Môn toán 6 là bộ môn khoa học tự nhiên rất quan trọng đối với học sinh trong quá trình học ở cấp trung học cơ sở. Đây là bộ môn không thể thiếu được trong tất cả các môn học nhưng nó cũng rất khó đối với học sinh, nhiều khi học sinh, học môn này cảm thấy chán nản không tiếp thu được kiến thức dẫn đến học sinh học yếu,kém môn này.
Qua nhiều năm giảng dạy ở cấp học cũng như tiếp xúc với việc học của học sinh thì thấy đa số học sinh học yếu, kém môn toán 6, cho nên môn toán 6 là môn khó nhất đối với học sinh ,để học sinh học tốt môn này yêu cầu học sinh phải học ngay từ đầu, phải làm được các phép tính đơn rồi đến phép tính phức tạp.
7 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp bồi dưỡng học sinh học yếu kém môn Toán 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và Đào tạo thanh hóa
Phòng giáo dục và Đào tạo hoằng hóa
--------cód--------
Tên Sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp bồi dưỡng học sinh học
yếu Kém môn toán 6
Người thực hiện: Lê Thanh Kỳ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vi : Trường THCS Hoằng Lý
SKKN thuộc môn : Toán
SKKN thuộc năm học 2011- 2012
I.phần mở đầu
A. đặt vấn đề:
Môn toán 6 là bộ môn khoa học tự nhiên rất quan trọng đối với học sinh trong quá trình học ở cấp trung học cơ sở. Đây là bộ môn không thể thiếu được trong tất cả các môn học nhưng nó cũng rất khó đối với học sinh, nhiều khi học sinh, học môn này cảm thấy chán nản không tiếp thu được kiến thức dẫn đến học sinh học yếu,kém môn này.
Qua nhiều năm giảng dạy ở cấp học cũng như tiếp xúc với việc học của học sinh thì thấy đa số học sinh học yếu, kém môn toán 6, cho nên môn toán 6 là môn khó nhất đối với học sinh ,để học sinh học tốt môn này yêu cầu học sinh phải học ngay từ đầu, phải làm được các phép tính đơn rồi đến phép tính phức tạp.
Chính vì thế trong quá trình giảng dạy ở bộ môn toán 6, các phương tiện phục vụ cho dạy học hoàn toàn đầy đủ. Đối với giáo viên thì kiến thức cũng chưa khai thác đầy đủ để đưa ra những kiến thức ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu còn trong bài giảng thì chưa sử dụng hết dụng cụ trực quan để phục vụ cho tiết dạy để nâng cao chất lượng học của học sinh. Đối với học sinh chưa biết vận dụng kiến thức đó để giải các bài tập. Cho nên làm cho học sinh không thể hiểu bài ngay tại lớp. Đa số học sinh ở lớp chưa chú ý nghe giảng bài để tiếp thu bài ngay trên lớp, vẫn còn một số học sinh ham chơi không ghi bài, không làm bài tập nếu có làm bài tập thì làm qua loa không cần biết đúng hay sai đến lớp chỉ để cho hết buổi học là về cho cha mẹ khỏi mắng .
Về nhà học sinh không chịu học bài, làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp . Còn những học sinh biết hơn một ít thì không chịu giúp đỡ bạn, chỉ chờ giáo viên giải bài nào thì ghi bài đó, chưa chịu đọc đề bài tìm hiểu bài để đưa ra được lời giải đúng cho bài toán.
Về phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến học sinh, học ở nhà chưa giành thời gian bắt buộc cho các em học, một số em còn bỏ đi chơi xem việc học là ở lớp, ở
trường. Chính vì thế trong thực tế hiện nay việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng học của học sinh yếu kém là nhiệm vụ quan trọng của bộ môn nên tôi thấy chọn đề tài này là : “Phương pháp bồi dưỡng kiến thức cho học sinh học yếu, kém môn toán 6”.
