I. Thuỷ hải sản:
1. Thuận lợi:
- Vùng biển nước ta khá rộng lớn, kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, thuộc pham vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng với hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ . có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng .Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết .
- Vùng biển nước ta được xem là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới.
Là điều kiện thuận lợi để phát triển việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển tổng hợp kinh tế biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIẾN
I. Thuỷ hải sản:
1. Thuận lợi:
- Vùng biển nước ta khá rộng lớn, kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, thuộc pham vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng với hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ. có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng.Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết.
- Vùng biển nước ta được xem là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới.
à Là điều kiện thuận lợi để phát triển việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản.
- Những khu vực có tiềm năng phát triển việc khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản:
+ Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nơi đây được mệnh danh là “miền sông nước”. Mọi người cũng có một câu nói thể hiện sự giàu có về tôm cá của vùng là “Cù lao ông Chường có nhiều tôm cá”.
+ Những đảo lớn có dân cư tương đối như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá.
2. Tình hình phát triển:
- Từ sau những năm 1950, nhờ được sự quan tâm đúng mức, nghề cá – ngành thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế kĩ thuật có vai trò quan trọng, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Từ 1954 đến 1960, kinh tế thuỷ sản được chăm lo phát triển mạnh. Các tập đoàn đánh cá với đoàn cá Hạ Long, Việt Đức, Việt Trung được hình thành, đặc biệt là phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong giai đoạn này.
- Ngày nay, nghề nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoà với các ngành kinh tế khác.
- Đối với vùng biển nước ta, tổng trữ lượng hải sản khoảng bốn triệu tấn, trong đó 95.5% là cá biển, cho phép khai thác khoảng 1.9 triệu tấn hằng năm. Tuy nhiên, vùng biển gần bờ chỉ có khả năng khai thác khoảng 500 nghìn tấn/năm, còn lại là của vùng biển xa bờ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng đều đặn theo từng năm suốt từ 1981 tới nay, từ 230 nghìn ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986, đến nay đã đạt hơn 1 triệu ha.
- Bên cạnh sự phát triển trên, hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta còn nhiều bất hợp lý, tiêu biểu là: trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp hai lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.
3. Xu hướng phát triển:
- Xét trên bình diện chung của cả nước, sự phát triển của ngành thuỷ sản đã mang lại nhiều lợi ích rất đáng khích lệ trên nhiều phương diện. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tính đến hết tháng 3/2008, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 977 nghìn tấn, đạt 22% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó, sản lượng khai thác tăng 1,1%, đạt 561 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 416 nghìn tấn, tăng 26,1%. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng thu nhập quốc nội hằng năm đều tăng lên, từ 1,7% năm 1985 lên khoảng 4% năm 2004.
à Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá.
4. Tình hình chế biến và xuất khẩu hải sản:
- Ngày nay, ngoài việc buôn bán hải sản tươi sống thì chế biến hải sản cũng phổ biến đa dạng không kém. Các sản phẩm hải sản được chế biến theo nhiều hình thức, đóng gói trong bao bì sạch đẹp đã phần nào đáp ứng đuợc nhu cầu của người tiêu dùng.
- Xuất khẩu:
+ Các mặt hàng hải sản thường xuất khẩu của nước ta là cá tra, cá ba sa, tôm...Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (XK) có sự chuyển biến tích cực, tôm vẫn là sản phẩm XK chủ lực nhưng tỷ trọng đã giảm, chiếm: 39,4%; cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh: 26,2% (sản lượng ước đạt 372 nghìn tấn với giá trị đạt gần một tỷ USD). Trong đó XK sang thị trường EU là chủ yếu, chiếm tới 49,1%; các nước ASEAN 8,3%; Nga 7,3%... Việc kiểm tra chất lượng được đặt ra nghiêm ngặt trong lĩnh vực chế biến và đã bước đầu mở rộng ra các vùng SX nguyên liệu. Ðến nay, cả nước đã có 500 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 275 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn XK vào thị trường EU.
+ Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng, phát triển các thị trường mới sang Nga, Ukraine, Nam Mỹ, Ðông Âu, Nam Âu, châu Phi...
5. Khó khăn:
- Điều kiện tự nhiên: tuy có diện tích rộng lớn nhưng việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ở nước ta vẫn không tránh khỏi những khó khăn do thiên nhiên đem lại (như bão, áp thấp nhiệt đới...) ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu thuỷ sản.
