Phương pháp dạy tích hợp chùm văn bản nghị luận thời trung đại ở chương trình ngữ văn lớp 11

Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp, đồng thời là nguyên tắc của bộ môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thấy tính ưu việt của phương pháp này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Người học không chỉ được chiếm lĩnh kiến thức, có kĩ năng đọc-hiểu các kiểu văn bản thuộc các thể loại văn học các em thường đọc từ sách báo hàng ngày mà còn có khả năng tạo lập văn bản.

 

Văn chính luận là một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống nhân loại. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất hủ của từng dân tộc và trên toàn thế giới. Là thể loại gắn trực tiếp với đời sống của từng quốc gia trong những thời điểm đặc biệt.

Chương trình phân ban thấy được tính nhật dụng của thể loại nên đã đưa vào dạy học ở nhà trường phổ thông nhiều văn bản đặc sắc với nhiều thể như: Cáo, chiếu, điều trần, hịch, tựa, tiểu luận, tuyên ngôn, lời kêu gọi .Những tác phẩm dù khác nhau về thời điểm ra đời, khác nhau về loại hình văn hoá nhưng chúng đều có sức hấp dẫn đặc biệt bởi tính trí tuệ uyên bác và tình cảm sâu sắc của người chấp bút.

Văn chính luận trung đại ra đời trong bối cảnh văn hoá, xã hội phong kiến nên chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng chính thống cũng như quan niệm văn chương của thời đại. Trong quá trình dạy học người giáo viên một mặt phải tôn trọng tính chỉnh thể của văn bản, bám sát văn bản để hướng dẫn học sinh đọc-hiểu, mặt khác để hiểu thấu đáo các luận điểm và cách thức lập luận của tác giả trung đại, giáo viên phải trau dồi tri thức văn hoá đọc cho bản thân và hướng dẫn học sinh cách đọc tác phẩm của tiền nhân đúng với thi pháp của một thời đại, phù hợp với ngữ cảnh đã sản sinh văn bản. Do đó, phương pháp dạy tích hợp trở thành nguyên tắc bắt buộc. Khi người học có được kĩ năng đọc-hiểu thể loại thì việc hướng dẫn, tổ chức học sinh tự chiếm lĩnh tri thức trở nên dễ dàng. Người thầy lúc này trở thành nhà thiết kế, người kiến trúc sư của giờ học văn.

Văn chính lận trung đại bên cạnh những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, sự uyên bác của người viết, giọng điệu hùng hồn; kết hợp hài hòa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm, cảm xúc; văn chính luận trung đại còn mang tính chất văn-sử-triết bất phân. Tính chất nguyên hợp này làm nên giá trị độc đáo của thể loại. Do đó, trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc-hiểu, giáo viên phải nắm vững hệ thống tri thức thể loại và phương pháp tích hợp cũng như tri thức văn hóa học để người dạy thực sự làm chủ đối tượng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy tích hợp chùm văn bản nghị luận thời trung đại ở chương trình ngữ văn lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp dạy tích hợp chùm văn bản nghị luận thời trung đại ở chương trình ngữ văn lớp 11 Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp, đồng thời là nguyên tắc của bộ môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thấy tính ưu việt của phương pháp này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Người học không chỉ được chiếm lĩnh kiến thức, có kĩ năng đọc-hiểu các kiểu văn bản thuộc các thể loại văn học các em thường đọc từ sách báo hàng ngày mà còn có khả năng tạo lập văn bản.     