Phân tích mối liên hệ nhân - Quả trong dạy học địa lí THCS

Trong xu thế phát triển GD - ĐT của cộng đồng hiện nay ngày càng đa dạng và có sự biến đổi, để hòa nhập vào xu thế chung đó những năm qua môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung đã có cách nhìn mới. Với việc đưa SGK mới thay đổi một số nội dung và hình thức trình bày vào giảng dạy từ năm học 2002 - 2003 đại trà trên toàn quốc là sự tất yếu của xu thế đó. Các môn học đều được đổi mới đồng bộ dựa trên cơ sở SGK cũ nhưng thêm hệ thống kênh hình và bớt hệ thống kênh chữ để học sinh làm việc, khai thác kiến thức một cách tốt hơn. Thực tế hiện nay qua năm 2006- 2007 với cuộc vận động “ Hai không.” với hai nội dung và năm học 2007- 2008 này Bộ GD và ĐT thực hiện cuộc vận động “Hai không.” Với 4 nội dung : Chống bệnh thành tích trong giáo dục, gian lận trong thi cử, ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo. với việc đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học.

Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những người năng động sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại , biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Cùng với việc đổi mới chương trình đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong bậc THCS nói chung và môn Địa lí nói riêng là hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi phát hiện kiến thức phát triển năng lực tư duy, sáng tạo đồng thời là cơ sở hoạt động của giáo viên .

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mối liên hệ nhân - Quả trong dạy học địa lí THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu: I. Đặt vấn đề: Trong xu thế phát triển GD - ĐT của cộng đồng hiện nay ngày càng đa dạng và có sự biến đổi, để hòa nhập vào xu thế chung đó những năm qua môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung đã có cách nhìn mới. Với việc đưa SGK mới thay đổi một số nội dung và hình thức trình bày vào giảng dạy từ năm học 2002 - 2003 đại trà trên toàn quốc là sự tất yếu của xu thế đó. Các môn học đều được đổi mới đồng bộ dựa trên cơ sở SGK cũ nhưng thêm hệ thống kênh hình và bớt hệ thống kênh chữ để học sinh làm việc, khai thác kiến thức một cách tốt hơn. Thực tế hiện nay qua năm 2006- 2007 với cuộc vận động “ Hai không...” với hai nội dung và năm học 2007- 2008 này Bộ GD và ĐT thực hiện cuộc vận động “Hai không...” Với 4 nội dung : Chống bệnh thành tích trong giáo dục, gian lận trong thi cử, ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo.... với việc đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học... Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những người năng động sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại , biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Cùng với việc đổi mới chương trình đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong bậc THCS nói chung và môn Địa lí nói riêng là hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi phát hiện kiến thức phát triển năng lực tư duy, sáng tạo đồng thời là cơ sở hoạt động của giáo viên . Với những yêu cầu bức thiết đó nên môn Địa lí đã tìm được một hướng đi thích hợp để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thực tế hiện nay đa số các em còn học vẹt theo những gì giáo viên trình bày ở bảng, chưa biết liên hệ thực tế và mối quan hệ nhân quả. Có nhiều kiến thức giáo viên cần uốn nắn và rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản về những mối liên hệ đó. Thông qua việc giảng dạy thực tế tôi thấy sự cần thiết là hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học trong giờ lên lớp là không thể thiếu được, nhất là bộ môn địa lí, nó có tác dụng hình thành kĩ năng cho học sinh, để có một giờ học tốt, năng động, góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới. Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa lý . Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “ Thực hiện mối liên hệ nhân- quả giữa các đối tượng địa lí..”. Đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý nói chung và phần địa lí tự nhiên và mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi học sinh phải nắm vững nội dung đã học. Biết liên hệ những điều đã học vào vận dụng trong thực tế, giải thích các hiện tượng, đặc điểm địa lí liên quan. Trên thực tế, học sinh lớp phần lớn đều chưa thạo kỹ năng quan trọng này. Thường học sinh lúng túng, bị động hoặc không giải thích được. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng liên hệ nhân - quả là một trong những nhiệmvụ cấp bách hiện nay, để góp phần nâng cao chất lượng dạyvà học bộ môn, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh cả về kí năng và tư duy lô gíc. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm gì ? làm như thế nào ? để giúp các em nâng cao năng lực nhận thức để hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Đó là vấn đề nan giải mà mỗi giáo viên chúng ta cần tìm cách khắc phục cho các em. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí với sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn góp một ít sức mình cho giáo dục nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Để đạt được điều đó mỗi giáo viên chúng ta cần phải uốn nắn, bổ sung, hướng dẫn các em khắc phục những yếu, kém, những mặt hạn chế. Tôi tin chắc rằng chất lượng dạy và học sẽ có nhiều kết quả khả quan hơn. Với lí do đó qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí bản thân tôi đã đúc rút ra được một số đồ dùng dạy học cho bản thân, giúp cho các em học sinh dể dàng nhận ra kiến thức của bài học một cách nhanh nhất. II. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phát hiện những mặt hạn chế của học sinh THCS trong việc phân tích các mối liên hệ nhân- quả trong môn Địa lí THCS - Phân tích cơ sở lý thuyết và thực tiển để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Đề xuất một số kinh nghiệm của bản thân. III. Phạm vi nghiên cứu: - Tìm những hạn chế của học sinh Trường THCS An Thuỷ trong việc phân tích các mối liên hệ nhân- quả trong môn Địa lí THCS - Hướng giải quyết những hạn chế đó. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Trực tiếp tham gia giảng dạy môn Địa lí. - Tìm hiểu về khả năngphân tích các mối liên hệ nhân- quả trong môn Địa lí của học sinh qua các năm. - Tìm hiểu thêm một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí. B. Nội dung nghiên cứu: I. Cơ sở lí luận - cơ sở thực tiển: 1) Cơ sở lí luận: P hương pháp dạy học hiện nay theo yêu cầu mới đề ra là lấy học sinh làm trung tâm giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh tìm tòi, phân tích, lĩnh hội kiến thức. Học sinh đóng vai trò chủ động - Thầy nói ít, hướng dẫn học sinh làm việc nhiều để khai thác được kiến thức. Muốn làm được điều này thì cả thầy và trò đều có sự chuẩn bị chu đáo. Dạy học theo phương pháp là phải làm thế nào để đảm bảo khai thác hết nội dung mà bài học đặt ra, phải vận dụng tối đa phương tiện dạy học và biết phân tích các mối liên hệ mới đảm bảo có kết quả tốt. Với yêu cầu đặt ra hiện nay đổi mới phương pháp dạy học để cho kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ và đạt kết quả cao. Qua kết quả làm bài của học sinh khi đề ra buộc phải phân tích mối quan hệ nhân quả đã nói lên được điều này. 2) Cơ sở thực tiển: * Kết quả kiểm tra ở một số lớp đầu năm học 2011 - 2012 môn Địa lí THCS An Thuỷ: Lớp Sĩ số Giỏi - khá TB trở lên Yếu Kém SL % SL % SL % SL % 82 40 08 20.0 29 72.5 09 22.5 02 5.0 91 36 10 27.8 28 77.8 08 22.2 0 0 Qua kết quả tỉ lệ học sinh trung bình, yếu, kém ở bảng trên chúng ta thấy một điều rằng học sinh còn có nhiều hạn chế khi phân tích, nhận xét một bảng số liệu. Hầu hết các em không đạt được điểm tối đa thậm chí có mội số em còn để giấy trắng. Như vậy, chứng tỏ các em còn hạn chế nhiều khi vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiển. Với bản thân là giáo viên dạy bộ môn Địa lí qua vài năm trực tiếp giảng dạy đã thấy được phần nào những hạn chế của học sinh vì vậy cần phải có biện pháp, uốn nắn kịp thời để đạt được kết quả tốt hơn. II.Lịch sử của vấn đề: Nền giáo dục nước ta đã trải qua ba lần đổi SGK để làm thế nào phù hợp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và sự bùng nỗ của tri thức hiện nay. Việc nâng cao mức độ hiểu biết của học sinh trong tất cả các bộ môn nói chung và môn Địa lí nói riêng là rất cần thiết cũng là vấn đề thiết thực để cho học sinh tìm tòi, khám phá tri thức một cách chủ động để các em hoàn thiện tri thức cho bản thân mình. Tháng 8 năm 1993 Viện khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với vụ giáo viên tổ chức hội thảo khoa học “ Về cải tiến phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông”. Hội nghị đã đi đến nhất trí về “ Phương hướng đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó người thầy giữ vai trò tổ chức hướng dẫn giúp đỡ học sinh tích cực, chủ động, tìm tòi, khám phá, khai thác kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng địa lí ”. ( Trích bản tổng kết hội nghị). Với những yêu cầu đó bản thân là người trực tiếp giảng dạy việc tìm ra những chổ còn hạn chế của học sinh trong việc kết hợp các mối liên hệ địa lí là việc làm thường xuyên để giúp các em đạt được kết quả tốt nhất trong học tập. III. Nội dung nghiên cứu: 1) Thực trạng của vấn đề: Thực tế hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học với đối tượng học sinh chủ yếu học theo phương pháp củ là học thuộc, học vẹt, quen học theo lối thụ động thầy giảng trò nghe và ghi. Nên việc nhận thức khi nhắc đến phân tích, vận dụng, nhận xét qua bảng số liệu với các em còn rất mơ hồ (kể cả học sinh khá, giỏi). Vì vậy, công việc của giáo viên khi truyền thụ cho các em về việc kết hợp các mối liên hệ địa lí phải tích cực cần nhiều thời gian và tâm huyết. Đây là kĩ năng hết sức quan trọng, kĩ năng này ngoài việc dựa vào những hiểu biết về địa đồ mà còn dựa vào kiến thức địa lí thì kĩ năng mới thành thạo. a) Mối liên hệ về vị trí trong không gian giữa các đối tượng địa lí: Ví dụ 1: Nêu đặc điểm của sông ngòi Trung Bộ (phần Địa lí lớp 8). Thì phần lớn các em chỉ dựa vào các kiến thức đã có ở SGK để trả lời: Như sông ngắn, nhỏ, dốc và thường xảy ra lũ quét. Nhưng khi giải thích vì sao có đặc điểm đó thì hầu hết các em đều không trả lời được. Với câu hỏi này để mô tả được đặc điểm của sông ngòi Trung Bộ vì sao có những đặc điểm trên thì các em phải tìm ra được mối liên hệ của nó với nơi bắt nguồn, những miền địa hình mà nó chảy qua, với những phù lưu mà nó tiếp nhận .... Điều này được thể hiện rất rõ trên bản đồ địa hình Việt Nam. ở câu hỏi này các em nhìn vào đặc điểm của địa hình (ở đây là dãy Trường Sơn) thấy qua cách biểu hiện độ cao trên bản đồ ta thấy ở phía tây Trường Sơn các gam màu phân bố cách nhau rộng, còn ở phía đông Trường Sơn gam màu này gần nhau hơn chứng tỏ địa hình ở phía đông Trường Sơn dốc các dãy núi lan sát ra biển cộng với hình dạng hẹp ở miền