- Khai thác bừa bãi: tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh miền tây. Người dân ở đây thường khai thác khá bằng vợt điện, dàn cào điện...cộng với việc sử dụng thuốc diệt sâu rầy trong công tác nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng cá, tôm...sống trong ao hồ, kênh rạch....
- Rào cản về thương mại trong các vụ kiện về bán phá giá cá da trơn và tôm khi vào thị trường Mỹ, tạo ra thách thức lớn cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
- Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp quá cao. Ngoài chi phí về vận tải, container, cảng biển, hải quan còn chi phí kiểm tra chất lượng của sản phẩm thuỷ sản trước khi xuất khẩu. Hiện nay chi phí này cao xấp xỉ chi phí vận chuyển container đến thị trường Trung Mỹ hoặc châu Âu (khoảng 1.000 USD/container). Việt Nam hiện đang lập kỷ lục thế giới về chi phí này à giá thành sản phẩm sẽ cao hơn.
- Nguồn lao động cũng là một trong những khó khăn mà ngành thuỷ sản phải đương đầu. Lao động trong ngành thuỷ sản rất thiếu, kể cả lao động giản đơn lẫn lao động kỹ thuật và gần như không có một cơ sở nào đào tạo công nhân. Các doanh nghiệp chủ yếu tự đào tạo công nhân theo cách đứng vào dây chuyền rồi nhìn người khác làm.
- Nuôi trồng hải sản: thường gặp khó khăn bởi các dịch bệnh hải sản à thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tôm cá chết hàng loạt, gây tổn hại về kinh tế, không đảm bảo nguồn cung cấp hải sản phục vụ cho việc chế biến, xuất khẩu.
6. Biện pháp khắc phục:
- Đánh bắt có chọn lọc, chỉ đánh bắt những thuỷ sản đủ to lớn, không đánh bắt những loài còn bé chưa phát triển à nhằm ổn định sự phát triển, bảo đảm nguồn cung cấp lâu dài.
- Thực hiện việc nuôi trồng hải sản an toàn (như bảo đảm nguồn nước môi trường sống cho hải sản, đảm bảo về độ an toàn của thực phẩm), hạn chế mức thấp nhất khả năng xảy ra dịch bệnh.
- Đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm. Làm phong phú mẫu mã, bao bì nhằm thu hút người tiêu dùng.
II. Du lịch biển:
1. Thuận lợi:
Việt Nam là đất nước tuy nhỏ nhưng lại có đường bờ biển rất dài, khoảng 3200 km. Suốt chiều dài ấy, 120 bãi cát rộng, dài với phong cảnh đẹp, thanh bình là sự hấp dẫn du khách đến tắm biển. Theo đánh giá chung của nhiều tổ chức trên thế giới, biển Việt Nam thuộc vào loại hàng đầu thế giới. Bãi biển Đà Nẵng vinh dự được tạp chí Forbes của Mỹ bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Các bãi biển hiện nay có nhiều khu nghỉ dưỡng, sẵn sàng phục vụ du khách một cách tối đa.
Các đảo ven bờ cũng có phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Các đảo chủ yếu là khu vực Nha Trang, đảo Phú Quốc,
Ngoài bãi tắm đẹp, biển Việt Nam nhiều vùng còn có dịch vụ câu cá, câu mực, rất hấp dẫn du khách bởi tính độc đáo và mới lạ.
2. Khó khăn:
Tuy có nhiều thuận lợi nhưng du lịch biển Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn. Có 4 nguyên nhân chính khiến kinh tế du lịch biển của Việt Nam chưa được khai thác triệt để gồm:
- Mâu thuẫn lợi ích với lĩnh vực khác khiến môi trường bị ô nhiễm (Tất cả các bãi biển của VN đều bị ô nhiễm ở mức báo động. Một ví dụ điển hình là vụ tràn dầu vào năm 2007, đã làm cho toàn bộ bãi biển nước ta trở nên bị ô nhiễm nặng.)
- Thứ đến là việc Việt Nam không theo kịp đầu tư về hạ tầng cao cấp đáp ứng nhu cầu du khách (nhà ga quá bé, năng lực cảng biển yếu, ít sân bay quốc tế và khách sạn cao cấp...)
