“Hai đứa trẻ” tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thuý. Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chắng có gì đặc biệt cả. “Hai đứa trẻ” chỉ là một mảng đời thường bình lặng của một phố huyện nghèo từ lúc chiều xuống cho tới đêm khuya, với hương vị màu sắc, âm thanh quen thuộc: tiếng trống thu không cất trên một chiếc chòi nhỏ, một ráng chiều ở phía chân trời, một mùi vị âm ẩm của đất, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve. những âm thanh của mấy người bé nhỏ, thưa thớt, một quán nước chè tươi, một gánh hàng phở, một cảnh vãn chợ chiều với vỏ nhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh, một đoàn tàu đêm lướt qua. và nỗi buồn mơ hồ với những khao khát đến tội nghiệp của “Hai đứa trẻ”
Chuyện hầu như chỉ có thế. Nhưng những hình ảnh tầm thường ấy, qua tấm lòng nhân hậu, qua ngòi bút tinh tế, giàu chất thơ của Thạch Lam lại như có linh hồn, lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm xao động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm, có khả năng đánh thức và khơi gợi biết bao tình cảm xót thương, day dứt, dịu dàng, nhân ái.
Đó là truyện của “Hai đứa trẻ” nhưng cũng là truyện của cả một phố huyện nghèo với những con người bé nhỏ thưa thớt, tội nghiệp đang âm thầm đi vào đêm tối. Ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại. như một ám ảnh không dứt như trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam: tác phẩm mở đầu bằng những dấu hiệu của một “ngày tàn” và kết thúc bằng một “đêm tịch mịch đầy bóng tối”, ở trong đó, màu đen, bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả: đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Một tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi cũng chìm ngay vào bóng tối. Cả đoàn tàu từ Hà Nội mang ánh sáng lướt qua trong phút chốc rồi cũng “đi vào đêm tối”.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bức tranh phố huyện ngho của “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bức tranh phố huyện ngho của “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam
“Hai đứa trẻ” tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thuý. Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chắng có gì đặc biệt cả. “Hai đứa trẻ” chỉ là một mảng đời thường bình lặng của một phố huyện nghèo từ lúc chiều xuống cho tới đêm khuya, với hương vị màu sắc, âm thanh quen thuộc: tiếng trống thu không cất trên một chiếc chòi nhỏ, một ráng chiều ở phía chân trời, một mùi vị âm ẩm của đất, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve... những âm thanh của mấy người bé nhỏ, thưa thớt, một quán nước chè tươi, một gánh hàng phở, một cảnh vãn chợ chiều với vỏ nhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh, một đoàn tàu đêm lướt qua... và nỗi buồn mơ hồ với những khao khát đến tội nghiệp của “Hai đứa trẻ”
Chuyện hầu như chỉ có thế. Nhưng những hình ảnh tầm thường ấy, qua tấm lòng nhân hậu, qua ngòi bút tinh tế, giàu chất thơ của Thạch Lam lại như có linh hồn, lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm xao động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm, có khả năng đánh thức và khơi gợi biết bao tình cảm xót thương, day dứt, dịu dàng, nhân ái.
Đó là truyện của “Hai đứa trẻ” nhưng cũng là truyện của cả một phố huyện nghèo với những con người bé nhỏ thưa thớt, tội nghiệp đang âm thầm đi vào đêm tối. Ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại... như một ám ảnh không dứt như trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam: tác phẩm mở đầu bằng những dấu hiệu của một “ngày tàn” và kết thúc bằng một “đêm tịch mịch đầy bóng tối”, ở trong đó, màu đen, bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả: đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Một tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi cũng chìm ngay vào bóng tối... Cả đoàn tàu từ Hà Nội mang ánh sáng lướt qua trong phút chốc rồi cũng “đi vào đêm tối”...
