Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

Đây là 1 bài thơ dài mang dáng dấp của 1 tác phẩm có tính sử thi hoành tráng. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi Tố Hữu lại dùng tiêu đề của bài thơ này để đặt tên cho cả tập thơ mà ông viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tên bài thơ là Việt Bắc, nhưng nội dung bài thơ không hề dừng lại ở việc miêu tả cuộc kháng chiến chống Pháp ở 1 miền đất cụ thể. Điều này cũng có thể giải thích được vì Việt Bắc là thủ đô của cuộc kháng chiến, là đầu não của cuộc kháng chiến, bởi thế viết về Việt Bắc cũng có nghĩa là viết về cuộc kháng chiến của cả nước. Cho nên sẽ không ngoa nếu như chúng ta nói rằng Việt Bắc chính là bài thơ mang tính tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp của cả dân tộc ta.

2- Bài thơ ra đời trong không khí chia tay lưu luyến giữa những người cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc, sự kiện này diễn ra vào tháng 11năm 1954. Lúc ấy, bộ máy chính phủ và các cơ quan Đảng chuyển từ Việt Bắc về Hà Nội.

Suốt bao nhiêu năm trời gắn bó với nhân dân Việt Bắc, bây giờ phải chia tay Tố Hữu bồi hồi xúc động và ông đã viết bài thơ này như là để đáp lại nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc đối với ông nói riêng, đối với cuộc kháng chiến nói chung.

Bài thơ có 3 phần rất rõ rệt:

Phần đầu (Không nằm trong phần trích ở SGK) diễn tả lại cuộc chia tay lưu luyến giữa ta với mình, giữa mình với ta.

Phần 2 (11 khổ thơ đầu trong phần trích) là phần quan trọng nhất cũng là phần dài nhất vì nó tái hiện lại những kí ức của Tố Hữu về cuộc sống kháng chiến và hình ảnh những con người kháng chiến ở Việt Bắc.

Phần cuối (còn lại) nhà thơ bày tỏ niềm tin của ông đối với tương lai của Việt Bắc. Ngược lại quê hương CM Việt Bắc qua TH bày tỏ với Bác Hồ, với Đảng niềm tin sắt son, lòng thuỷ chung trước sau như một.

3 – Trích đoạn trong SGK bao gồm 11 khổ thơ nằm ở cuối phần 1 đầu phần 2. Trong đó từ khổ 1 đến khổ 7 nằm ở phần 1 còn từ khổ 8 đến khổ 11 nằm ở phần 2

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8159 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Bắc I.Giới thiệu chung về bài thơ: Đây là 1 bài thơ dài mang dáng dấp của 1 tác phẩm có tính sử thi hoành tráng. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi Tố Hữu lại dùng tiêu đề của bài thơ này để đặt tên cho cả tập thơ mà ông viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tên bài thơ là Việt Bắc, nhưng nội dung bài thơ không hề dừng lại ở việc miêu tả cuộc kháng chiến chống Pháp ở 1 miền đất cụ thể. Điều này cũng có thể giải thích được vì Việt Bắc là thủ đô của cuộc kháng chiến, là đầu não của cuộc kháng chiến, bởi thế viết về Việt Bắc cũng có nghĩa là viết về cuộc kháng chiến của cả nước. Cho nên sẽ không ngoa nếu như chúng ta nói rằng Việt Bắc chính là bài thơ mang tính tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp của cả dân tộc ta. 2- Bài thơ ra đời trong không khí chia tay lưu luyến giữa những người cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc, sự kiện này diễn ra vào tháng 11năm 1954. Lúc ấy, bộ máy chính phủ và các cơ quan Đảng chuyển từ Việt Bắc về Hà