Phiếu mô tả hồ sơ dạy học của giáo viên

 1.Tên hồ sơ: Cuộc thi dạy dọc theo chủ đề tích hợp dành cho Giáo viên trung học(nhóm Hóa+Đia)

2. Mục tiêu bài học

Kiến thức :

- Học sinh hiểu được cơ bản tình hình phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo trình tự: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ các trung tâm kinh tế

- Nắm được một số vấn đề trọng tâm của bài

Kĩ năng:

 - Nắm được phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lý kết hợp kênh hình kênh chữ phân tích câu hỏi theo gợi ý của bài.

 - Nắm được cách đọc bản đồ, lược đồ biểu bảng

 - Biết cách quan sát tranh ảnh .để đưa ra kiến thức cần tìm

 c. Thái độ:

 - Yêu thích, ham học môn học Địa lý

 - Vận dụng những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh các em và giải thích được hiện tượng sự vật đó

3. Đối tượng dạy học của bài học

 Đối tượng: Học sinh

 Khối 9

 Lớp 9A, 9B

 Số lượng: 73

 

docx4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu mô tả hồ sơ dạy học của giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học của Giáo viên 1.Tên hồ sơ: Cuộc thi dạy dọc theo chủ đề tích hợp dành cho Giáo viên trung học(nhóm Hóa+Đia) 2. Mục tiêu bài học Kiến thức : - Học sinh hiểu được cơ bản tình hình phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo trình tự: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ các trung tâm kinh tế - Nắm được một số vấn đề trọng tâm của bài Kĩ năng: - Nắm được phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lý kết hợp kênh hình kênh chữ phân tích câu hỏi theo gợi ý của bài. - Nắm được cách đọc bản đồ, lược đồ biểu bảng - Biết cách quan sát tranh ảnh .để đưa ra kiến thức cần tìm c. Thái độ: - Yêu thích, ham học môn học Địa lý - Vận dụng những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh các em và giải thích được hiện tượng sự vật đó 3. Đối tượng dạy học của bài học Đối tượng: Học sinh Khối 9 Lớp 9A, 9B Số lượng: 73 4. Ý nghĩa của bài học - Bài học có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc giúp Giáo Viên và học sinh biết vận dụng nội dung kiến thức của bài học để vận dụng những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh các em và giải thích được hiện tượng sự vật đó Đặc biệt Học sinh có thể giải thích hiện tượng thời tiết khí hậu ở đia phương các em. Đa số gia đình các em làm nông nghiệp nên học sinh có thể liên hệ thực tế vào bài học làm cho nội dung bài học đơn giản mà sâu sắc, học sinh dễ hiểu hơn. Việc truyền đạt kiến thức của Giáo Viên dễ dàng hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Thiết bị dạy học,đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong bài: Sử dụng máy chiếu Hình ảnh cần thiêt( có trong bài giảng power point) Phiếu học tập - Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học: Học sinh quan sát tốt hình ảnh tĩnh và động Học sinh quan sát trực tiếp bài tập và làm bài tập củng cố trên máy chiếu 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học B1. Ổn định tổ chức B2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu ý nghĩa vị trí địa lý cua vùng TDMN Bắc bộ? HS2: Hãy cho biết sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên, thiên nhiên giữa hai tiểu vùng TB và ĐB của vùng TDMN Bắc bộ? B3.Bài mới Hoạt động của GV+HS Nội dung bài học GV: Chiếu lược đồ yêu cầu HS quan sát: -Cho biết đặc điểm công nghiệp của vùng TDMNBB? -Xác định trên H18.1 các nhà máy thủy điện, nhiệt điên, các trung tâm công nghiệp của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ GV: chiếu hình ảnh một số nhà máy nhiệt điện, thủy điện -Hãy nêu ý nghĩa của nhà máy thủy điên Hòa Bình? - Dựa vào thông tin SGK và H18.1 Hãy cho biết sự khác nhau trong phát triển công nghiệp giữa hai tiểu vùng Tây Băc và Đông Bắc của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ? HS: quan sát H18.1 trả lời. GV:Phát phiếu học tập 20.1 Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Dông Bắc? còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc? HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ xung ý kiến. GV:Chuẩn xác kiến thức. Ngoài các ngành công nghiệp kể trên vùng còn phát triển ngành công nghiệp nào? Chuyển ý sang(2) N/c tt SGK em hãy cho biết cây lương thực chính của vùng? Cho biết đặc điểm KH của vùng, với đặc điểm khí hậu như vậy vùng có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp? Em hãy kể một số loại cây trồng của vùng GV chiếu h/ảnh một số cây trồng của vùng h/s q/sát Trong các loại cây trồng kể trên loại cây nào chiếm ưu thế? Vì sao? H/s trả lời cây chè gv nêu ý nghũa cây chè trong sgk Gv chiếu mô hình phát triển kinh tế rừng theo hướng nông- lâm kết hợp và hỏi ý nghĩa của mô hình kinh tế dó. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi có đặc điểm gì? Ngoài những thuận lợi nông nghiệp của vùng còn gặp những khó khăn gì? Gv chiếu phần trả lời lên bảng h/s so sánh, Chuyển ý(3) -Dựa vào hình 18.1 xác định trên bản đồ các tuyến đường sắt, quốc lộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã, các tỉnh biên giới Việt – Trung, Việt – Lào? HS:Dựa vào hình 18.1 lên bảng xác định các tuyến đường giao thông GV: Kết luận -Tìm trên hình 18.1 các cửa khẩu quan trọng? HS: Dựa vào h18.1 lên bảng xác định các cửa khẩu . Gv Chiếu trên lược đồ vị trí các cửa khẩu GV: Ngoài hai loại hình dịch vụ trên vùng còn có tiềm năng phát triển loại hình dịch vụ nào? Tại sao? HS: Trả lời: GV: Chuẩn xác kiến thức Em hãy kể một số địa danh du lịch của vùng mà em biết? HS trả lời, GV chiếu một số địa danh du lịch của vùng cho HS quan sát. Chuyển ý: Một số nơi thuộc Trung Du miền núi Bắc Bộ có điều kiện phát triển công nghiệp là cơ sở hình thành các trung tâm kinh tế đó là những trung tâm nào? GV: Thông báo Trung Du miền núi Bắc Bộ có bốn trung tâm kinh tế là Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. -Em hãy xác định vị trí bốn trung tâm kinh tế này trên lược đồ hình 18.1 và cho biết chức năng của mỗi trung tâm? -HS : trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. IV- Tình hình phát triển kinh tế. 1.Công nghiệp. -Nhờ có nguồn thủy năng và nguồn than phong phú vùng phát triển mạnh công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp năng lượng (thủy điện, nhiệt điện) -Khai thác gắn liền với công nghiệp chế biến, một phần phục vụ sản xuất. - Nhiều tỉnh XD xí nghiệp CN nhẹ, CBLTTP dựa trên nguồn tài nguyên tại chỗ. 2.Nông nghiệp - Lúa và ngô là cây lương thực chính. -Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới phát triển. - Cây chè là thế mạnh của vùng chiếm tỷ trọng lớn nhất có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè San (Hà Giang) -Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp. - Đàn trâu chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước chiếm 57,3%. -Phát triển nông nghiệp còn nhiều khó khăn. 3.Dịch vụ: - Giao thông vận tải có các tuyến đường quan trọng 1,2,3,6 - Cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang -Hoạt động du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Đặc biệt là Vịnh Hạ Long. V. Các trung tâm kinh tế. -Các trung tâm kinh tế có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Việt trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Mỗi trung tâm có một chức năng riêng. B4 –Củng Cố : GV chiếu nội dung bài tập, HS nghiên cứu trả lời. B5 – Hướng dẫn học ở nhà: - GV hướng dẫn một số bài tập trong tập bản đồ thực hành tiết 20 – Bài 18. - Về nhà HS hoàn thành bài tập tiết 20 – Bài 18. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Cách thức Sử dụng phiếu học tập cho bài học để củng cố kiến thức - Tiêu chí đánh giá Tổng điểm: 10 đ trong đó Hiểu kiến thức: 8đ Liên hệ thực tế: 2đ - Kết quả kiểm tra:9A (5 em) trong đó Giỏi 2 em, khá 2,trung bình 1 9B(5 em) trong đó Giỏi 0, khá 2, trung bình 2, yếu 1 8. Các sản phẩm của học sinh Minh chứng kết quả học tập: Kết quả phiếu học tập(10 phiếu). Trong đó 9A(5 bài), 9B(5 bài)

File đính kèm:

  • docxphieu_mo_ta_ho_so_day_hoc_cua_giao_vien.docx
Giáo án liên quan