Phương pháp Chứng minh Hình học

A. Phương pháp “So sánh hai đoạn thẳng”.

Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:

1)

 Trong một tam giác cân, hai cạnh bên bằng nhau.

 Trong một tam giác đều, các cạnh bằng nhau.

 Các cạnh của đa giác đều thì bằng nhau.

2) Trong hai tam giác bằng nhau thì các cạnh tương ứng bằng nhau.

3)

 Hai đoạn thẳng cùng bằng một đoạn thẳng thứ ba thì bằng nhau.

 Trung tuyến thuộc cạnh huyền của một tam giác vuông thì bằng một nửa cạnh huyền.

 Đường trung bình ứng với một cạnh của tam giác thì bằng một nửa cạnh ấy.

 Đường trung trực của đoạn thẳng chia đoạn thẳng ấy thành hai đoạn thẳng bằng nhau.

 Đường trung tuyến của tam giác chia cạnh tương ứng thành hai đoạn thẳng bằng nhau.

a. Trong một hình bình hành:

– Các cạnh đối diện thì bằng nhau.

– Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

b. Trong một hình thang cân:

 Hai cạnh bên thì bằng nhau.

 Hai đường chéo thì bằng nhau.

c. Trong một hình chữ nhật:

 Các cạnh đối diện thì bằng nhau.

 Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

 Hai đường chéo thì bằng nhau.

d. Trong một hình thoi:

 Các cạnh bên thì bằng nhau.

 Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

e. Hình vuông có tất cả các tính chất trên.

f. Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau:

 Các dây cách đều tâm thì bằng nhau.

 Các dây trương các cung bằng nhau thì bằng nhau.

g. Hai tiếp tuyến phát xuất từ một điểm đến một đường tròn thì bằng nhau.

h. Một điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc ấy.

i. Hai đoạn thẳng cùng nghiệm đúng một hệ thức thì bằng nhau.

 