Nội. Suốt bao nhiêu năm trời gắn bó với nhân dân Việt Bắc, bây giờ phải chia tay Tố Hữu bồi hồi xúc động và ông đã viết bài thơ này như là để đáp lại nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc đối với ông nói riêng, đối với cuộc kháng chiến nói chung. Bài thơ có 3 phần rất rõ rệt: Phần đầu (Không nằm trong phần trích ở SGK) diễn tả lại cuộc chia tay lưu luyến giữa ta với mình, giữa mình với ta. Phần 2 (11 khổ thơ đầu trong phần trích) là phần quan trọng nhất cũng là phần dài nhất vì nó tái hiện lại những kí ức của Tố Hữu về cuộc sống kháng chiến và hình ảnh những con người kháng chiến ở Việt Bắc. Phần cuối (còn lại) nhà thơ bày tỏ niềm tin của ông đối với tương lai của Việt Bắc. Ngược lại quê hương CM Việt Bắc qua TH bày tỏ với Bác Hồ, với Đảng niềm tin sắt son, lòng thuỷ chung trước sau như một. 3 – Trích đoạn trong SGK bao gồm 11 khổ thơ nằm ở cuối phần 1 đầu phần 2. Trong đó từ khổ 1 đến khổ 7 nằm ở phần 1 còn từ khổ 8 đến khổ 11 nằm ở phần 2. II – Phân tích đoạn trích trong sách giáo khoa 1 – Phân tích cuộc chia tay lưu luyến giữa kẻ ở, người đi Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… Mình đi chớ những những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai? Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… * Nhận xét chung về nghệ thuật : Có lẽ bất kì 1 người đọc nào khi đọc thơ Tố Hữu nói chung, bài thơ Việt Bắc nói riêng đều dễ dàng nhận thấy thơ TH rất đậm đà sắc thái ca dao. Chất ca dao này trước hết thể hiện ở độ đậm đặc lối xưng hô ta với mình, mình với ta rất hay thấy trong ca dao. Thậm chí đọc rất nhiều câu của bài Việt Bắc này, ta cứ có cảm giác như nó giống 1 câu ca dao nào đấy. Chẳng hạn khi đọc câu: “Ta về mình có nhớ ta - Ta về ta nhớ những hoa cùng người” của Tố Hữu ta lại chợt nhớ đến câu ca dao: “Mình về có nhớ ta chăng - Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”. Nhưng cũng rất nhiều câu ta lại không xác định được 1 cách chính xác nó giống câu nào. Điều đó chứng tỏ Tố Hữu chỉ tiếp nhận cái phần tinh tuý của ca dao chứ ông không sao chép nó 1 cách máy móc. Tố Hữu vẫn có những sáng tạo riêng của ông. Hãy khoan nói đến những sáng tạo cụ thể của cách gieo vần, cách tạo âm điệu, cách diễn đạt bằng hình ảnh, cách so sánh ví von mà chỉ nói ở mức tổng quát nhất, ta cũng có thể thấy được trong ca dao xưa, tình cảm giữa mình và ta rất thắm thiết. Nhưng đó chỉ là sự thắm thiết trong quan hệ riêng tư. Chẳng hạn: “Mình về ta chẳng cho về – Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”. Còn ở đây, giữa ta với mình, giữa mình với ta lại biểu hiện cho những tình cảm lớn lao và tự nhiên giữa những người cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc, và ngược lại những tình cảm chung ấy, cuộc chia tay có tính thời đại ấy nhờ được diễn tả dưới hình thức ta mình - mình ta lại như là chuyện riêng tư vậy. ở 7 khổ thơ đầu của trích đoạn, Tố Hữu viết dưới hình thức đối đáp, lúc thì là ta nói với mình, lúc thì là mình nói với ta. Và nếu như để ý chúng ta sẽ thấy người đi nói nhiều hơn là người ở lại. (Những khổ thơ in chữ nghiêng là lời người ở lại, những khổ còn lại là lời người đi(2/5). Thậm chí chỉ, trong 4 câu lục bát 28 