Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng đc 1 tình huống truyện đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để làm rõ ý kiến trên.
BÀI LÀM
Ca dao có câu:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà,
Trong ba việc ấy thực là khó khăn.”
Có chàng trai nó phải “Một đêm ăn hết mười hai vại cà ”,mới lấy đc vợ, nhưng anh cu Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, chỉ “nhặt” thôi mà cũng đc vợ! Đọc truyện ngắn này, ta bị cuốn hút, đi từ ngạc nhiên này đến ngỡ ngàng nọ. Thật là thú vị. Có thể nói, nghệ thuật cua Kim Lân về kể chuyện rất đặc sắc, một trong những sáng tạo nghệ thụât độc đáo của ông là đã xây dựng đc một tình huống truyện đầy kịch tính và hấp dẫn.
Tình huống tạo nên vẻ đẹp và bản sắc của truyện là một trong những phương diện quan trọng thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Tình huống là sự diễn biến của sự việc, sự phức tạp của tình tiết, là cái éo le, nghịch lí của đời người. Sự việc, câu chuyện “xảy ra như thế mà ta ngỡ là không phải thế”. Tình huống phải hợp với logic cuộc sống thì truyện mới chân thực. Truyện càng kì lạ bao nhiêu thì truyện mới hay và hấp dẫn bấy nhiêu! Có thể nói, tính tình huống là một thành công lớn của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng đc 1 tình huống truyện đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để làm rõ ý kiến trên.
BÀI LÀM
Ca dao có câu:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà,
Trong ba việc ấy thực là khó khăn.”
Có chàng trai nó phải “Một đêm ăn hết mười hai vại cà…”,mới lấy đc vợ, nhưng anh cu Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, chỉ “nhặt” thôi mà cũng đc vợ! Đọc truyện ngắn này, ta bị cuốn hút, đi từ ngạc nhiên này đến ngỡ ngàng nọ. Thật là thú vị. Có thể nói, nghệ thuật cua Kim Lân về kể chuyện rất đặc sắc, một trong những sáng tạo nghệ thụât độc đáo của ông là đã xây dựng đc một tình huống truyện đầy kịch tính và hấp dẫn.
Tình huống tạo nên vẻ đẹp và bản sắc của truyện là một trong những phương diện quan trọng thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Tình huống là sự diễn biến của sự việc, sự phức tạp của tình tiết, là cái éo le, nghịch lí của đời người. Sự việc, câu chuyện “xảy ra như thế mà ta ngỡ là không phải thế”. Tình huống phải hợp với logic cuộc sống thì truyện mới chân thực. Truyện càng kì lạ bao nhiêu thì truyện mới hay và hấp dẫn bấy nhiêu! Có thể nói, tính tình huống là một thành công lớn của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Anh cu Tràng là dân ngụ cư, nhà nghèo, xấu trai: “hai con mắt nhỏ tí… hai quai hàm bạnh ra…”. Hắn hơi ngố “có tật vừa đi vừa nói”… Mỗi lần Tràng xuất hiện là một dịp làm cho lũ trẻ con xóm chợ ngụ cư “đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân…”. Và hắn chỉ biết “ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”! Nhiều tuổi rồi mà tính tình vẫn như trẻ con, chẳng ma nào lấy Tràng là phải lắm! Tưởng là hắn sẽ ế vợ suốt đời. Ai ngờ “chiều nay”, hắn lại “nhặt” đc, vớ đc mới tài chứ! Cheo cưới không, ăn hỏi không, cỗ bàn không,… thế mà thị theo hắn về nhà giữa thanh thiên bạch nhật. Lúc đói kém, người chết như ngả rạ, hoàn cảnh Tràng nuôi thân còn khó, thế mà hắn dám cả gan đèo bong cưới vợ với con!