Trong cái phông của một khung cảnh bóng tối dày đặc này, là những mảnh đời của những con người sống trong tăm tối. Họ là những con người bình thường, chỉ xuất hiện thoáng qua, hầu như chỉ như một cái bóng, từ hình ảnh mẹ con chị Tí với hàng nước tồi tàn đến một gia đình nhà xẩm sống lê la trên mặt đất, cho đến cả những con người không tên: một vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh, tìm tòi... Tất cả họ không được Thạch Lam miêu tả chi tiết: nguồn gốc, xuất thân, số phận... nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống một cách âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ. Văn Thạch Lam là như thế : nhẹ về tả , thiên về gợi và biểu hiện đời sống bên trong: sống trong lặng lẽ, tăm tối nhưng giữa họ không thể thiếu vắng tình người. Qua những lời trao đổi và những cử chỉ thân mật giữa họ ta nhận ra được mối quan tam, gắn bó. Và tất cả họ dường như đều hiền lành, nhân hậu qua ngọn bút nhân hậu của Thạch Lam.
Nhưng giữa bấy nhiêu con người, nhà văn chỉ đi sâu vào thế giới tâm hồn của “hai đứa trẻ”: Liên và An. Chúng chưa phải là loại cùng đinh nhất của xã hội nhưng là tiêu biểu cho những con nhà lành, đang rơi vào cảnh nghèo đói, bế tắc vì sa sút, thất nghiệp. Không phải ngẫu nhiên tác giả lấy “Hai đứa trẻ” để đặt tên cho truyện ngắn của mình. Hình ảnh tăm tối của phố huyện và những con người tăm tối không kém, sống ở đây hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của chị em Liên, đặc biệt là của Liên. Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp hình ảnh Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị” và “chị thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của “ngày tàn”. Thạch Lam không miêu tả tỉ mỉ đời sống vật chất của họ, nhà văn chủ yếu đi sâu thể hiện thế giới tinh thần của Liên với nỗi buồn man mác, mơ hồ của một cô bé không còn hoàn toàn trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn. Tác giả gọi “chị” là vì quả Liên là một người chỉ biết quan tâm săn sóc em bằng tình cảm trìu mến, dịu dàng, biết đảm đang tảo tần thay mẹ nhưng tâm hồn Liên thì vẫn còn là tâm hồn trẻ dại với những khao khát hồn nhiên, thơ ngây, bình dị.
Ở đây, nhà văn đã nhập vào vai của “hai đứa trẻ”, thấu hiểu, cảm thông, chỉa sẻ và diễn tả cái thế giới tâm hồn trong sáng của chị em Liên: hình ảnh bóng tối và bức tranh phố huyện mà ta đã nói trên kia được cảm nhận chủ yếu từ nỗi niềm khao khát của hai đứa trẻ. Tâm hồn trẻ vốn ưa quan sát, sợ bóng tối và khát khao ánh sáng. Bức tranh phố huyện hiện ra chính là qua tâm trạng này: “Hai chị em gượng nhẹ (trên chiếc chõng sắp gãy) ngồi yên nhìn ra phố...” Liên trông thấy “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặtđất đi lại tìm tòi” nhưng “chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó...”. Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra... Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo” bà cụ Thi “đi lẫn vào bóng tối... “Hai chị em đành ngồi yên trên chõng đưa mắt theo dõi những người về muộn từ từ đi trong đêm”... “Từ khi nhà Liên dọn về đây... đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố xung quanh”... Đêm tối đối với Liên “quen lắm, chị không sợ nó nữa”. “Không sợ nó nữa” nghĩa là đã từng sợ. Chỉ mất từ “không sợ nó nữa” mà gợi ra bao liên tưởng. Hẳn là Liên đã từng sợ cái bóng tối dày đặc đã từng bao vây những ngày đầu mới dọn về đây. Còn bây giờ Liên đã “quen lắm”. Sống mãi trong bóng tối rồi cũng thành quen, cũng như khổ mãi người ta cũng quen dần với nỗi khổ. Có một cái gì tội nghiệp, cam chịu qua hai từ “quen lắm” mà nhà văn dùng ở đây. Nhưng ngòi bút và tâm hồn của Thạch Lam không chỉ dừng ở đấy. Cam chịu nhưng cũng không hoàn toàn cam chịu, nhà văn đã đi sâu vào cái nỗi thèm khát ánh sánh trong chỗ sâu nhất của những tâm hồn trẻ dại. Ông dõi theo Liên và An ngước mắt lên nhìn vòm trời vạn ngôi sao lấp lánh để tìm sông Ngân hà và con vịt theo sau ông thần nông như trẻ thơ vẫn khao khát những điều kì diệu trong truyện cổ tích, nhưng vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, lại quá xa lạ làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát, hai em lại cúi nhìn về mặt đất, và quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động của chị Tí... Nhà văn chăm chú theo dõi từ cử chỉ, ánh mắt của chúng và ghi nhận lại thế thôi. Nhưng chỉ cần thế, cũng đủ làm nao lòng người đọc. Sống mãi trong bóng tối, “quen lắm” với bóng tối, nhưng càng như thế, chúng càng khát khao hướng về ánh sáng, chúng theo dõi, tìm kiếm, chỉ mong ánh sáng đến từ mọi phía: từ “ngàn sao lấp lánh trên trời”, đếm từng hột sáng lọt qua phên nứa, chúng mơ tưởng tới ánh sáng của quá khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xa xăm”, “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” đã lùi xa tít tắp; chúng mải mê đón chờ đoàn tàu từ Hà Nội về với “các toa đèn sáng trưng”; chúng còn nhìn theo cả cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mãi...
Đó là thế giới của ao ước, dù chỉ là một ao ước nhỏ nhoi, dù chỉ như là một ảo ảnh. Không thấm đượm một tấm lòng nhân ái sâu xa, không hiểu lòng con trẻ, không có một tâm hồn nhạy cảm giàu chất thơ thì không thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi thèm khát ánh sáng của những con người sống trong bóng tối.
Đọc “Hai đứa trẻ”, ta có cảm giác như nhà văn chẳng hư cấu sáng tạo gì. Mọi chi tiết giản dị như đời sống thực. Cuộc sống cứ hiện lên trang viết như nó vốn như vậy. Nhưng sức mạnh của ngòi bút Thạch Lam là ở đấy.Từ những chuyện đời thường vốn phẳng lặng, tẻ nhạt và đơn điệu, nhà văn đã phát hiện ra một đời sống đang vận động, có bề sâu, trong đó ánh sáng tồn tại bên cạnh bóng tối, cái đẹp đẽ nằm ngay trong cái bình thường, cái khao khát ước mơ trong cái nhẫn nhục cam chịu, cái xôn xao biến động trong cái bình lặng hàng ngày, cái tăm tối trước mắt và những kỉ niệm sáng tươi...
Nét độc đáo trong bút pháp Thạch Lam là ở chỗ: nhà văn đã sử dụng nghệ thuật tương phản một cách hầu như tự nhiên, không chút tô vẽ, cường điệu, và nhờ thế, bức tranh phố huyện trở nên phong phú, chân thật, gợi cảm.
Đọc “Hai đứa trẻ” ta bị ám ảnh day dứt không thôi trước đêm tối bao trùm phố huyện và xót xa thương cảm trước cuộc đời hiu quạnh cam chịu của những con người sống nơi đây. Nhưng “Hai đứa trẻ” cũng thu hút ta bởi cái hương vị man mác của đồng quê vào một “chiều mùa hạ êm như ru” và “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”... Nó làm sống lại cả một thời quá vãng, nó đánh thức tình cảm quê hương đậm đà, và làm giàu tâm hồn ta bởi những tình cảm “êm mát và sâu kín”.
Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên trong cảnh đợi tầu
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn thường được nhắc tới nhiều nhất của Thạch Lam. Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua một phố huyện nghèo thời trước đã được Thạch Lam miêu tả rất khéo léo, đã nổi lên thành một hình ảnh đầy ý nghĩa, bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
Trước hết, bối cảnh cho chuyến tàu đêm xuất hiện là cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, đáng thương nơi phố huyện. Thạch Lam đã chọn được thời điểm để làm nổi bật những tính chất ấy. Truyện bắt đầu từ tiếng trống thukhông dội xuống phố huyện, từng tiếng, từng tiếng mỏi mòn, giữa lúc trên bầu trời, ánh ngày đang dần nhường chỗ cho bóng hoàng hôn, phương tây đỏ rực lên như lửa báo hiệu một ngày đang tắt. Đêm tối sẽ đem tới cho phố huyện những gì? Chỉ có bóng tối, sự im lặng, mà tiếng ếch nhái ngoài đồng, tiếng muỗi kêu trong nhà, lại khiến cho nó càng trở nên vắng lặng, hoang vu, buồn bã hơn. Thế ra, giữa thế kỷ hai mươi, thế kỷ của những đô thị đầy ấp ánh sáng, vẫn có những miền đất, nhiều miền đất, sống trong sự tăm tối của cuộc sống hàng trăm, hàng ngàn năm về trước như vậy đấy.
Phiên chợ chiều đã vãn, những ồn ào tấp nập của buổi chợ đã tan đi, để lại phố huyện với thực chất của nó: cái nghèo nàn, cái tiêu điều xơ xác. Những đứa trẻ con lom khom tìm kiếm trên cái nền chợ xơ xác ấy, giữa những rác rưởi mà phiên chợ bỏ lại, mong tìm được chút gì đỡ cho cuộc sống. Thật là một chi tiết đầy ý nghĩa và rất gợi cảm về cái nghèo. Rồi đêm xuống. Cuộc sống có xôn xao động đậy được chút nào chăng? Quả cũng có xôn xao một chút đấy, nhưng không vì thế mà vẻ nghèo, vẻ buồn của cuộc sống lại bớt đi. Bắt đầu là ngôi hàng nước của con chị Tí, với chiếc võng con, vài ba cái bát, một điếu hút thuốc lào... bày ra rồi lại thu vào vì vắng khách. Tiếp đến là gánh phở có ngọn lửa bập bùng của bác Siêu, cũng vắng khách vì đó là thứ quá xa xỉ (phở mà trở thành xa xí phẩm, thật là một nhận xét hóm hỉnh và đầy xót xa của Thạch Lam!). Chính giữa cảnh tiêu điều như vậy của phố huyện, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng khắc khoải chờ đợi chuyến tàu của hai chị em cô bé Liên. Đó là hai đứa trẻ đã từng có những ngày sống ở một nơi không đến nỗi nghèo khổ và tối tăm như thế. Với chúng, nhất là với bé Liên, nơi ấy Hà Nội luôn đọng lại như một kỷ niệm xa xôi và mơ hồ nhưng bao giờ cũng êm đềm, đẹp đẽ và rực rỡ ánh sáng. Còn giờ đây, nơi phố huyện, cuộc sống của chúng thiếu hẳn ánh sáng và niềm vui. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, chúng chờ bán cho người ta nhưng món hàng nhỏ nhoi không hề thay đổi: một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng... Chiều chiều, trong bóng chập choạng của hoàng hôn và trong tiếng muỗi vo ve, hai chị em cặm cụi kiểm đếm số tiền bé nhỏ bán được trong ngày. Chi tiết về chiếc chõng tre cũ, sắp gãy được Thạch Lam đưa vào đây thật là đầy ý nghĩa:cuộc sống của hai đứa trẻ mới lớn lên sao mà đã sớm già nua tàn tạ! Cả chi tiết bà lão hơi điên đến mua rượu uống, cũng gợi lên bao nỗi buồn. Cái thế giới mà các em Liên và An tiếp cận ngày này qua ngày khác chỉ có thế. Đây là niềm vui, biết lấy gì mà hy vọng?
