Phụ đạo Ngữ văn 9 năm 2009

Phần I: Văn học trung đại

 BÀI 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ )

Câu 1. Có người cho rằng Chuyện người con gái Nam Xương có đến 2 chủ đề .một là ca ngợi phẩm chất tốt đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và hai là số phận đau thương của họ .Ý của em thế nào ? Đồng tình hay bác bỏ ? Vì sao?

Gợi ý và trả lời .

 Một tác phẩm không nhất thiết bao giờ cũng có một chủ đề .vậy ý nghĩa Chuyện người con gái Nam Xương có đến hai chủ đề là không có gì lạ . chỉ có điều ,nhận xét ở đây không hợp lí vì những lẽ sau :

-- Những đức tính tốt đep của nhân vật Vũ Thị Thiết trong truyện như chung thủy với chồng,hiếu thuận với mẹ chồng,nuôi dạy con thơ trong hoàn cảnh xa chồng của người đàn bà đơn chiếc ,lẻ loi ,xét về mặt dụng ý nghệ thuật chỉ là một chiếc đòn bẩy làm hậu thuẫn cho những oan ức mà nàng phải gánh chịu .Do vậy những đức tính tốt đẹp ấy hoàn toàn không thể—về vị trí-ngang bằng với số phận oan trái của nàng .

-- Về kết cấu của tác phẩm,ở phần cuối của truyện,nàng được minh oan .Như thế là người đàn bà thủy chung lại trở về nguyên vẹn với tiết sạch giá trong theo nguyên tắc đầu cuối tương ứng .Cả hai mấu của chiếc đòn gánh trên đôi vai số phận này chỉ với một dụng ý làm tăng thêm trọng tải của bao nhiêu oan trái bất công đè lên cuộc đời người phụ nữ ngày xưa trong khuôn viên của một gia đình nặng đầu óc gia trưởng .

 Vởy chủ đề của truyện chỉ duy nhất có một là số phận oan trái của người phụ nữ trong quan hệ gia đình ,dưới chế độ phong kiến mà thôi .

 

doc101 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phụ đạo Ngữ văn 9 năm 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án buổi chiều Ngày 5/10/2009 Kiến thức cơ bản ngữ văn lớp 9 Phần I: Văn học trung đại Bài 1: chuyện người con gái nam xương (nguyễn dữ ) Câu 1. có người cho rằng Chuyện người con gái nam xương có đến 2 chủ đề .một là ca ngợi phẩm chất tốt đẹp truyền thống của người phụ nữ việt nam và hai là số phận đau thương của họ .ý của em thế nào ? đồng tình hay bác bỏ ? Vì sao? Gợi ý và trả lời . Một tác phẩm không nhất thiết bao giờ cũng có một chủ đề .vậy ý nghĩa chuyện người con gái nam xương có đến hai chủ đề là không có gì lạ . chỉ có điều ,nhận xét ở đây không hợp lí vì những lẽ sau : -- Những đức tính tốt đep của nhân vật vũ thị thiết trong truyện như chung thủy với chồng,hiếu thuận với mẹ chồng,nuôi dạy con thơ trong hoàn cảnh xa chồng của người đàn bà đơn chiếc ,lẻ loi ,xét về mặt dụng ý nghệ thuật chỉ là một chiếc đòn bẩy làm hậu thuẫn cho những oan ức mà nàng phải gánh chịu .do vậy những đức tính tốt đẹp ấy hoàn toàn không thể—về vị trí-ngang bằng với số phận oan trái của nàng . -- Về kết cấu của tác phẩm,ở phần cuối của truyện,nàng được minh oan .như thế là người đàn bà thủy chung lại trở về nguyên vẹn với tiết sạch giá trong theo nguyên tắc đầu cuối tương ứng .cả hai mấu của chiếc đòn gánh trên đôi vai số phận này chỉ với một dụng ý làm tăng thêm trọng tải của bao nhiêu oan trái bất công đè lên cuộc đời người phụ nữ ngày xưa trong khuôn viên của một gia đình nặng đầu óc gia trưởng . Vởy chủ đề của truyện chỉ duy nhất có một là số phận oan trái của người phụ nữ trong quan hệ gia đình ,dưới chế độ phong kiến mà thôi . Câu 2 ở chuyện người con gái nam xương ,chi tiết đầu mối dẫn đến kết cục bi thương là chiếc bóng người trên vách ( một chi tiết có vẻ rất vu vơ ) .vậy em thử đặt tên cho chi tiết đó ? Gợi ý : Có thể tham khảo ý kiến sau đây : Hãy thử nêu và xem xét 3 phương án đặt tên : --chiếc bóng oan khiên. --“ đất xấu nặn chẳng nên nồi” ( ca dao) --cái bẫy vô tình làm cho con cá ghen tuông mắc lưới. Trong ba phương án vừa nêu, cách thứ nhất ưu