doc40 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp Chứng minh Hình học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 1 Thông minh nghĩa là biết cách hỏi hợp lý, nghe chăm chú, trả lời dí dỏm và ngừng nói khi cần thiết A. Phương pháp “So sánh hai đoạn thẳng”. Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: 1) Trong một tam giác cân, hai cạnh bên bằng nhau. Trong một tam giác đều, các cạnh bằng nhau. Các cạnh của đa giác đều thì bằng nhau. 2) Trong hai tam giác bằng nhau thì các cạnh tương ứng bằng nhau. 3) Hai đoạn thẳng cùng bằng một đoạn thẳng thứ ba thì bằng nhau. Trung tuyến thuộc cạnh huyền của một tam giác vuông thì bằng một nửa cạnh huyền. Đường trung bình ứng với một cạnh của tam giác thì bằng một nửa cạnh ấy. Đường trung trực của đoạn thẳng chia đoạn thẳng ấy thành hai đoạn thẳng bằng nhau. Đường trung tuyến của tam giác chia cạnh tương ứng thành hai đoạn thẳng bằng nhau. a. Trong một hình bình hành: – Các cạnh đối diện thì bằng nhau. – Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. b. Trong một hình thang cân: Hai cạnh bên thì bằng nhau. Hai đường chéo thì bằng nhau. c. Trong một hình chữ nhật: Các cạnh đối diện thì bằng nhau. Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Hai đường chéo thì bằng nhau. d. Trong một hình thoi: Các cạnh bên thì bằng nhau. Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. e. Hình vuông có tất cả các tính chất trên. f. Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau: Các dây cách đều tâm thì bằng nhau. Các dây trương các cung bằng nhau thì bằng nhau. g. Hai tiếp tuyến phát xuất từ một điểm đến một đường tròn thì bằng nhau. h. Một điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc ấy. i. Hai đoạn thẳng cùng nghiệm đúng một hệ thức thì bằng nhau. Để chứng minh đoạn thẳng a lớn hơn đoạn thẳng b, ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: 1) Hai đoạn thẳng a và b là hai đoạn thẳng dối diện với hai góc A và B của tam giác ABC và . µµA > B 2) a = m + n và b, m, n là độ dài ba cạnh của tam giác. 3) a là độ dài cạnh huyền và b là độ dài của cạnh góc vuông của tam giác vuông. 4) a và b là hai dây cung của một đường tròn (hay hai đường tròn bằng nhau) mà khoảng cách từ tâm đường tròn đến a nhỏ hơn khoảng cách từ tâm đường tròn đến b. 5) Cung nhỏ của đường tròn trương dây a lớn hơn cung nhỏ của đường tròn trương dây b. 6) Góc nội tiếp của đường tròn chắn dây cung a lớn hơn góc nội tiếp của đường tròn đó chắn dây cung b. Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 2 7) Nếu a = b thì sẽ đưa đến một điều vô lý. áp dụng: Các Bài tập dành cho “ tất cả học sinh” 1) Cho hình thang ABCD. Đường phân giác của góc A cắt cạnh BC tại một điểm E. Cm: AB = BE. 2) Cho tam giác ABC. Trong nửa mặt phẳng bờ AB có chứa điểm C, ta dựng đường vuông góc với AB tại A và lấy trên đó một điểm D sao cho AD = AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AC có chứa điểm B ta dựng đường vuông góc với AB tại A và lấy trên đó một điểm E sao cho AE = AC. Chứng minh CD = BE. 3) Trên tia phân giác của một góc nhọn xOy ta lấy một điểm A. Vẽ hai đường tròn bất kỳ đi qua O và A. Đường tròn thứ nhất cắt Ox ở M và cắt Oy ở P. Đường tròn thứ hai cắt Ox ở N và Oy ở Q. Chứng minh MN = PQ. 4) Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Kẻ hai đường cao BI và CK. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh MI = MK. 5) Cho tam giác ABC và trung tuyến AM thuộc cạnh BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA. Chứng minh BD = AC. 6) Cho đường tròn dường kính AB. Từ A và B kẻ hai dây cung bất kỳ song song với nhau, hai dây cung này cắt đường tròn lần lượt tại C và D. Chứng minh AC = BD. 7) Hai đường tròn (O) và (O’) có bán kính bằng nhau, cắt nhau tại A và B. Đường tròn (O) cắt đường nối tâm tại C và đường tròn (O’) cắt đường nối tâm tại D. Chứng minh AC = BD. 8) Cho một đường tròn dường kính AB. M là một điểm bất kỳ trên đường tròn. Đường tròn (A; AM) cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là N. Chứng minh BM = BN. 9) Qua một điểm P nằm trong đường tròn (O), ta kẻ hai dây cung bất kỳ APB và CPD sao cho OP là tia phân giác của góc hợp bởi hai dây cung AB và CD. Chứng minh AB = CD và AD = BC. 10) Cho tam giác ABC vuông tại A và. Kẻ đường cao AH. Trên tia BH lấy một điểm D sao cho HD = HB. Kẻ DI vuông góc với AC tại I và kẻ CK vuông góc với AD tại K. Chứng minh DI = DK. µµB>C 11) Cho tam giác ABC. Kẻ đường cao AH và BK. Tia AH cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại D. Kẻ CE vuông góc với BD tại E. Chứng minh CE = CK. 12) Cho hình thang ABCD. Qua giao điểm I của hai đường chéo ta kẻ đường thẳng song song với cạnh đáy AB, đường này cắt cạnh bên AD ở E và cắt cạnh bên BC ở F. Chứng minh IE = IF. 13) Cho hình chữ nhật ABCD. Trên tia đối của tia AD, lấy điểm F sao cho AF = AB. Trên tia đối của tia AB, lấy điểm E sao cho AE = AD. Đường thẳng FC cắt AB ở N và đường thẳng EC cắt AD ở M. Chứng minh MD = BN. 14) Cho tam giác ABC. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp trong tam giác đó. Tia AI cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác tại một điểm D. Chứng minh DC = DB = DI. 15) Cho đường tròn dường kính AB. Từ đầu mút A ta kẻ một dây cung AC và từ đầu mút B ta kẻ tiếp tuyến với đường tròn. Tia phân giác của cắt BC ở F, cắt đường tròn ở H, và cắt tiếp tuyến tại B ở điểm D. Chứng minh BF = BD, HF = HD. ·BAC 16) Cho tam giác ABC, AD là phân giác trong của góc A. Từ D kẻ đường song song với AB, cắt AC ở điểm E. Qua E kẻ đường song song với BC, cắt AB ở F. Chứng minh AE = BF. 17) Cho một đường tròn (O) và một điểm C ở ngoài đường tròn. Từ C kẻ hai tiếp tuyến CA, CB đến đường tròn (O). Lấy điểm P trên đoạn thẳng AB và kẻ đường vuông góc với OP, đường này cắt đoạn thẳng CB tại điểm D và cắt tia CA tại điểm E. Chứng minh PE = PD, AE = BD. Biết dùng điều đã học để biết thêm điều mới thì có thể thành Thầy thiên hạ Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 3 B. Phương pháp “So sánh hai góc –Số đo góc”. Để chứng minh hai góc bằng nhau ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: 1) Tia phân giác của một góc chia góc ấy thành hai góc bằng nhau. 2) – Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. Trong một tam giác cân, đường trung tuyến, đường cao kẻ từ đỉnh cũng đồng thời là đường phân giác của góc ở đỉnh. Tam giác đều có tất cả các tính chất trên. 3) Hai đường thẳng song song hợp với một cát tuyến: Những góc so le trong bằng nhau, Những góc so le ngoài bằng nhau, Những góc đồng vị bằng nhau. 4) – Hai góc có cạnh tương ứng song song thì bằng nhau nếu cùng nhọn hoặc cùng tù. Hai góc có cạnh tương ứng vuông góc thì bằng nhau nếu cùng nhọn hoặc cùng tù 5) – Hai góc cùng bằng một góc thứ ba thì bằng nhau. Hai góc cùng bù với một góc thứ ba thì bằng nhau. Hai góc cùng phụ với một góc thứ ba thì bằng nhau. Hai góc cùng bằng n lần với một góc thứ ba thì bằng nhau. 6) – Trong hai tam giác bằng nhau thì các góc tương ứng bằng nhau. – Trong hai tam giác đồng dạng thì các góc tương ứng bằng nhau. 7) Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau, những góc nội tiếp (hoặc những góc giữa một tia tiếp