Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Hàn Mặc Tử

- Tên thật là Nguyễn Trọng Trí – tên thánh là Pierre sau là Fracois, sinh tại Mĩ Lệ (Đồng Hới) Quảng Bình. Sau này ông lấy rất nhiều bút danh khác như Lệ Thanh (Lệ mĩ + Thanh Tân), Hàn Mặc Tử (anh hàng bút mực), Hàn Mạc Tử (bức rèm lạnh)

- Thi sĩ Hàn Mặc Tử có đời riêng thật bất hạnh. Ông bị một căn bệnh hiểm (bệnh phong) nên chỉ mới 28 tuổi đã lìa bỏ cõi đời. Tuy nhiên người ta đã cho rằng thi sĩ ra đời với một sứ mạng thiêng liêng. Người luôn luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình, nhưng lại tạo ra những tác phẩm lưu danh muôn đời, bằng máu. Cuộc đời HMT là một bài thơ ghê gớm rùng rợn có một không hai trong những thi sĩ đông tây.

- Về vị trí và phong cách: Trong phong trào thơ Mới, HMT được xem là thi sĩ bất hạnh nhất, lạ nhất, phức tạp nhất và có lẽ cũng bí ẩn nhất. Người ta đã dùng nhiều ngôn từ khác nhau để đặt tên cho thơ Hàn, nào thơ điên, thơ tượng trưng, kì dị. Nhưng cuối cùng người ta thấy tiện nhất là xếp vào loại các siêu: nào siêu thực, siêu thoát, siêu thức Nhìn chung, Hàn Mạc Tử được đông đảo bạn đọc đánh giá là một hồn thơ dị thường. Thi sĩ xuất hiện vào cái lúc mà phong trào thơ Mới đã bắt đầu khủng hoảng. Chính ông đã cùng với Chế Lan Viên lập ra 1 trường phái riêng - trường phái “thơ Điên”. Ngay tên các tập thơ của ông cũng đã điên loạn dị thường rồi: "Gái quê", "Mật đắng", "Máu cuồng", "Hồn điên".

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây thôn vĩ giạ Hàn Mặc Tử I. Giới thiệu chung về Tác giả - Tác phẩm 1. Tác giả: - Tên thật là Nguyễn Trọng Trí – tên thánh là Pierre sau là Fracois, sinh tại Mĩ Lệ (Đồng Hới) Quảng Bình. Sau này ông lấy rất nhiều bút danh khác như Lệ Thanh (Lệ mĩ + Thanh Tân), Hàn Mặc Tử (anh hàng bút mực), Hàn Mạc Tử (bức rèm lạnh)… - Thi sĩ Hàn Mặc Tử có đời riêng thật bất hạnh. Ông bị một căn bệnh hiểm (bệnh phong) nên chỉ mới 28 tuổi đã lìa bỏ cõi đời. Tuy nhiên người ta đã cho rằng thi sĩ ra đời với một sứ mạng thiêng liêng. Người luôn luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình, nhưng lại tạo ra những tác phẩm lưu danh muôn đời, bằng máu. Cuộc đời HMT là một bài thơ ghê gớm rùng rợn có một không hai trong những thi sĩ đông tây. - Về vị trí và phong cách: Trong phong trào thơ Mới, HMT được xem là thi sĩ bất hạnh nhất, lạ nhất, phức tạp nhất và có lẽ cũng bí ẩn nhất. Người ta đã dùng nhiều ngôn từ khác nhau để đặt tên cho thơ Hàn, nào thơ điên, thơ tượng trưng, kì dị. Nhưng cuối cùng người ta thấy tiện nhất là xếp vào loại các siêu: nào siêu thực, siêu thoát, siêu thức… Nhìn chung, Hàn Mạc Tử được đông đảo bạn đọc đánh giá là một hồn thơ dị thường. Thi sĩ xuất hiện vào cái lúc mà phong trào thơ Mới đã bắt đầu khủng hoảng. Chính ông đã cùng với Chế Lan Viên lập ra 1 trường phái riêng - trường phái “thơ Điên”. Ngay tên các tập thơ của ông cũng đã điên loạn dị thường rồi: "Gái quê", "Mật đắng", "Máu cuồng", "Hồn điên". Nói thơ HMT hoàn toàn là thơ điên không đúng. Thế giới thơ của Hàn Mạc Tử dạt về hai cực: hoặc là cái thế giới tâm linh điên loạn hoặc là cái thế giới của chúa trong sáng thuần khiết. Nói chung những người đọc mà đem cái thước đo bình thường của họ để đo cái dị thường của Hàn Mạc Tử thì sẽ không thể hiểu hoặc sẽ chê thơ ông. Nhưng ngược lại ai hiểu được cái nguồn thơ tân kỳ làm bằng máu lệ của HMT thì