điểm là rất hàm súc,đạt yêu cầu về hình ảnh nhưng ý nghĩa của nó chưa được mở rộng,nhất là chỉ chú ý đến vai trò của người phụ nữ-nạn nhân.cách thứ hai chỉ đúng được nhân vật ( hoặc thói nghi kị ,ghen tuông tạo hình nên nhân vật )nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số phận oan khiên,phá vỡ hạnh phúc gia đình .và trong đó có một ẩn ý :với một người chồng như thế thì người vợ dù có gắng đến đâu cũng trở nên vô nghĩa.tình huống bi kịch thế tất phải xảy ra .song ,nhược điểm của nó là cách đặt tên vẫn còn chung chung chưa hợp với tình huống truyện.em đánh giá thế nào về cách ba ? Câu 3 : toàn bộ câu chuyện bắt đầu từ một chi tiết tạo hàm oan ,đó là chiếc bóng người đàn ông trên vách .hãy chỉ ra hai cách hiểu trái ngược giữa trương sinh và vũ thị thiết về chi tiết đó,để từ đó làm rõ những gì âm ỉ,nung nấu khiến thói ghen tuông bùng nổ và cơn bão ập đến bất ngờ ? Gợi ý: Với vũ thị thiết ,việc chỉ vào bóng mình mà nói với con đó là cha đản trước hết là một sự vô tình,sau đó là một ý nghĩ ngây thơ .nói vô tình vì đó là cách nói vô tình không chủ ý.còn ngây thơ ở chỗ :nàng gửi vào cái bóng vô tư một nỗi nhớ thương,một tình cảm thủy chung thầm kín .nàng và cha đản như bóng với hình .tuy chàng đi đánh dẹp nơi xa.nhưng trong lòng người vợ thủy chung,chàng lúc nào cũng ra vào quấn quýt.cách nói tưởng tượng đó như một sự giãi bày và sẻ chia ,có thể làm cho bao chồng chất trong lòng vợi bớt. Nhưng với trương sinh thì chi tiết đó làm cho cơn giận bùng phát không gì dập tắt được nữa .nếu tưởng tượng của vũ thị thiết có cơ sở,có quy luật của lòng tràn ngập yêu thương thì ở chồng nàng lại bắt nguồn từ sự ghen tuông nghi ngờ thô bạo.thật ra ngay từ khi cưới vợ trương sinh vốn đa nghi nên lúc nào cũng có ý nghĩ phòng ngừa,nên biết thế ,người vợ đã ý tứ giữ gìn khuôn phép .thói đa nghi nhiễm màu sắc gia trưởng cộng với sự thiếu hiểu biết ,chính là nguy cơ tiềm ẩn để sóng gió bất cứ lúc nào cũng nổi lên. Câu 4. trong truyện cổ tích khi bị oan ,vũ nương đã chạy ra sông tự vẫn,còn trong chuyện người con gái nam xương,vũ nương tắm gội chay sạch,ra bến hoàng giang thề cùng trời đất rồi mới gieo mình xuống sông . Hai cách kể khác nhau về chi tiết đó có mang đế ý nghĩa nghĩa khác nhau không ? vì sao ? Gợi ý : Hai cách kể đó mang ý nghĩa khác nhau dù là kết quả đều là việc vũ nương gieo mình xuống sông tự vẫn . --Kể như truyện cổ tích vợ chàng trương,hành động của vũ nương có phần tự phát ,bồng bột . Còn cách kể như tác phẩm của nguyễn dữ , ta thấy một vũ nương đau khổ hơn.nàng đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình do không còn con đường nào khác .và mong ước được giải oan đối với nàng là rất lớn .với nàng chết không sợ bằng mất danh dự Câu 5 : so với truyện cổ tích vợ chàng trương thì chuyện người con gái nam xương có thêm nhân vật bà mẹ trương sinh .theo em điều đó có làm loãng câu chuyện hay không ? vì sao ? Gợi ý: Nhân vật bà mẹ trương sinh là một sáng tạo của nguyễn dữ .bà đã góp thêm một cách đánh giá vũ nương và qua sự cư sử của bà ,vũ nương cũng nổi rõ một nét tính cách .những điều bà mong cho vũ nương ,tin rằng nàng đáng được hưởng thì lại không trở thành sự thật .