Trung nên có những đặc điểm trên. Ví dụ 2: Cho sơ đồ sau: Đất Địa hình Không khí Sinh vật Nước Dựa vào sơ đồ trình bày các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên. Với câu hỏi này học sinh gần như không trả lời được hoặc chỉ nêu được mối quan hệ của một vài đối tượng không đầy đủ 5 thành phần cấu tạo nên cảnh quan tự nhiên như trên. ở đây các thành phần tự nhiên này có mối quan hệ mật thiết với nhau tác động qua lại tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh như: Một vùng nào đó có khí hậu lạnh, mưa ít thì sinh vật phù hợp là rừng cây lá kim hoặc bằng rêu, địa hình, đất cũng bị chi phối để phù hợp với những đặc điểm của khí hậu, sinh vật, nước của nơi đó. Qua hai ví dụ trên sở dĩ học sinh chưa, trả lời không đầy đủ và không trả lời được là do học sinh chưa nắm chắc phần lí thuyết hoặc chưa vận dụng được vào phân tích và trong quá trình giáo viên chưa truyền đạt đầy đủ nội dung của các đối tượng địa lí trên bản đồ, cũng có thể học sinh không có hứng thú học tập. Để khắc phục điều này đầu tiên trong quá trình giảng dạy phải tạo hứng thú học tập cho học sinh biết quan tâm đến mọi đối tượng và sẳn sàng giải đáp những thắc mắc khi học sinh cần. Giáo viên không những truyền thụ kiến thức mà nên hướng dẫn học sinh quan sát tự tìm kiếm kiến thức của câu hỏi đặt ra cho học sinh góp ý bổ sung sau đó mới khắc sâu cho học sinh để các em tự hình thành kĩ năng và vận dụng được tốt hơn. b) Những mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí không được thể hiện rõ trên bản đồ: Vấn đề này buộc học sinh phải dựa vào vốn hiểu biết của mình nhất là hiểu biết về các quy luật địa lí. Ví dụ1: Tại sao cùng vĩ độ với nước ta nhưng Bắc Phi chỉ yếu là hoang mạc trong lúc đó nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là mối quan hệ nhân - quả giữa khí hậu và địa hình. Với câu hỏi này học sinh ngoài việc quan sát bản đồ còn phải dựa vào vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi này. Trong quá trình giảng dạy giáo viên tập cho học sinh phân biệt những mối liên hệ địa lí thông thường với những mối liên hệ nhân - quả bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi để các em suy nghĩ phân tích và trả lời: Phải chăng có cái này thì phải có cái kia. Ví dụ như: Phải chăng có rừng thì có công nghiệp gỗ, giấy ... phát triển ? Phải chăng ở vĩ độ cao thì bao giờ cũng lạnh ? Phải chăng địa hình dốc thì sông ngòi nước chảy xiết ? Có phải ở vùng khí hậu lạnh thì chủ yếu là rừng cây lá kim không ? .... v ..v .... Chỉ khi nào các câu hỏi đó được trả lời một cách chính xác, khẳng định thì lúc đó mới có thể phát biểu theo kiểu vì, nên. Ví dụ 2: Khi dạy đến khu vực Tây Nam á từ đặc điểm khí hậu quanh năm khô hạn ít mưa sẽ tìm ra được một số đặc điểm về kinh tế - xã hội. Với đặc điểm đó thì ngành nông nghiệp ở đây không phải là ngành kinh tế trọng điểm, dân cư sẽ phân bố không đều... Vì vậy, khi học sinh khai thác kiến thức cần nhấn mạnh việc phân tích các mối quan hệ nhân - quả đó là các yếu tố tác động lẫn nhau chi phối các hoạt động của nơi đó. Khi khai thác mối liên hệ cần cho học sinh khai thác những vấn đề sau: * Về mối liên hệ giữa tự nhiên và tự nhiên: - Về vị trí địa lí: Theo quy luật nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về hai cực do hình dạng tròn của Trái Đất nên góc chiếu của ánh nắng Mặt Trời càng về 2 cực càng nhỏ và nhiệt độ càng giảm... - Về địa hình: +Theo đai cao:Càng lên cao nhiệt độ càng giảm(lên cao100m giảm 0,60 C ) + Theo hướng sườn: Sườn đón gió mưa nhiều, cây cối phát triển mạnh; sườn khuất gió mưa ít, cây cối thưa thớt... - Về biển: Những nơi gần biển khác những