương lai luôn luôn được cảm nhận như là một điều đã có thể chứng kiến được rồi. Vì thế trong cách viết của Bác Hồ, mọi điều luôn được nói như nó đã là hiện tại, và ở những chỗ mà các tác giả Cách mạng khác dùng chữ “sẽ” thì Bác Hồ lại dùng chữ “đã”. Có thể thấy điều đó như trong “Thượng sơn”:Ngẩng đầu mặt trời đỏBên suối một nhành maiVà như thế, Bác như là một nhà thơ tiên tri, một con người vĩ đại nắm được mọi qui luật, mọi vận mệnh của lịch sử.
File đính kèm:
- Luyen noi Giai di som.doc