Phát hiện về một quần thể gồm sáu hành tinh quay quanh một ngôi sao xa vừa được các nhà thiên văn học công bố hôm thứ sáu, 4 tháng 2, AFP đưa tin. Các hành tinh này được phát hiện qua kính thiên văn nổi tiếng Kepler.
Các hành tinh mới này được gọi theo thuật ngữ khoa học là “exoplanet” bởi chúng quay quanh một ngôi sao chứ không phải một mặt trời (như Thái dương hệ).
Ngôi sao trung tâm của hệ hành tinh này là Kepler-11, nằm cách Trái Đất những 2000 năm ánh sáng.
Đặc tính của các hành tinh mới
Năm hành tinh trong số này tương đối nhỏ theo hệ thống đo lường vũ trụ, với khối lượng hành tinh gấp từ 2.3 đến 13.5 lần Trái Đất.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện sáu hành tinh mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát hiện sáu hành tinh mới
Phát hiện về một quần thể gồm sáu hành tinh quay quanh một ngôi sao xa vừa được các nhà thiên văn học công bố hôm thứ sáu, 4 tháng 2, AFP đưa tin. Các hành tinh này được phát hiện qua kính thiên văn nổi tiếng Kepler.
Các hành tinh mới này được gọi theo thuật ngữ khoa học là “exoplanet” bởi chúng quay quanh một ngôi sao chứ không phải một mặt trời (như Thái dương hệ).
Ngôi sao trung tâm của hệ hành tinh này là Kepler-11, nằm cách Trái Đất những 2000 năm ánh sáng.
Đặc tính của các hành tinh mới
Năm hành tinh trong số này tương đối nhỏ theo hệ thống đo lường vũ trụ, với khối lượng hành tinh gấp từ 2.3 đến 13.5 lần Trái Đất.
Vị trí của chúng rất gần nhau, và một “năm” – thời gian để hành tinh hoàn thành một quỹ đạo của chính nó – chỉ dài trung bình chừng 50 ngày.
“Exoplanet” thứ sáu lớn hơn cả các “anh em” của nó và nằm cách xa hẳn ngôi sao trung tâm, và vì thế một “năm” trên hành tinh này cũng dài hơn hẳn: 118 ngày.
Hành tinh Kepler-10b, lớn gấp 1.4 lần Trái Đất, là một trong những hành tinh nhỏ nhất được tìm thấy nhờ kính thiên văn Kepler. Ảnh: AP.
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được khối lượng của hành tinh này, nhưng họ dự đoán exoplanet này vẫn còn trong trạng thái hỗn mang và là một “khối cầu ga khổng lồ” (gas giant), tương tự như các hành tinh nằm ở cực xa hệ Mặt Trời của chúng ta.
Phát hiện "dị thường"
Trong bản báo cáo đăng trên tạp chí Anh Nature, các nhà thiên văn học cho rằng đây là một phát hiện “dị thường” bởi hệ thống sao này bao gồm nhiều hành tinh nhỏ “dồn ép” rất sát nhau, một điều hiếm thấy trong các hệ hành tinh hay thái dương hệ khác.
“Đây là phát hiện lớn nhất trong lĩnh vực exoplanet kể từ phát hiện đầu tiên về hành tinh 51 Pegasi b năm 1995,” AFP trích lời ông Jack Lissauer từ viện nghiên cứu NASA-Ames trả lời báo giới.
Nhà khoa học Daniel Fabrycky của đại học California ở Santa Cruz cũng cho rằng đây là một hệ hành tinh “thật đáng kinh ngạc.”
“Trong sáu hành tinh này, hành tinh lớn nhất có vẻ giống với Hải vương tinh hay Thiên vương tinh, nhưng ba hành tinh có khối lượng nhẹ nhất thì khác biệt hoàn toàn với các hành tinh trong hệ Mặt Trời.”
Những hành tinh nằm gần trung tâm có khí quyển tạo bởi nước hay hỗn hợp khí hydro-heli – đây lại là một điều “dị thường” nữa với các nhà khoa học, bởi bầu khí quyển của các hành tinh nằm quá gần sao trung tâm thường bị thiêu trụi bởi bức xạ nhiệt. Nếu hành tinh nằm quá sát, nó có thể bị sao trung tâm “nuốt chửng.”
Hình minh họa một hành tinh nằm quá gần ngôi sao riêng nên có quỹ đạo dẹt. Ảnh: discovery.com.
Khối lượng hành tinh và sự sống ngoài Trái Đất
Các hành tinh trong hệ Kepler-11 này có quỹ đạo nằm trên các mặt cắt rất hẹp – điều này có nghĩa là nếu nhìn ngang vào hệ hành tinh, chẳng hạn như tầm nhìn từ Trái Đất, “cả hệ thống nhìn dẹp lép như một cái đĩa CD” – giáo sư Jack Lissauer giải thích.
Phát hiện này cũng đánh dấu bước thành công lớn trong việc áp dụng một phương pháp khoa học mới để đo khối lượng hành tinh.
Phương pháp phổ biến nhất trước đây là sử dụng quang phổ Doppler để dò tìm các nhiễu động trong ánh sáng sao, được tạo ra bởi lực hấp dẫn của một hành tinh khác di chuyển ngang qua. .
Tuy nhiên cách này chỉ chính xác khi đo các sao có khối lượng rất lớn, nhưng lại không hiệu quả nếu dùng để tìm kiếm các hành tinh có khối lượng gần với Trái Đất.
Đây là yếu tố quan trọng để tìm ra các hành tinh có điều kiện tương tự Trái Đất.
Các nhà khoa học đã tính toán bằng động lực quỹ đạo (orbital dynamics) để xác định khối lượng các hành tinh trong hệ Kepler-11. Bước tiến mới này có thể sẽ một ngày giúp các nhà khoa học phát hiện ra sự sống ngoài Trái Đất.
Kể từ phát hiện về exoplanet đầu tiên năm 1995, đã có hơn 500 hành tinh ngoài hệ Mặt trời được các nhà khoa học định vị trong vũ trụ bao la.
File đính kèm:
- Phat hien sau hanh tinh moi.doc