Tràng lấy vợ, “nhặt” đc vợ đầy kịch tính. Chuyện ấy hầu như chưa xảy ra bao giờ. Giữa lúc cái đói đã và đang tràn đến xóm ngụ cư, một buổi chiều ảm đạm, Tràng đi trc, theo sau là một người đàn bà xa lạ. Tràng thì “có một vẻ j` phớn phở khác thường…tủm tỉm cười nụ và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Còn thị thì cắp cái thúng con, đầu đội cái nón rách tàng “có vẻ rón rén e thẹn”.
Lũ trẻ con xóm ngụ cư đã phát hiện ra sự kì lạ này đầu tiên, chúng ngã nhào lên châm chọc: “Anh Tràng ơi! Chông vợ hài!”. Người lớn thì ngạc nhiên lắm! Họ bàn tán. Người khẽ thở dài ái ngại, có kẻ thì thầmhỏi nhau: “Ai đấy nhỉ?”… “Quái nhỉ?”… “Hay là vợ anh cu Tràng?”. Có người thương cảm, ngại ngùng, lo xa: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. biết có nuôi đc nhau sống qua đc cái thì này không?”… Trước những cặp mắt của dân ngụ cư xóm chợ “nhìn dồn cả về phía mình”, thị rất ngượng nghịu, “chân nọ bước dịu cả vào chân kia”, còn Tràng thì lạilấy làm khoái chí “cái mặt cứ vênh vênh lên tự đắc với mình!”.
Tình tiết mẹ chồng gặp nàng dâu mới cũng đầy tính éo le vô cùng xúc động. Tràng nhặt đc vợ, dẫn thị về nhà ra mắt mẹ già. Trong hoàng hôn, người mẹ già như chiếc bóng “húng hắng ho”,… “lọng khọng” đi vào căn nhà “vắng teo… rúm ró…”. Người mẹ già đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn khi thấy một người đàn bà xa lạ đứng ở đầu giườg con zai mình, lại chào bà bằng “u”. Bà tự hỏi: “Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái bác Đục mà!”. Bà lão “hấp háy mắt” rồi tự dưng “thấy mắt mình nhoè ra”. Bà lão nhìn kĩ lại người đàn bà lần nữa rồi nhìn con trai… Ngạc nhiênlăm, bà mẹ già khẽ thốt lên: “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Khi nghe con trai nói: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”, bà cụ Tứ mới vỡ lẽ ra là con mình đã lấy đc vợ. Lòng bà “vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Hai dònh nước mắt rủ xuống, bà khóc. Lòng bà trào lên nỗi mừng, lo, buồn, vui lẫn lộn. Buồn vì phận nghèo, mẹ già cô đơn, con trai đã lớn mà vẫn sống cô độc thui thủi một mình. Tủi vì quá nghèo nên đã khônglàm tròn đc bồn phận gây dựng hạnh phúc cho con. Mừng vì con trai đã lấy đc vợ, dù là “vợ nhặt”! “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Và con mình mới có vợ đc!”. Bà đã trải qua những năm dài cơ cực, chồng chết, con cái chết, nếm trải nhiều nạn đói khủng khiếp kéo dài,… lòng bà rối bời, bà lo: “Chúng nó có nuôi nổi nhau qua đc cơn đói khát này hay không?”. Càng nghĩ nước mắt càng chảy ra. Bà nhìn nàng dâu mới lòng đầy xót thương! Bà an ủi: “Năm nay thì đói to đấy! Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá!”.
Miêu tả tâm trạng mừng, tủi, buồn, lo… của bà cụ Tứ, Kim Lân không chỉ đẩy tính tình huống của truyện lên điểm đỉnh mà còn làm cho câu chuyện Tràng lấy đc vợ thấm đẫm tình người: trong cái rủi có cái may, trong hoạn nạn có phần hạnh phúc an ủi!
Tràng có vợ thật rồi! Sau “tối tân hôn”, anh ta vẫn cảm thấy mình nằm mơ! Đừng tưởng Tràng cục mịch, vai u thịt bắp và ngố nhé! Rất phong tình và biết tán gái như nhiều chàng trai khác! Câu hò ỡm ợ mà có duyên: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này. - Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!...”. Một vài câu đối đáp, bốn bát bánh đúc, hai hào dầu, bỏ tiền ra mua một cái thúng…Chẳng có “quan tám tiền cheo, quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau”…, thế mà Tràng đã nhặt đc vợ!
