A: ĐẶT VẤN ĐỀ
* Một số căn cứ :
1, Căn cứ vào mục tiêu của môn đại số 7:
a. Về kiến thức:
Học sinh hiểu được các nội dung cơ bản và được củng cố thêm các nọi dung
đã biết ở lớp dưới.
Với môn đại số 7 cần củng cố và hệ thống hoá lại các phép tính cộng, trừ,
nhân,chia số hữu tỷ (trên cơ sở các phép tính về phân số đã được học ở lớp 6) và bổ sung thêm các phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỷ. Giúp học sinh khám phá ra các tính chất của dãy tỷ số băng nhau để làm công cụ giải các bài toán chia theo tỷ lệ thường gặp trong đời sống. Học sinh được mở rộng về số thập phân hữu hạn,số thập phân vô hạn tuần hoàn về các quy tắc làm tròn số được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.HS được giới thiệu một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu về số vô tỷ, căn bậc hai, số thực từ đó giúp HS hoàn chỉnh về khái niệm số, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tính toán và học các phần tiếp theo.
Toán 7 giúp học sinh nhận biết được hai đại lượng tỷ lệ thuận ( nghịch ) biết
vận dụng các tính chất của các đại lượng đó để giải các bài toán có liên quan đến đại lượng tỷ lệ thuận ( nghịch ) và các bài toán thực hiện về chia tỷ lệ . Qua các ví dụ cụ thể tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với một khái niệm toán học quan trọng : Hàm số , học sinh được hướng dẫn về trục toạ độ biểu diễn một cặp số , xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ , biết cách vẽ đồ thị hàm số y= ax
( a0) và biết thêm dạng đồ thị hàm số y=
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy tiết luyện tập môn Đại số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp dạy tiết luyện tập môn đại số 7
A: Đặt vấn đề
* Một số căn cứ :
1, Căn cứ vào mục tiêu của môn đại số 7:
a. Về kiến thức:
Học sinh hiểu được các nội dung cơ bản và được củng cố thêm các nọi dung
đã biết ở lớp dưới.
Với môn đại số 7 cần củng cố và hệ thống hoá lại các phép tính cộng, trừ,
nhân,chia số hữu tỷ (trên cơ sở các phép tính về phân số đã được học ở lớp 6) và bổ sung thêm các phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỷ. Giúp học sinh khám phá ra các tính chất của dãy tỷ số băng nhau để làm công cụ giải các bài toán chia theo tỷ lệ thường gặp trong đời sống. Học sinh được mở rộng về số thập phân hữu hạn,số thập phân vô hạn tuần hoàn về các quy tắc làm tròn số được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.HS được giới thiệu một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu về số vô tỷ, căn bậc hai, số thực từ đó giúp HS hoàn chỉnh về khái niệm số, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tính toán và học các phần tiếp theo.
Toán 7 giúp học sinh nhận biết được hai đại lượng tỷ lệ thuận ( nghịch ) biết
vận dụng các tính chất của các đại lượng đó để giải các bài toán có liên quan đến đại lượng tỷ lệ thuận ( nghịch ) và các bài toán thực hiện về chia tỷ lệ . Qua các ví dụ cụ thể tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với một khái niệm toán học quan trọng : Hàm số , học sinh được hướng dẫn về trục toạ độ biểu diễn một cặp số , xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ , biết cách vẽ đồ thị hàm số y= ax
( a0) và biết thêm dạng đồ thị hàm số y=
Đại số 7 dành 1 chương để hệ thống lại một số kiến thức và kỹ năng về thống kê
mà học sinh đã biết ở tiểu học và ở lớp 6 đồng thời giới thiệu một số khái niện cơ bản và quy tắc tính toán đơn giản giúp học sinh làm quen với thống kê mô tả một bộ phận của khoa học thống kê .
Học song chương trình này , học sinh biết tiến hành thu thập số hiện , lập được
bảng “ tần số “ biết vẽ biểu đồ , biết tính số trung bình cộng và biết tìm một của dấu hiệu .
Học sinh nắm được khái niệm biểu thức đại số và các phép tính trên các biểu
thức số . Cần chú ý cho học sinh trong biểu thức đại số coi chữ là “ đại diện “ cho số . Từ đó học sinh tiếp thu dễ dàng các phép tính : Nhận đơn thức , cộng trừ các đơn thức đồng dạng cộng trừ đa thức . Học sinh biết tính giá trị của một biểu thức đại số , biết kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của 1 biểu thức hay không ?
b, Kỹ năng :
- Thực hành thành thạo các phép toán : Cộng, trừ ,nhân ,chia giá trị tuyệt đối ,
luỹ thừa , số hữu tỷ .
Vận dụng linh hoạt các quy tắc , tính chất ,các quy ước để giải các bài tập trong :
Chương 1: Số hữu tỷ số thực
Chương 2: Hàm số và đồ thị
Chương 3: Thống kê
Chương 4: Biểu thức đại số
Rèn kỹ năng tính nhanh , tính nhẩm chính xác và cách trình bầy lô gích một
bài toán , cách sử dụng các ký hiệu toán học .
2/ Căn cứ vào yêu cầu chung của một tiết luyện tập .
- Củng cố khắc sâu lý thuyết bài hôm trước .
- Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập , kỹ năng trình bày lời giải .
- Rèn khả năng tư duy suy luận .
3/ Qua việc dạy dự giờ kiểm tra thi khảo sát thấy :
Nhiều học sinh rỗng kiến thức từ lớp dưới
Nhiều học sinh không thuộc lý thuyết hoặc thuộc nhưng không hiểu nên không
vận dụng được .
