1- Toàn bộ tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một bức ký hoạ về một gia đình thuộc tầng lớp gọi là thượng lưu xã hội, chạy theo trào lưu văn minh Âu hoá, đầy dẫy sự giả trá, lừa bịp, hiếu danh, vụ lợi, một quái thai, sản phẩm của cái xã hội thực dân nửa phong kiến trước 1945. “Số đỏ” là một tác phẩm trào phúng kiệt suất của dòng văn học hiện thực phê phán. Chương XV “Hạnh phúc của một tang gia” là một màn hài kịch đặc sắc xoay quanh cái đám ma của cụ Tổ của một gia đình thượng lưu trí thức tiêu biểu cho phong trào văn minh Âu hoá dưới ánh sáng của lối khai hoá thực dân.
Bút pháp đọc nhất mà Vũ Trọng Phụng sử dụng là trào phúng. Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật diễn tả đời sống bằng cáchphơi bày những mặt trái ngược, đói lập với nhau khác hẳn về tính chất và bản chất. Đó có thể là sự mất cân đối, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, biểu hiện bề ngoài trái với thực chất bên trong, mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và hình thức làm bật ra tiếng cười có tính chất phán xét.
Mục đích của trào phúng có thể nhằm đả kích, triệt hạ kẻ thù, phê phán những thói hư tật sấu, cũng có thể chỉ là giải trí. Đặc trưng của nó là gây cười cười vui thoải mái, cười cay độc và cũng có khi cưòi ra nước mắt. Văn học trào phúng đã thành hẳn một dòng bề thế và dày dặn trong lịch sử văn học Việt Nam với cả một kho truyện cười vô tận của dân gian, của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và sau này là Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng.
“ Số đỏ” chưa đạt tới cung bậc đánh một đòn chết tươi vào kẻ thù của nhân dân, chưa trực tiếp đề cập tới mâu thuẫn chính của thời đại mà mới chỉ dừng lại bức kí hoạ về cái xã hội nhố nhăng của trào lưu văn minh Âu hoá. Tiếng cười của Số đỏ cũng như ở chương XV nay là tiếng cười ở cung bậc chế diễu bóc trần, lộn trái những cái sấu xa, đê tiện, nhố nhăng, vô đạo đức che đậy bằng một cái vỏ hào nhoáng, văn minh, để từ đó giúp người đọc nhìn thấy cái bệnh hoạn của xã hội về văn hoá và đạo đức dưới thời nửa phong kiến.
Ngay cái tiêu đề đã nói lên sự trái khoáy của sự việc: Hạnh phúc của một tang gia. Quả là một sự ngược đời. Quan hệ giữa người sống đối với người chết chắc chắn phải có một cái gì uẩn khúc. Quả vậy, cụ Tổ có một gia tài kếch xù, cụ di chúc sẽ chia cho con chắu chỉ khi nào cụ qua đời. Song con chắu cụ trọng tiền hơn tình nên chúng buồn khi cụ sống dai, chúng mừng thấy cụ tắt thở. Mà cụ sống dai thật, con chắu cụ phải nhờ cậy bàn tay của Xuân Tóc đỏ ( một thằng cha vơ chú váo, nhặt ban ở sân quần vợt, từng đi bán thuốc dạo thuộc lầu lầu bài quảng cáo về thuốc chữa lậu, thối tai hôi nách, được các thành viên trong gia đình Cụ Tổ dùng làm lá bài để lừa bịp lẫn nhau nhằm vụ lợi nghiễm nhiên trở thành trí thức, thành ông Đốc tờ Xuân danh giá, thậm chí, thành cháu rể nếu Xuân Tóc Đỏ rộng lòng chiếu cố) làm cho cụ chóng chết bằng cách bảo cho cụ Tổ biết chuyện chắu gái yêu của cụ- cô Hoàng hôn- làm cho ông Phán chắu rể cụ mọc sừng. Cụ Tổ uất chết thật. XUân Tóc Đỏ đã lập công xuất sắc và được sự kính nể của các thành viên trong gia đình. Cụ Tổ chết thì cái bản di chúc kia dĩ nhiên kết thúc cái thời kì lý thuyết suông mà bước sang thời kì thực hiện. Bởi thế, tang gia làm sao không hạnh phúc cho được.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3581 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích “hạnh phúc của một tang gia” (chương xv- Tiểu thuyết “số đỏ” của Vũ Trọng Phụng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích
“hạnh phúc của một tang gia”
(Chương XV- tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng)
Toàn bộ tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một bức ký hoạ về một gia đình thuộc tầng lớp gọi là thượng lưu xã hội, chạy theo trào lưu văn minh Âu hoá, đầy dẫy sự giả trá, lừa bịp, hiếu danh, vụ lợi, một quái thai, sản phẩm của cái xã hội thực dân nửa phong kiến trước 1945. “Số đỏ” là một tác phẩm trào phúng kiệt suất của dòng văn học hiện thực phê phán. Chương XV “Hạnh phúc của một tang gia” là một màn hài kịch đặc sắc xoay quanh cái đám ma của cụ Tổ của một gia đình thượng lưu trí thức tiêu biểu cho phong trào văn minh Âu hoá dưới ánh sáng của lối khai hoá thực dân.
Bút pháp đọc nhất mà Vũ Trọng Phụng sử dụng là trào phúng. Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật diễn tả đời sống bằng cáchphơi bày những mặt trái ngược, đói lập với nhau khác hẳn về tính chất và bản chất. Đó có thể là sự mất cân đối, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, biểu hiện bề ngoài trái với thực chất bên trong, mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và hình thức làm bật ra tiếng cười có tính chất phán xét.
Mục đích của trào phúng có thể nhằm đả kích, triệt hạ kẻ thù, phê phán những thói hư tật sấu, cũng có thể chỉ là giải trí. Đặc trưng của nó là gây cười cười vui thoải mái, cười cay độc và cũng có khi cưòi ra nước mắt. Văn học trào phúng đã thành hẳn một dòng bề thế và dày dặn trong lịch sử văn học Việt Nam với cả một kho truyện cười vô tận của dân gian, của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và sau này là Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng.
“ Số đỏ” chưa đạt tới cung bậc đánh một đòn chết tươi vào kẻ thù của nhân dân, chưa trực tiếp đề cập tới mâu thuẫn chính của thời đại mà mới chỉ dừng lại bức kí hoạ về cái xã hội nhố nhăng của trào lưu văn minh Âu hoá. Tiếng cười của Số đỏ cũng như ở chương XV nay là tiếng cười ở cung bậc chế diễu bóc trần, lộn trái những cái sấu xa, đê tiện, nhố nhăng, vô đạo đức che đậy bằng một cái vỏ hào nhoáng, văn minh, để từ đó giúp người đọc nhìn thấy cái bệnh hoạn của xã hội về văn hoá và đạo đức dưới thời nửa phong kiến.
Ngay cái tiêu đề đã nói lên sự trái khoáy của sự việc: Hạnh phúc của một tang gia. Quả là một sự ngược đời. Quan hệ giữa người sống đối với người chết chắc chắn phải có một cái gì uẩn khúc. Quả vậy, cụ Tổ có một gia tài kếch xù, cụ di chúc sẽ chia cho con chắu chỉ khi nào cụ qua đời. Song con chắu cụ trọng tiền hơn tình nên chúng buồn khi cụ sống dai, chúng mừng thấy cụ tắt thở. Mà cụ sống dai thật, con chắu cụ phải nhờ cậy bàn tay của Xuân Tóc đỏ ( một thằng cha vơ chú váo, nhặt ban ở sân quần vợt, từng đi bán thuốc dạo thuộc lầu lầu bài quảng cáo về thuốc chữa lậu, thối tai hôi nách, được các thành viên trong gia đình Cụ Tổ dùng làm lá bài để lừa bịp lẫn nhau nhằm vụ lợi nghiễm nhiên trở thành trí thức, thành ông Đốc tờ Xuân danh giá, thậm chí, thành cháu rể nếu Xuân Tóc Đỏ rộng lòng chiếu cố) làm cho cụ chóng chết bằng cách bảo cho cụ Tổ biết chuyện chắu gái yêu của cụ- cô Hoàng hôn- làm cho ông Phán chắu rể cụ mọc sừng. Cụ Tổ uất chết thật. XUân Tóc Đỏ đã lập công xuất sắc và được sự kính nể của các thành viên trong gia đình. Cụ Tổ chết thì cái bản di chúc kia dĩ nhiên kết thúc cái thời kì lý thuyết suông mà bước sang thời kì thực hiện. Bởi thế, tang gia làm sao không hạnh phúc cho được.