tuyến và một dây cung đi qua tiếp điểm) chắn những cung bằng nhau thì bằng nhau. 8) Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì tia kẻ từ giao điểm đó qua tâm đường tròn là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến. 9) – Các góc đối củahình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông thì bằng nhau. Các góc ở đáy của một hình thang cân thì bằng nhau. Các góc của đa giác đều thì bằng nhau. Để chứng minh góc a lớn hơn góc ò ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: 1) Hai góc a và ò là hai góc đối diện với hai cạnh a và b của một tam giác mà a > b. 2) Hai góc a và ò có đỉnh chung, có một cạnh chung, nằm về một phía của cạnh chung và cạnh thứ hai của góc ò nằm giữa cạnh chung và cạnh thứ hai của góc ò. 3) Hai góc a và ò cùng nội tiếp trong một đường tròn và dây cung (hay cung) bị chắn bởi a lớn hơn dây cung (hay cung) bị chắn bởi ò. 4) Nếu a = ò thì sẽ dẫn đến một điều vô lý. Để tính số đo của một góc trong một bài toán ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: 1) Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800. 2) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó. 3) Mỗi góc của tam giác đều bằng 600. 4) Góc lớn nhất trong tam giác vuông có số đo bằng 900. Các góc còn lại nhỏ hơn 900. 5) Hai góc kề của Hình bình hành, Hình chữ nhật, Hình thoi, Hình vuông có tổng bằng 1800. 6) Hai góc trong cùng phía, ngoài cùng phía của hai đường thẳng song song bị cắt bởi một cát tuyến có tổng bằng 1800. 7) Hai góc đối của một tứ giác nội tiếp được thì bù nhau. 8) Hai góc một nhọn, một tù có cạnh tương ứng song song hoặc vuông góc thì bù nhau. 9) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông. Góc nội tiếp chắn ẳ đường tròn bằng 450. Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 4 áp dụng: Các Bài tập dành cho “ tất cả học sinh” 1) Cho một tam giác ABC (AB > AC). Trên cạnh AB ta lấy một điểm D sao cho DB = AB – AC. Từ A kẻ AH ⊥ CD. Chứng minh =. ·DAH·CAH 2) Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ đường cao AH xuống cạnh BC. Gọi M là trung điểm của cạnh AC. Chứng minh . ··AHM = HAM 3) Từ một điểm M ở ngoài một đường tròn (O), ta kẻ một tiếp tuyến MA với đường tròn và trên tia MA, lấy một điểm B sao cho AB = AM. Chứng minh . ··AMO = ABO 4) Cho tam giác ABC, trong đó . Kẻ phân giác trong AD của góc . Từ chân D của phân giác, ta kẻ đường song song với AB, cắt AC ở E. Qua E, ta kẻ đường song song với AD, cắt BC ở F. Qua F, kẻ đường song song với AB cắt AC ở I. Tìm tất cả các góc bằng góc B. µµA = 2.BµA 5) Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB, ta lấy một điểm B’ sao cho B’A = BA và trên tia đối của tia AC lấy một điểm C’ sao cho C’A = CA. Chứng minh . ··ACB = AC'B' 6) Cho tam giác cân ABC và P là một điểm bất kỳ trên cạnh đáy BC. Gọi M là trung điểm của BC, N là trung điểm của PC. Qua M kẻ đường vuông góc với BC, cắt AB ở E. Qua N kẻ đường vuông góc với BC, cắt AC ở F. Chứng minh . ·µEPF= A 7) Từ một điểm D trên cạnh đáy BC của một tam giác cân ABC, ta kẻ đường vuông góc DI xuống cạnh bên AC. Chứng minh . ··1IDC=BAC2 8) Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Gọi H là chân đường cao kẻ từ đỉnh A đến cạnh BC. Chứng minh . ··OAC=BAH 9) Trên nửa đường tròn dường kính AB, ta lấy một điểm C và D là một điểm bất kỳ trên đoạn thẳng AB sao cho đường vuông góc kẻ từ D với đoạn AB, cắt đoạn thẳng AC tại một điểm E và cắt tiếp tuyến tại điểm C với nửa đường tròn tại một điểm F. Chứng minh . ··FCE=FEC 10) Cho góc nhọn . Trên tia Ox, lấy hai điểm A và B. Trên tia Oy, lấy hai điểm C, D