chữ, chỉ có 1 chữ ta trong khi đó lại có tới 4 chữ mình. Sự láy đi láy lại chữ “mình” như thế rõ ràng thể hiện cái nhu cầu được bộc bạch được giãi bày lòng mình của Tố Hữu. Trong khi đây mới bắt đầu là lời của những người ở lại. Có lẽ điều này cũng là hợp lý bởi một mặt người đi luôn có cảm giác áy náy, luyến tiếc đối với những những ngày đã qua cho nên muốn nói nhiều hơn để bộc lộ tình cảm của mình, nỗi nhớ của mình đối với ở lại. Mặt khác vì người đi là người chủ động rời xa Việt Bắc cho nên họ không muốn người ở lại nghĩ rằng mình bội bạc. Nhưng dẫu là lời của người đi nói với người ở lại hay ngược lại là lời của người ở lại nói với người đi thì chỗ giống nhau vẫn là tình cảm lưu luyến nhớ thương không nỡ dứt. Các chữ nhớ gần như xuất hiện ở tất cả các câu thơ. Nếu làm phép thống kê, cả trích đoạn trong SGK có tới 32 chữ “nhớ” nhưng riêng ở phần đã có tới 24 chữ “nhớ”. Đặc biệt cứ sau mỗi chữ nhớ như thế những kỉ niệm của quá khứ lại lần lượt được tái hiện. Chỉ riêng 1 phép thống kê đơn giản này thôi cũng tự nó cho thấy ban đầu trong cuộc chia tay nỗi nhớ trào lên trong tâm trạng Tố Hữu. Những cảnh, những người cứ ùa về nhưng càng về cuối bài thơ, nỗi nhớ ấy càng lắng xuống có bớt đi cái phần da diết nhưng lại lắng về chiều sâu. * Phân tích khổ 1: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Hai câu thơ đầu mở ra vừa là câu hỏi vừa là để nhấn mạnh cảm giác chia li đang đến gần. Khoảng thời gian 15 năm so với đời người không phải là nhỏ, thậm chí còn là dài đủ để những cán bộ kháng chiến xây dựng một tình cảm gắn bó thiết tha mặn nồng với những người dân Việt Bắc. Đặc biệt, với cách xưng hô mang đậm màu sắc ca dao, người đọc có thể nhận ngay thấy một thứ tình cảm rất bền chặt sâu sắc giữa người đi kẻ ở. Tất nhiên như đã nói, nếu trong ca dao xưa tình cảm giữa ta với mình hoàn toàn là tình cảm riêng tư giữa 2 con người thì ở đây, trong thơ Tố Hữu nó lại thể hiện tình cảm của tác giả đối với Việt Bắc. Vì vậy thứ tình cảm vừa chung vừa riêng ấy như được nhân lên gấp bội. Nhiều người khi phân tích khổ thơ đầu này cứ phân vân với một câu hỏi: Tại sao lại bắt đầu bằng lời của người ở lại? Hoặc tại sao lại không phải là câu hỏi của người đi? Chẳng hạn: “Ta về mình có nhớ ta?” Thực ra nếu người ra đi tự hỏi thì vô duyên quá. Tự mình đi lại tự mình hỏi người ta có nhớ mình không? Cho nên câu hỏi tế nhị và sâu sắc nhất phải là của những người ở lại. Và cũng phải là người ở lại thì mới hình dung được trạng huống của người đi khi trở về thành phố: “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” Như vậy khổ 1 có bốn câu thơ thì đọng lại 2 câu hỏi. Một câu hỏi vào thời gian, một câu hỏi vào không gian. Hai câu hỏi khéo léo cho thấy cả thời gian và không gian Việt Bắc không có gì xa lạ mà chính là thời gian và không gian sống quá quen thuộc của những cán bộ kháng chiến. Nói đúng hơn, nó là một thời cách mạng, một vùng cách mạng của cả người đi kẻ ở. * Phân tích khổ 2: Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… Trong khi người ở lại đang rơi vào cảm giác trống vắng, hẫng hụt, thì cảm giác nổi bật của người người ra đi lại là sự bịn rịn lưu luyến. Khổ thơ thứ hai được viết như một