Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS

Một thực tế mà dẫu không muốn chúng ta cũng phải công nhận: Trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là học sinh ở cấp THCS) còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. (Nếu như chúng ta không muốn nói là: Có sự xuống cấp về mặt đạo đức ở lứa tuổi học trò).

Đối với chúng ta - Những người làm công tác giáo dục, những người được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho trọng trách “Trồng người” thì thực tế đó quả là một điều nhức nhối. Không nhức nhối sao được khi hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải chứng kiến những cảnh tượng thiếu văn hoá xẩy ra không những ngoài xã hội mà ngay cả trong nhà trường. Tình trạng học sinh lười học, bỏ học, lêu lổng, sống tự do buông thả dẫn đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ, của các thầy giáo, cô giáo và của toàn xã hội.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để môi trường giáo dục thực sự là môi trường trong sạch lành mạnh? Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt chúng ta, nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi thcs i. đặt vấn đề. Một thực tế mà dẫu không muốn chúng ta cũng phải công nhận: Trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là học sinh ở cấp THCS) còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. (Nếu như chúng ta không muốn nói là: Có sự xuống cấp về mặt đạo đức ở lứa tuổi học trò). Đối với chúng ta - Những người làm công tác giáo dục, những người được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho trọng trách “Trồng người” thì thực tế đó quả là một điều nhức nhối. Không nhức nhối sao được khi hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải chứng kiến những cảnh tượng thiếu văn hoá xẩy ra không những ngoài xã hội mà ngay cả trong nhà trường. Tình trạng học sinh lười học, bỏ học, lêu lổng, sống tự do buông thả dẫn đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ, của các thầy giáo, cô giáo và của toàn xã hội. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để môi trường giáo dục thực sự là môi trường trong sạch lành mạnh? Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt chúng ta, nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài. Như chúng ta đã biết: Sự sa sút về mặt đạo đức của học sinh (đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS) có thể quy tụ làm 3 nguyên nhân chính: 1, Vai trò, trách nhiệm của các bậc làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục con cái. 2, Vai trò của nhà trường được thể hiện ở chỗ: Thông qua dạy chữ để dạy người. 3, Vai trò của các tổ chức đoàn thể ngoài trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức học sinh (gia đình - nhà trường - xã hội). Môi trường giáo dục Xã hội Nhà trường Gia đình Trong 3 nguyên nhân này thì nguyên nhân nào là cơ bản ? Có nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì trách nhiệm chính thuộc về nhà trường và xã hội. Nói như vậy kể ra không sai, song chưa đủ và có lẽ là chưa đúng. Vì như vậy vô hình chung trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ đối với những đứa con của mình hoàn toàn phó mặc cho nhà trường và xã hội hay sao ? Tương lai của con cái - niềm hi vọng của cha mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trường và xã hội hay sao ? Trong phạm vi đề tài này, tôi muốn đưa ra một thực trạng về bức tranh các gia đình hiện nay, khẳng định vai trò hết sức to lớn của gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời nêu lên một số biện pháp về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức ở lứa tuổi THCS của đơn vị mình bước đầu áp dụng đã thu được kết quả tốt. II. giải quyết vấn đề. 1, Bức tranh về các gia đình hiện nay. Một thực tế phổ biến hiện nay là: Sự cách biệt giữa