Phương pháp dạy học “phát huy chủ thể năng động sáng tạo” của học sinh với bài “nhôm"

Hiện nay cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường thiết bị thì việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học cơ sở là một nhu cầu rất thiết thực. Bởi lẽ, nếu không có một phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới dạy học sẽ khó có thể đồng bộ nhằm phát huy khả năng và xu thế phát triển toàn diện người học sinh trong nhà trường.

 Nhận thức được điều đó tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy bộ môn mà mình đang đảm trách là hoá học 9, cụ thể với bài Nhôm.

 Một trong những phương pháp mà tôi tâm đắc nhất là phương pháp dạy học “Phát huy chủ thể năng động sáng tạo của học sinh”. Đây là một kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được từ chính thực tiễn dạy và học trên hai chục năm qua.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học “phát huy chủ thể năng động sáng tạo” của học sinh với bài “nhôm", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “PHÁT HUY CHỦ THỂ NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO” CỦA HỌC SINH VỚI BÀI “NHÔM” I - ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường thiết bị thì việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học cơ sở là một nhu cầu rất thiết thực. Bởi lẽ, nếu không có một phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới dạy học sẽ khó có thể đồng bộ nhằm phát huy khả năng và xu thế phát triển toàn diện người học sinh trong nhà trường. Nhận thức được điều đó tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy bộ môn mà mình đang đảm trách là hoá học 9, cụ thể với bài Nhôm. Một trong những phương pháp mà tôi tâm đắc nhất là phương pháp dạy học “Phát huy chủ thể năng động sáng tạo của học sinh”. Đây là một kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được từ chính thực tiễn dạy và học trên hai chục năm qua. II - NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Phương pháp dạy học “Phát huy chủ thể năng động sáng tạo của học sinh” là phương pháp dạy học trong đó người thầy đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là chủ thể năng động, sáng tạo trong việc tìm tòi, phát hiện, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều bộ môn khác trong cấp học trung học cơ sở vì nó có tác dụng tích cực đến mọi đối tượng học sinh từ khá, giỏi đến trung bình, yếu, kém. Mặt khác phương pháp này rất phù hợp với tâm lí, lứa tuổi, với khả năng tư duy, hoạt động sáng tạo của các em, giúp các em hứng thú trong học tập và khắc sâu được kiến thức cơ bản. Để vận dụng tốt phương pháp này người giáo viên cần chọn cho được một hệ thống câu hỏi rõ ràng, xác thực, lô gic, cũng có thể đưa ra câu hỏi hơi trừu tượng để gây tính tìm tòi, nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các em. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở để giúp các em giải đáp vấn đề nhanh và chính xác. 2. Nội dung cụ thể Aùp dụng phương pháp “Phát huy chủ thể năng động sáng tạo của học sinh” với bài Nhôm. Phương pháp TG Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của nhôm. CH: Cho biết KHHH, NTK của nhôm? - GV cho HS quan sát mẫu nhôm, hướng dẫn HS nhận xét trạng thái, màu sắc. CH: Cho biết tính chất vật lí của nhôm? - GV thông báo: Nhôm là kim loại nhẹ có khối lượng riêng 2,7 g/cm3, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt,nhiệt độ nóng chảy 6600C CH: Hãy nhắc lại tính chất vật lí của nhôm. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm. 1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không? a. Phản ứng của nhôm với oxi. - GV: Biểu diễn TN đốt cháy bột Al trên ngọn lửa đèn cồn. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hiện tượng, kết quả tạo thành, viết phương trình PƯHH xãy ra - GV thông báo: Điều kiện thường Al phản ứng với oxi không khí tạo Al2 O3 mỏng bền vững bảo vệ Al không cho Al tác dụng với oxi không khí và nước - Phản ứng của nhôm với phi kim khác. Nhôm phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2 tạo thành muối Al2 S3 , AlCl3. Kết luận: Nhôm phản ứng với oxi tạo ra oxit, với phi kim tạo thành muối. b.Phản ứng của nhôm với dd axit - GV cho HS làm TN Al tác dụng với dung dịch HCl. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét, rút ra kết luận và viết PTHH. - GV: Nhôm không tác dụng với H2 SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. c. Phản ứng của nhôm với dd muối - Tổ chức cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm giữa Al với dd CuCl2 , quan sát hiện tượng, sự thay đổi màu sắc của dd, trên sợi nhôm và viết phương trình phản ứng . CH: Phản ứng giữa Al với AgNO3 có xãy ra không? - Al tác dụng với dd muối kim loại yếu hơn CH: Hãy rút ra kết luận về tính chất hoá học của nhôm? - GV tổ chức cho các nhóm học sinh nghiên cưú phản ứng của nhôm với dd NaOH, hướng dẫn quan sát, nhận xét và kết luận . Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của Al CH: Cho biết những ứng dụng của Al trong đời sống. Hoạt động 4: Tìm hiểu sản xuất nhôm Trong tự nhiên nhôm tồn tại dưới dạng oxit và muối, để có nhôm nguyên chất hoặc hợp kim của nhôm ta phải sản xuất nhôm. CH: Vậy nhôm được sản xuất như thế nào? CH: Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì? - Giới thiệu bể điện phân nhôm, HS quan sát, GV hướng dẫn. - GV khái quát kiến thức trọng tâm toàn bài và cho HS làm bài tập 5 SGK. 8’ 18 NHÔM - KHHH: Al - NTK: 27 I. Tính chất vật lí - Là kim loại ở thể rắn màu trắng bạc có ánh kim. - Dẻo, dễ dát mỏng, kéo sợi, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.D = 2,7 g/cm3, t0nc = 6600C II. Tính chất hoá học 1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại. a. Phản ứng của nhôm với oxi. - Nhôm cháy sáng toả nhiệt mạnh tạo thành nhôm oxit 4Al(r) + 3O2 (k) 2Al2O3 (r) + Q trắng không màu trắng - Nhôm oxit bền vững bảo vệ nhôm - Phản ứng của nhôm với phi kim khác. 2Al(r) + 3Cl2 2AlCl3 Al là kim loại hoạt động hoá học mạnh ở nhiệt độ cao và nhiệt độ thường b. Phản ứng của nhôm với dd axit. 2Al(r) + 6HCl(dd) 2AlCl3 (dd) + H2 (k) -Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội c. Phản ứng của Al với dd muối 2Al(r) +3CuCl2 (dd) 2AlCl3 (dd) + 3Cu(r) -Nhôm đẩy đồng ra khỏi dd CuCl2 - Phản ứng giữa Al với AgNO3 xãy ra tương tự như với dd CuCl2 - Al tác dụng với dd muối kim loại yếu hơn tạo muối nhôm và kim loại mới. Kết luận:Al có tính chất hoá học của kim loại. 2. Nhôm có tính chất hoá học khác. - Nhôm phản ứng với dd kiềm III. Ưùng dụng. - Dây dẫn điện, vật liệu xây dựng, điều chế hợp kim Đuyra IV. Sản xuất nhôm. - Quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 . - Làm sạch tạp chất, điện phân nóng chảy Al2O3 trong cryolit

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(2).doc
Giáo án liên quan