Mục đích giáo dục hiện nay của nước ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khỏe, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói, giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Việc đưa môn Mĩ thuật trở thành một trong chín môn học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhất là những năm đầu đi học, từng bước giúp trẻ hòa nhập thế giới xung quanh; trẻ biết suy xét và làm theo cái đẹp, chính là giúp trẻ tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Trong bộ môn Mĩ thuật Tiểu học có 5 phân môn, tôi chọn phân môn vẽ tranh để nghiên cứu, vì tôi thấy học sinh khi vẽ tranh, thường ít sáng tạo, hay vẽ theo ở sách giáo khoa, vở tập vẽ
Để hạn chế được vấn đề đó, tôi nghiên cứu, đưa ra cách dạy “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Thực hiện có hiệu quả vấn đề này, khi dạy phân môn vẽ tranh, đối với học sinh Tiểu học tôi áp dụng vào học sinh lớp 1, để ban đầu các em biết độc lập sáng tạo và hứng thú với bài vẽ của mình và đề tài này cùng giúp các em học tiếp các lớp trên.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh, khi dạy phân môn vẽ tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo
của học sinh, Khi dạy phân môn vẽ tranh
A- mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài:
Mục đích giáo dục hiện nay của nước ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khỏe, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói, giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Việc đưa môn Mĩ thuật trở thành một trong chín môn học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhất là những năm đầu đi học, từng bước giúp trẻ hòa nhập thế giới xung quanh; trẻ biết suy xét và làm theo cái đẹp, chính là giúp trẻ tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Trong bộ môn Mĩ thuật Tiểu học có 5 phân môn, tôi chọn phân môn vẽ tranh để nghiên cứu, vì tôi thấy học sinh khi vẽ tranh, thường ít sáng tạo, hay vẽ theo ở sách giáo khoa, vở tập vẽ…
Để hạn chế được vấn đề đó, tôi nghiên cứu, đưa ra cách dạy “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Thực hiện có hiệu quả vấn đề này, khi dạy phân môn vẽ tranh, đối với học sinh Tiểu học tôi áp dụng vào học sinh lớp 1, để ban đầu các em biết độc lập sáng tạo và hứng thú với bài vẽ của mình và đề tài này cùng giúp các em học tiếp các lớp trên.
Là người giáo viên Mĩ thuật, tôi luôn mong ước, với kiến thức của mình có thể giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 1, dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em dần dần biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo ra những bài vẽ tranh theo ý tưởng riêng của mình
II. Mục đích đề tài:
- Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của học sinh lớp 1.
- Giúp trẻ bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới xung quanh một cách tự nhiên, qua các bài vẽ tranh đề tài.
- Giúp trẻ lớp 1 ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật, biết sáng tạo khi vẽ tranh, làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ, để các em học tiếp các lớp trên ở bậc Tiểu học.
Cụ thể giúp các em biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài theo ý tưởng và tư duy của riêng mình.
- Tôi chọn đề tài này với mong muốn giúp trẻ lớp 1 ngày càng vẽ tự tin, độc lập về bài vẽ của mình, phù hợp với mục tiêu giáo dục môn Mĩ thuật, giúp trẻ có sân chơi lí thú, bổ ích. Phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là yếu tố giúp trẻ ban đầu hình thành tính độc lập, chủ động trong bài vẽ tranh đề tài nói riêng ở môn Mĩ thuật và các môn học khác nói chung.
B-Nội dung:
I. Cơ sở lí luận:
Chương trình Giáo dục Mĩ thuật ở bậc Tiểu học mục đích không phải là đào tạo học sinh trở thành họa sĩ, mà với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn Mĩ thuật, đó là hiểu về cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp theo cảm nhận riêng. Do đó người giáo viên dạy Mĩ thuật Tiểu học, nhất là dạy học sinh lớp 1, càng phải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ, bởi đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ hình thành tư duy, với sự hướng dẫn của giáo viên, các em vẽ được bài vẽ tranh đề tài theo cảm nhận riêng của mình.