điều đó làm người đọc suy nghĩ nhiều hơn. Câu 6 : Trong chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ hình ảnh cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng . Hãy viết một bài văn ngắn để làm rõ nhận xét trên. Gợi ý : Vai trò của hình ảnh cái bóng trong tác phẩm chuyện người con gái nam xương -cách kể : + Làm cho câu truyện hơn so với truyện cổ tích . + Giữ vai trò thắt nút ,mở nút cho câu chuyện . --Góp phần thể hiện tính cách nhân vật +bé đản ngây thơ . +trương sinh hồ đồ, đa nghi . +vũ nương thương chồng con . --góp phần tố cáo xã hội phong kiến,suy tàn ,khiến hạnh phúc của con người hết sức mỏng manh Ngày dạy: 26/10/2009 Ôn tập tiếp phần văn học trung đại Việt nam (Truyện thơ trung đại việt nam) I. Kiến thức cơ bản (Tuyện kiều,Chị em thúy kiều ,Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều Báo ân báo oán,Lục Vân Tiên gặp nạn ) 1. Truyện Kiều của Nguyễn Du Là một tác phẩm thành công đặc sắc của Nguyễn Du nói riêng và của nền văn học Việt Nam nối chung,thể hiện giá trị ở cấc phương diện : _Giá trị hiện thực :phản ánh thực tại xã hội phong kiến với rất nhiều bất công,gây ra nỗi đau khổ cho người phụ nữ. _Giá trị nhân đạo:đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ như lòng thủy chung, sự hiếu thảo ,đức tính vị tha, nhân ái …….. _giá trị nghệ thuật :ngôn ngữ miêu tả tâm lí nhân vật và tả cảnh. 2. Chị em thúy Thúy Kiều (trích Truyện Kiều –Nguyễn Du ) -Đoạn trích đã ca ngợi vẻ đẹp tài năng của chị em Thúy Kiều và thể hiện những dự cảm về số phận hai chị em Thúy Kiều -- Đoạn trích sử dụng bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp thiên nhiên ở mức độ tuyệt đối để khắc họa vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của chị em Thúy Kiều 3. Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều—Nguyễn Du ) Đoạn trích là một bức tranh thiên nhiên,lễ hội mùa xuân tươi đẹp,trong sáng nên thơ Thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ và bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du 4. Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ) --Tâm trạng cô đơn,buồn tủi và tấm lòng thủy chung,hiếu thảo của Kiều --Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật và nghệ thuật tả cảnh,ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du 5. Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du ) Đoạn trích thể hiện rõ đặc điểm ngoại hình và tính cách của nhân vật phản diện Lên án nhưng thế lực tàn bạo chà đạp lên vẻ đẹp tài sắc và nhân phẩm người phụ nữ Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình,cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại 6. Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều—Nguyễn Du ) --Đoạn trích thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân. --Làm rõ tính cách hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư --Đoạn trích thể hiện thành công ở ngôn ngữ đối thoại 7. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( trích Truyện Lục Vân Tiên—Nguyễn Đình Chiểu ) -- Ôn lại kiến thức cơ bản về Nguyễn Đình Chiểu. Hiểu được Truyện Lục Vân Tiên là một trong những câu truyện xuât sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu,được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả :thể hiện qua việc ca ngợi phẩm chât tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga Đoạn trích thành công về nghệ thuật miêu tả hành động cử chỉ khi khắc họa hình tượng nhân vật 8. Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên -- Nguyễn Đình Chiểu ) -- Trong truyện thơ,các nhân vật đối lập rõ ràng về phẩm cách.Trịnh Hâm độc ác bao nhiêu thì ông ngư lại nhân hậu bấy nhiêu. cái ác và cái thiện trong mỗi nhân vật bộc lộ sự tự nhiên bởi nó vốn có trong con người họ --Ông Ngư trong đoạn truyện mang bóng dáng ẩn sĩ,có hành động và lẽ sống cao đẹp .Ông đã có mặt đúng lúc để thực hiện việc nghĩa,người tốt được giúp đỡ.Ông Ngư và cả gia đình đã cứu sống Vân Tiên và lại sẵn sàng cưu mang chàng.