Phân tích tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao

Trước cách mạng tháng Tám 1945,đất nước đã có một Nam cao sừng sững trên văn đàn với những Chí Phèo, Sống mòn, và nhiều truyện ngắn nổi tiếng khác.Sau cách mạng tháng Tám,Nam cao chưa kịp tạo dựng một lâu đài nghệ thuật thứ hai đã bị kẻ thù cướp mất tính mạng.Năm 1951,Nam Cao hy sinh trên đường trở về công tác ở vùng địch hậu.May là Nam cao đã tranh thủ để lại cho đời một “Đôi mắt” đáng yêu.Đoi mắt là truyện ngắn của Nam Cao viết năm 1948.

Với Đôi mắt ,ta gặp lại một Nam cao với lối viết sắc sảo,tài hoa ấy.Chuyện chẳng có gì to tát,chỉ chuyện đời thường,vậy mà vấn được nêu lên lại có ý nghĩa lớn lao về quan điểm nghệ thuật hơn trước.Một Nam Cao đã từ chủ nghĩa nhân đạo trở thành cách mạng.

- Về nội dung: Đôi mắt kể chuyện nhà văn Độ đến thăm nhà văn Hoàng trong một ngày và một đêm tại vùng tản cư cách Hà Nội chừng trăm cây số.Trong chuyện, ngoài hai nhân vật chính là Hoàng và Độ, còn có vợ con Hoàng, một số người cùng tản cư cùng làng với Hoàng như ông Tuần, ông Đốc, cụ phán già Và thấp thoáng nữa là bóng dáng người dân thường, đặc biệt là người dân quê tại nơi tản cư này.

- Về NT: Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ nghệ thuật: miêu tả, trần thuật, đối thoại, tự bạch (tự bộc lộ) và phần nào là đa thanh để qua đó, làm nổi lên tính cách của từng nhân vật, chủ yếu là Độ và Hoàng, nhất là Hoàng.

Cuộc trò chuyện giữa Hoàng và Độ xoay quanh cách nhìn nhận về bản chất của người dân quê kháng chiến.Và vấn đề được nêu lên ở đây, chính là vấn đề “đôi mắt” .