Vì vậy tôi đã khai thác và phát huy phương pháp lấy học sinh làm trung tâm một cách có hiệu quả vào trong phân môn Vẽ tranh, giúp các em độc lập tư duy, sáng tạo trên những bài vẽ tranh theo đề tài đã cho, làm cho mỗi bức tranh có nét riêng của nó, kích thích sự sáng tạo, ham thích học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng.
II. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay học sinh Mầm non trước khi bước vào lớp 1, các em đã được làm quen với môn Mĩ thuật, song do tư duy tưởng tượng của trẻ còn tản mãn, ít có tổ chức, hình ảnh các em tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững, chỉ một số ít học sinh vào lớp 1 có tính chủ động, thích sáng tạo, song cũng chưa có tính hợp lí theo đề tài, các em sợ vẽ không đúng, không đẹp nên phần lớn vẽ tranh đề tài các em thường vẽ theo ở vở tập vẽ.
Vậy để giúp học sinh lớp 1, ngay từ đầu cấp học, có được sự yêu thích môn Mĩ thuật, tôi đã tìm ra một cách dạy để khai thác sự tư duy của các em trong bài vẽ, làm cho các em thích vẽ và chủ động vẽ theo ý thích của mình.
III. Biện pháp thực hiện
Để trang bị kién thức, rèn luyện kỷ năng cho học sinh về phân môn vẽ tranh đề tài, người giáo viên cần phải áp dụng những phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh trong các bước nhận thức, tư duy và thể hiện đối tượng vẽ cho đúng với cách nhìn hiện thực và cấu trúc đặc điểm của nó cho phù hợp với nhận thức tư duy ngày một phát triển và hoàn thiện của các em.
Tùy từng đặc điểm mỗi phân môn mà có sự lựa chọn và vận dụng phương pháp khác nhau cho phù hợp. Môn Mĩ thuật thường được vận dụng những phương pháp dạy học sau đây:
1.Phương pháp quan sát
2.Phương pháp trực quan.
3.Phương pháp giảng giải, gợi mở, pháp vấn(đàm thoại vấn đáp)
4.Phương pháp luyện tập, thực hành.
5.Phương pháp học nhóm và tổ chức trò chơi.
Theo các nhà nghiên cứu tâm lí học về lứa tuổi Tiểu học nói chung và lứa tuổi 6 đến 7 tuổi nói riêng, còn gặp khó khăn khi tư duy lôgíc, sự tri giác của các em có những đặc điểm sau:
-Tri giác còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri giác những gí ấn tượng mạnh, hoặc các em tri giác những gì mình thích.
- Tình cảm ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ các em. Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì yêu thích.
- Tư duy ở học sinh lớp 1, tính trực quan cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế (sẻ chuyển dần sang tính trừu tượng, khái quát ở những lớp cuối cấp).
Học ở Mầm non các em thường vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: vẽ ngôi nhà, thì chỉ vẽ mình ngôi nhà, không có hình ảnh phụ và đều vẽ theo cách vẽ của giáo viên. Vì vậy thời gian đầu của lớp 1 các em gặp một số khó khăn, chưa quen bạn và cô giáo, các em thường không vẽ theo suy nghĩ riêng của mình.
Ví dụ: Bài “Vẽ cây vẽ nhà”(Lớp 1) Phần lớn các em chỉ vẽ cây và nhà một cách riêng biệt hoặc nhớ lại khi quan sát tranh trực quan và lúc giáo viên thị phạm trên bảng. Vì người giáo viên chưa có phương pháp để kích thích được trí tưởng tượng học sinh, nên các em chưa chủ động trong quá trình làm bài, các em sợ vẽ không đẹp, không đúng, đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Lứa tuổi Tiểu học nói chung và lứa tuổi lớp 1 nói riêng có những nét đặc thù so với lứa tuổi khác. Mà bậc Tiểu học là bậc học làm cơ sở cho những bậc học sau này.Vì vậy người giáo viên Mĩ thuật cần có phương pháp thích hợp khích lệ các em tích cực suy nghĩ, để hình thành kiến thức về môn Mĩ thuật, khuyến khích học sinh chủ động, tự tin khi vẽ. Người giáo viên có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ chứ không áp đặt, làm thay bài cho các em.