Ông giúp đỡ Vân Tieenmaf không màng đến sự đền ơn cũng như Vân Tiên vô tư cứu Kiều Nguyệt Nga. Ông sống tự do,gần với thiên nhiên,không vướng bận danh lợi nên đầy niềm vui. --Trong đoạn trích,Nguyễn Đình Chiểu dã thể hiện niềm tin của mình vào cái thiện,ở hiền gặp lành,như truyện cổ tích Ngày dạy: 2 + 9/11/2009 ôn tập phần văn học trung đại ( tiếp) II. phần luyện tập ( GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tại lớp) 1) Kể tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du 2) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du 3) Tại sao khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều,tác giả lại tả Thúy Vân trước ,Thúy Kiều sau ? 4) Có thể thay chữ thua và nhường trong câu thơ Mây thua nước tóc tuyêt nhường màu da bằng hai chữ ghen và hờn trong câu thơ Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh được không ? Vì sao ? 5)Phân tích so sánh hình ảnh mùa xuân trong câu thơ cổ của Trung Quốc : Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa (Cỏ thơm liền với trời xanh Trên cành lê có mấy bông hoa ) Với câu thơ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du 6) Chuyển 9 câu thơ đầu của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều thành một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng )theo cấu trúc quy nạp 7) Lập dàn ý cho đề văn sau Hãy làm rõ nhận định sau:”Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân…” 8)Phân tích những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 9) Cảm nghĩ của em về nhân vật Ngư Ông trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn Gợi ý trả lời: 1.Bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau : Kể tóm tắt theo 3 phần như SGK . Lời văn ngắn gọn,liên kết câu văn trong đoạn văn chặt chẽ ,liên kết đoạn văn loogic . 2 bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau : -- Tên thật,tên chữ,tên hiệu ,năm sinh ,năm mất -- Quê quán,thời đại -- Tố chất, hoàn cảnh sống Những sáng tác tiêu biểu bằng chữ hán và chữ nôm,khẳng định giá trị kiệt tác truyện kiều. --làm nên thiên tài nguyễn du,làm nên danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới là nhờ nhiều yếu tố,trong đó có các yếu tố cơ bản là :gia đình,bản thân và thời đại 3.--khi miêu tả vẻ đep của hai chị em thúy kiều,tác giả tả thúy vân trước,thúy kiều sau vì đó là cách sử dụng nghệ thuật đòn bẩy : khi dọc đoạn tả thúy vân,người ta có cảm giác đây là người đẹp vào bậc nhất thiên hạ,nhưng khi đọc đoạn tả thúy kiều,lại thấy kiều còn đẹp hơn . --Thúy vân chỉ được miêu tả về nhan sắc,thúy kiều còn được miêu tả cả về tài năng .Vì thế,nguyễn du đã dành nhiều câu chữ hơn để tả thúy kiều. 4. không thể thay thế chữ thua và chữ nhường bằng chữ ghen và chữ hờn được. --Vì việc sử dụng ngôn từ của nguyễn du là có chủ đích :mỗi cặp từ tương ứng với việc dự cảm về số phận một nhân vật .nguyễn du miêu tả vẻ đẹp của vân nằm trong sự nhượng bộ của thiên nhiên dự báo cuộc đời nàng sẽ bình yên,khác với kiều,bị thiên nhiên hờn ghen đố kị thì cuộc đời sẽ trải qua nhiều tai ương,bất trắc sóng gió … 5 Sự tiếp thu :nguyễn du đã sử dụng thi liệu cổ điển khi nói về mùa xuân :cỏ mùa xuân ,hoa lê trắng,đó là sự tiếp thu thi liệu từ câu thơ cổ trung quốc .đó là biểu hiện của đặc trưng thi pháp văn học cổ điển :tính chất ước lệ, sùng cổ trong văn học trung đại --Sự sáng tạo : +Nguyễn du đã chuyển câu thơ ngũ ngôn (thơ 5 chữ )thành câu thơ lục bát. +Cỏ thơm được chuyển thành cỏ non ; trên cành lê có mấy bông hoa được chuyển thành cành lê trắng điểm một vài bông hoa, thêm từ trắng làm cho hình ảnh thơ đẹp đẽ hơn,chất tạo hình trong thơ đẹp đẽ hơn,nói cách khác,đó là hình thức thi trung hữu họa rất thịnh hành trong văn chương bác học cổ điển . 