Phiếu học tập Tiết 6 - Vật lý 11 CB - THPT Hoành Bồ

Phiếu học tập 1 (PC1)

- Nêu cấu tạo tụ điện.

- Nêu cấu tạo tụ phẳng.

Phiếu học tập 2 (PC2)

- Làm cách nào để nhiễm điện cho tụ?

Phiếu học tập 3 (PC3)

- Điện dung của tụ là gì?

- Biểu thức và đơn vị của điện dung?

- Fara là gì?

Phiếu học tập 4 (PC4)

- Nhận dạng các tụ trong số các linh kiện.

Phiếu học tập 5 (PC5)

- Nêu biểu thức xác định năng lượng điện trường trong lòng tụ điện. Giải thích ý nghĩa các đại lượng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu học tập Tiết 6 - Vật lý 11 CB - THPT Hoành Bồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo tụ điện. - Nêu cấu tạo tụ phẳng. Phiếu học tập 2 (PC2) - Làm cách nào để nhiễm điện cho tụ? Phiếu học tập 3 (PC3) - Điện dung của tụ là gì? - Biểu thức và đơn vị của điện dung? - Fara là gì? Phiếu học tập 4 (PC4) - Nhận dạng các tụ trong số các linh kiện. Phiếu học tập 5 (PC5) - Nêu biểu thức xác định năng lượng điện trường trong lòng tụ điện. Giải thích ý nghĩa các đại lượng. Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Tụ điện là A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi. D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa. 2. Để tích điện cho tụ điện, ta phải A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau. C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện. 3. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích diện của tụ. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. 4. 1nF = A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F. 5. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi. 6. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do A. thay đổi điện môi trong lòng tụ. B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ. C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ. D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ. 7. Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là: A. W = Q2/2C. B. W = QU/2. C. W = CU2/2. D. W = C2/2Q. 8. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện? A. Giữa hai bản kim loại sứ; B. Giữa hai bản kim loại không khí; C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi; D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết. Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 9. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C. 10. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF. 11. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng A. 50 μC. B. 1 μC. C. 5 μC. D. 0,8 μC. 12. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt io hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V. 13 Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là A. 0,25 mJ. B. 500 J. C. 50 mJ. D. 50 μJ. 14. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m.

File đính kèm:

  • docPhieu HT tiet 6 11 co ban.doc