Văn chính luận là một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống nhân loại. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất hủ của từng dân tộc và trên toàn thế giới. Là thể loại gắn trực tiếp với đời sống của từng quốc gia trong những thời điểm đặc biệt.     Chương trình phân ban thấy được tính nhật dụng của thể loại nên đã đưa vào dạy học ở nhà trường phổ thông nhiều văn bản đặc sắc với nhiều thể như: Cáo, chiếu, điều trần, hịch, tựa, tiểu luận, tuyên ngôn, lời kêu gọi….Những tác phẩm dù khác nhau về thời điểm ra đời, khác nhau về loại hình văn hoá nhưng chúng đều có sức hấp dẫn đặc biệt bởi tính trí tuệ uyên bác và tình cảm sâu sắc của người chấp bút.     Văn chính luận trung đại ra đời trong bối cảnh văn hoá, xã hội phong kiến nên chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng chính thống cũng như quan niệm văn chương của thời đại. Trong quá trình dạy học người giáo viên một mặt phải tôn trọng tính chỉnh thể của văn bản, bám sát văn bản để hướng dẫn học sinh đọc-hiểu, mặt khác để hiểu thấu đáo các luận điểm và cách thức lập luận của tác giả trung đại, giáo viên phải trau dồi tri thức văn hoá đọc cho bản thân và hướng dẫn học sinh cách đọc tác phẩm của tiền nhân đúng với thi pháp của một thời đại, phù hợp với ngữ cảnh đã sản sinh văn bản. Do đó, phương pháp dạy tích hợp trở thành nguyên tắc bắt buộc. Khi người học có được kĩ năng đọc-hiểu thể loại thì việc hướng dẫn, tổ chức học sinh tự chiếm lĩnh tri thức trở nên dễ dàng. Người thầy lúc này trở thành nhà thiết kế, người kiến trúc sư của giờ học văn.     Văn chính lận trung đại bên cạnh những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, sự uyên bác của người viết, giọng điệu hùng hồn; kết hợp hài hòa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm, cảm xúc; văn chính luận trung đại còn mang tính chất văn-sử-triết bất phân. Tính chất nguyên hợp này làm nên giá trị độc đáo của thể loại. Do đó, trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc-hiểu, giáo viên phải nắm vững hệ thống tri thức thể loại và phương pháp tích hợp cũng như tri thức văn hóa học để người dạy thực sự làm chủ đối tượng.     Chùm bài văn nghị luận trung đại ở chương trình 11 gồm  văn bản Chiếu cầu hiền và trích đoạn Xin lập khoa luật học vào phần cuối của chương trình văn học trung đại. Từ tính chất đặc thù của thể loại và cấu trúc của chương trình mang tính chất tổng kết nên giáo viên phải ý thức được nhiệm vụ kép của phương pháp tích hợp trong chùm bài học này.          Văn bản Chiếu cầu hiền và trích đoạn Xin lập khoa luật dạy trong các tiết:T25-26-27 theo chương trình cơ bản và T29-30 ở chương trình nâng cao. Trước khi đi vào đọc-hiểu trực tiếp văn bản giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà của học sinh gồm những nội dung sau:      Nội dung tìm hiểu thứ nhất:     Qua sách báo và Internet, em hãy tìm hiểu những nội dung liên quan đến cuộc đời của vua Quang Trung, tác giả Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Trường Tộ. Danh phận, vị thế của mỗi người và bối cảnh lịch sử-xã hội có tác động như thế nào tới nội dung và cách thức lập luận của các văn bản trên?      Em hiểu như thế nào về tính chất văn-sử-triết bất phân trong văn chương trung đại? Tính chất đó được biểu hiện như thế nào trong hai văn bản Chiếu cầu hiền và         Xin lập khoa luật?      