6-- Đoạn văn phải đúng cấu trúc quy nạp ;câu chốt (câu chủ đề )nằm ở cuối đoạn --Phải đảm bảo độ dài (khoảng 20 dòng ) -Chuyển được ý của đoạn thơ thành ý của đoạn văn xuôi nhưng không diễn nôm ý thơ,không trích dẫn quá dài dòng. 7. Dàn ý phải có đủ ba phần như sau : a ) Đặt vấn đề : --giới thiệuvị trí đoạn trích . --trích dẫn nhận định. b) giải quyết vấn đề : --ước mơ công lí chính nghĩa là ước mơ tốt đẹp có tính chất truyền thống của nhân dân việt nam. +đoạn đầu ( 12 câu đầu ) tả cảnh kiều báo ân : +Việc báo ân dành cho thúc sinh rất hậu hĩnh . +Ngôn ngữ của kiều vừa dịu dàng,vừa đanh thép thể hiện quan điểm rõ ràng người có công phải được trả ơn và người có tội phải được xử phạt. --Phần còn lại tả cảnh kiều báo oán ; +Khi nhìn thấy hoạn thư,lời lẽ của kiều rất đanh thép,thể hiện rõ ràng quan điểm công lí từng tồn tại trong nhân gian : đàn bà dễ có mấy tay. đời xưa mấy mặt đời này mấy gan Dễ dàng là thói hồng nhan , Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều +Sau khi nghe hoạn thư trình bày lí lẽ,thực chất là tìm cách gỡ tội ,thúy kiều đã tha bổng hoạn thư,chứng tỏ hoạn thư rất khôn ngoan và kiều rất vị tha. c) kết thúc vấn đề . --khái quát nội dung đã trình bày. --khẳng định lại lần nữa giá trị của đoạn trích. 8 . Lục vân tiên là người dũng cảm :thể hiện qua hành động đánh cướp cứu kiều nguyệt nga :hành động bất ngờ,những xử trí linh hoạt,mạnh mẽ,dũng cảm và chiến thắng (nêu dẫn chứng và phân tích ) +Lục vân tiên là người quân tử (có tài,có đức ),thể hiện qua : +Việc cứu người là hành động xả thân vì nghĩa,không phải cứu người để mong chờ một sự trả ơn ( nêu dẫn chứng và phân tích ) +Cách nói năng lịch sự với nhân vật kiều nguyệt nga ,thể hiện thái độ cứu người là vô tư trong sáng ,lại là người biết trọng lễ nghĩa nghĩa trong xã hội phong kiến . 9. đoạn văn cần làm rõ : --Ngư ông là người có hành động nhân nghĩa cao đẹp :thấy vân tiên gặp nạn thì cứu giúp,sẵn sàng cưu mang mà không cần trả ơn . --ông là người có lẽ sống cao đẹp,yêu thiên nhiên,không màng danh lợi… -Cùng với các nhân vật khác .ngư ông góp phần làm nên lẽ sống cao đẹp ,nhân nghĩa . Ngày dạy: i6/11/2009 Ôn tập tiếng Việt từ vựng - các biện pháp tu từ từ tiếng việt theo đặc điểm Cấu tạo A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức về từ vựng , các biện pháp tu từ tiếng Việt, từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo… - Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy). 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập, ding từ đặt câu . I Từ vựng Nhắc lại lý thuyết - GV: Từ đơn là gì? Lấy ví dụ? - HS nêu, lấy VD. - GV: Từ phức là gì? Lấy ví dụ? - HS nêu, lấy VD. - GV: Từ phức được chia thành những kiểu phức nào? - HS trả lời. - GV: Có những kiểu ghép nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp? - HS nêu, lấy VD. - GV: Có những kiểu láy nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp? - HS nêu, lấy VD. I Từ phân theo cấu tạo 1. Từ đơn và từ phức. A- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. VD: bố, mẹ, xanh,... B- Từ phức là từ gồm có hai tiếng hay nhiều tiếng. VD: bà ngoại, sách vở, sạch sẽ,... Từ phức gồm: + Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. VD: sách vở, ... + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đo đỏ, ... 2. Từ ghép: a. Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ. VD: bàn ghế, sách vở, tàu xe,... b. Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ. VD: bà + ....(bà nội, bà ngoại, bà thím, bà mợ,...) 3. Từ láy: a. Láy toàn bộ: Láy toàn bộ là cách láy lại toàn bộ cả âm, vần giữa các tiếng. VD: xinh xinh, rầm rầm, ào ào,... Lưu ý: Tuy nhiên để dễ đọc và thể hiện một số sắc thái biểu đạt nên một số từ láy toàn bộ có hiện tượng biến đổi âm điệu. VD: đo đỏ, tim tím, trăng trắng,... b. Láy bộ phận: Láy bộ phận là cách láy lại bộ phận nào đó giữa các tiếng về âm hoặc vần. + Về âm: rì rầm, thì thào, ... + về vần: lao xao, lích rích,... Bài tập 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về cấu tạo từ tiếng Việt: Bài tập 2: Cho các từ láy sau: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, thuồng luồng, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, bìm bịp, ù ù, lí nhí, xôn xao, chuồn chuồn. a. Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả? Vì sao? b. Phân biệt sự khác nhau giữa hai từ róc rách và bìm bịp. Bài tập 3: Tìm các từ ghép Hán Việt: viên (người ở trong một tổ chức hay chuyên làm một công việc nào đó), trưởng (người đứng đầu), môn (cửa). Gợi ý:Bài tập 1: cần hoàn thành: Cấu tạo từ Tiếng Việt Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ghép ĐL Từ ghép CP Từ láy Tbộ Từ láy bộ phận Từ láy vần Từ láy âm Bài tập 2: Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, ù ù, lí nhí, xôn xao. Bài tập 3: viên: giáo viên, nhân viên, kế toán viên,... trưởng: hiệu trưởng, lớp trưởng, tổ trưởng,... môn: ngọ môn, khuê môn,... II- nghĩa của từ tiếng việt - GV: Hãy vẽ sơ đồ khái quát về nghĩa của từ tiếng Việt? - HS vẽ đúng. - GV: Thế nào là nghĩ đen, nghĩa bóng của từ? Lấy VD để làm rõ? - HS nêu và lấy VD. - GV: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? - HS nêu. - GV: Thế nào là từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? VD? - HS nêu và lấy VD. - GV: Thế nào là từ ngữ nghĩa rông, từ ngữ nghĩa hẹp? VD? - HS nêu và lấy VD. - GV: Thế nào là trường từ vựng? VD? - HS nêu và lấy VD. I. Khái quát về nghĩa của từ Nghĩa của từ Nghĩa đen Nghĩa bóng - Nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ. - Nghĩa bóng là nghĩa phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của từ. VD: ăn (ăn cơm): nghĩa đen ăn (ăn phấn, ăn ảnh,...): nghĩa bóng ii. hiện tượng chuyển nghĩa của từ Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. iii. hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa a. Từ đồng âm Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ đồng âm giống nhau về chính tả cũng có thể khác nhau về chính tả. VD: cái bàn, bàn bạc, ... b. Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau VD: chết/mất/toi/hi sinh,... c. Từ trái nghĩa Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh, lời nói thêm sinh động. VD: cao - thấp, xấu - đẹp, hiền - dữ,... iv. cấp độ khái quát nghĩa của từ - trường từ vựng 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. - Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, lại và có nghĩa hẹp. VD: Cây: lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ. Cây là từ ngữ nghĩa rộng so với lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ và lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ là từ ngữ nghĩa hẹp so với cây. 2. Trường từ vựng: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. VD: Trường từ vựng trạng thái tâm lí gồm: giận dữ, vui, buồn,... Bài tập 1: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau. Dựa vào đâu ta phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? cho ví dụ? Gợi ý: - Từ đồng âm lẫn từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng hoàn toàn khác xa nhau về nghĩa. VD: Cà chua (tiếng trong tên gọi một sự vật - danh từ)) Cà này muối lâu nên chua quá. (từ chỉ mức độ - tính từ) - Từ nhiều nghĩa là những từ có mối liên hệ với nhau về nghĩa. VD: mùa xuân, tuổi xuân,... đều có chung nét nghĩa chỉ sự sống tràn trề Bài tập 2: Từ “Bay” trong tiếng Việt có những nghĩa sau( cột A) chọn điền các ví dụ cho bên dưới ( vào cột B) tương ứng với nghĩa của từ ( ở cột A) tt A- Nghĩa của từ B- ví dụ Di chuyển trên không Chuyển động theo làn gió Di chuyển rất nhanh Phai mất ,biến mất Biểu thị hành động nhanh ,dễ dàng a- Lời nói gió bay. b- Ba vuông phấp phới cờ bay dọc( Tú Sương). c- Mây