thế hệ cha mẹ và con cái dường như ngày càng rộng ra. Tuy phải chung sống trong một mái nhà song các thành viên trong gia đình có những xu hướng, sở thích và lối sống rất khác nhau. Giữa ông bà cha mẹ và con cháu trong gia đình không có sự hoà thuận cần thiết - không tìm được tiếng nói chung. thiếu thông cảm cho nhau dẫn đến khó chấp nhận nhau. Nhiều gia đình cha mẹ bị con cái coi như “đồ cổ” (“ông bô”, “bà già”) thậm chí bị con cái coi rẻ rúng, tất cả những giá trị mà ông bà cha mẹ để lại đều không có nghĩa lý gì. Cơ chế thị trường đã làm đảo lộn các giá trị và quan niệm về lối sống đạo đức, tình cảm ông bà, cha mẹ, con cái có thể được đưa ra để cân đo đong đếm ! Hầu hết trẻ em trong lứa tuổi học sinh THCS đều sinh ra sau chiến tranh, hưởng một cuộc sống vật chất khá đầy đủ, một đời sống văn hoá hết sức phong phú, khác và khác xa với cuộc sống của bố mẹ chúng nó trước đây: Đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương, tần tảo lăn lộn vì cuộc sống thường nhật, vì sự tồn tại của cá nhân và gia đình. Trong khi lớp trẻ đang háo hức chạy theo những giá trị mới mẻ (cả tốt lẫn xấu) thì hầu hết các bậc cha mẹ không chuyển động kịp, họ vẫn bảo thủ mối quan hệ phong kiến giữa cha mẹ và con cái mà họ đã được nhập tâm từ ngàn đời. Sự “khập khiễng” này dẫn đến khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng cách xa, khó gần gũi nhau. Nhiều gia đình suốt cả ngày cha mẹ con cái không hề thốt ra một lời, tình trạng như vậy thử hỏi bằng cách nào để cha mẹ giáo dục được con mình. Với nền kinh tế thị trường phát triển có nhiều mặt tốt làm cho con người sống năng động hơn, thực tế hơn và tất nhiên nó cũng mang lại một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn. Chúng ta đã được tiếp cận với thế giới văn minh nhiều hơn, chất lượng cuộc sống về mọi mặt được nâng lên rõ rêt, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ vào quan hệ gia đình và nền giáo dục mà đối tượng bị tác động không nhỏ chính là học sinh (nhất là lứa tuổi THCS). Chính vì lẽ đó mà không ít em học sinh cảm thấy bế tắc, bất lực trong cuộc sống, dẫn đến bất cần đời, bất cần tất cả, thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình sống buông thả, thậm chí vi phạm pháp luật. Trường hợp anh Nguyễn Văn Thọ ở xóm 7 - thị trấn là một ví dụ điển hình. ở khía cạnh nào đó, kể cho cùng gia đình anh là một trong số gia đình có hoàn cảnh đáng thương: Vợ anh ốm đau lâu dài (bệnh nan y), những ngày còn lại trên giường bệnh chị đâu có biết đứa con trai đầu lòng của mình thường xuyên bỏ học, trốn đi khỏi nhà không chịu sự kiểm soát của cha mẹ và gia nhập hội “tàu chợ”. Trước lúc nhắm mắt xuôi tay trở về cõi vĩnh hằng - Trường - niềm hy vọng của vợ chồng anh chị đã bị chính quyền địa phương đưa vào trường giáo dưỡng. Về phần mình: Có lẽ anh Thọ đã sám hối, song e rằng quá muộn màng. Và chính anh - anh phải nhận trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người làm cha - trụ cột gia đình. Không những không có biện pháp, không quan tâm đến việc giáo dục con cái; mà bản thân anh thiếu gương mẫu cho các con (vợ ốm đau bệnh tật nằm bất động trên giường mà chồng đã có ý “thăm ván” từ lâu). Tại địa bàn thị trấn, nhiều bậc cha mẹ mãi chạy theo đồng tiền, không còn xứng đáng làm gương cho con em mình, bản thân họ cũng bị đồng tiền làm méo mó, lệch lạc, còn đâu uy tín để giáo dục con cái trong nhà. Và cũng vì cha mẹ như vậy mà nhiều em học sinh ở lứa tuổi THCS trong ví lúc nào cũng xúng xính tiền mà gia đình đâu có biết. Có tiền (không biết tiền lấy đâu ra) các cu cậu tìm đến các quầy hàng, quán bi-a, thậm chí cả quán karaoke (ô tay) nữa. Vì mãi làm tiền, để có nhiều tiền mà cha mẹ đã quên đi nhiệm vụ giáo dục con cái, khi biết được con mình đã hư hỏng thì e là quá muộn. Khổ đau thay đồng tiền mà họ kiếm