Nội dung thứ hai:     Em hãy cho biết chương trình THCS và THPT đã học những văn bản nào thuộc thể loại văn nghị luận thời trung đại? Hãy lập sơ đồ hệ thống các chủ đề của từng văn bản và chỉ ra những nét độc đáo về nghệ thuật của các văn bản đã học. Sau khi học xong hai văn bản Chiếu cầu hiền và Xin lập khoa luật, em hãy nêu nhận xét chung về đặc trưng văn nghị luận trung đại.     Phương pháp tích hợp trong giờ dạy văn bản nghị luận trung đại là hướng khai thác những thông tin ngoài văn bản, liên văn bản như tiểu sử tác giả, ngữ cảnh sản sinh văn bản, so sánh các văn bản cùng thể loại, cùng đề tài để soi chiếu vào nội dung tác phẩm, góp phần giải mã các lớp ý nghĩa tiềm ẩn trong văn bản.     Nếu người tiếp nhận không hiểu ngữ cảnh sẽ không cắt nghĩa được mạch ngầm văn bản, đặc biệt là loại văn bản có sự gián cách về thời gian và môi trường văn hóa tiếp nhận với tính chất giáo huấn, ngôn chí, ngụ bao biếm hết sức sâu sắc của loại hình văn hóa trung đại. Soi chiếu vấn đề từ ngoài văn bản kết hợp với góc nhìn bên trong văn bản sẽ mang lại một hiệu ứng tổng hợp, toàn diện đối với thông điệp tác giả muốn hướng tới người tiếp nhận. Do đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận vấn đề trong tính liên thông sẽ tạo được một phản xạ tâm lí tích cực đến người học, các em sẽ có lối tư duy ánh chiếu vấn đề đặt ra trong tác phẩm với hơi thở, nhịp sống đương đại. Học sinh sẽ tự tìm thấy ý nghĩa hiện đại, muôn thủa của những vấn về mà nhà văn hướng tới. Cụ thể ở đây là vai trò của người hiền đối với vận mệnh dân tộc cũng như những tố chất cần có ở những người lãnh đạo quốc gia qua văn bản Chiếu cầu hiền, và yêu cầu canh tân đất nước, đổi mới tư duy, tiếp nhận văn hóa nước ngoài đối với vận hội đất nước của trích đoạn Xin lập khoa luật hướng tới. Khi thực hiện tốt phương pháp tích hợp, học sinh sẽ có hứng thú học tập và tác phẩm không bị đóng băng trong lớp sương nghệ thuật trung đại. Từ đây tính thời sự của vấn đề được học sinh tự đánh thức, tránh được lối dạy áp đặt một chiều từ phía người thầy. Tiến xa hơn nhận thức là học sinh sẽ có kĩ năng đọc đúng thể loại và phương pháp tạo lập, sản sinh văn bản khi có yêu cầu. Đây là một kết quả kép nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt.     Ở phần trên khi đặt vấn đề, chúng tôi có nêu tính chất kép của phương pháp dạy tích hợp đối với chùm bài nghị luận trung đại ở chương trình Ngữ văn 11. Cơ sở lí luận để chúng tôi nêu vấn đề là dựa vào kết cấu, vị trí của chùm bài trong bố cục chương trình. Văn bản Chiếu cầu hiền và trích đoạn Xin lập khoa luật được học trong các tiết liên tiếp và nằm ở phần cuối văn học trung đại, do đó sau hai bài học này giáo viên cần giúp học sinh khái quát lại vẻ đẹp của văn chính luận thời trung đại.       Vận dụng phương pháp tích hợp vào từng bài học cụ thể, chúng ta sẽ có được những kết quả như sau:     Đối với bài Chiếu cầu hiền, sau khi  dẫn dắt vấn đề và ghi tên văn bản lên bảng, giáo viên gọi một học sinh đọc tiểu dẫn. Khi cả lớp đã nghe đọc phần tiểu dẫn, giáo viên ghi mục này lên bảng và nêu câu hỏi: Phần tiểu dẫn cung cấp những nội dung thông tin nào về tác giả Ngô Thì Nhậm? Những nội dung đó có ý nghĩa như thế nào giúp em tìm hiểu văn bản?     