Phiếu học tập 1 (PC1)
- Cường độ dòng điện là gì?
- Biểu thức của cường độ dòng điện?
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Thế nào là dòng điện không đổi?
- Đơn vị cường độ dòng điện là gì?
- Người ta định nghĩa đơn vị của điện lượng thế nào?
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Điều kiện để có dòng điện là gì?
- Nguồn điện có chức năng gì?
- Nêu cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động chung của nguồn điện.
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Thế nào là công của nguồn điện?
- Suất điện động của nguồn điện là gì?
- Biểu thức và đơn vị?
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu học tập Tiết 7 - Vật lý 11 CB - THPT Hoành Bồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Cường độ dòng điện là gì?
- Biểu thức của cường độ dòng điện?
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Thế nào là dòng điện không đổi?
- Đơn vị cường độ dòng điện là gì?
- Người ta định nghĩa đơn vị của điện lượng thế nào?
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Điều kiện để có dòng điện là gì?
- Nguồn điện có chức năng gì?
- Nêu cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động chung của nguồn điện.
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Thế nào là công của nguồn điện?
- Suất điện động của nguồn điện là gì?
- Biểu thức và đơn vị?
Phiếu học tập 5 (PC5)
- Pin điện hóa có cấu tạo như thế nào?
- Nêu cấu tạo và hoạt động của pin vôn – ta?
Phiếu học tập 6 (PC6):
- Nêu cấu tạo và hoạt động của acquy chì.
Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
2. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương. B. các electron. C. các ion âm. D. các nguyên tử.
3. Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:
A. Đơn vị của cường độ dòng điện là A.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều.
D. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
4. Điều kiện để có dòng điện là
A. có hiệu điện thế. B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế và điện tích tự do. D. có nguồn điện.
5. Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.
B. sinh ra electron ở cực âm.
C. sinh ra ion dương ở cực dương.
D. làm biến mất electron ở cực dương.
6. Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là:
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược chiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển.
C. Đơn vị của suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.
7. Cấu tạo pin điện hóa là
A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.
D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi.
8. Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa?
A. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối;
B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất;
C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi;
D. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa.
9. Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau về acquy chì là:
A. Ác quy chì có một cực làm bằng chì vào một cực là chì đioxit.
B. Hai cực của acquy chì được ngâm trong dung dịc axit sunfuric loãng.
C. Khi nạp điện cho acquy, dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.
D. Ác quy là nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần.
10. Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C. Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là
A. 5 C. B.10 C. C. 50 C. D. 25 C.
11. Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là
A. 12 A. B. 1/12 A. C. 0,2 A. D.48A.
12. Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là
A. 4 C. B. 8 C. C. 4,5 C. D. 6 C.
13. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là
A. 6.1020 electron. B. 6.1019 electron.
C. 6.1018 electron. D. 6.1017 electron.
14. Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
A. 20 J. A. 0,05 J. B. 2000 J. D. 2 J.
15. Một tụ điện có điện dung 6 μF được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10-4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là
A. 1,8 A. B. 180 mA. C. 600 mA. D. 1/2 A.
File đính kèm:
- Phieu HT tiet 7 11 co ban.doc