Phiếu học tập Tiết 3 - Vật lý 11 CB - THPT Hoành Bồ

PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 3

Phiếu học tập 1 (PC1)

- Điện trường là gì?

- Làm thế nào để nhận biết được điện trường?

Phiếu học tập 2 (PC2)

- Cường độ điện trường là gì?

- Nêu đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn).

Phiếu học tập 3 (PC3)

- Vận dụng đặc điểm lực tương tác giữa các điện tích điểm xác định phương chiều và độ lớn của cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm?

- Xác định hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích Q trong các trường hợp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu học tập Tiết 3 - Vật lý 11 CB - THPT Hoành Bồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 3 Phiếu học tập 1 (PC1) - Điện trường là gì? - Làm thế nào để nhận biết được điện trường? Phiếu học tập 2 (PC2) - Cường độ điện trường là gì? - Nêu đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn). Phiếu học tập 3 (PC3) - Vận dụng đặc điểm lực tương tác giữa các điện tích điểm xác định phương chiều và độ lớn của cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm? - Xác địnQ M Q M a) b) h hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích Q trong các trường hợp: Phiếu học tập 4 (PC4) - Phát biểu nội dung nguyên lý chồng chất điện trường. Phiếu học tập 5 (PC5) - Đường sức là gì? - Nêu các đặc điểm của đường sức Phiếu học tập 6 (PC6): - Điện trường đều là gì? - Nêu đặc điểm đường sức của điện trường đều. Phiếu học tập 7 (PC7): 1. Điện trường là A. môi trường không khí quanh điện tích. B. môi trường chứa các điện tích. C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. D. môi trường dẫn điện. 2. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ. B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng. C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó. 3. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. 4. Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó. B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó. C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử. D. phụ thuộc nhiệt dộ của môi trường. 5. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là: A. V/m2. B. V.m. C. V/m. D. V.m2. 6. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó. C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường. 7. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần. B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương. C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm. D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn. 8. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương A. vuông góc với đường trung trực của AB. B. trùng với đường trung trực của AB. C. trùng với đường nối của AB. D. tạo với đường nối AB góc 450. 9. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. 10. Đường sức điện cho biết A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy. B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy. C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy. D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy. 11. Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là: A. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau. B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín. C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. D. Các đường sức là các đường có hướng. 12. Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó A. có hướng như nhau tại mọi điểm. B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm. C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm. D. có độ lớn giảm dần theo thời gian. Phiếu học tập 8 (PC8): 13. Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là A. 1000 V/m, từ trái sang phải. B. 1000 V/m, từ phải sang trái. C. 1V/m, từ trái sang phải. D. 1 V/m, từ phải sang trái. 14. Một điện tính -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là A. 9000 V/m, hướng về phía nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó. C. 9.109 V/m, hướng vầ phía nó. D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó. 15. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải. B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái. C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái. D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải. 16. Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương. B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm. C. bằng 0. D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích. 17. Cho 2 điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì A. không có vị trí nào có cường độ điện trường bằng 0. B. vị trí có điện trường bằng 0 nằm tại trung điểm của đoạn nối 2 điện tích. C. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích dương. D. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích âm. 18. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là A. 1000 V/m. B. 7000 V/m. C. 5000 V/m. D. 6000 V/m.

File đính kèm:

  • docPhieu HT tiet 3 11 co ban.doc
Giáo án liên quan