- Tổ chức du lịch biển thiếu tính đặc thù, gây nhàm chán cho khách (bãi tắm, kiến trúc nhà nghỉ, món ăn gần như nhau ở các vùng)
- Cuối cùng là vấn đề duy trì chính sách thị thực cứng nhắc khiến du khách ngại đến VN.
3. Tình hình phát triển:
Hoạt động du lịch biển đảo ở nước ta có thời kì hoàng kim vào giai đoạn những năm 1999-2002. Lúc ấy, thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong sạch là yếu tố quan trọng khiến những bãi biển nước ta thu hút nhiều du khách. Có nhiều năm, Việt Nam đón hơn 200.000 du khách bằng đường tàu biển quốc tế.
Rồi thời kì hoàng kim ấy qua đi, du lịch biển nước ta không có được một sự đột phá nào vì nước ta không có những chính sách đúng đắn cho loại hình du lịch này.
Tổng cục Du lịch vừa cho biết, sau nhiều năm vắng bóng thì gần đây khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng tàu biển có xu hướng sôi động trở lại. Tổng lượt khách du lịch quốc tế bằng tàu biển 10 tháng của năm 2007 lên 188.712 lượt, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2006. Trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ hợp tác với Singapore để cùng phát triển loại hình du lịch biển đảo. Ta đặt mục tiêu phát triển mạnh ngành du lịch biển để đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp khoảng 53-55% GDP của cả nước, trong đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 có mức đóng góp khoảng 14-15% GDP của kinh tế biển quốc gia.
4. Xu hướng phát triển:
Tuy phát triển mạnh như vậy nhưng còn nhiều khó khăn mà du lịch biển nước ta vướng phải. Hiện tại, xu hướng của ngành du lịch biển Việt Nam là giải quyết khó khăn, phát triển ngành mạnh mẽ hơn với nhiều nét mới lạ, thu hút du khách. Khó khăn cấp bách hiện tại là phải xử lí tình trạng ô nhiễm ở vùng biển. Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền giữ gìn vệ sinh nơi bãi tắm, bờ biển
Việt Nam đang thực hiện kế hoạch phát triển ngành du lịch biển thêm nhiều mảng mới. Các hoạt động câu cá, câu mực ở các vùng đảo đang được đẩy mạnh để thu hút thêm khách du lịch bởi tính mới lạ. Du lịch lặn ở Nha Trang, Đà Nẵng giúp du khách thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt vời dưới đáy đại dương. Các hoạt động thể thao bãi biển như bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, cũng được nhà nước khuyến khích nhằm thu hút thêm khách đến biển.
5. Biện pháp giải quyết khó khăn:
- Chủ động giải quyết tình trạng ô nhiễm, kêu gọi du khách có ý thức giữ vệ sinh, ngăn chặn nạn tràn dầu, hạn chế xây dựng nhà máy công nghiệp gần khu vực biển.
- Xây dựng thêm nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp để đáp ứng nhu cầu của khách, nâng cấp sân bay, nhà ga, cảng biển để tiện cho du khách đến.
- Thay đổi phong cách du lịch, tạo nét mới để du khách cảm thấy thú vị (tổ chức thêm nhiều hoạt động du lịch thú vị bên cạnh tắm biển như câu cá, câu mực, du lịch lặn, tham quan làng nghề cá,
- Thay đổi chính sách thị thực, mềm mỏng và thoải mái hơn.
III. Khoáng sản biển:
Tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trải dài suốt 1 triệu km2 diện tích biển có rất nhiều loại khoáng sản quý giá và có giá trị cao như các mỏ dầu khí, mỏ muối, mỏ titan, cát thuỷ tinh, nhiều bể trầm tích, các mỏ sa khoáng
Vì vậy, vai trò và lợi ích của quốc gia thu được từ nguồn tài nguyên khoáng sản biển là vô cùng lớn nên ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển Việt Nam đã và đang được khuyến khích đẩy mạnh kĩ thuật công nghệ cũng như trình độ nhân công để có thể thu được nhiều hơn nữa những lợi ích từ nguồn khoáng sản thiên nhiên vô giá này.