được dẫu bằng sự vất vả hay sự dễ dàng đều bị con cái coi thường và trở nên vô nghĩa. Nhiều em học sinh ở tuổi THCS mà đã có tình trạng không muốn về nhà - nơi luôn xảy ra sự bất hoà, nơi luôn xảy ra sự cãi vã nhau, chẳng còn đâu sự yêu thương, êm ấm của mái ấm tình thương thực thụ. Chính vì vậy mà con cái càng trở nên lạc lõng và mất niềm tin vào gia đình, bố mẹ. Những trường hợp này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì nó dễ trở thành những “tấm gương” tai hại và có thể biến thành trào lưu, trở thành một nạn dịch rất dễ lây lan trong giới trẻ. Bên cạnh, tình trạng li hôn của các ông bố, bà mẹ cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ em đến với vòng tội lỗi (Qua điều tra tại địa bàn thị trấn có 3 gia đình bố mẹ bỏ nhau có con đang đi học THCS thì cả 3 học sinh này đều ở trong dạng có vấn đề về vi phạm đạo đức, trong đó có 1 em là nữ). Điều này chẳng có gì khó hiểu cả: Sự chia tay của bố mẹ đã làm đảo lộn trật tự của gia đình làm tổn thương đến tinh thần non nớt của những đứa trẻ. Chúng ta thử nghĩ: những em gái thiếu mẹ điều gì sẽ dẫn đến khi kiến thức cuộc sống còn chập chững, khi xung quanh bao nhiêu tệ nạn tiêu cực đang xẩy ra. Những em trai thiếu bố ở lứa tuổi 14, 15 sẽ làm gì khi “cái gì cũng muốn biết” ? Tóm lại: Những tác động tiêu cực của xã hội đã kéo dài khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, những bê bối trong nền nếp sinh hoạt gia đình cùng với những thay đổi khó hiểu của thế hệ trẻ ngày nay càng làm cho các bậc làm cha, làm mẹ càng trở nên lúng túng trong việc giáo dục con em mình. Trong khi những biện pháp giáo dục cũ theo kiểu giáo huấn, áp đặt một chiều không còn hiệu lực. Các bậc cha mẹ chưa tìm cho mình một phương pháp giáo dục mới. Nếu như chỉ đơn thuần giáo huấn áp đặt dội từ trên xuống dưới dễ bị bọn trẻ bỏ ngoài tai, chúng sống theo kiểu riêng của chúng đã làm cho nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng điên đầu. Đó là chưa kể đến nhiều bậc làm cha, làm mẹ do không đủ kiến thức, không đủ biện pháp dạy dỗ con cái mà “chấp tay nhờ trời” dẫn đến bỏ mặc cho số phận. Thực tế, đã có những gia đình quá khắt khe đối với con mình “nhất cử nhất động” của chúng đều muốn được kiểm soát. Điều này e khó thực hiện khi lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi: Muốn vươn lên làm người lớn, muốn tự khẳng định mình và họ cũng không biết rằng do quá khắt khe, cứng rắn, thậm chí dùng bạo lực đã làm cho các em bị dồn nén, tổn thương, mất tự chủ mà nhanh chóng muốn thoát khỏi “gọng kìm” của bố mẹ đi tìm tự do ở bên ngoài. 2, Những biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS. Về nhận thức và quan điểm, trước hết chúng ta thấy rằng: - Giáo dục đạo đức cho học sinh là một yêu cầu hết sức quan trọng (đặc biệt trong điều kiện hiện nay), nếu không đặt đúng vị trí công tác giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì e rằng đó là một thảm hoạ cho tương lai. Như Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã từng dạy: “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có những con người XHCN”. - Mối quan hệ giữa đạo đức và văn hoá (đức và tài): Một hiện tượng như trở thành phổ biến trong cuộc sống là: Đại bộ phận những em học sinh học lực vào loại khá, giỏi thì thông thường đều là những em học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, và cũng biết vâng lời người lớn, các em lại càng có ý thức tốt trong học tập, cố gắng hết mình để đạt được kết quả cao nhất. Ngược lại những em học sinh có học lực ở dưới mức trung bình (đặc biệt là những em học lực vào loại yếu kém)thì thông thường không ngoan, không biết vâng lời người lớn, thậm chí nghịch ngộ, vô lễ, có khi còn vi phạm pháp luật. Như vậy việc giáo dục đạo đức và cung cấp kiến thức về văn hoá cho học sinh