lời phúc đáp của những người ra đi đối với người ở lại. Người ra đi đã nghe rõ từng tiếng lòng chân thành của người ở lại, nên lòng đầy cảm xúc và bối rối. Bước đi nặng chĩu tâm trạng. Và nếu phân tích thì đây cũng là một trạng thái tâm lý phổ biến. Vì trong giây phút chia tay lưu luyến ấy, người ra đi phải nói thật lòng mình: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Câu thơ viết: “biết nói gì hôm nay” nhưng người đọc thì hoàn toàn hiểu đó không phải là không có gì để nói mà là có quá nhiều điều muốn nói nhưng không biết nên nói thế nào cho xứng với giây phút chia ly nặng tình nặng nghĩa này. Nhịp thơ lục bát đều đặn, nhịp nhàng ở bốn dòng đầu đến đây cũng vì chút bối rối trong lòng người mà thay đổi. 2 câu cuối được ngắt nhịp 3/3 – 3/3/2 đã diễn tả thần tình thoáng bối rối ngập ngừng của tình cảm. Chút ngập ngừng này như tạo ra một nốt lặng, cho chuỗi câu hỏi tiếp theo được vang lên dồn dập thiết tha hơn. * Phân tích khổ 3: Mình đi, có nhớnhững ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai? Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? Và như không thể kìm nén lòng mình lâu hơn được nữa, những người ở lại bắt đầu bộc bạch lòng mình bằng những lời lẽ đầy ắp kỷ niệm. 12 dòng lục bát tạo thành 6 câu hỏi như khơi sâu vào kỷ niệm. Mỗi câu hỏi đều gợi một cái gì đó rất tiêu biểu của VB: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, miếng cơm chấm muối, măng mai, trám bùi, hắt hiu lau xám, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào… Những hình ảnh “mưa nguồn, suối lũ, mây mù, miếng cơm chấm muối” gợi lại những ngày gian khổ đen tối trên chiến khu VB. ở đó những người tham gia kháng chiến đã phải trải qua biết bao gian nan, thử thách. Thậm chí thực tế được ghi trong những cuốn hồi ký kháng chiến còn cho biết có những trận mưa to kéo dài gây lũ suối làm cho quân ta vô cùng vất vả. Rồi những đợt ăn măng ăn trám kéo dài vì thiếu gạo đã làm cho sức khoẻ suy yếu. Tuy nhiên, bên cạnh những kỷ niệm về ký ức gian nan ấy, tác giả còn nhắc đến những sự kiện: kháng Nhật của Việt Minh, những địa điểm xuất phát hoặc khởi đầu của cách mạng như: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào để gợi nhắc đến một quê hương VB với biết bao những chiến tích, những địa danh đã làm nên một quê hương cách mạng, làm nên những di tích lịch sử của dân tộc… Tất nhiên ở một khía cạnh nào đó, nếu chỉ những kỷ niệm như vậy thôi, rõ ràng chưa thể tạo nên cái ma lực tha thiết, quyến luyến, tạo thành chất thơ ở từng câu. Cho nên nếu ngẫm kỹ âm hưởng của từng câu thơ lại phải thấy, cái làm thành chất thơ ở khổ này hay của cả bài thơ chính là nhạc điệu. Chính nhạc điệu đã làm cho các kỷ niệm trở nên ngân nga trầm bổng réo rắt, thấm sâu vào tâm tư. Mà để có được điều đó Tố Hữu đã phải sáng tác nên những câu thơ thật chuẩn về thanh luật, ngắt nhịp đều đặn. Câu nào cũng đối cân, khá tương xứng nhau về cấu trúc. Những câu 6 ngắt nhịp 3/3, những câu 8 ngắt nhịp 4/4. Thậm chí nếu tách đôi ngay từng vế của câu 8 cũng có tiểu đối: “Mưa nguồn/ suối lũ/ những mây/ cùng mù”… Riêng câu cuối của khổ này còn có sự đổi chỗ thú vị: “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được