Do vậy, khi dạy học sinh lớp 1 vẽ tranh đề tài, ta cần dựa trên đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để hướng dẫn các em vẽ tranh một cách chủ động, đề tài được phong phú, không trùng lặp, tạo được hứng thú cho trẽ, không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng.
-Đổi mới phương pháp dạy học đã qua nhiều năm, đó là phương pháp tối ưu “Phát huy tính tích cực, chủ đông, sáng tạo của học sinh”. Nhưng người giáo viên nói chung và giáo viên Mĩ thuật nói riêng, khi giảng dạy nếu không nghiên cứu, sáng tạo để phát huy phương pháp đó thì khó thành công.
*Cách thực hiện:
- Tiến trình dạy phân môn vẽ tranh có các hoạt động như sau:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung đề tài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Ví dụ: Bài 33- Vẽ tranh Bé và hoa (lớp1).
Hoạt động 1, khi giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh quan sát và đặt câu hỏi, trong tranh, ảnh có những hình ảnh gì?
+ Có mọi người bán hoa và các bạn đi chợ mua hoa.
?- Hình ảnh nào rõ nhất? ( mọi người các bạn và hoa)
- Giáo viên gợi ý: Hình ảnh chính là những hình ảnh ta thấy rõ nhất, thể hiện đề tài mà mình vẽ.
?- Các bạn và mọi người mặc quần áo có những màu gì?
?- Những bông hoa có màu gì?
?- Ta thấy màu sắc ở trong tranh như thế nào( giáo viên gợi ý)
Sang hoạt đông 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Giáo viên gợi ý, chọn hình ảnh để hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Ví dụ: Vẽ cảnh em bé thăm vườn hoa:
- Giáo viên minh họa trên bảng
- Trước tiên ta vẽ hình ảnh chính.
+ Em bé và vườn hoa.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, chim, bướm, …
+ Vẽ màu sắc em bé, màu sắc của hoa trước.
- Khi học sinh thực hành, giáo viên xóa hình minh họa trên bảng.
Tôi thấy ở hoạt động 1, hoạt động 2 được hướng dẫn rất kỷ, học sinh trả lời rất cụ thể nhưng khi vào thực hành (hoạt động 3) phần lớn các em không vẽ theo ý tưởng sáng tạo của mình, mà vẽ theo vở tập vẽ hoặc nhớ lại cách vẽ giáo viên thị phạm trên bảng.
Để giúp các em chủ động sáng tạo trong bài vẽ của mình, tôi đã nghiên cứu và tìm ra cách dạy, tạo được sự hứng thú cho học sinh, bài vẽ của cả lớp phong phú, thể hiện nét riêng của mổi cá nhân.
- Trước khi chuyển sang hoạt động 3, hướng dẫn học sinh thực hành, tôi sẽ đặt câu hỏi về ý tưởng của các em sẽ vẽ về hoạt động gì và gợi mở dưa theo ý tưởng của các em, để các em tư duy, tưởng tượng ra những hình ảnh, hoạt động liên quan đến bài vẽ (hình ảnh chính làm rõ ý tưởng và đề tài cần vẽ, hình ảnh phụ phù hợp và liên quan đến hình ảnh chính), những ý tưởng của các em tôi viết lên bảng, để khích lệ những học sinh khác, cùng tham gia phát biểu ý tưởng của mình.
Cụ thể: tôi viết nội dung đề tài lên bảng, rồi khoanh tròn và hỏi học sinh, ý tưởng của các em về những hoạt động mà mình định vẽ. Những ý kiên về ý tưởng đó, tôi ghi lên bảng để tạo không khí học tập cho cả lớp.
(Gợi ý học sinh: Em sẽ vẽ bé hoặc em đang làm gì ở vườn hoa,…? )
Học sinh hào hứng đua nhau phát biểu ý tưởng của minh.
+ Em cùng các bạn ra tưới hoa ở sân trường.
G.V: ? Em và các bạn mặc quần áo màu gì?