có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít gắn bó, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không những đơn thuần nâng cao nhận thức về đạo đức cho các em mà trên cơ sở đó làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng lành mạnh hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn. Cũng trên cơ sở đó các em có khả năng tiếp thu các tri thức khoa học một cách dễ dàng hơn, tâm hồn các em thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Thực tế những năm đứng trên bục giảng, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS đó là: 2.1. Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS trong nhà trường. Từ góc độ cá nhân mà nhiều người đã xem gia đình là tiểu xã hội. Trong các cá thể sinh ra và lớn lên cho đến khi tách ra thành một tiểu xã hội riêng cho mình. Đơn vị nhỏ nhất của xã hội này chứa đựng đầy đủ các mối quan hệ của xã hội vi mô. Song có điều các quan hệ ấy bị chi phối bởi một yếu tố đặc thù đó là quan hệ hôn nhân và huyết thống. Cho nên con người từ khi lọt lòng đến khi trưởng thành luôn có tất cả các mối quan hệ xã hội nhưng đã bị khúc xạ bởi quan hệ gia đình thông qua hoạt động thực tiễn hàng ngày của cha mẹ dưới rất nhiều dạng khác nhau. Vai trò của gia đình - tế bào của xã hội là vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc cứu vãn lớp trẻ. Có một gia đình hạnh phúc với mọi thành viên đều quan tâm vun đắp, có một gia đình với sự răn dạy đúng mức với những tấm gương tốt học được từ cha mẹ có thể xoá lấp đi những khoảng trống dễ bị cái xấu xâm nhập vào tâm hồn lớp trẻ. Gia đình là nền tảng văn hoá vững chắc. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Sự giáo dục riêng của từng gia đình tạo cho con em mình những chuẩn mực về nhận thức và hành vi trong cuộc sống. Nếu nền nếp gia đình bị coi thường, bị sa sút thiếu sự chăm lo là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đau lòng. Sự quan tâm của gia đình, nhân cách tốt của bố mẹ trong mắt lớp trẻ là vô cùng quan trọng. Chỉ cần cha mẹ sống lành mạnh, lương thiện, mẫu mực, nhân hậu, yêu thương, có trách nhiệm duy trì và bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của gia đình, chấp nhận những cái mới lành mạnh của thời đại chắc chắn sẽ tạo được niềm tin cho con cái. Đó chính là biện pháp tốt nhất trong giáo dục. Một gia đình ấm êm hạnh phúc, chắc chắn là liều thuốc có sức đề kháng mạnh nhất với những ảnh hưởng xấu ngoài xã hội, cứu được các em sớm thoát khỏi vòng tội lỗi. Thực tế hiện nay, ở địa phương trường đóng như phần đầu đã trình bày do nhận thức không đúng hoặc lúng túng trong biện pháp giáo dục mà không biết gia đình đã phó mặc, khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội. Có ai hiểu hơn bố mẹ đối với những đứa con thân yêu của mình, bố mẹ nào mà không thương con cái, chỉ tội chưa hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo nên đành “trăm sự nhờ thầy cô” mà thôi.Trước tình hình đó, một trong những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình đối với con cái mà chúng tôi đã tiến hành có hiệu quả tốt là tổ chức các cuộc họp phụ huynh trong năm. * Họp phụ huynh lần thứ nhất vào đầu năm học (cuộc họp lần này chủ yếu do Hiệu trưởng chủ trì và chịu trách nhiệm về nội dung). Vì trường lớn (20 lớp gần 900 học sinh) nên chúng tôi tổ chức thành 2 buổi (theo các khối lớp). Ngoài việc thông qua với toàn thể các bậc cha mẹ học sinh về những đặc điểm cơ bản của trường trong năm học, những chỉ tiêu lớn và các biện pháp để thực hiện, thì điều không thể thiếu là nhà trường đặt vấn đề rất cao về vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái (đặc biệt về mặt đạo đức) thông qua nội quy đối với học sinh của nhà trường và gia đình. Đồng thời thống nhất một số quan điểm để thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Phần