nơi xa biển. Những nơi gần biển vào mùa đông ấm hơn, vào mùa hạ mát mẽ hơn những nơi xa sự ảnh hưởng của biển( nhiệt độ thay đổi càng xa biển nhiệt độ càng nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông). - Về các dòng biển: Các dòng biển nóng sưởi ấm, làm tăng nhiệt độ nơi chúng chảy qua. Các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ những nơi chúng chảy qua bị lạnh đi. Ví dụ: Cùng nằm trên vĩ độ 600 Bắc (ở khu vực Bắc Âu) nhưng những nơi có dòng biển nóng Gơnxtrim ( Bắc Đại Tây Dương) chảy qua nhiệt độ cao hơn những nơi có dòng biển lạnh Labrado chảy qua. - Về lục địa - đại dương: Do tính chất của lớp đất đá làm nhiệt độ về mùa hạ nóng lên nhanh lạnh nhanh, về mùa đông lạnh.Còn về đại dương do giữ nhiệt tốt hơn nên về mùa đông vùng ven biển ấm hơn, mùa hạ mát hơn vùng nằm sâu trong đất liền. - Về thực vật: Do độ che phủ và điều hòa của cây cối những nơi có cây cối nhiều thì khí hậu dịu hơn so với nơi trọc, trơ trọi. - Về đất đai: Tuỳ thuộc vào các loại đất có các cây trồng khác nhau phù hợp. Ví dụ: Đất feralit thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: chè, cà phê, ca cao, cao su, hồ tiêu, .... đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực thực phẩm và một số loài cây công nghiệp ngắn ngày như là lúa, ngô, khoai, sắn, đổ tương ... * Về mối liên hệ giữa tự nhiên và Kinh tế - xã hội: - Về địa hình: Bằng phẳng dẫn đến đường giao thông thuận lợi và ngược lại địa hình dốc đường sá khó khăn. Ví dụ: Thực tế ở Việt Nam với địa hình 3/4 là đồi núi nên mạng lưới giao thông khó khăn vòng vèo, khúc khuỷu, qua nhiều đèo dốc như đi dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam ( từ Lạng Sơn đến Cà Mau) phải đi qua những đèo sau: Sài Hồ, Tam Điệp, Đèo Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Đèo Cả và một số đèo nhỏ khác. Đồng bằng thường là nơi tập trung dân cư đông đúc trù phú, miền núi các điều kiện về tự nhiên khó khăn nên nơi này thường thưa dân. Ví dụ: Dân cư tập trung ở đồng bằng đông đúc với hơn 1000 người/ km2 ở đồng bằng Bắc Bộ còn ở Tây Nguyên ( miền núi) thưa thớt chưa đến 50 người/ km2. - Về khoáng sản: Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và các ngành khác. Nơi tập trung nhiều khoáng sản thường xuất hiện các trung tâm công nghiệp như: Khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy hoá chất Việt Trì, các nhà máy xi măng, gạch ngói ... đều được xây dựng gần nơi nguồn nguyên, nhiên liệu. -Về khí hậu: Tuỳ thuộc vào các kiểu khí hậu có các loại cây trồng khác nhau. Ví dụ: ở ôn đới trồng lúa mì, lúa mạch, củ cải đường ... ở nhiệt đới trồng được lúa gạo, sắn, ngô, khoai lang ... - Về rừng: Có nhiều nguồn lợi về lâm sản như: Gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, xây dựng; thú dùng để săn bắt lấy thịt, làm cảnh; các loại lâm sản khác dùng làm thuốc, chữa bệnh ... ngoài ra còn phục vụ cho du lịch, nghĩ dưỡng ... - Về đồng cỏ: Dùng để chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, dê, ngựa ... Ngoài ra, còn cân bằng sinh thái. - Về biển: Dùng để khai thác đánh bắt và nuôi trồng các loại hải sản như các loại cá, tôm, bào ngư, rau câu .... Nói tóm lại, các mối quan hệ địa lý được học ở lớp 7 và được bổ sung, nâng cao ở các lớp trên. Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên phải rèn luyện cho các em kĩ năng tạo thói quen và tiền đề để các em tự tìm tòi, khám phá kiến thức một cách có hệ thống. Đó là việc làm thường xuyên để các em có điều kiện thuận lợi học lên cao tiếp thu bài tốt hơn, khai thác kiến thức đầy đủ hơn, có mối liên hệ ràng buộc nhân - quả giữa các đối tượng địa lí một cách trình tự. 2) Đánh giá thực trạng: a) Về nguyên nhân khách quan: Hiện nay trong việc đổi mới phương pháp và yêu cầu về nhận thức của học sinh cả kiến thức lẫn kĩ năng học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp thu kiến thức mới và cách thức học. Nên bước đầu học sinh tiếp thu còn hạn chế chưa đạt được kết quả mĩ mãn. Mặc dù đã thay sách giáo khoa được nhiều năm nhưng việc truyền thụ kiến thức cho học sinh của giáo viên còn nhiều hạn chế. Trước đây giáo viên quen lối truyền thụ một chiều, hiện nay theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi, đào sâu suy nghĩ để tìm ra được hướng đi đúng của một bài dạy hiện nay gặp nhiều vấn đề không thể khắc phục được một sớm một chiều đòi hỏi cần phải có thời gian nhiều hơn nữa để học tập và đúc rút kinh nghiệm. Đồ dùng dạy học, các tài liệu bổ trợ cho việc dạy và học chưa đủ, đồng bộ, chưa đáp ứng với số lượng học sinh. Địa bàn An Thuỷ còn nghèo, gia đình chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề học tập của học sinh nên thời gian học ở nhà của các em còn hạn chế vì phải giúp đỡ gia đình. Có nhiều đối tượng học sinh trong lúc thời gian một tiết học chưa đủ để truyền thụ kiến thức đến tận từng em học sinh. Vì vậy, giữa nhà trường và gia đình cần có biện pháp, phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về đồ dùng và thời gian học cho học sinh để các em học tập tốt hơn. b) Nguyên nhân chủ quan: Học sinh THCS là đối tượng học sinh từ 11 đến 14 tuổi là tuổi mới lớn năng động, ham chơi, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Sự động viên của gia đình còn nhiều hạn chế. Các em quen lối học dựa vào vỡ ghi và SGK để học. Việc thay sách (đổi mới phương pháp) làm cho các em khó tìm được kiến thức nhất là liên hệ một chuổi các kiến thức đã học thành hệ thống (nhất là những em học sinh thuộc diện TB, yếu, kém). Môn Địa lí trong mắt của nhiều học sinh và phụ huynh đây là bộ môn phụ khác với các môn học như: Toán, Lý, Hóa.. nên việc đầu tư và hứng thú học tập bộ môn của nhiều đối tượng học sinh còn gặp nhiều điều bất cập và lơ là vì vậy việc học bộ môn như là điều kiện nên việc đầu tư còn ít.... 3) Giải pháp và kiến nghị: a) Giải pháp: Để cho chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao đặc biệt là trong việc phân tích mối quan hệ nhân - quả để xâu chuổi kiến thức đòi hỏi mỗi một giáo viên phải biết dựa vào điều kiện thực tế và có phương pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh nhận thức. Là giáo viên mỗi một chúng ta cần phải tận tuỵ giảng dạy nhiệt tình luôn nâng cao kiến thức bản thân. Luôn tạo tình huống gây hứng thú học tập cho học sinh và cho học sinh làm việc một cách tích cực, sử dụng linh hoạt các phương pháp bộ môn. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta cần phải giành nhiều thời gian để phụ đạo, uốn nắn từng đối tượng học sinh để giúp các em dần dần hoàn thiện các kĩ năng về địa lí của bản thân giúp các em học tập tốt bộ môn. Luôn sáng tạo, biết vận dụng, sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, thường đặt các câu hỏi tạo tình huống, giáo viên phải có tâm huyết với nghề. Sử dụng phải đúng lúc đúng nơi, khai thác đúng trọng tâm kiến thức. Giành nhiều thời gian cho học sinh rèn luyện kĩ năng. Phối hợp tốt với gia đình - địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để các em có điều kiện học tập tốt hơn. Đổi mới phương pháp học, sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn, sử dụng tranh ảnh, tự làm, tìm tòi các tài liệu, tranh ảnh để gây hứng thú cho việc học tập bộ môn... b) Kiến nghị của bản thân: - Tăng cường thiết bị dạy học (tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, ...) và