May mắn thay, hai đứa trẻ đã tìm được chút niềm vui để mong đợi. Mỗi đêm chuyến tàu từ Hà Nội sẽ đi qua phố huyện trong mấy phút. Mỗi đêm, hai đứa trẻ lại chờ đợi chuyến tàu. Hẳn các em đã chờ đợi nó qua suốt một ngày buồn tẻ của mình. Nhưng nỗi đợi chờ bắt đầu khắc khoải từ khi bóng chiều đổ xuống. Rồi trong đêm tối, những ngọn đèn thắp lên ở đằng kia, bóng hai mẹ con chị Tí trên đường, ngọn lửa bập bùng của gánh phở bác Siêu, tiếng hát của vợ chồng bác xẩm mù... Với các em, đó là những cái mốc điểm bước đi của thời gian đang cho các em xích gần lại với chuyến tàu. Mỗi đêm, chỉ có một chuyến tàu đi qua phố huyện. Các em không thể bỏ lỡ nó. Bởi thế, đã buồn ngủ ríu cả mắt, An và Liên vẫn cố chống lại cơn buồn ngủ. Cho đến khi, vì chờ đợi quá lâu trong cái không khí buồn tẻ của phố huyện, bé An không thể thức được nữa. Em gối đầu lên tay chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: - Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé! Thật là một cảnh chờ đợi thiết tha như mọi sự chờ đợi thiết tha ở trên đời!.
Trên phố huyện ấy, giữa tâm trạng chờ đợi ấy của hai đứa trẻ, chuyến tàu đêm được Thạch Lam miêu tả tỉ mỉ và trang trọng làm sao! Chuyến tàu được báo trước từ xa, với hình ảnh hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài, vẻ xôn xao của những người chờ tàu, rồi ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Chuyến tàu đã đến cùng với tiếng còi đã rít lên. Đoàn tàu vụt qua trước mặt. Bé An đã thức dậy và tâm hồn cả hai đứa trẻ đều bị cuốn hút bởi chuyến tàu. Các toa đèn đều sáng trưng... những toa hạng trên sang trọng, lố nhố người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Đoàn tàu đã đi qua nhưng tâm hồn chị em Liên thì vẫn gửi hút theo nó mãi, nhìn nó để lại trong đêm tối những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt... cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh... xa xa mãi rồi đi khuất sau rặng tre. Giờ đây, sự tương phản giữa hình ảnh đoàn tàu với cuộc sống nơi phố huyện càng trở nên rõ rệt trong tâm trí của đứa trẻ: đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.
Đọc xong truyện HAI ĐỨA TRẺ, người đọc không thể không ngẫm nghĩ về ý nghĩa sâu xa của hình ảnh chuyến tàu đêm mà Thach Lam đã cố tình miêu tả nó để làm nổi lên thật rõ cuộc sống buồn tẻ đáng thương của hai chị em Liên? Với các em, chuyến tàu ấy là tất cả niềm vui và hi vọng. Đó là Hà Nội trong quá khứ êm đềm xa xôi. Đó là niềm vui duy nhất để giải toả cho tâm trísau một ngày mệt mỏi, đơn điệu và buồn chán. Đó là âm thanh, ánh sáng, vẻ lấp lánh, của một cuộc đời mà các em hi vọng, một cuộc đời khác, hoàn toàn không giống với cuộc đời nghèo nàn và tẻ nhạt nơi đây. Có lẽ, qua truyện ngắn này, Thạch Lam đã muốn nói với chúng ta: có những cuộc đời mới đáng thương sao, có những ước mơ bé nhỏ, tội nghiệp nhưng chân thành tha thiết và cảm động làm sao! Nhưngdẫu sao, sự chờ đợi của các em cũng cho chúng ta một bài học: trong cuộc đời, phải biết vượt lên cái tẻ nhạt, cái vô vị hàng ngày để mà hi vọng, vì còn có hi vọng,dẫu cho hi vọng rất nhỏ bé, thì mới có thể còn gọi là sống.
HAI ĐỨA TRẺ không thuộc loại truyện hấp dẫn người đọc vì sự ly kỳ hay gay cấn của cốt truyện. Sức mạnh và sức sống của nó nằm trong vấn đề mà nó đặt ra và cả trong thái độ của Thạch Lam đối với cuộc sống: một thái độ ấp iu đầy lòng nhân ái. Chính thái độ ấy cũng ảnh hưởng đến cách viếtcủa Thạch Lam: tỉ mỉ và trân trọng. Truyện tuy hơi buồn nhưng nó giúp cho con người thêm yêu thương con ngươ
File đính kèm:
- Thach Lam 1.doc