Qua sự chuẩn bị ở nhà, kết hợp với phần tiểu dẫn học sinh sẽ dễ dàng có được những kiến giải ban đầu: Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia đình có nhiều người đậu đạt và làm quan to ở triều Lê-Trịnh. Dòng họ Ngô ở Tả Thanh Oai là một dòng họ lớn có 15 nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đương thời. Bản thân ông là một cựu thần của nhà Lê nhưng nay đã ra cộng tác đắc lực với triều Tây Sơn. Trong khi một số trí thức Bắc Hà quay lưng hoặc chống lại tân triều, thậm chí người nhà của ông cũng bất hợp tác với Quang Trung chỉ vì cố chấp với tư tưởng trung quân lỗi thời thì việc Ngô Thì Nhậm bước qua lời nguyền lịch sử-lời nguyền “trung thần bất sự nhị quân” của Nho giáo-đã thể hiện một tầm nhìn quảng đại, một thái độ mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử của nhà văn. Từ một văn thần của cựu triều nhưng nay được hoàng đế Quang Trung hết mực tin dùng, giao  trọng trách lớn, điều đó có sức thuyết phục rất lớn đối với những ai còn hoài nghi tấm lòng thành của đức hoàng đế Quang Trung. Những ai còn mang tư tưởng bảo thủ, cố chấp sẽ dễ tìm thấy được lối giải thoát cho tâm lí mặc cảm vốn sẵn có trong con người nhà nho. Lựa chọn Ngô Thì Nhậm chấp bút soạn tờ Chiếu cầu hiền Nguyễn Huệ quả có tầm nhìn xa trông rộng!     Phương pháp tích hợp sẽ được vận dụng thường xuyên trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản. Do đối tượng hướng tới của văn bản chủ yếu là giới trí thức Bắc Hà nên trong quá trình lập luận, trần tình, Ngô Thì Nhậm gặp phải không ít điều hết sức nhạy cảm. Lúc này ông phải trổ hết tài năng của một nhà chính luận trong cuộc hùng biện. Điều ông không một lúc nào được quên là ông đang nói bằng tư tưởng của hoàng đế Quang Trung - người đứng trên bục cao của chiến thắng, nhưng trong mắt không ít trí thức Bắc Hà lại là kẻ thù của cựu triều! Sự mếch lòng và tâm thế dò xét, đề phòng là tâm lí thường trực ở giới nhiều chữ này. Do đó, một mặt giọng văn vừa thể hiện quyền uy của một vị hoàng đế, mặt khác phải thật mềm mỏng, chân thành mới hầu mong mục đích cầu hiền mang lại kết quả như mong muốn.     Khi gợi lại những biến cố, sự kiện đã qua cũng như thực trạng, cách hành xử hiện thời của giới trí thức Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm đã dùng cách nói uyển ngữ, cách nói hình ảnh với nhiều điển tích làm cho câu chuyện có tầm khái quát, tránh được những đụng chạm rất dễ xẩy ra, đồng thời lại nói được điều cần nói một cách tế nhị và rất hiệu quả trong việc thu phục nhân  tâm của một đối tượng vô cùng nhạy cảm. Đặc biệt, cách nói như thế mang đến một thông điệp  tới giới trí thức đương thời rằng vị vua áo vải cờ đào này đâu phải là tên võ biền chẳng hiểu gì thi thư lễ nghĩa như ai đó từng đã đánh giá và có thành kiến về ông! Gọi tên đúng những đối tượng bất hợp tác hoặc hợp tác một cách giữ kẽ, cầm chừng hoặc phí đời bằng cách tìm đến cái chết để thể hiện thứ đạo lí ngu trung bằng những hình ảnh như: “gõ mõ canh cửa”, “ra biển vào sông”, “chết đuối trên cạn” …quả là một lối diễn đạt hết sức tinh tế. Giọng văn vừa có cảm thông vừa có khiến trách, vừa khuyên bảo vừa ngăn ngừa hết sức hợp lí.     Cùng với hệ thống tri thức ngoài văn bản như: bối cảnh thời đại, vị thế của mỗi bên đối thoại và đặc điểm tâm lí cũng như lối giao tiếp có tính lễ nghi đặc biệt của thời đại đã chi phối cách viết của bài chiếu. Câu chuyện viết cho ai? Viết để làm gì đã chi phối một cách sâu sắc đến hai câu hỏi tiếp theo: Viết cái gì ? Viết như thế nào đã là rất rõ.    