Phân tích hình ảnh người nghệ sĩ lor-Ca và sức sống của tiếng đàn trong bài đàn ghi ta của lor-ca, tác giả Thanh Thảo

I/Tiểu dẫn

1.Tác giả:Trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, Thanh Thảo dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ông được biết đến bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi mà tìm kiếm nhữngcách biểu đạt mới mang tính hiện đại. Thơ ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt với những con người có nghĩa khí như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, A-ra-gông, Ê-xê-nhin, Lor-ca, và viết nên những vần thơ chân thành đồng cảm. Trong số đó, bài thơ “Đàn ghita của Lor-ca” được xem là tiêu biểu nhất.

2. Xuất xứ : Lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời của Lor-ca, Thanh Thảo viết bài thơ này. Bài thơ “Đàn ghita của Lor-ca” in trong tập thơ “Khối vuông ru-bich” (1985), Viết về nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha là Lor-ca. Nó tiêu biểu cho kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo và được viết bằng bút pháp tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính Lor-ca.

3.Người nghệ sĩ Lor-ca : Lor- ca là một hịên tượng xuất chúng có sức ảnh hưởng to lớn tới nghệ thuật và chính trị của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Lor-ca sinh 1898-mất 1936, ở tỉnh Gra-na-đa, miền Nam Tây Ban Nha, được xem là nhà thơ lớn của TBN thế kỉ XX.

- Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.

- Một nhân cách cao đẹp: nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dám dũng cảm đấu tranh với một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ.

- Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, ném xác xuống giếng để phi tang, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5365 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hình ảnh người nghệ sĩ lor-Ca và sức sống của tiếng đàn trong bài đàn ghi ta của lor-ca, tác giả Thanh Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑAØN GHITA CUÛA LOR-CA Thanh Thaûo. I/TIEÅU DAÃN : 1.Tác giả:Trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, Thanh Thảo dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ông được biết đến bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi mà tìm kiếm nhữngcách biểu đạt mới mang tính hiện đại. Thơ ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt với những con người có nghĩa khí như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, A-ra-gông, Ê-xê-nhin, Lor-ca,… và viết nên những vần thơ chân thành đồng cảm. Trong số đó, bài thơ “Đàn ghita của Lor-ca” được xem là tiêu biểu nhất. 2. Xuất xứ : Lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời của Lor-ca, Thanh Thảo viết bài thơ này. Bài thơ “Đàn ghita của Lor-ca” in trong tập thơ “Khối vuông ru-bich” (1985), Viết về nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha là Lor-ca. Nó tiêu biểu cho kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo và được viết bằng bút pháp tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính Lor-ca. 3.Người nghệ sĩ Lor-ca : Lor- ca là một hịên tượng xuất chúng có sức ảnh hưởng to lớn tới nghệ thuật và chính trị của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Lor-ca sinh 1898-mất 1936, ở tỉnh Gra-na-đa, miền Nam Tây Ban Nha, được xem là nhà thơ lớn của TBN thế kỉ XX. - Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX. - Một nhân cách cao đẹp: nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dám dũng cảm đấu tranh với một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ. - Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, ném xác xuống giếng để phi tang, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông. II/ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN : 1. Tựa đề “Đàn ghi ta của Lor-ca”: - Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước TBN (nên còn được gọi là Tây Ban cầm). - Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. - Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời. 2. Lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn.” -Đây là di chúc của nhà thơ, khi tiên cảm về cái chết: -Hãy chôn tôi với cây đàn – cây đàn là phần hồn của đất nước Tây Ban Nha. Đó là tình yêu Tổ quốc nồng nàn và cũng là tình yêu nghệ thuật say đắm. -Hãy chôn tôi với cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca - ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật. Nhưng ông sợ một lúc nào đó, thơ ca của mình sẽ là là bước cản những người đến sau. Vì vậy, ông mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới. Đây là một nhân cách cao đẹp. 3. Phân tích : a/Đoạn 1: (Khổ 1) hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca. Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên hình tượng một nhà nghệ sĩ Lor-ca với cây đàn mà tiếng đàn tan ra và long lanh như “bọt nước”: “những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la” Lor-ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha mà biểu tượng là “áo choàng đỏ, vầng trăng, yên ngựa, hoa li-la”. Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, gợi nhớ môn đấu bò tót, một hoạt động văn hoá cũng như loài hoa “li-la”(hoa tử đinh hương) khiến TBN nổi tiếng khắp thế giới. Câu thơ với những tiếng “li-la” được lặp đi lặp lại như một khúc đàn biểu tượng cho nghệ thuật của Lor-ca. Tất cả gợi cuộc sống phóng khoáng tự do, nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ. Hình ảnh Lor-ca nổi nổi bật trên nền văn hoá đó làm rõ ca sĩ dân gian : “đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn”. Chúng ta chú ý đến những từ “Áo choàng, yên ngựa, hát nghêu ngao, tiếng đàn bọt nước, vầng trăng chuếnh choáng, mỏi mòn” vì nó diễn tả một cách chính xác hình tượng Lor-ca là một nghệ sĩ yêu cái đẹp nhưng đơn độc, là một kị sĩ lãng du, phóng khoáng, du ca yêu tự do và thầm lặng. Nhưng đồng thời cũng là một chiến sĩ đấu tranh không biết mệt mỏi cho tự do của con người và sự đổi mới nghệ thuật. Hình ảnh tương phản “T©y Ban Nha ¸o choµng ®á g¾t” gợi hình dung về Lor-ca và khung cảnh của một đấu trường (đấu trường chính trị: Khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài; Nghệ thuật già nua với nghệ thuật cách tân ..). Trong cuộc chiến này Lor- ca mong manh và đơn độc. b/Đoạn 2: (Khổ 2,3) Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở. Khổ thơ thứ hai, thứ ba tái hiện lại giây phút kinh hoàng khi Lor-ca, người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn pháp xít Phrăng-cô dẫn ra pháp trường sát hại : “Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du”. Chàng nghệ sĩ yêu tự do ấy đang hát nghêu ngao giữa thiên nhiên “bỗng kinh hoàng…đi như người mộng du”giữa bầy ác quỹ. Ngày 19.8.1936, thể chế độc tài, bọn Phrăng-cô đã điệu chàng về bãi bắn để phi tang một con người với những tư tưởng tiến bô. Áo choàng không còn “màu đỏ gắt” mà “bê bết đỏ”, một cái chết bi thảm, chàng chết khi 38t, lứa tuổi hứa hẹn nhiều thành công. Con người tài năng ấy đành gắn liền số phận tài hoa với tai ách: “Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Lor-ca ngả xuống trước làn đạn của bè lũ phát xít dã man đã để lại cả bầu trời thương nhớ mênh mông cho “cô gái ấy”, người yêu của chàng nàng An-na Ma-ri-a. “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Và tiếng đàn rạo rực tình yêu, cháy bỏng khát vọng tự do, trong trẻo và mãnh liệt một sức sống căng đầy phải chịu đau đớn, sóng gió phủ phàng.Tiếng đàn vỡ ra thành thân phận con người. Điệp ngữ “tiếng ghita” lặp lại bốn lần như một tiếng nấc nghẹn ngào và