Cho nên chọn đề tài này là để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh yếu, kém. Sự tiếp thu kiến thức của học sinh học yếu, kém là một quá trình bồi dưỡng kiến thức về toán 6 cho học sinh đây là một quá trình phải được duy trì liên tục trong các bài giảng ở trên lớp và theo dõi đôn đốc học sinh học ở nhà. Trong các bài giảng giáo viên phải biết khai thác tốt các kiến thức cơ bản, để cho học sinh hiểu bài nắm được kiến thức cơ bản và biết vận dụng kiến thức cơ bản đó để làm được các bài tập ở trên lớp và nắm được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, để phát huy được tính tích cực của mỗi học sinh trong học tập, tính tự giác và chủ động sáng tạo trong mỗi tiết học giúp học sinh hiểu bài sâu sắc về các bài giảng ở trên lớp, biết vận dụng các kiến thức đó để làm được các bài tập ở trên lớp và các bài tập ra về nhà. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh thích học môn toán 6 và hiểu rộng hơn về các môn học tự nhiên có suy nghĩ đúng về các môn này.
Về phương pháp và bồi dưỡng kiến thức cho học sinh học yếu, kém là phù hợp với tinh thần đổi mới hiện nay.
II.phần Nội dung
II.1 Những cơ sở lý luận của vấn đề:
Trong những năm gần đây việc đổi mới dạy học môn toán 6 luôn là vấn đề quan trọng
nhất của cấp học THCS .Vì vậy khi giảng dạy những tiết toán trên lớp là rất quantrọng
ngoài việc triển khai kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn phải phù hợp cho đối tượng học sinh yếu, kém để cho tất cả các em học sinh này nắm được các kiến thức cơ bản vững vàng, từ đó tạo cho các em có niềm say mê về học môn toán, biết hướng cho học sinh tìm tòi cách giải ngắn gọn, rõ ràng chính xác để các em khắc sâu kiến thức vậy dụng kiến đó để giải nhanh được các bài tập. Để đạt được những yêu cầu đó thì phương pháp đổi mới này sẽ rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh trong học tập, học sinh đóng vai trò chủ đạo tìm ra những kiến thức mới, còn giáo viên đóng vai trò phụ để hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức.Từ đó học sinh nắm được kiến thức vững vàng ngay trong bài giảng.
Xuất phát từ yêu cầu đặc trưng của bộ môn giáo viên khi giảng tiết nào trên lớp thì phải tìm hiểu đơn vị kiến thức nào là cơ bản, trọng tâm của bài giảng và cần có kiến thức nào hỗ trợ ở phần nào,ở vị trí nào cho phù hợp, từ đó đặt ra từng ý, từng câu, từng kí hiệu cho phù hợp với bài gảng. Do vậy giáo viên tiếp nhận được kiến thức cơ bản, trọng tâm từ đó sẽ hình thành ra kiến thức cơ bản ngắn ngọn dễ hiểu để cho học sinh tiếp thu. Vì vậy giáo viên phải có kiến thức, có kĩ năng, có đủ ngôn ngữ toán học và phải lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp để học sinh nắm được các kiến thức cơ bản chính xác và nhớ lâu hơn.
Đối với bài giảng lý thuyết thì học sinh phải nắm được kiến thức cũ để vận dụng vào làm các bài ? trong sách giáo khoa từ đó rút ra nhận xét và kết luận để hình thành ra kiến thức trong bài giảng rồi áp dụng kiến thức đó để vận dụng giải được các bài tập ở lớp. Đối với phân luyện tập thì cho học sinh làm các bài tập đơn giản để vận dụng kiến thức vừa tiếp thu được để giải nhanh và chính xác các bài tập.
II.2 Những thực trạng của vấn đề:
Đối vứi giáo viên để học sinh yếu kém nắm được kiến thức trong bài giảng thì giáo viên phải nắm được mục tiêu yêu cầu của bài dạy, từ đó biết chọn ra được các câu hỏi sát với nội dung của bài học, vừa sức đối với học sinh để tạo ra các ý kiến phát biểu trong lớp, để học sinh tiếp thu bài một cách đầy đủ và chính xác, phải yêu cầu một vài học sinh lên bảng trình bày lại kiến thức vừa tiếp thu được cho vận dụng giải ngay các bài tập đơn giản. Nếu không làm được cho học sinh tìm và đọc lại kiến thức vừa học, nếu học sinh vẫn không giải được thì giáo viên hướng dẫn ngay tại lớp để học sinh hiểu và nắm được cách giải của một bài toán.