Ở trích đoạn Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ, một lần nữa việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử-xã hội và đối tượng chấp bút cũng như đối tượng hướng tới của bản điều trần là hết sức quan trọng.     Khác với văn bản Chiếu cầu hiền về bối cảnh văn hóa - lịch sử cũng như đối tượng tiếp nhận, bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ phải lựa chọn một cách viết khác dù mục đích cuối cùng cũng là thuyết phục đối tượng hướng tới thay đổi nhận thức dẫn tới có những quyết sách đúng đắn, những mong lay chuyển được cục diện, thay đổi thế cờ mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong bài Chạy giặc đã diễn tả thời cuộc bằng câu thơ có tính bình luận : “Một bàn cờ thế phút sa tay”!     Trước khi đi vào đọc-hiểu văn bản, giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt những vấn đề liên quan đến tác giả, bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị tác động đến mục đích dâng điều trần lên vua Tự Đức của Nguyễn Trường Tộ.     Về cuộc đời của tác giả, giáo viên phải gợi mở và giúp học sinh phân tích được những lớp thông tin sau những chỉ dẫn hết sức cơ bản của sách giáo khoa như: Là người uyên thâm Hán học nhưng không lựa chọn con đường công danh chốn triều đường mà lui về dạy học. Là người theo đạo Thiên chúa trong bối cảnh triều đình phong kiến không mặn mà với các tôn giáo khác với đạo Nho, theo em những điều trên có ảnh hưởng như thế nào đối với tư tưởng tác giả và tâm thế của Nguyễn Trường Tộ khi viết bản điều trần?     Dựa vào ngữ cảnh văn hóa-lịch sử và tiểu sử của tác giả, học sinh sẽ thấy được sự lựa chọn của riêng nhà văn trong việc lập thân và lựa chọn tín ngưỡng sẽ đem đến những thuận lợi cho tác giả như sau:     Không lựa chọn con đường làm quan để tồn tại, Nguyễn Trường Tộ có lợi thế là ông không bị những ràng buộc khắt khe của nhãn quan mang tính giai cấp chi phối, những câu thúc có tính thực dụng của đời sống vật chất, bổng lộc của chốn quan trường. Đối với thế chế đương thời, ông là người đứng ngoài nhìn vào nên dễ thấy được những bất cập của nó. Là người theo đạo Thiên chúa, tác giả có điều kiện tiếp thu tự do các luồng tư tưởng phương Tây. Là một trí thức Nho học uyên thâm nên độ khúc xạ văn hóa và quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ở nhà văn có tính chọn lọc và giá trị nhân văn sâu sắc.     Nhưng, là người từ bỏ con đường truyền thống của trí thức nho sĩ để đi vào một hướng riêng khác với số đông đương thời, Nguyễn Trường Tộ dễ thường vấp phải cái nhìn dị nghị, dò xét của các bậc thức giả cùng thời, đặc biệt là đấng thiên tử! Do đó, tâm thế để soạn thảo bản điều trần lần này của ông khác hẳn bậc đại nho Chu Văn An thời Trần dâng Thất trảm sở. Tuy tâm huyết, hoài bão của kẻ hậu sinh chưa hẳn đã thua kém gì bậc tiền bối, nếu không nói là tâm huyết và bản lĩnh của  Nguyễn Trường Tộ lần này có phần mãnh liệt hơn vì phận vị  của người dâng sở và bối cảnh lịch sử bây giờ có quá nhiều vấn đề hết sức nhạy cảm mà khi chấp bút tác giả chắc đã lường được không ít khó khăn và hiểm nguy.     Với bản lĩnh của một trí thức đất Việt, một nhãn quan tinh anh vượt tầm thời đại, Nguyễn Trường Tộ hiểu rất rõ lẽ được mất của cuộc “đối thoại” lần này. Làm chủ được hệ thống tri thức văn hóa Đông-Tây cùng với tinh thần đấu tranh hết sức mềm dẻo và bầu nhiệt huyết cao độ, tác giả đã thuyết phục người nghe bằng cả lí lẫn tình, trong đó có cả phần tâm linh của con người thời trung đại. Cho nên song song với quá trình phê phán những bất cập, lạc hậu của Nho giáo trước vận mệnh của dân tộc và nhu cầu canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã khéo léo trích dẫn những lời nói của Khổng Tử để làm luận chứng cho mỗi luận điểm của mình. Đọc văn bản điều trần, người nghe luôn gặp gỡ một sự dung hòa kì diệu giữa lí và tình giữa Đông và Tây; cho dù trong thực tế giữa chúng có một sự cách biệt rất lớn. Nếu không phải là một nhà tư tưởng thì tác giả bản điều trần dễ rơi vào cửa tử của một sự xung đột Đông-Tây khó bề hóa giải. Dung hòa nhưng vẫn giữ được lập trường, chính kiến, dung hợp để tránh được tội khi quân nhưng vẫn giữ được bản lĩnh, tác giả quả rất cao cường khi chỉ ra sự khác biệt trong điều hành bằng đức trị của Nho giáo và điều hành nhà nước bằng pháp luật; đồng thời Nguyễn Trường Tộ cũng đã đi đến khẳng định sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật. Chỉ ra sự bất cập của thế chế đương thời nhưng nhà văn vẫn giữ được thể diện cho bậc thiên tử. Tài biện luận của Nguyễn Trường Tộ quả không thua bất kì một thuyết gia nào trong lịch sử Đông-Tây.     Sau khi dạy xong hai văn bản, giáo viên dành năm đến mười phút cho học sinh thảo luận, rút ra những kết lận khái quát nhất về đặc trưng văn nghị luận trung đại qua các văn bản tiêu biểu  đã học như: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Chiếu cầu hiền, Xin lập khoa luật … Đây là những bài học trong chương trình THCS và chương trình THPT và học sinh đã chuẩn bị một phần công việc ở nhà nên thời gian trên lớp chỉ cử đại diện vài em phát biểu, giáo viên hệ thống, khắc sâu một số vấn đề sau đó nêu yêu cầu: Từ những đặc trưng cơ bản của văn nghị luận trung đại đã học em hãy so sánh với các văn bản nghị luận hiện đại đã học ở chương trình THCS. Từ đó rút ra một số kết luận cần thiết khi viết một văn bản nghị luận.     Trên đây là những định hướng tích hợp cần thiết cho bài dạy đúng yêu cầu của bộ môn theo tinh thần đối mới. Sau chùm bài đọc-hiểu này, học sinh sẽ học hai tiết Ngữ cảnh của phân môn Tiếng Việt. Một lần nữa giáo viên tiếp tục vận dụng phương pháp tích hợp giúp người học vừa khắc sâu kiến thức đã học vừa nhận diện tri thức của bài mới.     Khi phương pháp được vận dụng thành thục sẽ tạo được kĩ năng cho người dạy và người học. Từ đây, niềm hứng thú, say mê khám phá của học sinh được đánh thức. Từ việc giáo viên phải nêu yêu cầu học sinh thực hiện bài về nhà thì nay người học có được ý thức tự giác tìm hiểu vấn đề và chủ động đưa ý kiến của mình ra đối thoại trước lớp. Câu chuyện tự học, tự đào tạo đã không còn là lí luận xa vời nữa mà đã trở thành nhu cầu tự thân của các em. Khi thói quen trở thành ý thức tự giác của người học thì đến lượt mình, người thầy giáo không thể bằng lòng với những vốn kiến thức có sẵn mà luôn không ngừng cập nhật tri thức và đổi mới phương pháp mới đủ sức thuyết phục được người học và đặc trưng của bộ môn. Giữa thầy giáo và học sinh tự nhiên trở thành những người bạn thực sự trong mê lộ chiếm lĩnh tri thức và khám phá thế giới.

File đính kèm:

  • docDAY TICH HOP NGU VAN 11SKKN.doc
Giáo án liên quan