lại mê thơ ông. Sự khen chê đối với thơ Hàn Mạc Tử vì thế rất phân tán. Người khen thì khen hết lời, mà người chê thì chê thậm tệ. Chẳng hạn: Chế Lan Viên quả quyết: "Mai đây những gì là mực thước của hôm nay sẽ tan biến hết. Chỉ còn lại một chút gì đáng kể của ngày hôm nay đó là Hàn Mạc Tử". Trọng Miên: “Thơ đối với HMT là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ cảnh chiêm bao, ước ao trở lại cõi trời là nơi đã sống ngàn kiếp vô thuỷ vô chung với những hạnh phúc bất tuyệt, là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của cõi trời cách biệt”. Trần Tái Phùng: “Trong thơ chàng, một sự khoái lạc tuyệt đích cao quý, một cuộc viễn du ngang qua bên cạnh các vì hành tinh trên thượng tầng không khí và một mối hân hoan vô lượng khi được xum vầy cùng muôn vì á thánh”. .. Trong khi đó người chê thì: “HMT thơ với thẩn gì? Toàn nói nhảm”, hoặc: "Thơ gì mà khúc mắc thế. Mình tưởng có ý nghĩa khuất khúc, cứ đọc đi đọc lại hoài, mãi mới biết nó lừa mình". Hoặc: "Đừng tưởng điên mà dễ đâu. Nếu không biết cách điên là thì tốt hơn hết là hãy yên lặng mà sống” (Xuân Diệu) - Biểu hiện: Thi sĩ có cách cảm nhận cuộc sống chẳng giống ai. Đối với các thi sĩ khác thì 1 áng mây soi mình dưới mặt nước sông phẳng lặng là một hình ảnh đẹp đến thơ mông nhưng đối với Hàn Mạc Tử thì: - " Mây chết đuối ở nơi vắng lặng Trôi không về mãi tận cuối trời xa " Trăng trong thơ ông có thể hoá người: - "Trăng nằm sõng soài trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi "… Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe… Người có thể ăn trăng: Một miệng ta trăng là trăng! Nói như Hoài Thanh: “Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo và cũng náo nức dục tình” Trừ một vài bài thơ ông viết thời kỳ chưa bị mắc bệnh là còn giữ được vẻ trong sáng như ( Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ) còn phần lớn thơ Hàn Mạc Tử đều rất khó đọc. Rất nhiều người cảm thấy, HMT là nhà thơ VN đầu tiên biết nghe ngóng những lời âm thầm của tạo vật. Thi sĩ đã đưa chúng ta vào một thế giới hão huyền đầy trăng, đầy mộng, chốn “vườn mơ, bến tình” mà người say sưa đi trong Mơ ước, trong Huyền diệu, trong sáng và vượt hẳn ra ngoài Hư linh… Về điều này Hoài Thanh Hoài Chân từng nhận xét: “ngay cái ý muốn mượn lời thơ để tả tâm sự mình cũng trở nên điên cuồng và đau đớn dị thường”. - Những mối tình HMT: Trước khi phân tích 1 tác phẩm cụ thể, cần hiểu thêm một chút những mối tình HMT: Chỉ với 28 tuổi xuân HMT đã trải qua 6 mối tình. - Mối tình đầu với tiểu thơ Hoàng Thị Kim Cúc: Hồi Hàn mạc Tử làm ở sở đạc điền (đo ruộng ) tại Quy Nhơn có quen một người con gái em ruột người bạn thân. Người con gái ấy có cái tên rất đẹp Hoàng Thị Kim Cúc nhưng Hàn Mạc Tử chỉ gọi là Hoàng Cúc thôi. Ông nặng lòng yêu người con gái ấy nhưng đấy chỉ là mối tính đơn phương, tuyệt vọng. Hàn Mạc Tử yêu mà không giám nói cho mãi đến khi ông bị trọng bệnh phải vào điều trị tại trại phong Tuy Hoà vẫn mang theo mối tình ấy nhưng càng tuyệt vọng hơn. Sau này tìm hiểu về mối tình Hoàng Cúc, rất nhiều người cảm thấy oan ức tội nghiệp cho bà vì trong 6 xuân nữ được HMT yêu, chỉ riêng có Hoàng Cúc là không yêu ai cả, không lập gia đình và trở thành cư sĩ với pháp danh Tâm Chánh. Đến 3/2/1989 bà mất tại Huế và đám tang của bà được xem là đám tang lớn nhất tại Huế. Về Hoàng Cúc HMT đã viết khá nhiều thơ: Vịnh hoa cúc, Hồn cúc, Trồng hoa cúc, Em lấy chồng. Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa Sưỡng đẫm trăng lồng bóng thướt tha Vẻ mặt khác chi người quốc sắc Trong đời tri kỉ chỉ riêng ta (Vịnh hoa cúc) Bấy lâu sát ngõ chẳng ngăn tường Không dám sờ tay sợ lấm hương Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá, Dám ôm hồn cúc ở trong sương (Hồn cúc) Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ Em lấy chồng rồi hết ước mơ Tôi sẽ đi tìm mỏ đá trắng Ngồi lên để thả cái hồn thơ (Em lấy chồng) - Mối tình thơ mộng thứ 2 ở Phan Thiết với Mộng Cầm: HMT quen từ năm 1933 qua những bài ở trang văn chương các báo Công luận, Sài gòn mà ông phụ trách. Mộng Cầm là cháu gọi Bích Khê là cậu. Bích Khê đã khéo léo sắp xếp cho đôi trai gái ấy gặp nhau… và suốt hai năm liền đôi trai gái ấy hẹn hò đưa đón nhau. Nhưng mối tình thơ mộng ấy đã chấm dứt từ giữa năm 1936 khi HMT biết mình bị mang bệnh phong trở về Quy Nhơn để chữa trị. Như để an ủi HMT trước khi đi lấy chồng Mộng Cầm còn đến thăm HMT. HMT đau đớn viết mấy câu: Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm Nhớ thương còn một nắm xương thôi (Muôn năm sầu thảm) - Người yêu say đắm HMT thứ 3, mối tình nhiều huyền thoại và đầy lãng mạn là với Lê Thị Ngọc Mai (Mai Đình nữ sĩ) tại Quy Nhơn thời gian HMT bị bệnh. Vào năm 1938 có một người con gái đã đem tặng Hàn một món tiền. Hàn không nhận, nhưng nàng nhất định không nghe, còn tuyên bố hàn như là chồng chính thức, nàng bước vào đời Hàn như một người vợ... rồi nàng cất va ly xuống bếp làm cơm. Bà Mai là một người có học vấn cao chỉ có điều bị cha mẹ ép gả người không ưa nên quyết tâm đến với Hàn, nhưng vì Hàn bệnh nên không cho gặp. Và mối tình ấy sau này trở thành tình xướng hoạ... Và chúng ta sẽ càng kinh ngạc hơn khi biết rằng, hiện nay dù đã là bà nội, bà ngoại, sống rất hạnh phúc bên người chồng biết cảm thông cùng các con trai con gái đều có vị trí trong xã hội , nhưng người nữ sĩ này vẫn một lòng quý trọng người xưa. Đến nay bà vẫn có bàn thờ HMT và Hoàng Cúc với đèn hương hoa quả trang nghiêm. Thuở sinh tiền, HMT đã đánh giá bà như sau: Quý như vàng, trọng như ngọc trên đời Mai, Mai, Mai là nguyệt Nga tái thế (Thắm thiết) - Người yêu thoáng hương thứ 4 là Ngọc Sương nữ sĩ (chị gái Bích Khê): Bà là người hoạt động CM thời Pháp thuộc. Về mối tình với HMT thực tế 2 người chưa hề gặp mặt (tuy Ngọc Sương là dì ruột Mộng Cầm, là bạn Mai Đình). Để an ủi HMT trong lúc bệnh hoàn lại bị tình phụ, Bích Khê đi Quy Nhơn thăm bạn và tặng bạn tấm hình chụp chung với chị Ngọc Sương lúc ấy đang tuổi thanh xuân đẹp đẽ. HMT vì quá đau khổ vì Mộng Cầm theo chồng, nên trong những phút mộng tưởng đã viết những vần thơ về chị Ngọc Sương. Tuy nhiên Ngọc Sương không được nhận những vần thơ ấy. Cho đến khi Hàn và Bích Khê chết, soạn lại di cảo của em, Ngọc Sương mới thấy thơ HMT và mới biết chắc chắn HMT có làm thơ yêu mình. Tấm thiệp mừng đám cưới ngọc Sương, HMT đã viết bài thơ “Lại người yêu đi lấy chồng”: Ta đề chữ Ngọc trên tàu lá Sương ở Cung Thiềm gió chẳng thôi - Mối tình thứ 5 là với một xuân nữ đất Thần Kinh tên là Thanh Huy (chị ruột của vợ Trần Thanh Địch): Bà này cũng được xui viết thư cho HMT khi ông đang bị bệnh, nhưng sau HMT viết thư trả lời bà ta hoảng không dám viết nữa: Thanh Huy hỡi nàng không là châu báu Cớ làm sao phước lộc chảy ra thơ Ta đã nuốt và