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 36a đôi mắt nam cao Trước cách mạng tháng Tám 1945,đất nước đã có một Nam cao sừng sững trên văn đàn với những Chí Phèo, Sống mòn, và nhiều truyện ngắn nổi tiếng khác.Sau cách mạng tháng Tám,Nam cao chưa kịp tạo dựng một lâu đài nghệ thuật thứ hai đã bị kẻ thù cướp mất tính mạng.Năm 1951,Nam Cao hy sinh trên đường trở về công tác ở vùng địch hậu.May là Nam cao đã tranh thủ để lại cho đời một “Đôi mắt” đáng yêu.Đoi mắt là truyện ngắn của Nam Cao viết năm 1948. Với Đôi mắt ,ta gặp lại một Nam cao với lối viết sắc sảo,tài hoa ấy.Chuyện chẳng có gì to tát,chỉ chuyện đời thường,vậy mà vấn được nêu lên lại có ý nghĩa lớn lao về quan điểm nghệ thuật hơn trước.Một Nam Cao đã từ chủ nghĩa nhân đạo trở thành cách mạng. - Về nội dung: Đôi mắt kể chuyện nhà văn Độ đến thăm nhà văn Hoàng trong một ngày và một đêm tại vùng tản cư cách Hà Nội chừng trăm cây số.Trong chuyện, ngoài hai nhân vật chính là Hoàng và Độ, còn có vợ con Hoàng, một số người cùng tản cư cùng làng với Hoàng như ông Tuần, ông Đốc, cụ phán già…Và thấp thoáng nữa là bóng dáng người dân thường, đặc biệt là người dân quê tại nơi tản cư này. - Về NT: Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ nghệ thuật: miêu tả, trần thuật, đối thoại, tự bạch (tự bộc lộ) và phần nào là đa thanh để qua đó, làm nổi lên tính cách của từng nhân vật, chủ yếu là Độ và Hoàng, nhất là Hoàng. Cuộc trò chuyện giữa Hoàng và Độ xoay quanh cách nhìn nhận về bản chất của người dân quê kháng chiến.Và vấn đề được nêu lên ở đây, chính là vấn đề “đôi mắt” . Đôi mắt đối với con người, đối với nghệ thuật trong đó có văn chương là thế đấy. Nam Cao ở đây cũng dùng biểu tượng Đôi mắt để nói đến cách nhìn nhận cuộc đời, nhìn nhận người dân quê. Cùng trước một hiện tượng là người dân quê, Hoàng nhìn vào chỉ thấy đen ngòm, chỉ thấy đó là những con người “ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện, vừa ngố, vừa nhặng xị”. Ai giết một con gà thì ngày mai cả làng đã biết. Làm tự vệ, đánh vần một cái giấy, ít nhất phải mất 15 phút, thế mà thấy ai đi qua cũng hỏi giấy. Đi, hỏi. Về, hỏi. Ra, hỏi.Vào, hỏi. Nhìn ai cũng tưởng là địch.Thích nói chính trị. Nói về ba giai đoạn của cuộc kháng chiến:cầm cự, phòng ngự, phản công…nói giống như vẹt, không hơn không kém.Với đôi mắt của Hoàng như thế thì chuyện một anh bán cháo lòng, sau cách mạng làm chủ tịch xã, chuyện những người dân quê vác tre đi đắp luỹ, cản bước tiến của quân thù có “cơ giới hoá tối tân”, sẽ là những trò quái gở của cuộc đời. Với”Đôi mắt” như thế, làm gì có chuyện gọi là sức mạnh quần chúng. Giỏi lắm là chỉ có vai trò của cá nhân xuất chúng. Hoàng đã nói một cách hồn nhiên đến buồn cười: “ấy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi tin vào ông Cụ. Tôi tin rằng cuộc cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia mới xứng tài…”. Rõ ràng trong cách nhìn này, không phải không có điều khả thủ, thậm chí trong chừng mực nào đó là cần thiết để những người nào có “đôi mắt” như Hoàng khỏi tuột hẳn ra ngoài cuộc kháng chiến của dân tộc một cách thảm hại.Nhưng dù sao cách nhìn này về cá nhân lãnh tụ cũng là sản phẩm của một bệnh sùng bái cá nhân mà lịch sử sớm muộn phải chối bỏ. Đôi mắt của Hoàng không cho phép anh ta thấy: Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhưng sức mạnh ở Hồ Chí Minhchính là kết tinh từ sức mạnh của quần chúng nhân dân trong đó có những người dân quê mà Hoàng đang dè bỉu, miệt thị kia. Ngược với đôi mắt của Hoàng là “đôi mắt”của Độ. Độ không phải không thấy ở những người dân quê có sự “dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục” (dễ có lúc Độ đã sinh ra nghi ngờ đến “sức mạnh quần chúng”)nhưng cũng chính Độ đã “ngã ngửa người ra”vì thấy chính họ “có thể làm cách mạng và làm cách mạng hăng hái lắm”.