cùng với các tính từ mang ý nghĩa tượng trưng : khi thì chỉ màu sắc “tiếng ghita nâu, tiếng ghita xanh lá” biểu tượng cho một tâm hồn nghệ sĩ mang một tình yêu tha thiết, tình yêu đời, gắn bó với quê hương, với nhân dân. Khi thì chỉ hình dáng “tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan”, có khi là cả hình tượng “tiếng ghita ròng ròng máu chảy”, sau loạt đạn của kẻ thù, một tài năng bị huỷ diệt. Tất cả nhằm diễn đạt lòng tiếc thương của nhân dân TBN nói chung, của tác giả nói riêng đối với cái chết đầy oan khuất của Lor-ca. Lòng thương tiếc ấy được thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau. Nhưng quan trọng hơn ta thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ to lớn của tiếng đàn Lor-ca đối với nền nghệ thuật TBN rất mạnh mẽ. *Có thể thấy với bút pháp tượng trưng và các biện pháp nghệ thuật cùng những hình ảnh mà Thanh thảo sử dụng rất nhẹ nhàng, tất cả đủ gợi cho người đọc về hình tượng Lor-ca bị sát hại cũng như niềm thương tiếc vô bờ của nhân dân dành cho người nghệ sĩ. c/Đoạn 3 :(Khổ 4 ) Sức sống của tiếng đàn. Từ nỗi niềm tiếc thương Lor-ca đã được chuyển hoá thành niềm tin bất tử của tiếng đàn Lor-ca: “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang” “Tiếng đàn” tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó là tình yêu con người, là khát vọng nghệ thuật mà ông hằng theo đuổi. Đó là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể huỷ diệt được. Không gì có thể chôn cất được tiếng đàn, sắc đẹp giai nhân, tài năng nghệ sĩ. Nó sẽ sống mãi và lưu truyền mãi như thứ cỏ dại “mọc hoang”. Bởi có gì nhiều bằng cỏ? Có gì xanh bằng cỏ? Có gì mãnh liệt bằng cỏ trên mặt đất bao la? Và vầng trăng thì vĩnh hằng cùng vũ trụ mênh mông. Lor-ca cũng vậy. Cuộc đời của ông tuy chỉ có 38 mùa xuân nhưng tài năng và tinh thần của nhà thơ, nhà nghệ sĩ sẽ mãi mãi bất diệt như tiếng đàn ghita, như cỏ xanh trên thảo nguyên, như vầng trăng trên bầu trời lấp lánh soi vào đáy giếng. Chỉ bằng một số hình ảnh, một số nét đầy ấn tượng, Thanh Thảo muốn khẳng định Lor-ca “Thác là thể phách, còn là tinh anh”. Liên hệ: Giống như tài sắc của nàng Kiều còn mãi trong tâm hồn chàng Kim trong cõi đời. Tiếng đàn, tiếng hát” thậm hay” của Trương Chi vẫn còn thổn thức trong tâm hồn nhiều thiếu nữ gần xa.Tiếng đàn huyền diệu của cô Cầm mà thi hào Nguyễn Du đã nhắc tới trong bài thơ chữ Hán “Long thành giã cầm ca” vẫn còn vang vọng khắp 36 phố phường Hà Nội hôm nay và ngày mai. Hoặc như Tố Hữu viết về cái hay thơ Nguyễn Du : Tiếng đàn xưa đứt ngang dây Ba trăm năm nữa lại say lòng ngươi. (Kính gởi cụ Nguyễn Du). Hình như Thanh Thảo đã nghĩ tới những tài năng và thân phận đầy bi kịch ấy, nên đã viết nên những câu thơ đầy thương cảm ngậm ngùi : giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng”. Câu “giọt nước mắt vầng trăng” bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca, mà lời thơ kết hợp cả tượng trưng thơ Đường với tượng trưng Thơ mới. .Cái chết của Lor-ca đã để lại bao nỗi thương tiếc cho nhân dân TBN, cho triệu triệu người yêu tự do. “Giọt nước mắt ấy” vĩnh hằng như vầng trăng, mãi mãi “long lanh trong đáy giếng”.Nhưng đồng thời nó cũng tượng trưng cho cái đẹp. Nếu như ngày nào còn bóng dáng Lor-ca “lang thang trên yên ngựa mỏi mòn” thì nền nghệ thuật ấy mãi mãi “long lanh” trong trong XHTBN. Nhưng nay cái đẹp, tài năng ấy đã bị chôn vùi nên nó chỉ còn “long lanh trong đáy giếng”, một không gian hẹp, ít người biết đến. Tóm lại, khổ thơ chỉ có 4 câu nhưng lại diễn tả nội dung hết sức lớn lao. Nó khẳng định vai trò và giá trị của Lor-ca mãi mãi trường tồn với nền nghệ thuật chân chính. d/Đoạn 4: (Những khổ còn lại) Sự giã biệt của Lorca Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với Lor-ca, nhà thơ tài hoa của đất TBN, nên đã viết nên những dòng thơ thật hay về sự giã biệt của Lor-ca : “đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc” Hình ảnh “dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đã đứt” một lần nữa miêu tả hành trình cái chết của Lor-ca. Cuộc đời thì dài rộng nhưng khi số phận đã hết, Lor-ca bơi sang thế giới bên kia cùng với “chiếc ghita màu bạc”. Cuộc đời Lor-ca đơn độc ngắn ngủi nhưng mãi gắn bó với nghệ thuật. Chàng nghệ sĩ ấy đã bỏ lại đời, ném lại tình yêu và số phận mình vào “xoáy nước” của cuộc đời đầy máu vá nước mắt để ra đi : “chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la…”. Ở đây động từ “ném” được lặp lại hai lần (ném lá bùa, ném trái tim) tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay với những hệ luỵ trần gian, song cũng đầy chất bi tráng, dũng mãnh của Lor-ca. Qua đó, ta thấy được sự tiếc thương hoà lẫn sự mến mộ, tôn vinh và cảm phục của nhà thơ Thanh Thảo về người nghệ sĩ tài ba Lor-ca. Cuối bài thơ chỉ còn lại âm thanh của tiếng đàn “li-la li-la li-la”. Hình ảnh này cũng mang nghĩa tượng trưng cho niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của cuộc đời và tên tuổi của Lor-ca. Tiếng đàn ấy cứ vọng mãi trong không gian, theo thời gian năm tháng và trong tâm hồn con người để nhớ để thương không bao giờ nguôi mãi mãi muôn đời. III/ TỔNG KẾT : 1/Nội dung : Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có tư tưởng cách tân về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung cảnh chính trị TBN và đồng thời miêu tả cái chết thương tâm của Lor-ca do các thế lực bạo tàn gây ra. Bên cạnh đó, bài thơ còn là tiếng khóc thương, sự đồng điệu liên tài của nhà thơ xứ Qủang miền Trung Việt Nam gửi tới hương hồn nhà thơ xứ sở Grê-na-đa – Tây Ban Nha. Có những câu thơ cất lên như tiếng khóc. 2/Nghệ thuật :Thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng được biểu đạt bằng một hình thức độc đáo : kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc về kết cấu; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn ngữ.

File đính kèm:

  • docDAN GHITA CUA LORCA(2).doc
Giáo án liên quan