Đáng khinh làm sao! Đồng tiền và cách tư duy xa lạ tự phương nào đem tới mà sinh ra một lũ người mất gốc đến nhường ấy! Đó là những con người ngợm xét về phương diện đạo lí.
Cái đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng ở đây là ở chỗ:Vũ Trọng Phụng đã mô tả một cách hết sức sinh động cái gọi là hạnh phúc đối với từng loại nhân vật tuỳ theo lứa tuổi, địa vị trong gia đình và giới tính.
Cụ Cố là con trưởng của cụ Tổ, đã lục tuần cái tuổi lên lão song vẫn còn khoẻ mạnh. Bình thường hàng ngày, để tỏ rõ cái vị thế của mình,, cụ đã cố làm ra vẻ già yếu, ho khạc để cho lũ con chắc dâu rể nhìn vào mà tôn kính. Lần này làm tang cho bố, cụ phải là trưởng trò, chống gậy đi sau linh cữu để thiên hạ phải trầm trồ thán phục đứa con có hiếu. Tác giả viết: “ Cụ Cố Hồng nhắm nghiền mắt lại mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ” và bàn tán “ Ui kìa, con giai nhớn đã già thế kia kìa”. Hoá ra, làm ra bộ già cũng là một thứ hạnh phúc, dĩ nhiên kèm theo một đống gia sản của người chết mà cố Hôngf được hưởng.
Vợ chồng Văn Minh, chắu đích tôn cụ Tổ, con trai cả của cụ Cố, người chắc chắn là được phần nhiều nên chỉ nghĩ đến việc lo mời luật sư đến chứng kiến cái sự chết của cụ Tổ để kết thúc cái thời kỳ lý thuyết suông của bản di chúc, bắt đầu thời kỳ thực hành của nó.
Cửa hàng thời trang”Văn Minh”, có dịp cho nhà hoạ sỹ thiết kế Típ-Phờ-Nờ (TYPN- Tình yêu phụ nữ) lăng xê một số mốt mới để những người có dau thương tang tóc cũng được hưởng tí chút hạnh phúc gọi là an ủi.
Ông phán mọc sừng- chồng cô Hoàng Hôn – mới hả hê vì được cụ Cố Hồng, bố vợ hứa chia thêm cho vài nghìn, một số tiền quá lớn mà ông con rể cũng không ngờ rằng giá trị cái sừng ông phải mang lại có giá như vậy.
Còn cái đám trẻ cũng có cái thích thú riêng của nó. Câu Tú Tân thì háo hức có dịp chơi mấy cái máy ảnh tân kỳ. Còn cô Tuyết, một cô gái xinh tươi, say ông Đốc tờ Xuân như điếu đổ, có dịp diện một bộ đồ tang mô-đen bằng thứ voan mỏng trắng muốt trong có coóc- xê, hở nửa nách nửa vú lại có viền đen trông rất nổi đi mời trầu cau và thuốc cho quý bà quý ông quý anh chị với vẻ mặt đượm một nét buồn lãng mạn.
Đó là những thành viên chính yếu trong gia đình. Còn Xuân Tóc Đỏ lại càng có dịp vênh vang. Đám tang bắt đầu ra đi thì bất ngờ một đoàn sáu chiếc xe chở sư cụ chùa Bà Banh đại diện hội phật giáo đến bổ xung thêm phần long trọng dưới bàn tay đạo diễn của Đóc Tờ Xuân cố vấn báo Gõ mõ.
Mấy anh cảnh sát thất nghiệp Min-Đơ, Min- Toa cũng có dịp được thuê giữ trật tự.
Đám tang mới long trọng làm sao, vui như hội “theo cả lối Ta,Tàu,Tây,có kiệu,bát cống,lợn quay đi lọng, cho đến lốc cốc xoảng, bu díchvà vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, và những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau chụp như ở hội chợ”.
Còn đám khách đưa ma thì người ta đến nếu không khoe những huân chương và râu ria oai vệ thì cũng để trao đổi thầm thì về chuyện mua sắm; lớp trẻ thì để chim nhau, cười tình với nhau,bình phẩm,tán tỉnh,hẹn hò nhau.
Tóm lại,ngòi bút Vũ Trọng Phụng thật là sắc và hoạt đã chấm phá một bức ký hoạ cả chiều rộng lẫn chiều sâu làm hiện hình một diện mạo của cái quái thai của nền văn minh Âu hoá trong bối cảnh xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của nhà nước thực dân.
File đính kèm:
- Hanh phuc mot tang gia(1).doc