Đối với học sinh phải làm được các bài tập giáo viên ra trên lớp , phải ghi bài đầy dủ làm được các bài tập đơn giản trong SGK. Bên cạnh đó yêu cầu phụ huynh học sinh phải có một thời gian biểu cho học sinh, tự học ở nhà để các em học sinh này đi vào nề nếp học tập, không bỏ học để đi chơi.
II.3 Những giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1Đối với kiến thức học ở trên lớp:
Đối với học sinh giáo viên phải kiểm tra bài cũ của từng học sinh để nắm được em nào thuộc bài, em nào không thuộc bài, em nào làm bài tập, em nào không làm bài tập. Em nào không thuộc bài và không làm bài tập thì yêu cầu em đó phải học bài và làm bài tập để hôm sau kiểm tra lại. Trong thời gian sinh hoạt 15 phút giao cho học sinh học tốt môn toán làm nhóm trưởng để kiểm tra các bạn trong nhóm của mình có làm các bài tập ở nhà hay không với nhau, nếu em nào chưa làm thì yêu cầu em đó làm ngay, nếu bài khó thì cho học sinh giỏi hướng dẫn cách giải.
Đối với bài giảng giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu của bài để chọn lọc ra được những câu hỏi phù hợp với bài dạy, phù hợp với đặc trưng bộ môn. Phù hợp với đối tượng học sinh yếu, kém. Các câu hỏi đó phải đơn giản dễ hiểu, dễ trả lời từ đó học sinh phát hiện tìm ra được kiến thức trong bài giảng đó là những công thức, định nghĩa, định lý, tính chất mà bài học yêu cầu. Rồi ra những bài tập đơn giản để vận dụng các công thức, định nghĩa, tính chất đó để giải các bài tập ngay tại lớp chủ yếu là bài tập trắc nghiệm, để củng cố và khăc sâu kiến thức vừa học cho học sinh là cho các em làm thêm các bài tập tự luận đơn giản.
Đối học sinh tiếp thu bài trên lớp phải chú ý lắng nghe giảng bài, ghi bài đầy đủ, trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm ra những kiến thức trong bài giảng như định nghĩa, định lý,tính chất… Rồi cho học sinh làm các bài tập dễ để học sinh vận dụng các kiến thức vừa tiếp thu được để giải các bài tập ngay tại lớp ,nhưng chỗ nào học làm còn thiếu, chưa đủ, chưa đúng thì giáo viên uốn nắn sửa lại cho học sinh từ đó học sinh biết cách trình bày một lời giải của bài toán.
Để giúp học hiểu và nhớ kiến thức sâu hơn và biết trình bày được lời giải của bài toán. Các bài tập đơn giản và dễ thì để cho học sinh tự làm, tự tìm ra lời giải để khắc sâu kiến thức vừa học. Nếu học sinh không làm được thì giáo viên hướng dẫn chi tiết từng lời giải, từng phép toán để học sinh hiểu bài ngay tại lớp và bết cách trình bày lời giải
của một bài toán.
Chẳng hạn trong tiết 90 : Bài12 “ Phép chia phân số”
- Đối với kiến thức cũ: học sinh hiểu và trả lời được các câu hỏi sau.
?1 Muốn nhân một phân số với một phân số ta làm như thế nào? viết biểu thức tổng quát của phép nhân đó.
?2 Muốn nhân một phân số với một số nguyên ta làm như thế nào? viết biểu thức tổng quát của phép nhân đó.
?3 Phép nhân phân số có những tính chất cơ bản nào? viết biểu thức tổng quát của các tính chất đó.
?4 Biết viết một phân số thành tích của hai phân số.
- Đối với kiến thức bài giảng ở lớp: Học sinh hiểu và nắm được bài mới bằng cách trả lời được các câu hỏi sau.
?1 Thế nào là hai số nghịch đảo của nhau.
?2 Muốn chia một phân số cho một phân số ta làm như thế nào.
?3 Muốn chia một phân số cho một số nguyên ta làm như thế nào.
?4 Muốn chia một số nguyên cho một phân số ta làm như thế nào.
- Đối với phần bài luyện tập: Học sinh phải làm được các bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận
Bài1: Tìm số nghịch đảo của các số sau: , , , 7
Bài2: Hãy điền các phân số thích hợp vào các ô trống sau để được một kết quả đúng.