? Hoa ở sân trường có màu sắc như thế nào?
? Sân trường có nhứng cảnh vật gì? (tương tự như vậy, ta sẽ đặt câu hỏi gợi ý những bạn khác)
+ Em đang ngắm hoa
+ Em cùng bạn bắt sâu cho hoa.
+ Em cùng mẹ đi chợ mua hoa.
+ Chúng em trồng hoa.
Đang ngắm hoa … Bắt sâu cho hoa
Bé và hoa
Tưới hoa ở sân trường … Chúng em trồng hoa
- Trước khi vẽ, cho các em xem một số bài của học sinh lớp 1 năm trước, gợi ý cho các em thấy được sự phong phú của đề tài, làm cho các em hứng thú, muốn thể hiện ý tưởng của mình trên bài vẽ
Lứa tuổi lớp 1 thích khen ngợi, động viên, nên khi học sinh vẽ, giáo viên cần gợi ý dựa trên ý tưởng của các em, để tạo hào hứng khi vẽ tranh.
Đặc biệt trong quá trình thực hành, giáo viên cần khen ngợi kịp thời những bài sắp xếp các hình cân đối hoặc những bài có một số nét đáng khen và lấy những ưu điểm bài đó, làm hướng dẫn và điều chĩnh cách vẽ cho một số bài chưa được tốt(khi khen ngợi xong, trả lại bài, học sinh tiếp tục vẽ)
-Để các em tự tin vào sự sáng tạo của mình, khi nhận xét, đánh giá (hoạt động 4).Tôi nhận xét nhẹ nhàng, khuyến khích những bài vẽ có tính sáng tạo, cho dù bài đó chưa được khá, để tạo cho các em chủ động về sự sáng tạo của mình và cũng nhắc nhở những bài vẽ giống nhau, vẽ theo vở tập vẽ.
Vì lứa tuổi này rất sợ bài vẽ của mình bị giáo viên nhắc nhở, do vậy, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, người giáo viên khi nhận xét bài, ngoài những bài vẽ tốt, thì những bài vẽ chưa đạt nhưng đã thể hiện tính chủ động, biết sáng tạo, cũng cần phải khen ngợi, để các em tự tin hơn trong những bài vẽ sau.
Đó chính là cách nhận xét giúp học sinh tự tin trong khi vẽ và thích vẽ đúng ý tưởng của mình, làm cho những em thường hay vẽ theo, dần dần cũng muốn tự vẽ theo tư duy, sáng tạo của bản thân.
Tương tự như vậy những bài trong phân môn vẽ tranh, cụ thể ở khối 1, cách dạy này được áp dụng ở các lớp 1A,1B,1C,1D tôi thấy học sinh khi vẽ bài, hoàn toàn chủ động, tự tin vẽ theo suy nghĩ của mình.
Và cũng từ đó tạo thuận lợi cho tôi khi dạy môn Mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng,vì học sinh đã tự tin hơn, muốn thể hiện sự sáng tạo của mình, đa số các em không vẽ giống nhau. Đấy là món quà quý giá đối với giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi.
Với cách dạy trên, giúp trẻ có tính chủ động ngay từ ban đầu, không những đối với môn Mĩ thuật mà những môn khác cũng vậy, các em biết độc lập tìm tòi , dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên.
Cách dạy này không những áp dụng ở lớp 1, mà có thể áp dụng đối với lớp trên để phát huy được tính chủ động sáng tạo.
Thực tế cho thấy, với cách dạy trên, chỉ có một số ít là những học sinh nhận thức còn chậm, năng khiếu tư duy còn hạn chế nên các em vẽ cón lộn xộn, chưa thể hiện được tính sáng tạo.
Phương pháp : “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” được thể hiện qua cách dạy này, với phân môn vẽ tranh đề tài lớp 1, tôi nhận thấy phần nào đó đã giúp học sinh yêu thích môn Mĩ thuật, hạn chế cảm giác lo sợ vì vẽ không đẹp. Các em biết bảo vệ ý thức chủ quan của mình, giúp mổi cá nhân biết tìm tòi, sáng tạo để vươn tới cái đẹp, đó là một cách giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
IV. Kết quả:
1- Những mặt đạt được:
Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng, so sánh kết quả thu được như sau:
Kết quả khi chưa áp dụng cách dạy này.