thời gian còn lại trong cuộc họp phụ huynh đầu năm do đ/c GVCN lớp điều hành (GVCN lớp làm quen với phụ huynh, thông báo các thầy cô giáo dạy bộ môn của lớp và tất nhiên thực hiện một số nội dung của lớp). * Họp phụ huynh học sinh lần thứ hai sau khi đã hoàn thành sơ kết học kì I (lần này do GVCN lớp điều hành, tất nhiên trước đó Hiệu trưởng có hội ýhọp toàn thể GVCN các lớp nhằm thống nhất những nội dung cần thiết sẽ triển khai trong cuộc họp). Những vấn đề mà tất cả GVCN các lớp cần đạt đó là: Ngoài việc thông báo về kết quả học tập tu dưỡng của từng em trong học kì I thì một việc hết sức quan trọng là biểu dương những em đạt kết quả cao về mọi mặt. Đồng thời trao đổi cụ thể với từng phụ huynh về đạo đức của từng học sinh (chú ý những em còn có vấn đề về đạo đức), những chuyển biến về mặt đạo đức của từng em trong học kì vừa qua. * Họp phụ huynh lần thứ ba (thường tổ chức vào những ngày cuối của năm học). Cuộc họp phụ huynh lần cuối này phần nội dung cơ bản như cuộc họp lần thứ hai. Tuy nhiên GVCN các lớp không quên nhắc nhở thêm những em học sinh còn chưa thật tiến bộ về mặt đạo đức, yêu cầu các bậc phụ huynh quan tâm hơn (đặc biệt lưu ý quản lý các em trong thời gian hè). Trường hợp phụ huynh có học sinh cá biệt, ngoài tham dự những cuộc họp mà nhà trường đã quy định, họ còn “được” nhà trường mời đến gặp riêng (thông thường đ/c Hiệu trưởng chịu trách nhiệm do sự đề xuất của GVCN) và tất nhiên có những bậc phụ huynh “được” dự 5 - 6 cuộc họp trong năm. Bên cạnh việc tổ chức chu đáo, có chất lượng các kì họp phụ huynh trong năm, nhà trường còn sử dụng có hiệu quả “Sổ liên lạc học sinh”. Kinh nghiệm cho thấy: Nếu quản lí không chặt chẽ thì “Sổ liên lạc học sinh” không mấy hiệu quả có khi còn phản giáo dục nữa. Ngoài những nội dung ghi chép định kì, thông báo định kì theo quy định của sổ, đối với những em học sinh “có vấn đề” về các mặt (đặc biệt về mặt đạo đức) đều được GVCN lớp trao đổi kịp thời với gia đình thông qua sổ. Đồng thời nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh thông qua “Sổ liên lạc học sinh” có sự phản hồi bằng cách bố mẹ (hoặc những người có trách nhiệm trong gia đình) trực tiếp ghi, trực tiếp mang đến gặp GVCN. Làm như vậy thời kì đầu nhiều người cho rằng: nhà trường quá gây khó khăn. Song sau một vài lần được gặp gỡ trao đổi cụ thể với GVCN lớp (mà thông qua sổ không thể diễn đạt hết). Các bậc phụ huynh đều rất hài lòng, họ đồng tình về cách làm việc của nhà trường, về tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Trong thời gian qua do tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh của mỗi năm học, sử dụng có hiệu quả “Sổ liên lạc học sinh” mà mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, với giáo viên ngày càng gắn bó. Điều làm chúng tôi vô cùng phấn khởi là hiện tượng “phụ huynh cá biệt” của trường thực sự đã không còn. Hơn thế nữa những người làm cha, làm mẹ dần dần đã nhận ra vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái, họ sẵn sàng cùng với nhà trường phối hợp để vì một mục đích chung: Sự trưởng thành về mọi mặt của con em mình. 2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường nhằm tạo nên sứcmạnh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Một điều phải khẳng định: Nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Nhà trường là nơi để lại dấu ấn đậm nét nhất trong mỗi cuộc đời của chúng ta. Ai mà chẳng trải qua những năm tháng cắp sách tới trường, kỉ niệm về trường lớp, bạn bè, thầy cô chắc chắn là những kỉ niệm đẹp nhất theo suốt cả cuộc đời họ. Xuất phát từ đó, mà trong thời gian qua, chúng tôi đã hết sức chú ý đến việc xây dựng tập thể sư phạm của trường thành tập thể sư phạm kiểu mẫu, mỗi thầy cô giáo thực sự là tấm gương sáng, là niềm tin và là chuẩn mực về đạo đức cho