hình như đã cắn Cả lời thơ cho vãi máu nàng ra - Mối tình cuối cùng là người kiều nữ khuê các Trần Thị Thương thương: Đây cũng là một mối tình đơn phương qua thư từ của HMT vì lúc này Thương còn quá nhỏ tuổi: Bây giờ đây khóc than niềm ly hận Hỡi Thương Thương người ngọc của lòng anh 2. Tác phẩm: a) Hoàn cảnh sáng tác: Khi ông bị trọng bệnh phải vào điều trị tại trại phong Tuy Hoà vẫn mang theo mối tình ấy nhưng càng tuyệt vọng hơn. Biết được điều này nên người bạn thân đã khuyên em viết thư cho ông mấy lời thăm hỏi. ít lâu sau Hàn Mạc Tử nhận được một tấm bưu ảnh, phía trước chụp cảnh đẹp thôn Vĩ còn phía sau là mấy lời thăm hỏi cũng rất chung chung. Hàn Mạc Tử đã viết bài thơ đây thôn Vĩ Dạ và gửi cho Hoàng Cúc như một lá thư phúc đáp. Chính vì bài thơ này ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt như thế cho nên việc cảm thụ nó cũng khá phức tạp. Ta không thể tìm được tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian trong tác phẩm này. Chính vì thế mà lau nay những cuộc thảo luận rất sôi nổi về nội dung và bố cục của bài thơ vẫn liên tiếp nổ ra. + Có ý kiến cho rằng: nói gì thì nói, đây vẫn là một bài thơ tả cảnh. + ý kiến khác lại cho rằng nếu gắn vào hoàn cảnh ra đời của nó thì bài thơ lại có vẻ như là 1 bài thơ bộc lộ tình yêu một cách kín đáo. + Tứ thơ cơ bản đích thực của ĐTVD phải chăng là nỗi niềm âu lo hạnh phúc, trong khát vọng cái đẹp hoá giải trạng huống đau thương. + Nói đây là bài thơ tả cảnh không hoàn toàn đúng. Thực ra ông không tả cảnh, mà chỉ nói vài ấn tượng của cảnh còn lưu trong tâm trí, cho nên cảnh tuy ít nét nhưng gợi nhớ rất lâu, như một sự chọn lọc của tiềm thức. Bởi trong tiềm thức thì cái gì đáng quên thì đã quên rồi không đáng nói nữa. Người xưa khi nói về thơ ca thường cho thơ như là tiếng nói của nỗi lòng. Lê Quý Đôn cũng đã khẳng định thơ khởi phát từ lòng người mà lòng người thì lại rất khó nắm bắt bởi thế đọc thơ nhiều thì chúng ta có thể hiểu được nhưng cũng rất nhiều khi chúng ta chỉ có thể cảm được chứ không thể hiẻu được. Đọc bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ của HMT chúng ta cảm nhận được ở đây một người yêu tha thiết đối với cảnh vật xứ Huế nhưng ở trong tâm trạng của tác giả vẫn có một cái gì đó như hẫng hụt như mong chờ một tình yêu thầm kín nhưng chẳng bao giờ có được. Bố cục của bài thơ nhìn về bề ngoài có vẻ rất rời rạc,rất phân tán nhưng vẫn có một cái gì đó rất chặt chẽ, rất nhất quán và phải chăng cái điều làm nên sự nhất quán ấy cũng giống như sự nhất quán của hai trạng thái cảm súc trái ngược nhau, vừa yêu đời tha thiết lại vừa như chán chường hoài nghi. Bài thơ bao gồm ba khổ thơ miêu tả những vẻ đẹp khác nhau của xứ Huế ở những không gian thời gian khác nhau. Khổ 1 tả cảnh đẹp thôn Vĩ vào 1 buổi sớm khi nắng vừa lên. Khổ 2 lại có vẻ như không phải là cảnh thực nữa mà hình như nó là một bức tranh tâm cảnh tâm cảnh ấy là ánh trăng mênh mang với một con thuyền nhỏ nhoi đơn độc. Khổ thơ cuối lại trở về với vẻ đẹp những cô gái Huế. b. Phân tích: Mở bài: - Khái quát ngắn gọn tác giả sau đó đi vào tác phẩm Hàn Mạc Tử là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới. Thi sĩ có đời thơ không dài, nhưng đã để lại một di sản rất có giá trị vượt lên trên sự băng hoại của thời gian. Tuy là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau thương. Dường như ở tác giả này luôn