các thiết bị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như sách tham khảo, nâng cao .... - Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. - Có phòng chức năng riêng của bộ môn ( có thể trang cấp thêm máy chiếu đa năng để kênh hình được thêm phong phú hơn) để việc dạy và học tốt hơn. - Tổ chức nhiều buổi ngoại khoá, hoạt động: như tham quan, thực địa,... tao điều kiện tốt nhất cho học sinh có hứng thú học tập bộ môn. 4) Kết quả đạt đựơc: Qua một thời gian thực hiện và thử nghiệm thu được những kết quả sau: Chất lượng khảo sát kỳ 1 môn địa lí lớp 91 trường THCS An Thuỷ: Lớp Sĩ số Giỏi - Khá TB trở lên Yếu Kém SL % SL % SL % SL % 91 35 15 42.9 31 88.6 04 11.4 0 0 Qua chất lượng trên số lượng khá giỏi và TB trở lên tăng đáng kể so với kết quả khảo sát đầu năm. 5) Hướng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm: Với sáng kiến kinh nghiệm này không những được vận dụng trong năm học này nhằm để nâng cao chất lượng học tập và chất lượng của học sinh và nâng cao năng lực giảng dạy của bản thân. Sáng kiến này không những cá nhân tôi vận dụng mà đã được trao đổi ở tổ bộ môn và áp dụng vào thực tiển những năm học tiếp theo. Qua sáng kiến tôi muốn góp một phần nhỏ ý kiến của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với thực tế đổi mới hiện nay đang thực hiện cuộc vận động đổi mới trong giáo dục . IV/. Kết lụân: Học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều biến đổi sâu sắc cả về thể chất cũng như tâm sinh lý. Vì vậy, trong dạy học giáo viên biết sử dụng những đặc điểm trên để có tác động phù hợp thì học sinh sẽ nhanh tiến bộ. Thường xuyên bổ sung lồng ghép những kiến thức trong các tiết dạy. Theo dõi xem xét những sai lầm vướng mắc những lỗ hỏng về kiến thức của học sinh để có biện pháp xữ lí kịp thời phù hợp. Trong việc dạy và học phải biết kết hợp dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà, đọc các tài liệu tham khảo, ra các bài tập nâng cao cho học sinh tìm tòi tự tìm ra kiến thức cho bản thân mình. Trong kiểm tra đánh giá giáo viên phải kịp thời nhận xét những vướng mắc, những điểm còn hạn chế của học sinh. Để chỉ ra những ưu khuyết điểm và tìm biện pháp khắc phục kịp thời không nên để những sai sót của học sinh tồn động. Trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chúng ta phải làm thế nào để khai thác được hết các nội dung cơ bản cả về kiến thức - phương pháp, phương tiện theo yêu cầu nội dung giáo dục đề ra. Việc khắc phục những hạn chế này không phải một sớm một chiều mà phải kiên trì đòi hỏi giáo viên phải làm thường xuyên trong tất cả các tiết dạy để từ đó rèn luyện cho học sinh phương pháp cũng như kĩ năng nhuần nhuyễn tạo điều kiện thuận lợi cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, sinh động tránh việc nhàm chán, đối phó ... Trong những năm học vừa qua do nắm được những mặt hạn chế của học sinh nên chất lượng bộ môn một phần được nâng cao so với những năm trước. Việc phân tích tìm mối liên hệ nhân - quả còn có những hạn chế là rất phổ biến và đa dạng học sinh rất khó khắc phục và sửa chữa nếu không có sự quan tâm của giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy mỗi một giáo viên chúng ta cần phải có sự tìm tòi học hỏi, tâm huyết với nghề nghiệp. Có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng cũng như các lớp học. Tôi tin chắc rằng chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. An Thuỷ , ngày 17 tháng 02 năm 2012 Người viết Võ Đức Thành Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm: Chủ tịch hội đồng Các thành viên:

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan