Phương pháp dạy tập làm văn (tiết: chấm, chữa bài học sinh)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ:

1. Vị trí, tính chất:

 - Tập làm văn là cách nói tiếp tự nhiên các bài học khác nhau, trong môn Tiếng Việt như: tập đọc, chính tả, tập làm văn nhằm giúp học sinh có năng lực mới, năng lực sản sinh văn bản. Nhờ năng lực này các em học sinh sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy giao tiếp qua học tập.

 - Tập làm văn có tính chất thực hành toàn diện tổng hợp và sáng tạo, bài tập làm văn là sản phẩm không lập lại của mỗi học sinh trước một đề bài cụ thể, điều đó giải thích cho sáng tạo của tập làm văn.

2. Nhiệm vụ:

 a) Tập làm văn giúp cho học sinh sau qúa trình luyện tập lâu dài và có ý thức, nhầm nắm được cách viết, cách nói sáng tạo các bài văn theo nhiều loại phong cánh khác nhau.

b) Tập làm văn gớp phần bổ sung kiến thức rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.

II. CHƯƠNG TRÌNH SGK

1) Các kiểu văn:

- Văn bản miêu tả ( tả cảnh, tả người , ôn tập tả đồ vật, tả cây cối )

- Ôn tập kể chuyện

- Dạy tạo lập văn bản khác : viết đơn, lập biên bản, luyện tập luyện viết đoạn đối thoại.

2. Các kiểu bài :

- Kiểu bài hình thành kiến thức tập làm văn ( tả người, tả cảnh )

- Kiểu bài luyện tập thực hành tạo lập các văn bản.

III .PHƯƠNG PHÁP DẠY:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy tập làm văn (tiết: chấm, chữa bài học sinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ CẨM A GV: NGUYỄN THANH DÂN CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN ( Tiết : Chấm, chữa bài học sinh ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ: 1. Vị trí, tính chất: - Tập làm văn là cách nói tiếp tự nhiên các bài học khác nhau, trong môn Tiếng Việt như: tập đọc, chính tả, tập làm văn nhằàm giúp học sinh có năng lực mới, năng lực sản sinh văn bản. Nhờ năng lực này các em học sinh sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy giao tiếp qua học tập. - Tập làm văn có tính chất thực hành toàn diện tổng hợp và sáng tạo, bài tập làm văn là sản phẩm không lập lại của mỗi học sinh trước một đề bài cụ thể, điều đó giải thích cho sáng tạo của tập làm văn. 2. Nhiệm vụ: a) Tập làm văn giúp cho học sinh sau qúa trình luyện tập lâu dài và có ý thức, nhầm nắm được cách viết, cách nói sáng tạo các bài văn theo nhiều loại phong cánh khác nhau. b) Tập làm văn gớp phần bổ sung kiến thức rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh. II. CHƯƠNG TRÌNH SGK Các kiểu văn: Văn bản miêu tả ( tả cảnh, tả người , ôn tập tả đồ vật, tả cây cối ) Ôn tập kể chuyện Dạy tạo lập văn bản khác : viết đơn, lập biên bản, luyện tập luyện viết đoạn đối thoại. 2. Các kiểu bài : - Kiểu bài hình thành kiến thức tập làm văn ( tả người, tả cảnh …) - Kiểu bài luyện tập thực hành tạo lập các văn bản. III .PHƯƠNG PHÁP DẠY: 1) Một số vấn đề chung về dạy tập làm văn: a) Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy tập làm văn: - HS là chủ thể của quá trình học tập . Trong dạy tập làm văn học sinh phải làm chủ được quá trình hoàn thành kỷ năng sản sinh văn hóa cả hai hình thức nói và viết. Các em được hoạt động nhiều luyện tập nhầm nắm vững lí thuyết, thầy giáo đóng vai trò người tổ chức dẫn dắt để học sinh làm việc. - Giáo viên cần tôn trọng sự độc lập suy nghĩ sáng tạo của HS ,qua TLV mỗi bài là sản phẩm của từng cá nhân trước một đề tài ; sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng trong cách suy nghỉ ,cách tả ,cách diễn đạt… thái độ đúng đắn .GVphải tôn trọng sự độc lập suy nghĩ sáng tạo đó ,nếu sự sáng tạo đó không biểu lộ lệch lạc. a)Phải coi trọng yêu cầu thực hành trong suốt quá trình dạy TLV: Mỗi tiết TLV là một tiết thực hành cần giảm việc giảng giải của GVđể tăng thời gian luyện tập của HS .Tuy nhiên lý thuyết từng kiểu bài phải được truyền đạt chính sát . c)Phải giúp cho HS viết văn bản có cảm xúc và chân thật: Ở Tiểu học HS chủ yếu học các bài phong cách nghệ thuật , loại bài văn của phong cách này đòi hỏi bài viết phải giàu cảm xúc tạo nên hồn chất văn ,bài làm muốn vậy luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng ,cái nhìn hồn nhiên,một tấm lòng dễ xúc động và luôn luôn hướng tới cái thiện . Bài làm HS chân thật: chân thật khi miêu tả ,khi tường thuật ;chân thật khi viết thư lúc phát biểu cảm xúc. GV cần uốn nắn HS tránh thái độ giả tạo ,bệnh công thức già trước tuổi ,làm theo bài mẫu. 2)Phương ùpháp dạy một số tiết cơ bản: 2.1)Phương pháp dạy tiết trả bài viết: a)Phân tích nhận xét ưu điểm: GV cần biểu dương thích đáng ưu điểm nội dung, hình thức bài làm nhằm động viên ,khuyết khích các em. Cần chú ý các suy nghỉ riêng ,những cảm xúc hồn nhiên tế nhị ,sâu sắc, những nhận xét mạnh mẽ, những bài văn hay,những bài làm có bố cục sáng tạo, những cách đặt câu dùng từ hay. b) Phân tích sửa chữa lỗi: -Lỗi về kỉ năng:kỉ năng xây dựng văn bản ,kỉ năng ngôn ngữ. -Nêu và sữa các lỗi dàn ý:dàn ý thiếu cân đối (ý quá dài hoặc quá ngắn) dàn ý không làm nổi bậc trọng tâm, dàn ý không chặt chẻ không nhất quán ,phân tích chữa các lỗi bài làm. -Chữa các lỗi chính tả:cách chữa kẻ bảng thành 2 cột ,một bên ghi lỗi một bên ghi viết chính tả đúng.GV ghi lỗi lên bảng HS tìm cách sữa . -Chữa các lỗi cách dùng từ: + Các lỗi dùng từ :dùng sai nghĩa dùng từ không đúng sắc thái ,ý nghĩa câu diễn đạt . +Cách chữa:kẻ bảng thành 2 cột ,1 cột ghi toàn bộ câu sai,1 cột ghi câu có từ đã chữa .Khi chữa GV yêu cầu HS tìm từ dùng sai, xác định ý nghĩa diễn đạt trong câu phân tích về lỗi việc dùng từ,tìm từ đúng. -Chữa các lỗi về câu: là câu thiếu chủ ngữ hay vị ngữ, câu chỉ có phần phụ thiếu phần chính,câu có nhiều từ ngữ thừa ,rờm rà lủng củng . Cách chữa kẻ bảng thành 3 cột : cột1 ghi câu sai, cột 2 ghi lỗi ngữ pháp, cột 3 ghi câu chữa thành câu đúng. c)Hướng dẫn HS tự chữa trong bài: Sau khi chữa một số lỗi HS tự chữa lỗi trong bài của mình,dựa theo cách nhận xét ghi chú GV chấm bài ,với lỗi chính tả dùng từ sai các em chữa ngay về bên trái .Lỗi về câu,các em chữa xuống dưới bài làm ,gạch chân phần chữa. 2.2 Cách chấm bài: a)Thái độ người GV chấm bài: -Thương yêu tôn trọng HS ,thái độ đúng đắn và chắn lộc mọi thành công dù nhỏ nhất với sai lầm HS .GVcần chỉ rỏ không được qua loa ,bực bội hay giận dữ hoặc có những lời phê phán ảnh hưởng đến hứng thú niềm tin HS. -Thái độ kiên trì nhẫn nại khách quan công bằng.GV nên nhớ rằng đa số HS thường là các em không phải có năng khiếu về văn.Vì thế,GV cần kiên trì tìm hiểu nguyên nhân giúp các em luyện tập nhiều lần. b)Phương pháp chấm bài: *Bước chuẩn bị: -Xác đinh yêu cầu đề bài, xây dựng dàn bài . -Xây dựng biểu điểm có 2 cách lập biểu điểm: +Cách 1:phân tích bài thành 2 yếu tố ,nội dung và hình thức. Thông qua 2 phần này được coi trọng như nhau, mỗi phần 5 điểm.Cũng có thể phần 6-4. Nhược điểm phần này có nguy cơ xé nhỏ bài văn đánh giá không đúng chất lượng bài ,dể khắc phục sau khi cho điểm từng phần và cộng lại .GV đọc lại toàn bài để có cách nhìn khái quát và đánh chung xem cho điểm chính xác chưa. +Cách 2 :định điểm có tính chất tổng hợp toàn bài và ở từng mức điểm: 9-10; 7-8 ;5-6;… theo cách này ở mỗi bước cần quy định rỏ tiêu chuẩn cần đạt cả về nội dung lẫn hình thức. *Bước chấm bài: -Căn cứ vào biểu điểm chấm kỉ từng bài ,khi đọc từng bài ,GV xem xét 2 mặt nội dung và hình thức. +Nội dung:bài có xác đề không? HS hiểu đến mức độ nào? sâu sắc bình thường hay hờ hợt?các chi tiết có đầy đủ chính xác không? Tình cảm nhận thức như thế nào? +Hình thức: bài làm đúng thể loại không? bố cục có hợp lí,cân đối chặc chẻ mạch lạc không ? câu văn dùng có chỗ nào đúng, chỗ nào sai? Chữ viết lỗi chính tả ra sao? các lỗi sai GV gạch dưới và ghi nhận xét bên lề trái. -Những sai lầm tầm trọng GV không nên gạch nát bài của HS ,gây cho các em một tâm lí thất vọng ,chán nản. - lời phê GV cụ thể chỉ rỏ ưu, khuyết điểm yếu nhất,tránh 2 huynh hướng :không nhận xét gì? Không ghi lỗi nào? Cứ cho điểm hoặc nhận xét vắn tắc chung chung như các bài tốt ,trung bình. IV.KẾT LUẬN: Dạy TLV theo phương pháp này cần nắm vững các yêu cầu sau : -Nắm được mục tiêu đề bài,nội dung SGK , sách tham khảo . -Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ,tích cực phù hợp với từng nội dung . - Tích cực hóa hoạt động của người học ,lấy HS làm trung tâm .người thầy tổ chức hoạt động . Mỗi em nắm lỗi và chữa lỗi chính xác,hạn chế mắc lỗi bài sau . - Chấm bài theo phương pháp này , người GV nắm xát thực của từng học sinh có biện pháp uốn nắn, sửa chữûa kịp thời, tạo điều kiện học sinh tiến bộ. V. KIẾN NGHỊ: - GV cần nắm vững mục tiêu, nội dung của từng bài. - GV cần phân tích lỗi phải của học sinh, có lời phê rõ ràng. - Chấm bài cần có biểu điểm, phân loại từng học sinh theo trình độ khác nhau. - Lãnh đạo cần phổ biến rộng nhiều phương pháp để giáo viên nắm vững cách chấm chửa bài để phân loại từng học sinh theo chương trình đổi mới. Duyệt BGH Người thực hiện Nguyễn Thanh Dân

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(6).doc