Thuận lợi :
Những thuận lợi cho sự phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển Việt Nam :
biển Việt Nam rộng lớn cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng ( diện tích biển 1 triệu km2 , bờ biển có chiều dài trên 3.260 km)
nguồn nhân công dồi dào trong nước, ở một số ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển ở nước ta đã có truyền thống từ lâu đời như nghề làm muối
Các ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển Việt Nam quan trọng :
Ngành dầu khí :
Tình hình phát triển :
Tháng 8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam => tạo sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài (Tổng vốn đầu tư nước ngoài luỹ kế đến hết năm 2007 đạt 12,5 tỷ USD )
Nhiều mỏ dầu khí đã được phát hiện và khai thác như mỏ Bạch Hổ, Cụm mỏ Sư Tử, mỏ Rồng, mỏ Đại Hùng, mỏ Hồng Ngọc, mỏ Rạng Đông, mỏ khí Lan Tây- Lan Đỏ.
Đến nay, tổng sản lượng khai thác đạt 222 triệu tấn dầu thô và 39,5 tỷ m3 khí.
Năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra (doanh thu đạt 240.740 tỉ đồng, bằng 18,4% tổng giá trị GDP cả nước, tăng 22% so với năm 2006 )
Trong 20 năm qua, từ chính sách đổi mới, phát huy nội lực, hợp tác kêu gọi đầu tư nước ngoài đã là động lực lớn thúc đẩy phát triển mạnh ngành dầu khí Việt Nam
Xu hướng phát triển :
Trong thời gian tới, nhiều mỏ sẽ tiếp tục phát triển và đưa vào khai thác như mỏ Cá Ngừ Vàng, Kim Long- Ác quỷ, Hải Thạch
thực hiện dự án Dự án lọc dầu Dung Quất với tổng mức đầu tư khoảng 3,3 tỷ USD, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2009 ; Dự án Tổ hợp hoá dầu Miền Nam đang trong giai đoạn đàm phán, quy mổ đầu tư khoảng 4 tỷ USD; Dự án Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn có công suất dự kiến 8 triệu tấn/năm đang trong giai đoạn chọn đối tác tham gia; Dự án Nhà máy lọc dầu Long Sơn, công suất 10 triệu tấn/năm đang được xúc tiến triển khai với Ve-ne-zu-e-la.
Khó khăn :
dầu khí chỉ được phát hiện ở các dải ven biển, còn ở vùng nước sâu, xa bờ chưa có điều kiện điều tra => chưa chủ động khai thác được nguồn lợi lớn từ dầu khí.
hằng năm xuất khẩu trên 20 triệu tấn dầu thô và nhập về hàng triệu tấn xăng dầu với giá chênh lệch lớn => chưa đủ trình độ kĩ thuật về nhân công và tài chính, điều kiện chế biến.
Biện pháp giải quyết :
Nâng cao trình độ kĩ thuật về máy móc và nhân công.
tạo thêm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngành khai thác mỏ sa khoáng :
Tình hình phát triển :
Hiện tốc độ khai thác các mỏ sa khoáng ven biển rất cao, chủ yếu là tuyển Titan và Ziacon sạch. Quặng titan ở Việt Nam có hai loại: quặng gốc và quặng sa khoáng
Quặng titan sa khoảng phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam, còn sa khoáng nội địa có quy mô không đáng kể. Sa khoáng ven bờ biển Việt Nam được phân bố trải dài suốt dọc bờ biển, từ Bắc tới Nam. Các điểm và mỏ quặng gốc titan thường tập trung trong nội địa và phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên
tình hình khai thác sa khoáng titan ở nước ta trở nên rất sôi động và khó kiểm soát.
Xu hướng phát triển :
hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ khai tuyển, nâng cao chất lượng ilmenit, ziricon... từng bước xây dựng các cơ sở chế biến ilmenit và các khoáng sản cộng sinh thành các sản phẩm có giá trị cao như rutil nhân tạo, xỉ titan, ziricon sạch, bột màu TiO2, hạn chế bán các sản phẩm thô không chế biến
Khó khăn :
Tình trạng khai thác không phép ở một số địa phương (như ở Thanh Hóa, Quảng Bình...) đã làm ảnh hưởng tới môi trường và gây tổn thất tài nguyên quốc gia.
kim loại titan có những đặc tính rất tốt, sử dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, đồng thời là kim loại thuộc loại hiếm trên thế giới, nên nhiều nước có nền công nghiệp phát triển lại hạn chế khai thác trong nước mà chủ yếu nhập khẩu tinh quặng thô về để chế biến, và các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh nhau khai thác và buôn bán loại nguyên liệu này. Việc đó đã làm thất thu lớn cho nền kinh tế nước ta
- Biện pháp giải quyết :
cần phải xây dựng một chiến lược phát triển hợp lý ngành khai thác và chế biến quặng titan, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý hiếm này
Ngành làm muối :
- Tình hình phát triển :
Nước ta có nghề làm muối từ lâu đời.