sao cho OA = OC, OB = OD. Đoạn thẳng AC cắt BD tại M . Chứng minh điểm M nằm trên tia phân giác của góc . ·xOy·xOy 11) Cho tam giác ABC, trong đó > . Trên cạnh AC, ta lấy một điểm D sao cho hệ thức sau đây thỏa mãn: AB. 2= AD.AC. Chứng minh µB µC··ABD=ACE 12) Cho một đường tròn và hai dây cung AB = AC. Trên cung AC (không chứa điểm B), ta lấy một điểm M. Gọi S là giao điểm của AM và BC. Chứng minh . ··ASC=MCA 13) Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn. Từ điểm chính giữa M của cung AC, Ta vẽ dây cung MN // AB, dây cung này cắt BC ở I và cắt đường tròn ở N. Chứng minh tam giác BIM cân. 14) Cho tam giác ABC vuông ở A. Trên tia AB ta lấy một điểm D sao cho AD = AC và trên tia AC, ta lấy một điểm E sao cho AE = AB. Kẻ đường cao AH của tam giác ABC. Đường thẳng AH cắt DE ở điểm M. Hãy so sánh các tam giác ABC, ADE và tìm các góc tương ứng bằng nhau. 15) Trên tia phân giác Oy của góc, ta lấy một điểm A và vẽ đường tròn (A; OA). Đường tròn này cắt tia Ox ở điểm B và tia Oy ở điểm C. Chứng minh . ·xOy··OBA=OCA 16) Cho một tam giác ABC, trong đó . Lấy trên cạnh BC hai điểm M và N sao cho, . Chứng minh . µµµB < C < A·µCAM=B·µBAN=C··CMA=BNA 17) Cho tam giác ABC. Gọi N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CA và I, J, K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng NP, BP, CN. Chứng minh . ¶·QJI=JQK Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 5 18) Cho tam giác ABC, trong đó . Lấy một điểm M bất kỳ trên cạnh AB. Trên tia CA lấy một điểm N sao cho AM = AN (điểm N ở ngoài đoạn thẳng AC). Chứng minh . µµA=2.B··BMD=ABC Nuôi con chẳng răn là lỗi ở cha, Dạy trò không nhiêm là lỗi ở thầy. Cha nghiêm, Thầy giỏi mà học không nên là Tội ở con C. Phương pháp “ Chứng minh hai đường thẳng vuông góc với nhau ” 1) Trong một tam giác cân (hay tam giác đều), đường phân giác của góc ở đỉnh hoặc đường trung tuyến thuộc cạnh đáy cũng đồng thời là đường cao thuộc cạnh đáy. 2) Định nghĩa: Tam giác vuông là tam giác có hai cạnh vuông góc với nhau. Để chứng minh một tam giác là tam giác vuông, ta có thể chứng minh: - Tam giác đó nội tiếp trong nửa đường tròn. - Tam giác đó có tổng hai góc bằng 900hoặc 1v. - Tam giác đó có đường trung tuyến ứng với một cạnh thì bằng một nửa cạnh ấy. - Tam giác đó có độ dài các cạnh thỏa mãn hệ thức Pytago hoặc các hệ quả. 3) Đường phân giác của hai góc kề và bù nhau thì vuông góc với nhau. 4) – Nếu a // b mà a ⊥ c thì b ⊥ c. – Nếu a // b và c // d mà a ⊥ c thì b ⊥ d. 5) – Các đường chéo của hình thoi (hoặc hình vuông) thì vuông góc với nhau. – Các cạnh của hình chữ nhật (hoặc hình vuông) thì vuông góc với nhau. 6) – Đường kính đi qua trung điểm của một dây cung không đi qua tâm thì vuông góc với dây cung ấy. – Đường kính đi qua trung điểm một cung thì đi qua trung điểm của dây cung và cũng vuông góc với dây cung ấy. 7) – Tiếp tuyến của một đường tròn thì vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm. Hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm vuông góc vơí dây chung. Đường trung trực của đoạn thẳng thì vuông góc với đoạn thẳng đó. áp dụng: Các Bài tập dành cho “ tất cả học sinh” 1. Cho một tam giác ABC vuông góc ở A và trên BC có một điểm D sao cho CD = CA. Trên cạnh AB ta lấy một điểm E sao cho AE = AH (AH là đường cao của). Chứng minh: ABC? a) b) ADEH⊥ DEAB⊥ 2. Cho một góc xOy và một điểm M nằm trong góc ấy. Từ M kẻ . Gọi A là trung điểm của OM và H là trung điểm của BC. Chứng minh MBOy ⊥AHBC⊥ 3. Cho một nửa đường tròng đường kính AB. Trong cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, có chứa nửa đường tròn ta kẻ các tia Ax, By vuông góc với AB. Tại một điểm C bất kì trên nửa đường tròn, ta dựng tiếp tuyến với nửa đường tròn. Tiếp tuyến này cắt tia Ax ở điểm D và cắt tia By ở điểm E. Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Chứng minh OEOD ⊥ 4. Cho ba điểm B, H, C sao cho BC = 13 cm; BH = 9 cm, HC = 4 cm. Từ H ta dựng đường vuông góc với đường thẳng BC và trên đường thẳng vuông góc này, chọn một điểm A sao cho AH = 6 cm. Chứng minh ABAC ⊥ 5. Cho hình vuông ABCD. Trên tia BC, ta lấy một điểm M nằm ngoài các điểm B, C và trên tia CD ta lấy một điểm N sao cho DN = BM.. đường vuông góc với MA tại M và đường vuông góc với NA tại N cắt nhau ở F. Chứng minh: CFCA⊥ 6. Cho vuông góc ở A, đường cao AH. M là trung điểm của cạnh BC và N là trung điểm của cạnh AC. Đường thẳng MN cắt tia AH ở điểm D. Chứng minh ABC?AMDC ⊥ Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 6 7. Tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O, H là chân đường cao kẻ từ A. Tia phân giác của góc OAH cắt đường tròn tại điểm M. Chứng minh OMBC ⊥ 8. Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh AD lấy một điểm E và trên cạnh DC lấy một điểm F sao cho AE = DF. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng EF và BF. Chứng minh AFMN ⊥ 9. Cho một hình bình hành ABCD có AB = AC. Đường thẳng đi qua B và song song với AC, cắt đường thẳng chứa cạnh DC tại điểm E. Chứng minh AEBC ⊥ 10. Cho môùt hình vuông ABCD. Trên tia BC ta lấy một điểm M nằm ngoài đoạn thẳng BC và trên tia CD ta lấy một điểm N sao cho DN = BM. Kẻ từ M một đường thẳng song song với AN và kẻ từ N một đường thẳng song song với AM. Hai đường thẳng này cắt nhau tại một điểm F. Chứng minh và AMAN ⊥ AFMN⊥ 11. Từ một điểm P ở ngoài một đường tròn tâm O, ta kẻ một tiếp tuyến PA và một cát tuyến PCD đến đường tròn . Phân giác của góc CAD cắt đường tròn ở điểm E. Chứng minh OECD ⊥ 12. Cho bốn điểm A, B, C, D theo thứ tự ấy sao cho AB = BC = CD. Gọi M là đỉnh của một tam giác đều đáy BC và P là giao điểm của đường thẳng AM với đường vuông góc với đường thẳng AD kẻ từ điểm D. Chứng minh rằng: a) AM = MP b) BM // CP c) d) MCAM⊥ PCMD⊥ 13. Cho hai đường tròn tam O và O’ ngoài nhau. Kẻ các tiếp tuyến chung và tiếp tuyến chung ngoài, chúng cắt nhau ở M và N. Chứng minh: a) b) OMO'M⊥ ONO'N⊥ 14. Cho , kẻ đường cao BH, CH’. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. Chứng minh: ABC?OAHH'⊥ 15. Cho một hình vuông ABCD. Trên cạnh AD lấy một điểm M và trên cạnh DC lấy 1 điểm N sao cho AM = DN. Chứng minh: a) BM = AN. b) và . BMAN ⊥BNCM⊥ c) Hai đường CM và AN cắt nhau tại I . Chứng minh BIMN ⊥ 16. Cho một tứ giác ABCD nội tiếp trong một đường tròn. Các đường thẳng AB và CD cắt nhau ở một điểm N. Các đường thẳng AD và CB cắt nhau ở một điểm M. Chứng minh rằng các đường phân giác của các góc AMB và AND vuông góc với nhau. 17. Cho tam giác cân ABC nội tiếp trong một đường tròn. D là một điểm trên cung nhỏ BC. Nối CD và DB. Trên tia DB ta lấy một đoạn DE = CD. Nối CE cắt AD ở I và cắt đường tròn ở một điểm F. Gọi M là trung điểm của AC. Chứng minh a) AD là phân giác của góc BDC. b) c) ADCE⊥ MIFD⊥ Sự tiến bộ là một từ ngữ đẹp, song động cơ của sự tiến bộ là sự thay đổi và sự thay đổi nào cũng có những kẻ thù của nó. D. Phương pháp “ Chứng minh các đường thẳng song song” 1) Khi hai đường thẳng tạo với một cát tuyến: Hai góc ở vị trí so le trong (hoặc so le ngoài) bằng nhau, hoặc Hai góc ở vị trí đồng vị thì bằng nhau, hoặc Hai góc ở vị trí trong cùng phía (hoặc ngoài cùng phía) bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau. 2) – Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau. Đường trung bình ứng với một cạnh của một tam giác thì song song với cạnh ấy. Đường trung bình của một hình thang thì song song với hai cạnh đáy. 3) Các cạnh đối của hình bình hành (hoặc hình chữ nhật, hoặc hình thoi, hoặc hình vuông) thì song song với nhau. Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 7 4) Nếu một đường thẳng chia hai cạnh của một tam giác thành những đoạn thẳng tương ứng tỷ lệ thì nó song song với cạnh còn lại. áp dụng: Các Bài tập dành cho “ tất cả học sinh” 1. Cho một góc xOy. Trên tia Ox ta lấy hai điểm A và B. Trên tia Oy ta lấy hai điểm C và D sao cho OC = OA và OD = OB. Chứng minh AC // BD 2. Hai đường tròn tâm O và O’ cắt nhau tại hai điểm A và B. Qua A kẻ một cát tuyến cắt đường tròn tâm O tại M và đường tròn tâm O’ tại M’. Qua B ta cũng kẻ một cát tuyến cắt đường tròn tâm O tại điểm M và đường tròn tâm O’ tại N’. Chứng minh MN // M’N’. 3. Cho một đường tròn tâm O. Lấy trên đó ba điểm A, B, C . Vẽ đường tròn đường kính BC, đường này cắt đường thẳng AB tại một điểm I. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Chứng minh OM // CI 4. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH . Từ H ta kẻ và . Gọi M là trung điểm của cạnh BC, N là trung điểm của cạnh AB. Đường thẳng MN cắt đường thẳng AH tại điểm D. Chứng minh EF // DB. HFAB⊥HEAC⊥ 5. Cho một tứ giác lồi ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh MN // QP 6. Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF có chung nhau một cạnh AB. Chứng minh DE // CF 7. Cho , M là một điểm bất kì trên cạnh AB, N là trung điểm cạnh AC. Trên tia MN ta lấy một điểm sao cho NP = MN. Chứng minh: MC // AP và CP // AB. ABC? 8. Cho tam giác ABC và trung tuyến AM thuộc cạnh BC. Tia phân giác của góc AMB cắt cạnh AB ở điểm P và tia phân giác của góc AMC cắt cạnh AC ở điểm Q. Chứng minh PQ // BC 9. Cho ba tia Ox, Oy, Oz cùng xuất phát từ điểm O. Từ các điểm B và B’ nằm trên tia Oy, ta kẻ các đường, và, . Chứng minh AC // A’C’ BAOx⊥B'A'Ox⊥BCOz⊥B'C'Oz⊥ 10. Chứng minh rằng các dây không bằng nhau nối những đấu mút của một cung với các đầu mút của một cung khác bằng cung ấy, thì song song với nhau. 11. Cho tam giác ABC. Kẻ đường cao AH. Tia AH cắt đường tròn tại một điểm H’. Đường kính qua A cắt đường tròn tại điểm thứ hai A’. Chứng minh A’H’ // BC 12. Cho hai đường tròn đồng tâm. Từ một điểm I nằm trong đường tròn lớn và nằm ngoài đường tròn nhỏ, ta kẻ hai tiếp tuyến đến đường tròn nhỏ. Tiếp tuyến thứ nhất cắt đường tròn lớn tại A và C. Tiếp tuyến thứ hai cắt đường tròn lớn tại B và D. Chứng minh AB // CD 13. Cho một góc xOy. Kẻ tia phân giác Ot và lấy trên đó một điểm I. Đường tròn tâm I, bán kính OI cắt Ox ở điểm A, cắt Ot ở điểm B và cắt Oy ở điểm C. Đường thẳng AB cắt cạnh Oy ở E. Đường thẳng CB cắt cạnh Ox ở điểm D. Chứng minh: a) CE = AD b) AC // DE 14. Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By và tiếp tuyến tại một điểm M trên nửa đường tròn. Tiếp tuyến này cắt Ax ở C và By ở D. Gọi N là giao điểm của AD và BC, P là giao điểm của OC và AM, Q là giao điểm của OD và BM. a) Chứng minh MN // AC b) Chứng minh PQ //AB 15. Cho hình bình hành ABCD. Đường phân giác của góc A cắt đường chéo BD ở điểm M và đường phân giác góc D cắt đường chéo AC ở điểm N. Chứng minh MN // AD. 16. Cho một phần tư đường tròn tâm O, giới hạn bởi hai bán kính vuông góc OA, OB. Trên cung AB ta lấy hai điểm M và N sao cho AM = BN. Các đường thẳng AM và BN giao nhau tại điểm C. Chứng minh: a) MN // AB b) OCMN⊥ 17. Cho tứ giác ABCD trong đó AB = AD, BC = CD. Kéo dài các cạnh cắt nhau ở M và N . Chứng minh: MN// BD Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 8 18. Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn tâm O, kéo dài các cạnh AB và CD cho gặp nhau tại một điểm M. Chứng minh đường phân giác của góc M song song với một phân giác của góc họp thành bởi hai đường chéo. Không có kho báu nào quý bằng học thức. Hãy tích lũy lấy nó, lúc còn đủ sức. E. Phương pháp “ Chứng minh ba điểm thẳng hàng” 1) Điểm M được gọi là điểm nằm giữa hai điểm A, B nếu ta có AM + MB = AB 2) Nếu hai góc ở vị trí đối đỉnh mà bằng nhau và có hai cạnh cùng nằm trên một đường thẳng thì hai cạnh còn lại cũng nằm trên cùng một đường thẳng. 3) Hai góc kề và bù nhau thì có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên cùng một đường thẳng. Hai góc kề và bù nhau thì có tổng số đo bằng 1800(hoặc là 2v) 4) Để chứng minh ba điểm A, B, M thẳng hàng, ta có thể chứng minh: MA, MB cùng song song với một đường thẳng. MA, MB cùng vuông góc với một đường thẳng (hoặc hai đường thẳng song song). Đường thẳng AB đi qua M. ·0AMB1802v== MA, MB là hai tia phân giác của hai góc đối đỉnh. 5) Các điểm A, M, B cùng thuộc một tập hợp điểm là đường thẳng (như là đướng caon, đường trung trực, đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung bình) áp dụng: Các Bài tập dành cho “ tất cả học sinh” 1. Cho một điểm M nằm giữa hai điểm A, B và một điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Gọi A’, B’ và M’ lần lượt là các điểm đối xứng của các điểm A, B, M qua điểm O. chứng minh rằng A’, B’, M’ thẳng hàng. 2. Cho tam giác ABC. Gọi H là trực tâm của tam giác và A là điểm đối xứng của đỉnh A qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. I là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh rằng điểm đối xứng của trực tâm H qua cạnh BC thì nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác và chứng minh rằng ba điểm A’, I, H thẳng hàng. 3. Chứng minh đường thẳng Simson trong tam giác: Cho tam giác ABC nội tiếp trong một đường tròn. Từ một điểm M bất kì trên đường tròn ta kẻ các đường vuông góc MI, MJ, MK lần lượt xuống các đường thẳng AB, AC, BC. Chứng minh rằng ba điểm I, J, K thẳng hàng. 4. Chứng minh đường thẳng Euler trong tam giác: Cho tam giác ABC. Gọi H là trực tâm, G là trọng tâm, O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác, M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AC. Chứng minh: a) b)c) Ba điểm H, G, O thẳng hàng ABH? MNO? AHG? MOG? 5. Trong một nửa đường tròn đường kính AB, ta lấy một dây BC. Từ một điểm H nằm giữa hai điểm A, B ta kẻ đường vuông góc với AB, đường này cắt đường thẳng BC tại một điểm E. đường tròn đường kính BE cắt nửa đường tròn đường kính AB ở một điểm D. Chứng minh rằng ba điểm A, D, E thẳng hàng. 6. Cho tam giác ABC vuông góc ở A. lấy AB, AC làm cạnh huyền, ta vẽ các tam giác vuông cân ABD, ACE ở phía ngoài tam giác ABC. Chứng minh rằng ba điểm D, A, E thẳng hàng. 7. Cho hình thang cân ABCD (AD = BC), các đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm I; E là trung điểm của CD; F là trung điểm của AB. Chứng minh rằng ba điểm E, I, F thẳng hàng. 8. Cho một đường tròn tâm O, đường kính AB. Lấy một điểm C nằm giữa hai điểm A, B. Vẽ đường tròn đường kính BC, tâm O’. Đường trung trực của đoạn thẳng AC cắt đường tròn O tại hai điểm S S Phương pháp Chứng minh Hình học – HọC SINH GIỏI — Giáo viên: Đinh Vũ Hưng Trang 9 D, E. Đường thẳng DB cắt đường tròn O’ tại điểm F. Chứng minh rằng ba

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM HINH HOC.doc