học sinh. Mọi hành vi cử chỉ của thầy cô giáo phải có tác dụng giáo dục và sức thuyết phục đối với các em. Mọi thành viên trong nhà trường phải thường xuyên có ý thức giáo dục đạo đức cho học sinh bằng chính tấm gương của bản thân mình. + Trước hết đối với cán bộ quản lí (đặc biệt là đ/c Hiệu trưởng). Hơn ai hết: Hiệu trưởng nhà trường ngoài những tiêu chuẩn cần thiết như năng lực về chuyên môn, năng lực quản lí thì điều cơ bản phải chuẩn mực về đạo đức. Do nhận thức được như vậy cho nên trong thời gian qua, tôi luôn luôn đặt cho mình một yêu cầu đối với bản thân: Làm thế nào vừa có “uy” lại vừa có “tín”. Tôi nghĩ: Cái “uy” của mình muốn có thì trước hết cái “tín” phải cao. Uy tín đối với đồng nghiệp, uy tín với học sinh luôn luôn cho tôi một mục tiêu để phấn đấu. Uy tín đối với đồng nghiệp đã khó, uy tín đối với học sinh lại càng khó hơn. ở lứa tuổi học sinh trung học sự nhận thức đã không đơn thuần là cảm tính nữa. Các em biết phân biệt đúng sai, người tốt, người xấu khá chính xác và tinh tế. Cũng chính vì lẽ đó mà trong cuộc sống hàng ngày, ngoài trách nhiệm của người quản lí tôi còn sống với các em bằng chính trái tim mình, bằng sự thành thật và lòng bao dung của mình. Bởi vậy học sinh (kể cả những em có khuyết điểm bị trách phạt) đối xử với tôi không những bằng tình cảm của những học trò ngoan mà còn là tình cảm của những đứa em, đứa con thực sự. Có lẽ đó là niềm hạnh phúc, là sự động viên lớn nhất đối với tôi trong công tác. + Đối với các giáo viên của trường: Chúng tôi đã làm cho anh chị em nhận thức được rằng: Nghề dạy học là nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, nghề mà công cụ giáo dục chủ yếu là nhân cách, tài năng của chính bản thân mình, ngoài năng lực cảm hoá học sinh thầy giáo còn gây ảnh hưởng trực tiếp với học sinh về mặt tình cảm, ý chí. Cái đó có thực hiện được hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nhân cách, tinh thần trách nhiệm của người thầy. Thực tế ở trường chúng tôi trong thời gian qua về chất lượng đội ngũ (nhất là về mặt đạo đức) không phải là không có vấn đề. Đã có đ/c từng làm Hiệu trưởng ở đây phát biểu: “Hội đồng chúng ta còn có những đ/c chọn nhầm nghề”. Đứng trước tình hình đó, thời gian qua nhà trường đã hết sức quan tâm công tác chính trị, tư tưởng trong nội bộ. Qua tìm hiểu ở thời gian mới về công tác, tôi thấy: Một vài trường hợp do đã gần đến tuổi về hưu cho nên tư tưởng “chợ chiều” buông xuôi, có trường hợp do không được thoả mãn trong vài nhu cầu nên có hiện tượng “phá đám”. Tìm hiểu được nguyên nhân chúng tôi đã họp các tổ chức trong trường lại (những người có vấn đề ở tổ chức nào mời dự họp tổ chức đó). Các tổ chức trực tiếp lắng nghe nguyện vọng, trực tiếp trao đổi với lãnh đạo trường. Sau khi phân tích, tìm biện pháp đáp ứng những nhu cầu (trong phạm vi có thể), đồng thời xác định với mọi thành viên trong hội đồng: Muốn giáo dục người khác thì trước hết phải tự giáo dục mình. Tôi đã tâm sự với đồng nghiệp: Chắc các đ/c còn nhớ những hình ảnh của các thầy các cô dạy ta hồi còn nhỏ - đáng kính, đáng yêu lắm phải không các đ/c ? Ta kính, ta yêu các thầy vì năng lực, trí tuệ, ta kính ta yêu các thầy vì đức độ của một người thầy chân chính. Còn bây giờ làm thế nào để học sinh của chúng ta có sự ngưỡng mộ như chúng ta ngày trước. Muốn học sinh tin, yêu nghe theo mình thì trước hết thầy giáo phải đạt những chuẩn mực về kiến thức,về đạo đức. Bên cạnh đó với phương châm: dân chủ, công bằng, công khai trong thời gian chưa lâu (gần 3 năm) chúng tôi đã tạo được khối đoàn kết nội bộ thực sự đã lấy lại được niềm tin từ phụ huynh và đặc biệt là từ học sinh. Đến nay tuyệt đại bộ phận giáo viên của trường là “tấm gương sáng” về mặt đạo đức để học sinh noi theo. 2.3. Phát huy vai trò của tổ chức đoàn