Lớp
Số họcsinh
Hoàn thành tốt
(a+)
Hoàn thành
(a)
Chưa Hoàn thành
(B)
1a
30
5 HS =16,7%
24 HS = 80%
1 HS =3,3%
1b
28
4 HS =14,3%
23 HS = 82,1%
1 HS =3,6%
1c
28
3 HS =10,7%
23 HS = 82,1%
2 HS =7,2%
1d
29
5 HS =17,2%
23 HS =79,3%
1 HS =3,5%
-Kết quả sau khi áp dụng cách dạy này.
Lớp
Số họcsinh
Hoàn thành tốt
(a+)
Hoàn thành
(a)
Chưa Hoàn thành
(B)
1a
30
9 HS = 30%
21 HS = 70%
0%
1b
28
8 HS = 28,6%
20 HS = 71,4%
0%
1c
28
9 HS = 32,1%
19 HS = 67,9%
0%
1d
29
8 HS = 27,6%
21 HS = 72,4%
0%
Từ những qua kết quả thu được, ta thấy bài làm của những học sinh chưa hoàn thành không còn nữa. Trong thực tế tôi thấy học sinh hăng say học vẽ, đã tạo được không khí tiết học sôi nổi, thoải mái, nhẹ nhàng.
- Học sinh tự tin khi vẽ tranh đề tài.
- Học sinh chủ động đưa ra những ý tưởng riêng, hợp với nội dung đề tài, mang tính bất ngờ, đẹp mắt.
- Kích thích sự tư duy, sáng tạo cho học sinh.
2- Những mặt còn hạn chế
Cách dạy này, nếu người giáo viên hướng dẫn không rõ, làm các em khó hiểu vể nội dung, ý nghĩa đề tài, thì sẽ có một số học sinh vẽ sai nội dung, hoặc rời rạc, không cô đọng.
Nhưng tôi tin rằng với cách dạy trên, sẽ giúp các em ban đầu biết chủ động tìm tòi, sáng tạo làm nền tảng học tiếp các lớp trên.
C- Kết luận-đề xuất:
I. Kết luận:
Trên cơ sở từ thực tiển giảng dạy Mĩ thuật trong trường Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh về phân môn vẽ tranh, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em ban đầu phải làm quen với một phân môn, mà trong đó phải kết hợp đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt,…từ những phân môn khác, nên tôi đã nghiên cứu, áp dụng đề tài này: “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”, nhằm hướng các em có một cách học chủ động, sáng tạo, bộc lộ cách vẽ ngộ nghĩnh, hôn nhiên như chính cuộc sống của các em vào trong bài vẽ tranh đề tài. Bản thân giáo viên chỉ là người hướng dẫn và giúp đỡ dựa vào sự sáng tạo của các em. Đó không những là phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh mà những phân môn khác cũng vậy.
Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học, cụ thể là lứa tuổi lớp 1, tôi vận dụng kiến thức của bản thân và thực tiển giảng dạy, cố gắng giúp trẻ có một sân chơi bổ ích, lí thú qua môn Mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng. Việc đó góp phần làm cho học sinh khám phá được cái đẹp ở môn Mĩ Thuật và biết trân trọng cuộc sống xung quanh.
II. Đề xuất:
- Mổi năm học, nên tổ chức chuyên đề về môn Mĩ thuật cho giáo viên toàn tỉnh tại một địa điểm và chuyên đề liên trương trong huyện, để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, cùng rút kinh nghiệm, tìm phương pháp tốt nhất, nhăm góp phần đưa nền Giáo dục ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là cách dạy của riêng bản thân, tôi mong các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu về Mĩ thuật góp ý để tôi điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với học sinh lớp 1 nói riêng và Tiểu học nói chung ngày càng tốt hơn, giúp các em hoàn thiện nhân cách, trở thành những người có ích cho xã hội.
Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- SKKN(2).doc