1) = 2) =
3) = 4) =
Bài3: Thực hiện các phép tính sau
a) = b) =
c) 15: = d) =
- Đối với bài tập về nhà: cho học sinh làm bài tập 84, 87, 89, 90 trang 43 SGK.
3.2 Đối với việc học ở nhà:
Khi học bài ở nhà phải cho học sinh học thuộc các định nghĩa, công thức, định lý mà học sinh vừa tiếp thu ở trên lớp, ra các bài tập đơn giản có vận dụng các định nghĩa, công thức, định lý trên để học sinh khắc sâu kiến thức vừa học.
Giao cho một học sinh khá hoặc học giỏi kèm một nhóm hai học sinh yếu, kém để có cơ hội trao đổi kiến thức cho nhau và có cơ hội tìm hiểu kiến thức sâu hơn.
Đối với giáo viên cần phải kiểm tra việc học nhóm của học sinh một tuần 3 buổi đối với mỗi nhóm, để kiểm tra việc học ở nhà của học sinh có đúng thời gian không và hướng dẫn giải các bài tập mà học sinh không giải được.
Đối với phụ huynh học sinh cần giành thời gian biểu để cho các em vào học đúng giờ đúng qui định, thường xuyên nhắc nhở việc học của các em để tránh cho các em lơi
là khi học ở nhà hoặc không học bỏ đi chơi.
II.4 Kiểm ngghiệm:
- Giúp học sinh hiểu bài ngay tại lớp có khả năng tự kiểm tra và đánh giá vốn kiến thức mà các em đã lĩnh hội được ở trên lớp bằng cách vận dụng làm được các bài tập ở trên lớp và trong sách giáo khoa
- Từ đó giúp học sinh có một phương pháp học ở lớp và học ở nhà tốt hơn. Nhờ đó mà học sinh nhận thức được môn học.
- Giáo viên có được một phương pháp mới trong bồi dưỡng học sinh yếu kém.
III. Phần kết luận và đề xuất
III.1Kết quả khảo sát qua thực hiện:
Việc thực hiện phương pháp này đã thể hiện được các điểm mạnh.
Đối với giáo viên đã có bề dày kiến thức trong giảng dạy,biết lựa chọn những kiến thức cơ bản trong bài giảng, thiết kế một giáo án đầy đủ và chính xác, tổ chức tốt cho học sinh tiếp thu kiến thức mới đễ dàng, có sáng tạo và sử lý tốt được các tình huống trong lớp .Về học sinh đã tiếp thu bài nghiêm túc, thể hiện được tính chủ động sáng tạo trong học tập, biết vận dụng kiến thức tiếp thu trên lớp để giải được các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa.
III.2 Kết quả cụ thể qua kiểm tra:
Chất lượng học sinh của lớp đã nâng lên rõ rệt qua các đợt kiểm tra học kì I và kiểm tra cuối năm học.
Kết quả chất lượng năm học được tính theo đơn vị một lớp:
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
40
9
16
15
0
Đạt
22,5
40
37,5
0
Chất lượng học sinh yếu, kém được nâng lên rõ rệt trong các năm học.
III.3 ý Kiến đề xuất:
Nhà trường phải kết hợp với phụ huynh học sinh để nhắc nhở các em có nề nếp trong học tập ở trên lớp và ở nhà.
Khuyến khích và biểu dương những học sinh học yếu, kém nhưng đã vươn lên đạt điểm cao trong học tập và trong các đợt kiểm tra học kì.
Xây dựng một nhóm học sinh khá, giỏi nòng cốt trong một lớp thường xuyên đi kiểm tra và hướng dẫn những học sinh yếu, kém học ở nhà.
Hoằng Lý Ngày 20 / 4 / 2012
Người thực hiện
Lê Thanh Kỳ
Y kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cấp trường.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
Hoằng lý ngày… tháng…năm 2012
Chủ tịch HĐKH.
Y kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cấp huyện.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
Chủ tịch HĐKH.
Y kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cấp tỉnh.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
Chủ tịch HĐKH.
File đính kèm:
- Phuong phap boi duong hoc sinh yeu kem mon Toan khoi 6.doc