có sự vật lộn giằng xé giữa thể xác và linh hồn. Linh hồn thì khao khát vươn tới cõi siêu thoát, tinh khiết còn thể xác thì lại gắn bó tha thiết với cuộc đời trần thế mà tác giả hằng yêu mến, chính vì vậy mà thơ Hàn Mạc Tử toả ra làm hai nhánh. Có những vần thơ quằn quại đau thương đến kinh dị nhưng cũng có những vần thơ thanh thoát tinh khiết đến lạ lùng. ở điểm giao thoa ấy thơ Hàn Mạc Tử có những bài, những câu hay đến tuyệt diệu. Đây thôn Vĩ Giạ là một bài như thế. Khổ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền - Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ hết sức đa dạng về sắc thái giọng điệu. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Một câu hỏi? Một lời trách móc? một lời gợi ý mời mọc? hay lời tự vấn, thầm hỏi, nhắc nhở mình về kỷ niệm cũ?..... - Câu thơ hiểu theo cách nào cũng có phần hợp lý. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu câu thơ mở đầu này chỉ như là một lời dẫn dắt để người đọc có thể đến với vẻ đẹp của thôn Vĩ một cách tự nhiên. Như đã nói ở trên 3 khổ của bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ đều tập trung miêu tả vẻ đẹp của xứ Huế ở những không gian thời gian khác nhau. Khổ 1 tả vẻ đẹp thôn Vĩ vào một buổi sớm. Câu thơ thứ hai cho ta biết điều ấy. Cái khéo của tác giả ở câu thơ này là đã tả nắng sớm một cách rất tinh tế. Một câu thơ bẩy chữ có hai chữ "nắng" lại được ngắt nhịp 4/3. Điều ấy đã tạo được một cảm giác rất rõ rệt về sự chuyển động của nắng. Tuy nhiên cái tinh tế nhất ở câu 2 này lại ở cái cách tả nắng sớm thông qua hàng cau. Bởi vào những buổi sáng sớm ánh nắng bao giờ cũng chiếu từ trên ngọn cau để rồi khi mặt trời lên cao dần thì bóng nắng ấy cứ lùi dần về phía gốc cau. Điều này khiến cho người ta có cảm giác như hàng cau cứ vươn lên thành thử ra tả cau lên mà hoá ra lại nói được nắng lên. Hay nói một cách khác chính nhờ nắng hàng cau , mà cái cảm giác nắng lên .....nên rõ rệt. Còn hàng cau thì được hình dung như những chiếc thước dựng lên thẳng đứng trong vườn để đo mực nắng. Như trên đã nói, thân cau chia thành các đốt đều đặn khác nào như một cây thước mà thiên nhiên dựng sẵn trong vườn để đo mực nắng. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần lên theo từng đốt từng đốt. Đến khi tràn đầy thì nó biến cả khu vườn xanh thành một viên ngọc lớn. Người ta bảo rằng "thi trung hữu họa ". Điều ấy quả thật rất đúng với khổ này. Bức tranh thôn vĩ được Hàn Mạc Tử khắc họa với hai gam màu chủ đạo. Không gian phía trên bức tranh là màu vàng óng ánh của nắng sớm. Còn choán hầu hết không gian phía dưới của bức tranh là màu xanh. ở đây, chỉ một câu thơ thôi mà Hàn Mạc Tử đã tả được hai màu xanh với những sắc thái rất khác nhau. Màu xanh mướt, màu xanh của sự mượt mà tươi tốt và màu xanh tươi non như ngọc. Câu thơ có vẻ đẹp long lanh vì có chữ “mướt”, màu xanh mướt hay vì được sánh với “ngọc”. Quả là hai chữ ấy đã có tác động ngay đến cảm súc của người đọc. Chữ “mướt” toát lên vẻ mượt mà, óng ả đầy xuân sắc, còn “ngọc” là tinh thể trong suốt nên vừa có màu vừa có ánh. Như vậy câu thơ không chỉ tả đựơc cái sắc xanh của lá mà còn tả được cái độ mượt mà tươi tốt khiến cho ta có cảm giác như dưới ánh nắng sớm cái không gian ấy như sáng bóng lên. Đặc biệt từ phiếm chỉ "vườn ai" đặt ở đầu câu như nhân rộng thêm cái không gian thời gian ở thôn Vĩ. Hình như ở thôn Vĩ - vườn nhà