Khi thị theo hắn về nhà, hắn chợt nghĩ mình nuôi thân cong chưa đủ mà còn đèo bòng, nhưng rồi chặc lưỡi một cái: “Chặc, kệ!”. Nhặt đc vợ mà cũng phải liều! Câu chuyện đầy kịch tính là ở đấy! Trong “đêm tân hôn”, Tràng cười “khì khì”, vươn cổ thổi tắt ngọn đèn hạt đậu, cô vợ “giơ tay củng vào trán hắn…”. Tiếng khóc hờ tỉ tê từ những gia đình mới có người chết đói nghe càng thấy rõ trong đêm khuya. Bấy nhiêu chi tiết, tình tiết mà Kim Lân chọn lọc đưa vào, đã tô đậm tình huống của truyện, cuốn hút người đọc!
Buổi sáng đầu tiên sau ngày cưới vợ, Tràng dậy hơi muộn, “việc hắn có vợ đến hôm nay vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Giữa một khung cảnh tiếng quạ kêu, không gian ngột ngạt tử khí, người chết đói như ngả rạ, tiếng trống thúc thuế, tiếng hờ khóc tỉ tê, tiếng thở dài và những giọt nước mắt của người mẹ già nghèo khổ,… đã tạo cho truyện “Vợ nhặt” ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tác giả đã tố cáo tội ác của Pháp, Nhật vơ vét thóc lúa của nhân dân ta, gây ra nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, 1945. Trong bối cảnh ấy, giá trị người con gái quá rẻ mạt. Nếu như trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu , cô gái Thái bị ép duyên, đau khổ than: “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa…”, sau đó bị đem bán với giá một cuộn lá dong, thì ở đây, người đàn bà Tràng “nhặt” đc chỉ bằng bốn bát bánh đúc và hai hào dầu…
Tình huống của truyện đã góp phần làm nổi bật tấm lòng của người mẹ đối với con. Có nỗi đau, nỗi buồn nào lớn hơn nỗi đau, nỗi buồn của người mẹ già thấy con trai mình ế vợ? Có hạnh phúc nào sâu sắc hơn, to tát hơn khi người mẹ thấy con trai mình “có vợ đc”, dù là “vợ nhặt!”.
Tình huống truyện còn góp phần làm rõ thêm triết lí sống của người nghèo. Trong nạn đói khủng khiếp, cái chết đói đang đến gần, chuyện “nhặt vợ” cảu Tràng đã rất thiết thực! Có vợ đã,… dù ngày mai, ngày mai có chết đói cũng vẫn can tâm. Cái chặc lưỡi của Tràng đã thể hiện rõ điều ấy! Tràng “nhặt” đc vợ, trong cái rủi cũng có cái may. Hạnh phúc đến với Tràng và mẹ già quá to lớn và bất ngờ! Trong tai hoạ, những người nông dân như mẹ con Tràng vẫn nhen nhóm niềm tin một sự đổi đời: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời!”.
Cái nhan đề “Vợ nhặt”, cai hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của đoàn người đi phá kho thóc Nhật, bát cháo cám sau ngày Tràng “cưới vợ”, cảnh tượng gia đình bà cụ Tứ, từ trong nhà đến ngoài sân ngoài ngõ, từ đống rác đên mấy bộ áo quần rách, hai ang nước… đều góp phần tô đậm tình huống truyện. Một câu hỏi cứ trăn trở hoài trong tâm trí người đọc: Liệu Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ có vượt qua đc trận đói năm Ất Dậu không? Ta thương và lo cho họ. Kim Lân đã dành cho mẹ con Tràng một tình thương yêu và cảm thông đáng quý.
File đính kèm:
- phan tich truyen ngan Vo nhat cua Kim Lan.doc