viết thành: “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa” chứng tỏ tên riêng và danh từ chung đều đã đồng nhất hoàn toàn về ý nghĩa và nhịp điệu. Tóm lại: Những kỷ niệm được gợi nhớ đều là những kỷ niệm của cuộc sống chung. Tình cán bộ với nhân dân chia se ngọt bùi, chung gian lao, chung mối thù. Cho nên cái hay của những kỷ niệm được người ở lại nhắc tới ở đây không hề mang tính chất kể công mà chỉ là những kỷ niệm liên quan tới cuộc sống đồng cam cộng khổ của họ. * Phân tích khổ 4, 5, 6, 7: - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Tuy nhìn vào văn bản, 4 khổ thơ này được xác định ngay là lời của người ra đi, nhưng sự lặp lại hai chữ “mình” – “ta” không theo trật tự ấn định (câu “Mình đi, mình lại nhớ mình” nếu viết “Ta đi ta lại nhớ mình” thì không có gì phải bàn), cho nên đã không ít người băn khoăn đặt câu hỏi: đây là lời của ai? Thật ra đây không phải là lần đầu tiên trong bài thơ Tố Hữu cố ý tạo nên sự song trùng ý nghĩa ấy. Chẳng hạn ngay khổ thơ trên, nếu xét thêm về cấu trúc, ta thấy các câu 6 chữ đều có mở đầu giống nhau (phép láy đầu). Sự lặp lại đều đặn cấu trúc câu như tạo ra một nhịp ru nhẹ nhàng êm ái. Nhưng cái hay ở đây lại là, tuy lặp lại nhưng nó không hề gây cảm giác nhàm chán. Mà điều đó có được là nhờ tác giả đã khá tinh tế khi sử dụng trong 6 câu 6 chữ thì 3 câu mở đầu bằng “mình đi”, 3 câu mở đầu bằng “mình về”. Các từ “đi”, “về” theo nghĩa trong văn cảnh là đồng nghĩa với nhau – cùng chỉ hướng về xuôi. Nhưng nét nghĩa đen đối lập vẫn còn trong vô thức lại tạo thành cặp trái nghĩa hư ảo. Kết hợp với sự đối lập giữa thanh huyền với thanh không dấu, tạo ra cái điệu hồi hoàn của nhịp ru như vỗ về nỗi niểm thương nhớ khôn nguôi của con người trong cuộc chia ly. Vậy thì khổ này chúng ta cũng có quyền nghĩ theo hướng ấy. Chữ “mình” trong câu thứ 3 phải được hiểu là người ở lại. Câu: “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…” được viết vừa với cái tứ của câu ca dao “Cồng cha như núi thái sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, vừa được viết bằng tư duy quen thuộc của người miền núi hay chí ít cũng là của những người sống lâu ở miền núi (giống như người dân tộc miền núi thường lấy đơn vị “con dao quăng” để đo độ dài của con đường.) Một câu thơ như vậy chắc chắn gây xúc động đối với những người ở lại vốn đang rất phân vân dò đoán tình cảm người ra đi. Như vậy, trong khi người ở lại chỉ hỏi có 6 câu hỏi với 12 dòng, thì người ra đi lại hào hứng bày tỏ tình cảm của mình, và bày tỏ một hơi dài tới 70 dòng, như sợ ai cướp mất lời, ngắt mất mạch cảm xúc vậy. Từ khổ 5 đến khổ 7 bài thơ bắt đầu chuyển sang những kỷ niệm. Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê, vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Khổ 5 bắt đầu với một nét phác tổng quát về phong cảnh thiên nhiên VB: có đêm về với vầng trăng đầu núi, có ngày đến với nắng chiều lưng nương, rồi bản làng chìm trong sương khói, rồi sớm khuya bếp lửa ấm lòng, hay những địa danh “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê, từng in dấu không phai … Tuy chẳng có gì rõ nét, cụ thể nhưng tất cả đã đọng thành nỗi nhớ – mà lại là nhớ như nhớ người yêu – thật là da diết, thấm thía. Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm se nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô, Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa… Khổ 6: Tất nhiên cho dù kỷ niệm với núi rừng VB có đậm đà thiêng liêng đến mấy thì cũng không thể sánh được với tình cảm, nhất là với những kỷ niệm về con người, (giữa nhân dân VB tin yêu và người cán bộ CM) . Thật xúc động, chỉ bằng một khổ thơ ngắn người ra đi đã nhắc lại được toàn bộ những kỷ niệm mà ở đó đóng góp của quê hương VB cho CM là vô cùng lớn lao. Góp cả sức người, cả sức của vào những lúc khó khăn nhất. Củ sắn chia đôi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Ngay cả hình ảnh chịu thương chịu khó - người mẹ địu con lên nương chỉa bắp cũng là những gì không thể quân được. Có thể nói Tố Hữu đã miêu tả vừa chân thật, vừa giản dị tình cảm của những con người VB đối với cuộc kháng chiến. Mặc dù chính cuộc kháng chiến của dân tộc đã làm cho đời sống của miền núi có nhiều đổi thay (Bản làng đã có nhiều lớp học “i tờ”, có cả những buổi liên hoan. Không khí của bản làng tươi vui, náo nức trong nhịp sống của cuộc đời mới). Nhưng có lẽ chưa thấm với những gì VB làm cho kháng chiến. Chính vì vậy mà đến lúc phải chia tay, những người cán bộ trở về thủ đô đã không thể quên được từ những “tiếng mõ rừng chiều”, những tiếng “chày đêm nện cối” bên suối nước… bởi nó là những âm thanh quá quen thuộc, vốn có từ ngàn đời trong sinh hoạt của làng quê. Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Khổ thơ 7: ở các câu thơ 6 chữ, nhà thơ Tố Hữu thể hiện nỗi nhớ của ông đối với cảnh Việt Bắc. Có thể nói Tố Hữu có 1 năng lực khái quát rất cao cho nên chỉ trong phạm vi 4 câu thơ 6 chữ thôi mà ông tái hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua 4 mùa, mỗi mùa lại hiện lên với 1 sắc thái rất riêng. Về mùa đông, trên cái nền xanh bạt ngàn của cây rừng là sắc đỏ tươi rực rỡ của những bông hoa chuối giống như những đống lửa làm ấm cả không gian. Khi mùa xuân về cả 1 vạt rừng mơ nở hoa trắng xoá làm không gian như bừng sáng lên. Tuy nhiên có lẽ câu thơ hay nhất vẫn là câu thơ tả mùa hè : “Ve kêu rừng phách đổ vàng.” ở đây cùng 1 lúc đã có sự cộng hưởng của rất nhiều sắc vàng: cái vàng của nắng, cái vàng của lá và trong tiếng ve ngân cái sắc vàng ấy như đang loé lên. Cái trạng thái vô hình ấy của màu sắc đã được Tố Hữu hữu hình hoá bằng chữ “đổ” rất tài tình. Vẻ đẹp của mùa thu Việt Bắc lại được Tố Hữu diễn tả vào những đêm trăng. Dưới ánh trăng, núi rừng Việt Bắc hiện lên với 1 vẻ đẹp hết sức yên ả, thanh tĩnh. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc dù chỉ được khắc hoạ trong 4 câu thơ thôi nhưng vẫn hiện lên khá sống động, rất đa dạng về màu sắc, về sắc thái. Có cái đẹp mộng mơ của mùa thu, có cái đẹp rực rỡ của mùa hè, có cả cái đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân. Trong khi các câu thơ 6 chữ tái hiện nỗi nhớ cảnh thì các câu thơ 8 chữ lại thể hiện nỗi nhớ người. Rõ ràng là 2 nỗi nhớ này không được tác giả thể hiện tách ra thành 2 mảng riêng biệt mà lại được đan cài vào nhau. Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy nhà thơ có nhớ cảnh Việt Bắc nhưng hình như nỗi nhớ người vẫn dể lại giấu ấn sâu đậm hơn. Bởi vì trong 4 câu thơ 8 chữ thể hiện nỗi nhớ người thì đã có 3 câu bắt đầu bằng chữ nhớ. Có 1 điều khá đặc biệt là hình ảnh những con người Việt Bắc vụt đến trong ký ức Tố Hữu lúc này lại không phải là những người thân thiết với ông mà là những người rất xa lạ nhà thơ đã gặp vào 1 lần tình cờ, đấy là 1 người tiều phu đốn củi mà Tố Hữu nhận ra con người này nhờ ánh chớp của lưỡi dao từ đèo cao hất xuống, đấy còn là 1 người kiên nhẫn chuốt từng sợi giang nhỏ để đan nón, 1 cô em hái măng 1 mình hoặc 1 người mà Tố Hữu không nhìn rõ mặt chỉ nghe thấy tiếng hát ân tình thuỷ chung. Vậy chúng ta nên giải thích như thế nào về điều này ? Điều này làm cho chúng ta nhớ lại câu thơ mà CLV đã viết : “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất hóa tâm hồn” Nhiều khi sông lâu ở 1 mảnh đất nào đó, chúng ta có cảm giác như những con người mà chúng ta vẫn gặp chẳng có gì là đặc biệt cả, họ chẳng để lại trong ta 1 chút dấu ấn nào nhưng khi ta phải ra đi phải rời xa mảnh đất ấy thì chính vào cái giờ phút chia ly ta mới chợt nhận ra những con người xa lạ ấy thực ra lại là những con người rất đỗi thân thiết đối với ta. Có 1 điều đặc biệt nữa là hình ảnh những con người Việt Bắc hiện lên trong ký ức của Tố Hữu lúc này không phải trong những sự kiện lớn lao, những trận đánh, những cuộc mit tinh hay những đêm hội mà ông chỉ nhớ họ trong những trong những công việc rất ngày thường: họ đốn củi, họ hái măng, họ đan nón. Điều này cho thấy người ra đi - tác giả muốn khẳng định với người ở lại là: diện mạo của đời sống không phải chỉ được làm nên bởi những cái phi thường mà phần nhiều nó được làm nên bởi những cái bình thường như thế. Có thể nói chỉ riêng khổ thơ thứ 7 này thôi đã thể hiện khá trọn vẹn tình cảm của người ra đi đối với người ở lại. Tất cả những kỷ niệm sâu sắc ấy đều bắt đầu từ VB và thuộc về VB 4 – Phân tích 4 khổ cuối : Kí ức về cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng. Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà. Để tái hiện những vấn đề lớn của đời sống xã hội con người, có lẽ bất kì 1 người viết nào cũng phải dùng 1 lượng ngôn từ không nhỏ bởi vì có bao nhiêu điều phải viết, chọn cái gì, bỏ cái gì? Tố Hữu vốn là 1 nhà thơ có năng lực khái quát rất cao, vì thế đề tài mà ông chọn thường là những vấn đề chính trị lớn lao, những vấn đề lí tưởng, lẽ sống. Cuộc sống kháng chiến 9 năm ở Việt Bắc cũng là một đề tài lớn cho nên nếu không có năng lực khái quát cao, không thể nào diễn tả hết. Và có lẽ để vượt qua thử thách này, nhà thơ đã phải tìm đến 1 giải pháp mà ông cho là tối ưu nhất. Đó là không viết nhiều, không sa vào những chi tiết vụn vặt mà chỉ tập trung vào những hình ảnh tiêu biểu, để làm nổi bật tinh thần của cuộc kháng chiến ở chiến khu VB đó là 1 cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Khổ 8 là một khổ thơ thể hiện khá trọn vẹn tinh thần này. Với giọng thơ say sưa hồi tưởng tác giả đã khiến người đọc có cảm giác như nhân vật trữ tình đang tách mình ra khỏi không gian chia tay, để trở về quá khứ – một quá khứ hào hùng của dân tộc. Hình ảnh đáng tự hào đầu tiên mà tác giả đem đến cho khổ thơ là hình ảnh một núi rừng VB cùng đứng lên đánh giặc. Chữ “rừng” được lặp đi lặp lại, rải kín khổ thơ như nhân rộng thêm địa bàn vốn đã rất rộng của VB. Và điều đáng nói nhất là rừng cũng có lòng với CM, với kháng chiến, với bộ đội. Với địa thế hiểm trở của nó, rừng VB đã tạo thành cái thế trường thành lũy thép vây đánh quân thù. Và sự cảm nhận sâu sắc ấy đã khiến ông viết thành công câu thơ: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Như vậy là chẳng những con người mà cả thiên nhiên cũng vào trận. Thiên nhiên cũng góp sức với con người để diệt thù. Khổ thơ 9 Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quan đi điệp điệp trùng trùng ánh sao đầu núi bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn năm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. Sang khổ thơ 9 VB được phản ánh trong không khí cả nước đi vào trận đánh cuối cùng. Có thể nói hình ảnh đẹp nhất, khí thế nhất của cuộc kháng chiến có lẽ không gì hơn là hình ảnh toàn dân kháng chiến. Những câu thơ sôi nổi, liền mạch miêu tả cuộc hành quân của hàng ngàn, hàng vạn con người – những chiến sĩ, những đoàn dân công nối tiếp nhau dài vô tận. Sau này nhiều người cho rằng, thực tiến cách mạng lúc ấy đòi hỏi phải miêu tả khí thế của đám đông trên cái nền không gian rộng lớn của VB. Chính vì vậy lối nói thủ thỉ, dân dã, tình cảm mình – ta, ta – mình như những khổ thơ trước không còn phù hợp nữa. Bài khơ nhanh chóng chuyển sang âm điệu hào hùng. Vậy là từ tiết tấu ngân nga dìu dặt như lời ru ở những khổ thơ trên, khổ 9 lập tức phá vỡ chuyển sang tiết tấu nhanh, mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân vũ bão. Đặc biệt, sức mạnh của cuộc kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ Tố Hữu thể hiện tập trung ở hình ảnh những con đường Việt Bắc về đêm. Cũng cần phải nói rộng ra 1 chút là trong thơ Tố Hữu nói chung hình tượng những con đường chiếm 1 vị trí hết sức quan trọng. ở bài thơ dài “Ta đi tới” khép lại tập thơ Việt Bắc tác giả cũng dùng hình tượng những con đường làm hình tượng trung tâm với ý nghĩa bao quát toàn bộ chiều dài.chiều rộng của VB. Còn ở bài Việt Bắc này, bằng thủ pháp thần thoại hoá, nhà thơ đã làm cho hình ảnh những con đường Việt Bắc về đêm hiện lên với 1 vẻ đẹp kì vĩ lớn lao. Tất cả sắc thái, tất cả chuyển động đều được cường điệu hoá. Khổ 10: Ai về ai có nhớ không? Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang. Nắng trưa rực rỡ sao vàng Trung ương chính phủ luận bàn việc công Điều quân chiến dịch thu đông Nông thôn phát động, giao thông mở đường Giữ đê, phòng hạn, thu lương Gửi dao miền ngược, the, trường các khu… Cuộc kháng chiến ở Việt Bắc dù chỉ được tái hiện trong 1 số lượng câu chữ ít ỏi, thế mà rất lạ hình như không có 1 lĩnh vực nào của đời sống kháng chiến lại không được Tố Hữu nói tới. Qua đó chúng ta thấy, cuộc kháng chiến không chỉ diễn ra trên phương diện quân sự mà diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Từ chuyện “điều quân chiến dịch thu đông” cho đến chuyện “nông thôn phát động giao thông mở đường”. Cả những lĩnh vực cụ thể hơn như “giữ đề phòng hạn thu lương. Gử

File đính kèm:

  • docViet Bac.doc