ai cũng tươi tốt. (có người cho chữ “ai” ở đây chuyển tải một cảm giác xe xót, cảm giác về thực tại xa vời, hiện tại ngắn ngủi và cả sự tồn tại mong manh. Tất cả đẹp đẽ, lộng lẫy thế mà đã ở ngoài tầm tay, đã thuộc về ngoài kia, thuộc về thế giới của những ai đó, xa vời mông lung nhoà nhạt. ). Trong câu thơ này cũng cần chú ý thêm chữ “quá” với hiệu quả nghệ thuật riêng của nó. Cũng là một từ chỉ mức độ, nhưng nó lại mang lại cho câu thơ âm hưởng của một tiếng kêu ngỡ ngàng, như chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn, mà có lẽ khoảnh khắc trước chưa nhận thấy. Sau khi đã khắc hoạ cảnh ở thôn Vĩ ở câu 2, câu 3 như để tạo ra cái nền, đến câu kết trên cái nền ấy HMT mới khắc hoạ vẻ đẹp của con người thôn Vĩ. Câu thơ “lá trúc che ngang mặt chữ điền” là một câu gây nhiều tranh luận. Lối tạo hình của nó là cách điệu hay tả thực? Mặt chữ điền là mặt phụ nữ hay mặt đàn ông? Có lẽ câu hỏi quan trọng ở đây không phải là mặt đàn ông hay đàn bà mà là mặt người thôn Vĩ hay mặt người trở về thôn Vĩ? Xét cú pháp riêng của câu thơ ta có quyền hiểu cả hai cách. Nếu là người thôn Vĩ (chủ nhân của khu vườn) thì hẳn là gương mặt phụ nữ vì một người đàn ông về thôn Vĩ chắc chắn không phải để ngắm một người đàn ông? Còn là người trở về thôn Vĩ thì người ấy chính là HMT – khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt tự hoạ đầy kiêu hãnh của nhà thơ. Hiểu theo cách thứ hai, nghĩa là HMT hình dung mình trở về thôn Vĩ (hay tái hiện một lần trở về thôn Vĩ), vin vào cành trúc ẩn vào phía sau mà say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn. Cách hiểu thứ hai, khắc hoạ vẻ đẹp của con người thôn Vĩ chịu ảnh hưởng rất nhiều của bút pháp hội hoạ cổ điển. Bởi vì trong hội hoạ hiện đại người hoạ sỹ có thể đặc tả một hình ảnh chẳng hạn như một mầm non như lên từ một thân cây khô của một ánh mắt v...v. Nhưng trong hội hoạ cổ điển thì những hình ảnh chính không bao giờ được vẽ một cách riêng biệt như thế. Bao giờ nó cũng được người nghệ sĩ vẽ trong thế giới quan với những chi tiết phụ. Chẳng hạn để diễn tả vẻ đẹp của một vầng trăng thì thế nào thì người nghệ sỹ cũng phải vẽ bên cạnh vầng trăng ấy một áng mây và thế nào ở phía góc bức tranh cũng có một dáng trúc với bóng lá loà xoà, tỉa vài nét sắc nhọn vào cái khuôn tròn đầy đặn của vầng trăng. ở đây cái gương mặt chữ điền đầy đặn phúc hậu của người thôn Vĩ được tôn lên nhờ chi tiết lá trúc che ngang. Câu thơ còn được thể hiện sự hài hoà của con người thôn Vĩ với vẻ đẹp của TN thôn Vĩ. Tóm lại ở khổ thơ thứ nhất này, cảnh sắc có thể hiểu là thôn Vĩ cũng có thể hiểu là ngoài kia, vườn Vĩ Giạ mà cũng là vườn trần gian. Qua lăng kính của mặc cảm chia lìa, của tình yêu tuyệt vọng nơi HMT, những cảnh vật đơn sơ cũng trở nên vô cùng lộng lẫy. Về lại thôn Vĩ vốn là một việc bình thường, nhưng với nhà thơ giờ đây lại trở thành một ước ao – một ước ao quá tầm với, hay chính xác đã trở thành một hạnh phúc – hạnh phúc ngoài tầm tay. 2. Phân tích khổ 2. Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có trở trăng về kịp tối nay - Nếu như vẻ đẹp thôn Vĩ vào một buổi sáng sớm được khắc hoạ ở khổ 1 là một vẻ đẹp rất thực thì cái đẹp ở khổ thơ thứ 2 lại hết sức mờ ảo. Nó là cảnh trong mộng tưởng chứ không phải là cảnh thực hoặc nói khác đi đây là một bức tranh tâm trạng chứ không phải là một bức tranh tả phong cảnh (nhiều người cho đây là con sông Hương, con sông HMT đang tưởng tượng). Chúng ta rất rễ nhận ra điều này bởi ở đây tất cả mọi quy luật của cuộc sống thực bị phá vỡ. Lẽ thường thì gió thổi chiều nào mây bay chiều ấy. Người xưa có câu “Vân bằng phong dẫn” (Gió cuốn mây đem) nghĩa là nhờ có gió mới đem được mây đi. Thường dùng để ví duyên trời xui khiến hai người gặp nhau.