Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861.
I. Hoàn cảnh ra đời:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v.
Ngày 14 tháng 12 năm 1861, tức ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp.
Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình (1). Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.
Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài ''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'', để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc cảu Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861.
I. Hoàn cảnh ra đời:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v...
Ngày 14 tháng 12 năm 1861, tức ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp.
Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình (1). Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.
Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài ''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'', để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
II. Bố cục:
Gồm 4 đoạn:
-Lung khởi (Mở đầu): câu 1, 2: Hoàn cảnh hi sinh của nghĩa quân.
-Thích thực: từ câu 3 đến câu 15: Cuộc đời, cảnh chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân.
-Ai vãn: từ câu 16 đến câu 25: Niềm thương tiếc và cảm phục.
-Kết: từ câu 26 đến câu 30: vừa tiếp tục than tiếc vừa nêu lên ý nghĩ của người đứng tế.
III. Khái quát nội dung:
Người nghĩa quân Cần Giuộc vốn chỉ là những người nông dân hiền lành:
“...Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ...''
Ấy vậy mà khi quân xâm lăng đến, họ bổng dưng trở nên:
“...Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;''
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ...''.
Với lòng căm thù sâu sắc, nên chỉ cần có ''dao phay, gậy tầm vông, rơm con cúi...'' họ đã anh dũng đứng lên tự lập, tự cường, tự giác chống lại quân ngoại xâm có tàu to, súng lớn:
''...Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
''Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ...''
Và họ đã làm được việc:
“...Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mả tà, mả ái hồn kinh.
'Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ...''
Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi những nghĩa sĩ nông dân bằng những hình tượng thật chói lọi, bằng những lời văn thật trang trọng và đẹp đẻ; nhưng ngay sau đó như nhà phê bình Hoài Thanh viết: ''Hàng trăm năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút nhà thơ nức nở trên từng trang giấy'':
“..Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
''Nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng luỵ nhỏ....''
Hay:
''...Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
:Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trứơc ngõ...''.
Và:
''...Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;''
''Đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ...''
Ở nhiều đoạn, ''cái bi'' như bao trùm lên. Nhưng đây không phải là ''bi thảm'' mà là ''bi tráng''.
Nguyễn Đăng Mạnh phân tích:
'' Đây là nỗi đau vì Tổ quốc, vì nhân dân. Đau mà không khiến người ta nản lòng, thối chí, bi mà giục giã mọi người đứng dậy hiên ngang. Cuộc khởi nghĩa tuy đã thất bại, nhưng thà chết vinh còn hơn sống nhục:''
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh,
''Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
''Chết như thế thì chết cũng như còn. Chết như thế là để lại tấm gương chói lọi, có sức động viên lớn...(theo Cẩm nang ôn luyện môn Văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 463.)
III. Nghệ thuật thể hiện:
Bài văn tế bằng chữ Nôm, gồm 30 liên, tức 60 vế đối biền ngẫu, làm theo thể phú luật Đường trong đó có cách hiệp vần độc vận (một vần) hoặc liên vận (nhiều vần), đặt cách câu (gồm các kiểu câu: tứ tự, bát tự, song quan, cách cú và gối hạc) và luật bằng trắc.
Toàn bài mang tính chất trầm hùng, bi thiết, có sức vũ vũ lớn. Cái đặc sắc, kỳ thú ở bài văn là dùng nhiều ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà dựng lên được hình ảnh rất sống của thế hệ những người chống Pháp tiêu biểu buổi ấy...
IV.Trích vài nhận xét:
-“Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước… Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang... (Phạm Văn Đồng, trích ''Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc'', tạp chí Văn học tháng 7 năm 1963).
-“Trong văn chương chưa hề có một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân: Nhớ linh xưa: cui cút làm ăn - toan lo nghèo khó”, và ông viết: "Bao nhiêu yêu thương trong hai từ cui cút ấy”! Bởi "Nhà nho nghèo ấy đã sống cuộc sống của quần chúng, thông cảm sâu sắc với quần chúng, và đã cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cần cù, dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ, cho tình cảm, cho lòng tin và cả cho nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu". (Hoài Thanh, trích ''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'' - ''Ngôi đền thiêng trong văn học'' trên web và web
-Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, nhân dân được ca ngợi như những người anh hùng.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đỉnh cao nhất về nội dung và nghệ thuật trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn đình Chiểu...(Từ điển Văn học bộ mới, Nxb thế giới, 2004, tr. 1971).
-Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân (ở đây là người nông dân chống giặc cứu nước), tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. Bởi vậy, khi bài văn tế này lan truyền đến Huế, chính vua Tự Đức đã ra lệnh phổ biến trong nhiều địa phương khác. Nhà thơ Tùng Thiện Vương và Mai Am nữ sĩ đã có thơ ca ngợi, là: “thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” (Tùng Thiện Vương), là “Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi” (Mai Am)...(Văn học lớp 11, dựa theo phần tiểu dẫn trong sách Văn học lớp 11, Nxb Giáo dục, 2003, tr. 31).
Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn.
Ghi chú:
(1) Ghi theo Từ điển Văn học (bộ mới, Nxb Thế giới, 2004) Ngữ văn 11 ghi khoảng 20 người. (Nxb Giáo dục, 2008, tr 60)
File đính kèm:
- Gioi thieu Van te nghia si Can Giuoc.doc