Độ cũng thấy những người dân quê đó “răng đen,mắt toét,gọi lựu đạn là “nựu đạn”,hát tiến quân ca như người buồn ngủ,cầu kinh nhưng lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm”.Độ cũng đã thấy những người dân quêchỉ mấy tháng trước cách mạng “giá có anh lính vệ ghẹo vợ ngay trước mặt cũng chỉ đành im thin thít mà đi,đi một quãng thật xa rồi mới lẩm bẩm chửi thầm vài tiếng,còn bao nhiêu ghen tứuc dành là đem về nhà trút vào má vợ “.Nhưng nay chính họ lại có mặt tại mặt trận kháng chiến ở Nam Trung (Nam phần Trung bộ) .Cho nên,với “đôi mắt”như thé,Độ thấy ở những người dân quê này”có nhiều cái kỳ lạ lắm…còn là một cái bí mật đối với chúng ta.Trong chuyện,sự khác nhau trong cách nhìn của hai “đôi mắt”đã kéo theo sự khác nhau giữa hai giọng điệu,hai thái độ khi nói về người dân quê.Nếu với Độ là thông cảm,là muốn thực sự cầu thị thì với Hoàng (và cả vợ Hoàng) là”tức tối”,là”bất bình”,là”cười gằn”. Nam cao đã không chỉ nói đến sự đối địch trong cách nhìn của hai “đôi mắt”,giữa Hoàng và Độ ,mà còn chỉ ra nguồn gốc dẫn đến sự trái nghịch đó.Nó là từ nhân cách và điệu sống mà ra cả.Hoàng có “đôi mắt”nhìn đồi,nhìn người dân lao động,đặc biệt là người dân quê như thế,trước hết bởi Hoàng Là người có nhân cách kém cỏi,bị bạn bè khinh ghét bởi tính đố kỵ .Anh ta “vẫn có tính đá bạn một cách đột ngột,vì những cớ mà chỉ mình anh ta biết.Có khi chỉ vì một tác phẩm cua người bạn ấy được cảm tình của một nhà phê bình đã chê một vài tác phẩm của anh.Có khi cũng chẳng cần đến thế.Anh có thể là một người bạn rất thâncủa Hoàng khi anh chỉ là một nhà văn ở tỉnh xa chỉ góp mặt với Hà Nội bằng những bài gửi về đăng báo.Nhưng nếu anhn lại về sống hẳn ở Thủ Đô,giao thiệp với ít nhiều nhà văn khác,anh sẽ không phải là bạn Hoàng Nữa”. Hoàng sống không chỉ bằng nghề vầnm còn bằng nhề buôn; ở đây cái tâm lý con buôncũ đã trở thành một phương diện tính cách của Hoàng.Với Hoàng,chữ lợi là trên hết.cuộc sống của Hoàng là cuộc sống trưởng giả.chẳng những khi còn sống ở Hà Nội,Hoàng nuôi chó Tây,đi tản cư cách Hà Nội hàng trăm cây số,giữa cái thế giới dân quê nghèo đói,Hoàng vẫn nuôi chó Tây,hàng ngày vẫn có thịt cho chó ăn,vẫn có thuốc lá thơm để hút ,vẫn có chăn hoa,màn tuyn sắc nước hoa sực nức .Không phải ai sống như thế cũng là hư đốn cả.Nhưng ở Hoàng thì quả thật giữa lối sống,điệu sống đó với tính cách,nhân cách là một.Nó và “đôi mắt”của Hoàng hoàn toàn có liên quan với nhau.Với Hoàng,sống như thế,chẳng trách không hoà nhập với người dân quê,với kháng chiến.Dân quê dốt nát,nhưng có tấm lòng.Họ đã lao vào cuộc kháng chiến một cách say xưa.Còn Hoàng thì tuy sống trong vùng kháng chiến nhưng tâm hồn lạc lõng.Cả cái thú vui đọc và bình phẩmTam Quốc chí với ai đó không sao,Nhưng với vợ chồng Hoàng trong hoàn cảnh cụ thể ấy cũng là lạc lõng.Nam Cao cũng còn cho người đọc thấy,hiện tượng Hoàng không hẳn là hoàn toàn đơn độc.Bởi tại cái làng Hoàng sơ tán,ngoài vợ chồng Hoàng còn có một tuần phủ về hưu,một vị đốc học bị thải hồivì tội hiếp học trò, một cụ phán già từng lo sống bằng nghề lo kiện,một mụ Yên Kỳ,dĩ nhiên chẳng phải là bạn văn chương của Hoàng,nhưng vẫn là “đồng minh”của Hoàng.