Trong suốt 50 năm tồn tại và phát triển, ngành muối đã từ chỗ nhập khẩu đến tự sản xuất thoả mãn nhu cầu muối ăn trong nước, giải quyết được muối Iốt cho miền núi và toàn dân, từng bước cung cấp muối nguyên liệu cho công nghiệp.
Hiện nay, Tổng công ty Muối có 13 đơn vị thành viên, trong đó có 10 Công ty hạch toán độc lập, 3 đơn vị phụ thuộc, 1 Công ty cổ phần, có 25 Nhà máy và cơ sở sản xuất muối Iốt, 4 Nhà máy sản xuất muối tinh Iốt chất lượng cao theo công nghệ PHABA, một đồng muối lớn nhất và hiện đại nhất nước ta đang được xây dựng. Tổng công ty quản lý 14 vùng kho DTQG về muối.
2007, diện tích sản xuất muối toàn quốc đạt 12.261 ha, tnăng 4,2% so với năm 2006, với sản lượng ước đạt 880.000 tấn.
- Xu hướng phát triển :.
Quy hoạch phát triển ngành muối giai đoạn 2010 - 2020 :mở rộng và nâng cao năng suất các đồng muối công nghiệp, giảm diện tích vùng muối sản xuất thủ công
- Khó khăn :
chưa có đủ các yếu tố để phát triển ổn định, bền vững bởi diện tích quy hoạch các vùng sảnh sản xuất muối liên tục bị phá vỡ, đời sống của diêm dân nhiều vùng bấp bênh, một số địa phương cũng không mặn mà với nghề muối...
sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, sản xuất muối sẽ gặp nhiều áp lực cạnh tranh, đặc biệt là về chất lượng và giá cả.
Biện pháp giải quyết :
tập trung đầu tư tại những địa phương đó có quy hoạch, đặc biệt là các đồng muối công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng muối thông qua áp dụng khoa học
tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật và tăng thêm tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước cho người dân thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo, xúc tiến thương mại
Ngành khai thác cát thuỷ tinh :
- Tình hình phát triển :
Khai thác cát phục vụ ng ành c ông nghi ệp ch ế bi ến thu ỷ tinh, pha l ê c ó gi á tr ị
được khai thác chủ yếu riêng lẻ ở các hộ gia đình ven biển.
khu công nghiệp Trằm Thiềm khai thác cát và sản xuất thủy tinh dân dụng cao cấp vừa được chính thức hoạt động vào năm 2008.
- Khó khăn :
hiện tượng khai thác cát trái phép
chưa nhận được sự đầu tư thích đáng vào nguồn tài nguyên này
Biện pháp giải quyết :
vận động, giáo dục các chủ hộ cho thuê mặt bằng làm bến bãi chấm dứt việc cho thuê, đồng thời tiến hành kiểm tra, lập biên bản cảnh cáo và đình chỉ hoạt động các bến bãi kinh doanh cát không có giấy phép.
tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho sự đầu tư vào ngành khai thác này.
IV. Giao thông vận tải biển:
Tình hình phát triển : khối lượng hàng hóa của càng SG 55 tr tấn, tăng 10 – 12%, công suất cả nước 12tr tấn.
Thuận lợi :
Nằm ở trung tâm Châu Á, thuận lợi vận chuyển, đổi mới mô hình hiện đại, nâng cấp cảng và có dự án xây dựng nhiều cảng mới.
Đường bờ biển dài từ Đà Nẵng – Ninh Thuận có nhiều vũng làm được nhiều cảng
Khó khăn :
Đội tàu quy mô nhỏ, tàu kích cỡ nhỏ
Thiết bị, cảng biển còn lạc hậu, năng suất thấp
Thiếu hệ thống an toàn hàng hải, thiếu vốn do sử dụng vốn không hiệu quả
Lao động có kĩ thuật ít
Biện pháp :
Tăng bảo vệ môi trường
Phát triển các loại tàu chở
Hiện đại hóa các loại tàu khác
File đính kèm:
- Phat trien tong hop kinh te bien.doc