Nhân dân là bể, văn nghệ là thuyền
Tập thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu đã được viết ra từ nguồn cảm hứng chủ đạo ấy, nguồn cảm hứng về một con thuyền văn nghệ bơi trên biển cả của nhân dân và được biển cả của nhân dân nâng đỡ. Vì thế người đọc có thể tìm thấy cả nội dung, cảm xúc và hình thức nghệ thuật của mọi bài thơ trong đó. Nhưng tính nhân dân ấy, sự gắn bó giữa con thuyền thơ với biển cả của Tổ Quốc và nhân dân ấy không được kết đọng ở đâu nhiều hơn là trong bài thơ mà tên của nó đã được mượn làm tên cho cả tập thơ, bài thơ mà Xuân Diệu đã coi là đỉnh cao nhất trong tập thơ ấy. Dĩ nhiên đó chỉ có thể là bài thơ dài mang tên “ Việt Bắc ”.
Bài thơ được sáng tác vào thời khắc giao thừa giữa hai giai đoạn Cách Mạng, giữa cuộc kháng chiến chín năm mà chúng ta vừa trải qua mà kỉ niệm về nó vẫn còn tươi nguyên trong kí ức, với một giai đoạn hoà bình còn chưa đến hẳn nhưng dự cảm về nó đã xôn xao lắm giữa lòng người. Đó là thời điểm giao thời giữa chiến đấu và dựng xây, giữa một giai đoạn mà Việt Bắc là đầu não, là “thủ đô gió ngàn”, với một giai đoạn mà trung tâm của Cách mạng sẽ chuyển về xuôi với thủ đô là Hà Nội. Đây cũng chính là thời điểm làm dậy lên trong lòng người những ý nghĩ lớn lao. Bởi trên đỉnh cao của thời điểm ấy, con người sẽ có điều kiện nhìn thấu suốt về quá khứ và nhìn vào xa tắp của tương lai. Đôi cánh rộng của cảm hứng ở bài thơ “Việt Bắc” cũng được nâng đỡ rất nhiều bởi thời điểm mà bài thơ được sáng tạo, nhất là khi tác giả luôn luôn có ý thức gắn mình với đất nước, nhân dân và Cách mạng. Nhờ đó Tố Hữu đã có thể qua “Việt Bắc” làm một bản tổng kết bằng thơ về cả một giai đoạn cách mạng và kháng chiến, giai đoạn gắn liền, lấy Việt Bắc làm trung tâm. Đó là giai đoạn “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Mặc khác, do được sinh ra từ thời điểm giao thừa ấy mà “Việt Bắc” còn có thể nói lên được những dự cảm rộn rã, náo nức mênh mang trước một tương lai sắp tới, tương lai trong hoà bình, xây dựng. Nhà thơ cũng không quên nói đến mối liên hệ khăng khít giữa hai giai đoạn đẹp đẽ đó của đất nước và cách mạng, về sự giữ gìn truyền thống của quá khứ, trong giai đoạn của hiện tại và tương lai. Và “Việt Bắc” được kết thúc trong một hình ảnh đầy ý nghĩa, hình ảnh Bác Hồ rời Việt Bắc về xuôi. Đó là một biểu tượng tuyệt đẹp mà nhà thơ đã mượn để diễn tả xúc cảm về cuộc cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài Việt Bắc, tác giả Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt BắcTố Hữu
Nhân dân là bể, văn nghệ là thuyềnTập thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu đã được viết ra từ nguồn cảm hứng chủ đạo ấy, nguồn cảm hứng về một con thuyền văn nghệ bơi trên biển cả của nhân dân và được biển cả của nhân dân nâng đỡ. Vì thế người đọc có thể tìm thấy cả nội dung, cảm xúc và hình thức nghệ thuật của mọi bài thơ trong đó. Nhưng tính nhân dân ấy, sự gắn bó giữa con thuyền thơ với biển cả của Tổ Quốc và nhân dân ấy không được kết đọng ở đâu nhiều hơn là trong bài thơ mà tên của nó đã được mượn làm tên cho cả tập thơ, bài thơ mà Xuân Diệu đã coi là đỉnh cao nhất trong tập thơ ấy. Dĩ nhiên đó chỉ có thể là bài thơ dài mang tên “ Việt Bắc ”.