(Trong Hoa Tiên cũng có hai câu viết rằng: “Hoạ khi gió cuốn mây đem – Tâm thành cho thấu, đá mềm dễ đâu”) Nhưng ở đây gió lại theo lối gió, mây lại theo đường mây. Hai vận động ngược chiều của gió mây tạo ra một khoảng trống và phải chăng cái khoảng trống ấy chính là nỗi lòng HMT. Và nếu ngược nghĩa với ý xưa thì phải chăng HMT muốn nói tới việc mình không được trời xui khiến để có duyên với người con gái. Hơn thế, hai câu thơ còn nói đến một thực tại phiêu tán. Tất cả dường như đang bỏ đi: gió bay đi, mây trôi đi, dòng nước cũng lặng lẽ chảy đi… điều này tạo cảm giác có một cái gì đó ngang trái trớ trêu. Tuy nhiên vì đây là cảnh trong mộng. Cảnh được khắc tả trong cái tâm trạng trống vắng của nhà thơ cho nên dòng nước dường như ngưng đọng trong một nỗi buồn. Mọi chuyển động của cảnh khẽ khàng mơ hồ cứ như là không có thật. Đặc biệt lạ nhất là từ “lay”. Động thái “lay” tự nó không vui, không buồn, nhưng sao trong cảnh này nó lại buồn hiu hắt đến vậy. Thực ra nó là một nét buồn phụ họa với gió, với mây, với dòng nước? hay nỗi buồn của mây gió nước đã xâm chiếm, lây nhiễm sang hoa bắp bên bờ sông này? Đọc câu thơ này chúng ta không khỏi không nhớ tới cơn gió buồn trong câu dân ca : Ai về giồng dứa qua sông Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em Phải chăng HMT đã ảnh hưởng bởi hơi câu dân ca ấy. Trong lúc tất cả mọi thứ đều đang muốn bỏ đi, phiêu tán đi, thì HMT chợt ao ước một thứ có thể ngược dòng “về” với mình: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – có trở trăng về kịp tối nay”. - Trong bức tranh tâm cảnh này có hình ảnh một con sông trăng rất hư ảo. Xung quanh hình tượng con sông trăng ở câu thơ này có nhiều cách cảm nhận rất khác nhau. Có thể hiểu là sông nước lấp lánh ánh bạc đã trở thành sông trăng nhưng cũng có thể hiểu là dòng ánh sáng tuôn chảy khắp không gian thành dòng sông trăng. Nếu hiểu theo cách thứ nhất thì con sông trăng thực quá và có lẽ như thế nó là cảnh thực hơn là cảnh trong mộng. Vì thế chúng ta nên hiểu con sông trăng như là ánh sáng tuôn tuôn chảy khắp không gian. Bởi vì hiểu cách này không gian nghệ thuật của con sông trăng sẽ trở nên mênh mang hơn, hư ảo hơn và lẽ dĩ nhiên phù hợp hơn với cảnh trong mộng. Trong cái không gian mênh mang rất mơ hồ của con sông trắng ấy là hình ảnh con thuyền chở đầy trăng vừa như có thực lại vừa như không có thực. Hình như nó hiện lên trong tâm thức nhà thơ, trong nỗi mong đợi của nhà thơ. Bởi vậy câu thơ mới viết như là một câu hỏi, một nỗi chờ mong khắc khoải. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay Đây là lần thứ hai xuất hiện từ phiếm chỉ “ai” và chính từ phiếm chỉ này đã làm cho sắc thái ý nghĩa của câu thơ bị nhoè đi. Nó rất khác với từ phiếm chỉ “nhà ai” ở khổ thơ đầu như nhân rộng lên cái không gian của màu xanh. Hình ảnh dòng sông trăng và hình ảnh chiếc thuyền trở đầy trăng là những hình ảnh thi vị và tài hoa. Chỉ bằng hai câu thơ, tác giả đã tạo ra những hình ảnh trôi giữa hai bờ hư – thực. Thuyền trở trăng về không phải trong không gian mà cập bến thời gian, huyền ảo càng thêm huyền ảo. Rất nhiều người lâu nay bình hai câu thơ này đều dừng lại ở đó. Mọi người dường như không nhìn ra chữ “kịp”. Phải chính chữ “kịp” mới mang bi kịch của tâm hồn ấy, thân phận ấy. Đành rằng chúng ta không thể biết “tối nay” là tối nào cụ thể, nhưng qua nỗi khắc khoải và chư “kịp” này ta nhận ra tất cả sự khẩn thiết của nó. Nếu như không “về kịp”, thi sĩ sẽ hoàn toàn lâm vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương. Chữ “kịp” cho chúng ta thấy một nhịp sống – sống chạy đua với thời gian. Thời gian đang trôi từng khắc, thi sắp vĩnh viễn lìa xa cõi trần cho nên mong mỏi đến đau thương. Trong trường hợp này mới thấy trăng là điểm tựa duy nhất, là sự bấu víu cuối cùng của kẻ cô đơn, đang chới với tuyệt vọng. - Về hình tượng trăng cũng cần nói thêm. HMT là một thi sĩ viết rất nhiều và rất say về trăng. Chúng ta đã bắt gặp: uống trăng, sáng trăng, ngủ với trăng, say trăng, trăng tự tử... không phải là vì yêu ánh sáng, yêu ánh trăng là vì không chấp nhận bóng đêm, khao khát hoà nhập vào vũ trụ sáng láng. ánh trăng trong thơ ông biến hoá kỳ diệu vô cùng, Ông đã trăng hoá nhiều vật thể và vật thể hoá trăng rất phong phú khiến trăng trở khác lạ vô cùng. Trong trường hợp này ông đã sông hoá thứ ánh sáng kỳ diệu của trăng để tạo nên một hình tượng dòng sông trăng lung linh huyền ảo đẹp vô cùng. 3) Phân tích khổ thơ 3. Trong ba khổ thơ của bài Đây thôn Vĩ Giạ thì hai khổ đầu nói về cái đẹp của xứ Huế dẫu đó là cảnh thực hay là cảnh mộng. Đến khổ kết HMT mới nói về cái đẹp của những cô gái Huế nhưng chúng ta có thể rễ ràng nhận thấy khi tả cảnh đẹp xứ Huế, HMt đắm say đến mức nhập thân vào cảnh nhưng khi nói đến vẻ đẹp của những cô gái Huế thì thi sĩ lại lùi ra xa. Giữa ông với những cô gái Huế đáng yêu kia là một khoảng cách và lấp đầy khoảng cách ấy là một màn sương khói "mờ nhân ảnh". Cho nên hình ảnh những cô gái Huế chỉ hiện ra lờ mờ, ông chỉ nhìn thấy bóng họ mà không nhìn thấy hình họ. Sắc thái giọng điệu câu thơ cho thấy vẻ đẹp của những cô gái Huế kia vẫn là một cái gì đó ở ngoài kia, nó không thuộc về ông. Chính vì vậy nhịp thơ khác hẳn các đoạn trước, gấp gáp hơn, khẩn khoản hơn: Mơ khách đường xa khách đường xa áo em trắng quá nhìn không ra “Khách đường xa” có thể hiểu là người tình xa. Người khách này hìnhnhư không liên quan gì đến nhân vậtđược gọi là anh ở đầu bài thơ, mà lại gợi ta nghĩ đến một khách má hồng – Một người thoàng gặp mà nhớ mãi. Cụm từ “Khách đường xa” được nhắc lại hai lần tạo cảm giác như người khách đang lùi dần. Đọc đến câu dưới lại càng rõ: áo em trắng quá nhìn không ra. Màu trắng ở đây cũng là màu trắng của tâm tưởng. Tác giả lại nhìn vào tâm tưởng để thấy màu áo của ký ức cho nên nó hư hư thực thực. Còn áo "trắng quá nhìn không ra" thực ra chỉ là một cách nói, một cách cực tả sắc trắng – trắng một cách kỳ lạ, bất ngờ, chứ không phải là ốm quá mà không nhìn rõ người nữa. Câu thơ tạo ảo giác rất thú vị, đa nghĩa và bất ngờ. Thôn Vĩ đến đây chỉ giữ vai trò một địa điểm có liên quan tới màu áo ấy. Còn màu áo trắng ấy thì choán hết cảm xúc của tác giả. Những câu thơ tả cảnh đã trở thành những câu thơ tình yêu lúc nào hình như chính nhà thơ cũng không biết. Câu “ở đây sương khói mờ nhân ảnh” cũng có người đặt dấu hỏi:

File đính kèm:

  • docTong biet hanh.doc