Đối với cách mạng ,họ là những cái bóng đen đang tan dần. Trong khi đó,Độ là một nhà văn có lối sống khác,theo hướng ngày một hoà mình vào nhân dân,vào kháng chiến,vào cách mạng.Cách mạng tháng Tám chuẩn bị bùng nổ.Độ dã tìm đến với cách mạng.kháng chiến xảy đến ,độ khoác ba lô đi kháng chiến,làm người cán bộ tuyên truền,ngày đêm lăn lộn với quần chúng,với những người thợ in,có chấy rận trong người do điều kiện kháng chiến gian khổ đưa đến, vẫn thấy hạnh phúc.Nam cao đã chỉ cho người đọc thấy, lối sống và “đôi mắt”nhìn đời đã ảnh hưởng mật thiết tới cảm hứng nghệ thuật. Hoàng vốn là nhà văn đàn anh của Độ nhưng với lối sống đó,với “đôi mắt” đó,Hoàng đã tự mình đánh mất tư cách nhà văn thực thụ,không còn cảm hứng gì để viết nưă.trong khi đó,với Độ,cuộc đời mới của dân tộc,của nhân dân lại thành nguồn cảm hưngsangs tạo nghệ thuật mới,lôi cuốn,hấp dẫn anh.với sự thật này,truyện ngắn “đôi mắt”của Nam Cao có ý nghĩa như một tuyên ngôn nghệ thuật. O đây có thể nói thêm,”đôi mắt”là một bước tiến mới của tư tưởng nghệ thuật đã rất tiến bộ của Nam Cao trong Trăng sáng và Đời thừa viết trước cách mạng Tháng Tám.Bước tiến mới đó chính là từ chỗ coi nghệ thuật là “tiếng đau khổ” là sự “đón lấy tất cả những vang động của đời”(trăng sáng) ,đến chỗ coi nghệ thuật là vũ khí đấu tranh cho hạnh phúc của đất nước,của nhân dân,trước mắt là cho kháng chiến thắng lợi. Nam Cao đã viết truyện ngắn “đôi mắt” ba năm sau ngày cách mạng tháng Tám thành công,chưa được bao lâu đã phải đương đầu với cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.Lúc này,hầu hết các hà văn”tiền chiến”trong đó có Nam Cao đã đi theo kháng chiến.Nhưng hiện tượng xa rời ,ít ra là chưa quen hoà nhập với quần chúng,nhất là với người dân quê,hiện tượng nhận thức về kháng chiến,về nhân dân một cách lệch lạc,thiếu tin tưởng ,hiện tượng đi với kháng chiến mà chưa gắn được cảm hứng nghệ thuật với kháng chiến…không hiếm.Do đó,lúc này,vấn đề “nhận đường”, vấn đề “đôi mắt”,vấn đề lập trường đang phải đặt ra với người nghệ sỹ một cách bức thiết.Đại hội văn hoá toàn quốc năm 1948 được mở ra chính là nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết này.Trong hoàn cảnh đó,truyện ngắn “đôi mắt”của Nam Cao ra đời là một đóng đangs kể cho phong trào chung,là một bước tiến của một tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao sau mấy năm nhập thân vào cách mạng,vào kháng chiến của dân tộc.Vấn đề “đôi mắt” Nam Cao nêu lên thưc ra không chỉ có ý nghĩa với người cầm bút mà còn với mọi người,thậm chí không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam mà còn với thế giới.Bởi ai ở đâu,lúc nào,sống giữa trái đất này,dù viết văn hay không viết văn lại không cần có chân lý , trong đó có vấn đề cách nhìn về nhân dân sao? Nói vậy rồi chúng ta lại có thể nói thêm. Trong “đôi mắt” của NC, cụ thể là lời nói của Độ về cái gọi là “còn bí mật” ở người dân quê phải chăng ít nhiều có bóng dáng của một cách nhìn đơn giản mà ở thời ấy NC khó tránh khỏi. Nguyễn Đình Chú

File đính kèm:

  • docPhan tich truyen ngan Doi mat Nam Cao.doc
Giáo án liên quan