Bài thơ được sáng tác vào thời khắc giao thừa giữa hai giai đoạn Cách Mạng, giữa cuộc kháng chiến chín năm mà chúng ta vừa trải qua mà kỉ niệm về nó vẫn còn tươi nguyên trong kí ức, với một giai đoạn hoà bình còn chưa đến hẳn nhưng dự cảm về nó đã xôn xao lắm giữa lòng người. Đó là thời điểm giao thời giữa chiến đấu và dựng xây, giữa một giai đoạn mà Việt Bắc là đầu não, là “thủ đô gió ngàn”, với một giai đoạn mà trung tâm của Cách mạng sẽ chuyển về xuôi với thủ đô là Hà Nội. Đây cũng chính là thời điểm làm dậy lên trong lòng người những ý nghĩ lớn lao. Bởi trên đỉnh cao của thời điểm ấy, con người sẽ có điều kiện nhìn thấu suốt về quá khứ và nhìn vào xa tắp của tương lai. Đôi cánh rộng của cảm hứng ở bài thơ “Việt Bắc” cũng được nâng đỡ rất nhiều bởi thời điểm mà bài thơ được sáng tạo, nhất là khi tác giả luôn luôn có ý thức gắn mình với đất nước, nhân dân và Cách mạng. Nhờ đó Tố Hữu đã có thể qua “Việt Bắc” làm một bản tổng kết bằng thơ về cả một giai đoạn cách mạng và kháng chiến, giai đoạn gắn liền, lấy Việt Bắc làm trung tâm. Đó là giai đoạn “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Mặc khác, do được sinh ra từ thời điểm giao thừa ấy mà “Việt Bắc” còn có thể nói lên được những dự cảm rộn rã, náo nức mênh mang trước một tương lai sắp tới, tương lai trong hoà bình, xây dựng. Nhà thơ cũng không quên nói đến mối liên hệ khăng khít giữa hai giai đoạn đẹp đẽ đó của đất nước và cách mạng, về sự giữ gìn truyền thống của quá khứ, trong giai đoạn của hiện tại và tương lai. Và “Việt Bắc” được kết thúc trong một hình ảnh đầy ý nghĩa, hình ảnh Bác Hồ rời Việt Bắc về xuôi. Đó là một biểu tượng tuyệt đẹp mà nhà thơ đã mượn để diễn tả xúc cảm về cuộc cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Nhưng “Việt Bắc” còn là kết quả của một sáng tạo nghệ thuật, một phát hiện nghệ thuật vô song của Tố Hữu. Đó là một sáng tạo cho phép nhà thơ có thể làm được một việc tưởng chừng như khó có thể làm, thậm chí không thể làm : việc tìm cho một nội dung thơ hiện đại nhất, cách mạng và chính trị nhất một hình thức nghệ thuật không thể truyền thống, trữ tình hơn. Nhờ đó mà Tố Hữu có thể viết bài thơ chính trị của mình theo thể thơ dân tộc nhất trong các thể thơ : thể lục bát, vẫn có thể diễn tả một nội dung rất hiện đại trong một hình thức thân thiết, quen thuộc nhất trong ca dao : lối đối đáp giao duyên. Nhà thơ vẫn có thể thể hiện những tình cảm với cách mạng thông qua những chữ “mình-ta” nhuần thấm tinh thần dân tộc và sự đặc sắc của lối nói dân tộc. Tố Hữu đã thể hiện thành công lối xưng hô và sử dụng đại từ trong tiếng Việt cũng vì có thể phả vào những câu thơ hơi thở và sự duyên dáng của ca dao. Vì thế “Việt Bắc” có vẻ sóng sánh đẩy đưa vốn của ca dao và trước đây dường như chỉ ca dao mới có. Đây chỉ là hình thức với đủ cung bậc tình cảm của một cuộc chia tay.
* Mười câu thơ cuối :
Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người.Những tinh hoa mà chúng ta đã nói ở bên trên kết đọng không ít ở trong đoạn thơ mười câu. Đoạn thơ nói về nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc. Việt Bắc ở đây được nói đến trong tư cách của mảnh đất lớn, đẹp đẽ đầy sức gợi nhớ, gợi thương. Hai câu đầu tiên trong mười câu ấy đảm nhiệm vai trò ý tứ, xúc cảm chung. Cái xúc cảm chung đó hàm chứa nhiều nhất trong bốn chữ “ta về ta nhớ” ở câu thơ sau. Điều đó không có nghĩa là câu thơ sáu chữ là thừa, là đóng một vai trò phụ mờ nhạt. Bởi vì khi đưa ra một câu hỏi trước một lời đáp khi nói đến việc mình có nhớ ta, trước khi “ta” giãi bày nỗi nhớ “mình”, nhà thơ làm cho tình cảm đôi bên được giăng mắc trên cả hai chiều quan hệ và nhờ đó trở nên quấn quýt, khăng khít hơn , khiến lòng người vướng vít nhiều hơn. Và chính là lý do khiến cho nhà thơ đã để những chữ như “ta”, “mình” và “nhớ” cứ trở đi trở lại, cứ được giăng ra trên khắp hai dòng thơ và chiếm tới một nửa số chữ trong cặp câu lục bát. Đó còn chưa kể rằng cách viết đó của Tố Hữu làm cho dòng thơ phảng phất phong vị của ca dao với lối nói đẩy đưa, mặn mà, thắm thiết, lối nói mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trong những câu hát dân gian quen thuộc. Và cặp câu thơ đầu tiên ấy được kết thúc bằng bốn chữ “những hoa cùng người”. Nhưng “cùng” đó cũng chỉ là một lối nói khác không chỉ để biểu hiện sự phong phú mà còn gợi ra cảm giác giao hoà, kết hợp, quấn vào nhau. Còn hai chữ “hoa” và “người” dường như chỉ để báo trước những nội dung sẽ được nói tiếp trong những câu thơ còn lại. Nỗi nhớ ấy hướng về hai phương diện: “hoa” - phép hoán dụ để chỉ tự nhiên, và tình cảm còn lại sẽ dành cho con người. Và như thế, tám dòng thơ sau viết đúng theo cách ấy. Dường như mọi cặp câu sau đều có sự phân công, bởi những câu sáu chữ chủ yếu chỉ nói về tự nhiên, còn câu tám chữ lại hướng tới con người.
Thiên nhiên trong nỗi nhớ luôn luôn mang những nét của núi rừng, bởi cả bốn câu sáu chữ đều có chữ “rừng”. Còn những con người hiện lên trong thơ hầu như đều là những con người lao động, người đi nương, “người đan nón” hay “cô em gái hái măng”. Cái hướng cảm xúc nhà thơ đã rõ, xúc cảm ấy đã dành tất cả cho quê hương Việt Bắc và đặc biệt cho người dân Việt Bắc. Và có thể gọi tên thứ tình cảm dạt dào ấy là tình yêu quê hương đất nước và những người dân nơi đây.
Đã có nhiều người muốn coi tám câu thơ còn lại của đoạn thơ giống như một bức tứ bình được vẽ ra bằng ngôn ngữ, một bộ tranh đặc sắc về bốn mùa Việt Bắc. Nếu đúng là như thế thì hai câu thơ đầu trong tám câu thơ ấy phải là cảm xúc trước mùa đông. Nhưng đó không phải là mùa đông lặng lẽ, giá buốt mà lại tươi tắn, ấm áp, thân thuộc đáng yêu. Và cũng chẳng phải tình cờ mà nhà thơ đã dành cho mùa đông ấy thật nhiều màu sắc. Màu xanh tươi của cây lá và trên nền ấy là sắc đỏ cũng rất tươi của những bông hoa chuối rừng, gợi nên cảm giác tươi và ấm.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiVà trong câu thơ tám chữ bên dưới nhà thơ còn nói đến một ngày đông ánh nắng và còn chói lọi hơn trong ánh phản quang chắt lại từ những con dao của những người đi rừng.Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Câu thơ nhấn rất nhiều vào chữ “ánh”. Có thể đây là mùa đông được nhìn bằng con mắt rất lạc quan của con người kháng chiến. Và con người ấy ở Việt Bắc trong đoạn thơ này cũng hiện lên thật khỏe mạnh và tươi đẹp với góc nhìn “cao” vời vợi. Câu thơ tám chữ được nhà thơ bắt đầu bằng hai chữ “đèo cao”, gợi liên tưởng đến những câu thơ : Đèo cao thì mặc đèo caoTrèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.Và đến nửa sau của câu thơ thì con người còn đẹp đẽ hơn trong vầng sáng được tạo nên bởi ánh sáng chói loà của con dao được giắt trên lưng người. Bằng cách ấy, Tố Hữu đã làm cho hình ảnh của con người lao động trở nên cao đẹp, sáng ngời.
Mùa xuân sang, rừng lại ngập tràn hoa mơ, vì thế nhà thơ viết : Ngày xuân mơ nở trắng rừngCâu thơ không đơn thuần chỉ sắc trắng, mà dường như những bông hoa mơ mang màu trắng dìu dịu tinh khiết mà phủ lên cả cánh rừng, gợi lên cảm giác thơ mộng, bâng khuâng. Và cũng không phải tình cờ nhà thơ viết về “mơ” mà không phải “đào”, loài hoa vốn đặc trưng hơn cả cho mùa xuân miền Bắc. Đơn giản bởi sự hài hoà âm điệu giữa “mơ” và “nở”, sự giống nhau về cùng một khuôn vần để chữ nọ tôn chữ kia lên đã tạo ra ấn tượng về một sự mơ mộng, nên thơ của bức tranh xuân. Và trong khung cảnh mùa xuân hài hoà cùng sắc trắng ấy, hình ảnh con người lao động lại hiện lên lung linh mà chân thực :Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.Sẽ không phải là “vót”, là “tuốt” mà nhất định phải là “chuốt” bởi Tố Hữu muốn bằng cách ấy gợi nên trước mắt người đọc không chỉ là một hành động làm đẹp, nhẵn, làm óng ả một khúc giang. Cách dùng từ ấy còn gợi ra cả sự chau chuốt, niềm say mê công việc của người lao động - “người đan nón” ấy. Và như thế, dưới lưỡi dao, bàn tay khéo léo của những người dân lao động vùng Việt Bắc, những sợi giang trắng, mềm và dẻo sẽ nở bung ra hệt như những đoá hoa rừng. Hình ảnh ấy sẽ không thật khắc ghi vào lòng người đọc nếu chỉ đứng một mình, nhưng khi đặt vào cùng câu thơ trên, màu trắng của những sợi giang hoà cùng màu trắng của những đoá mơ rừng, làm nên một bức tranh xuân hoà sắc. Với cách viết ấy của nhà thơ, những con người Việt Bắc còn hiện lên không chỉ là những người lao động cần cù, tỉ mỉ mà hơn thế, còn giống như những nghệ sĩ đem bàn tay khéo làm đẹp cho mùa xuân, cho cuộc đời. Trong hai câu thơ ấy, thiên nhiên và con người hài hoà cùng nhau. Những bông hoa trên cao hài hoà cùng những bông hoa nở bung ra do bàn tay người chuốt vót. Hình ảnh ấy đã tạo nên cảm giác mơ mộng, tinh khiết, góp thêm vào vẻ mơ mộng vốn có của đất trời mùa xuân.
Có thể thấy rằng Tố Hữu là nhà thơ có duyên với mùa hè, người có nhiều câu thơ viết về vẻ đẹp nồng nàn của mùa hè. Nhưng mùa hè ở “Việt Bắc” lại hiện lên với vẻ đẹp khác:Ve kêu rừng phách đổ vàng,Chỉ trong một câu thơ thôi mà chúng ta không chỉ thấy được thời gian luân chuyển sống động, tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đến - hè đến - cây phách chuyển màu vàng, mà còn cảm nhận được cả sự chuyển đổi giữa âm thanh và sắc màu. Tiếng ve kêu không phải là nguyên nhân nhưng nó giống như một hiệu lệnh báo hiệu mùa hè. Để rồi sau đó sự ngắt nhịp của câu thơ đã tạo ra một khoảng lặng, làm cho không khí mùa hè, hơi thở mùa hè như thấm vào hồn của rừng cây, vào từng thớ gỗ khiến cả “rừng phách đổ vàng”. Sự đổi thay sinh động được nhà thơ cảm nhận một cách tinh tế đã làm sống dậy cả thời gian. Và đây nữa, một bức tranh mùa hè toàn vẹn đặt trong bộ tứ bình, một bức tranh mà ở đó con người lao động cũng hài hoà cùng thiên nhiên, tạo vật :Nhớ cô em gái hái măng một mình.Màu vàng của nắng, của rừng cây phách, màu vàng của bụi măng như hoà cùng làm một. Màu vàng ấy gợi sự trẻ trung bởi nhà thơ đã cố ý thêm vào câu thơ ấy hai chữ “một mình”, đặt cùng ba chữ cũng trẻ trung không kém - “cô em gái”. Cách viết của nhà thơ khiến người ta liên tưởng đến những tứ thơ quen thuộc của ca dao, nơi người ta vẫn bắt gặp hình ảnh những người con gái trẻ trung đứng một mình :Chín thương em đứng một mình.hay :Trúc xinh trúc đứng một mình cũng xinh.Nhưng không chỉ có vậy, bức tranh còn được làm đẹp thêm bởi hình ảnh trung tâm - người con gái hái măng một mình, người con gái bình dị đang say sưa trong lao động. Với hai câu thơ ấy, Tố Hữu đã gợi nên vẻ đẹp mang chất thơ, chất trẻ rất lạ của mùa hè, mùa mà xưa nay người ta vẫn thường đem gắn với những gì nóng bức.
Thiên nhiên, con người thật sự đã cùng hoà quyện và tô điểm cho nhau trong suốt bài thơ, bởi nhà thơ đã không quên nhắc đến con người trong bức tranh cuối cùng về Việt Bắc :Rừng thu trăng rọi hoà bình,Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.Cảnh rừng đêm thu hiện ra dưới ánh trăng hoà bình âm vang tiếng hát. Nhà thơ đã không phải ngẫu nhiên viết “trăng rọi” mà không phải là “trăng soi” hay “trăng chiếu”, bởi chữ “rọi” ấy phần nào cũng gợi nên cảm giác hiền hoà, êm ả. Và “tiếng hát” trong câu thơ còn khiến người ta liên tưởng đến một câu thơ khác của Bác Hồ :Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Dường như những thanh âm ấy văng vẳng lên trong không gian đêm thu như “tiếng hát xa” mà Bác Hồ cảm nhận được trong bài “Cảnh khuya”, gợi nên cảm giác hài hoà, êm ả. Đó là tiếng hát không thật rõ ràng. Con người hiện lên cũng không thật rõ ràng qua tiếng hát. Nhưng câu thơ vẫn đẹp bởi nhà thơ muốn đó phải là “tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Câu thơ cuối đoạn mang hình ảnh rất khoẻ khoắn của Tố Hữu đã đưa người đọc đến với những xúc cảm về nguồn cảm hứng nghĩa tình, đúng với phong cách thơ Tố Hữu.
Bao trùm cả đoạn thơ là nỗi nhớ thương da diết bởi chữ “nhớ” trở đi trở lại đến năm lần trong mỗi cặp lục bát. Nhưng câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, nhạc điệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang một âm hưởng bâng khuâng, êm êm tựa như khúc hát ru - khúc hát ru kỉ niệm. Những chữ “nhớ” trở đi trở lại, mỗi lần một sắc thái khác nhau, cấp độ tăng lên làm cho tấm lòng lưu luyến của tác giả với chiến khu với cảnh và người Việt Bắc ngày càng sâu nặng hơn. Qua những câu thơ với cấu trúc cân đối, hài hoà, cảnh và người Việt Bắc hiện lên đẹp đẽ, đáng yêu, hoà quện cùng tình cảm thắm thiết, sáng trong của tác giả. Cả “ta” và “mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung “tiếng hát ân tình thuỷ chung” và ân tình sâu nặng ấy sẽ mãi còn lưu luyến, vấn vương trong những tâm hồn thuỷ chung.
File đính kèm:
- Luyen thi Viet Bac.doc