nhởn nhơ bay- Hôm nay trời đẹp lắm( Tố Hữu). d- Vụt qua mặt trận- Đạn bay vèo vèo( Tố Hữu). e- Chối bay chối biến. Gợi ý: 1.c 2.b 3.d 4.a 5.e Bài tập 3: Phân tích nghĩa trong các câu thơ sau: Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. (ánh trăng - Nguyễn Du) Gợi ý:- Hai câu đầu: Gợi lên hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh bất chấp mọi sự thay đổi, sự vô tình của người đời. - Hai câu cuối: Hình ảnh ánh trăng im lặng như nhắc nhở con người nhớ về quá khứ tình nghĩa thuỷ chung. Bài tập 4: a. Trong câu văn “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” (Lão Hạc - Nam Cao) cụm từ “đáng buồn theo một nghĩa khác” ở đây được hiểu với nghĩa nào? A. Buồn vì Lão Hạc đã chết thật thương tâm. B. Buồn vì một người tốt như Lão Hạc mà lại phải chết một cách dữ dội. C. Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công. D. Vì cả ba điều trên. b. Từ nào có thể thay thế được từ “bất thình lình” trong câu “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy” (Lão Hạc - Nam Cao) A. nhanh chóng B. đột ngột C. dữ dội D. quằn quại Gợi ý: a. D b. B Bìa tập 5: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau : Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém, giết những người yêu nước thương nòi của ta, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Gợi ý: Trường từ vựng : Tắm, bể. Cùng nằm trong trường từ vựng là nước nói chung. - Tác dụng : Tác giả dùng hai từ tắm và bể khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn. Ngày dạy: 23/11/2009 ôn tập tiếng việt ( tiếp) III-Từ tiếng việt theo nguồn gốc - chức năng ? Thế nào là từ mượn? Có những bộ phận từ mượn nào là chủ yếu trong tiếng Việt? - HS nêu khái niệm và các bộ phận từ mượn. GV bổ sung qua sơ đồ. ? Thế nào là từ địa phương? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là thuật ngữ? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là từ tượng thanh ? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là từ tượng hình? VD? - HS nêu khái niệm và VD. i. Củng cố lí thuyết 1. Từ mượn Từ mượn là những từ mượn từ tiếng của nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm ... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để diễn đạt. Từ mượn Từ mượn tiếng Hán (Từ Hán Việt) Từ mượn các ngôn ngữ khác (Pháp, Anh...) 2. Từ địa phương Từ địa phương là những từ được sử dụng phổ biến ở một địa phương, vùng miền nhất định. VD: mô (đâu), tê (kia), răng (sao), rứa (thế)...là những từ ở địa phương vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá). 3. Biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội vì có thể sẽ gây khó hiểu. VD: ngỗng (điểm 2), trứng (điểm 1),... 4. Thuật ngữ Thuật ngữ là những biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. VD: thạch nhũ (Địa lí), từ vựng (Ngôn ngữ học),... 5. Từ tượng thanh - từ tượng hình. - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của người, vật trong tự nhiên và đời sống. VD: oa oa, hu hu, hô hố,... - Từ tượng hình là từ mô phỏng hình dáng, điệu bộ của người, vật. VD: Khật khưỡng, lừ đừ,... Bài tập 1: a) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. vật vã B. rũ rượi C. xôn xao D. xộc xệch b) Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? A. vô địch B. nhân dân C. bộ óc D. chân lý c) Trong đoạn thơ sau có mấy từ Hán Việt ? Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạm thanh Gần xa nô nức yến anh. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Gợi ý: a) B b) C c) 11 Bài tập 2: Tìm các từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình trong các câu, đoạn thơ sau: a. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (

File đính kèm:

  • docGiao an Phu dao Ngu van 9 1.doc