đội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Với phương châm “Đội là linh hồn của chất lượng - chất lượng toàn diện”, tổ chức Đoàn, Đội là chỗ dựa vững chắc của nhà trường để đưa các hoạt động các sinh hoạt giáo dục vào nền nếp. Các giáo viên chủ nhiệm (vừa là các huynh trưởng) có nhiệm vụ cố vấn cho các em giúp các em làm quen với những công việc của người lớn. Thường xuyên coi trọng các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp (những buổi đầu có thể do đồng chí Tổng đội cùng với các huynh trưởng phụ trách, sau đó tập cho ban chỉ huy liên đội chủ trì). Phải biết tôn trọng ban chỉ huy liên đội, chi đội bồi dưỡng các em công tác, hướng dẫn các em lập kế hoạch, thống nhất nhận xét đội viên. Riêng đối với các phân đoàn lớp 9, giáo viên chủ nhiệm lớp lại càng phải có trách nhiệm nặng nề hơn, phải gần gũi các em hơn, phải chú ý bồi dưỡng lí tưởng trở thành người đoàn viên thanh niên cộng sản cho các em, phải biết hướng cho các em xây dựng tình cảm bạn bè trong sáng (chú ý sự phát triển tình cảm sau tình bạn cho các em). Đoàn - Đội phải tổ chức tốt việc thi đua khen thưởng, nêu gương người tốt, việc tốt trong địa phương ở nhà trường. Thời gian qua với cách làm nhẹ nhàng mà có tác dụng to lớn đối với sự phấn đấu của mọi thành viên trong nhà trường. Buổi chào cờ đầu tuần nào phút hồi hộp nhất cũng là khi Ban chỉ huy liên đội lên công bố kết quả thi đua trong tuần. Chi đội (hoặc phân đoàn) nào xuất sắc nhất được nhận một lá cờ đỏ có thêu dòng chữ “Tập thể xuất sắc nhất trong tuần”. Chi đội (hoặc phân đoàn) nào còn chưa cố gắng, cũng “được” nhận một lá cờ, nhưng là màu xanh với dòng chữ thêu “Tập thể thiếu cố gắng trong tuần” (lá cờ đó được treo suốt cả tuần tại phòng học). Hoạt động Đoàn Đội trong nhà trường có vai trò hết sức to lớn trong việc góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Nó lại càng có ý nghĩa to lớn hơn khi biết tổ chức hoạt động một cách phong phú linh hoạt, cần chú ý lấy các hình thức vui chơi, giải trí, lấy sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao để thi đua giữa các lớp, để tâm hồn các em được hồn nhiên hơn, trong sáng hơn để lấn át đi những thói hư tật xấu đang rình rập các em. 2.4. Coi trọng tiết học: Giáo dục công dân trong nhà trường. Một thực tế hiện nay, hầu hết các trường THCS đều chưa có giáo viên chuyên trách môn Giáo dục công dân, mà phần lớn là do các giáo viên dạy kiêm nhiệm. Hơn nữa do nhận thức sai lệch của học sinh (có khi có cả thầy cô nữa) xem bộ môn này là môn “phụ”. Bởi vậy, với bộ môn bản thân nó đã nặng về thuyết lí khô khan lại càng trở nên khô cứng. Rất may cho trường chúng tôi trong số giáo viên dạy Giáo dục công dân có một đ/c được đào tạo bài bản (tốt nghiệp Cao đẳng Văn - GDCD). Đồng thời khi thực hiện chương trình sách giáo khoa thí điểm, tất cả các đ/c tham gia dạy các môn (trong đó có môn GDCD) đều được dự tập huấn ở Bộ. Điều đó đã giúp nhà trường tổ chức dạy - học môn học này có hiệu quả. Thông qua môn học này mà đã giúp các em biết “gạn đục khơi trong”, biết sống với bạn bè đoàn kết thân ái hơn. 2.5. Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức. Trong những năm qua (nhất là năm học 2002 - 2003) hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường thực sự đưa lại hiệu quả to lớn giúp chúng tôi hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra (đặc biệt có ý nghĩa trong việc cùng phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh). Đại diện của hội cha mẹ học sinh thực sự là người bạn đồng hành không thể thiếu của nhà trường. Ngoài việc giúp nhà trường làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về mọi mặt, hội thực sự là cầu nối, sợi dây liên lạc đáng tin cậy đối với các gia đình học sinh. Hoạt động của hội thực sự

File đính kèm:

  • docPhoi hop giua gia dinh va nha truong .doc