Trình độ học sinh không đều , phần lớn học sinh tiếp thu bài chậm , lười suy
nghĩ thiếu cẩn thận trong cách trình bày lời giải .
B : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các giờ luyện tập .
1 : Cần xác định chính xác mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cho từng tiết dạy .
* Ví dụ 1 : Tiết 3 : Luyện tập ( sau bài : Gái trị tuyệt đối của một số hữu tỷ cộng , trừ nhân , chia số thập phân ) .
- Mục tiêu :
a, Kiến thức : Củng cố quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỷ .
b, Kỹ năng : Rèn kỹ năng so sánh các số hữu tỷ , tính giá trị biểu thức tìm x ( Đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối )
+
+
+
+
=>
Ví dụ 2 : Tiết 8 Luyện tập ( Sau bài : Luỹ thừa của một số hữu tỷ )
- Mục tiêu :
a, Kiến thức : Củng cố các quy tắc nhân , chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy tắc tính luỹ thừa của luỹ thừa , luỹ thừa của một thương , luỹ thừa của một tích
b, Kỹ năng : áp dụng linh hoạt các quy tắc trên trong tính giá trị biểu thức , viết dưới dạng luỹ thừa , so sánh hai luỹ thừa , tìm số chưa biết ...
2: Chuẩn bị chu đáo về phương pháp và nội dung cụ thể theo từng bài :
- Đối với tiết luyện tập đại số nói chung , phương pháp chủ yếu là vấn đáp thực hành , học tập theo nhóm nhỏ
- Nội dung chủ yếu là các bài tập trong sách giáo khoa , sách bài tập và một số dạng bài tập mở rộng cho học sinh khá giỏi
- Chú ý : Giáo viên cần hệ thống kiến thức của bài trước qua việc kiểm tra bài cũ của học sinh -> bảng phụ : Bảng hệ thống kiến thức cơ bản ( Treo bảng phụ đến hết giờ )
Giáo viên lựa chọn sắp xếp bài tập luyện tập theo dạng từ dễ đến khó đưa ra cách giải chung cho mỗi dạng để học sinh dễ dàng nắm được cách giải từng dạng đó .
* Ví dụ : Tiết 8 ( Luyện tập )
+ Về phương pháp như trên
+ Nội dung : Các dạng bài tập
a,Kiểm tra để hệ thống lại kiến thức :
? Điền tiếp để được các công thức đúng :
, xm . xn = ...
, xm : xn=...
, (xn)m=...
, (x.y )n =...
,=....
, x-n =...
1, xm.xn= xm+n
2, xm: xn= xm – n
3 , (xn) m = xn . m
4 ,( x.y )n = xn .yn
5 ,
6 , x- n =
Giáo viên : Lưu ý các công thức trên có tính chất hai chiều
b, Nội dung :
Dạng 1 : Tính giá trị của biểu thức
Cách giải :
áp dụng quy tắc cộng , trừ số hữu tỷ tính các biểu thức dưới dấu luỹ
thừa rồi áp dụng các công thức luỹ thừa
Biến đổi các thừa số để xuất hiện các luỹ thừa cùng cơ số hoặc số mũ
Bài 40( SGK trang 23 ) Tính :
a, c d,
Dạng 2 : Viết biểu thức dưới các dạng luỹ thừa
Cách giải :
+ Phân tích một số ra thừa số nguyên tố rồi viết dưới dạng luỹ thừa
+ áp dụng linh hoạt các công thức từ 1-> 5
Bài 39 (SGK trang 23 ) viết x10 dưới dạng
a, Tích hai luỹ thừa trong đó có một thừa số là x7
b, Tính luỹ thừa của 2
c, Thương của hai luỹ thừa trong đó số bị chia là x12
Bài 40 : ( SGK trang 9 ) viết các số sau dưới dạng luỹ thừa với số mũ khác 1
125 ; - 125 ; 27 ; -27
Bài 45 : (SBT trang 10 ) viết các biểu thức sau dưới dạng an
( aQ ; nN )
a, 9.33 . ; b, 4. 25 :
Dạng 3 : Tìm số chưa biết .
Cách giải coi thừa số chứa ẩn là một số chưa biết rồi rút nó ra khỏi biểu thức
Vận dụng linh hoạt các công thức 1 -> 5 và (A) n = (B) n => A=B
( A ) n = ( A ) m => n=m
3: Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học cho từng tiết:
Sử dụng hiệu quả những đồ dùng có sẵn , sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng .
Ví dụ : Bảng phụ : - Làm những bài tập điền vào dấu ...
Tổ chức trò chơi
Ví dụ : BT : + Bài 14 ( SGK – T12 )
+Bài 50 ( SGK –T 27 ) – trò chơi
4: Sau mỗi tiết luyện tập cần cho học sinh thấy được điều gì cần nhớ , cần chú ý giáo viên cần khắc sâu cho học sinh những chỗ yếu những chỗ dễ mắc sai lầm :
Ví dụ 1: Cộng trừ số hữu tỷ . Nhân , chia số hữu tỷ .
1, ( Đúng )
2, ( Đúng )
3,
4,
* Ví dụ 2 : Luỹ thừa :
2.24.23 =
Học sinh có thể lấy kết quả là : = 27 đã coi 2 có mũ là 0 nhưng 2 = 21
= 88 nhân các cơ số và cộng số mũ
= 212 nhân các số mũ hoặc 23 = 2.3
Ví dụ 3 : Tìm x có chứa dấu giá trị tuyệt đối
Thì chỉ lấy 1 kết quả với x
Ví dụ 1: Tìm x biết
x=5 thiếu x =-5
Ví dụ 2 : Tìm x biết
=>
5: Giáo viên cần yêu cầu học sinh học kỹ lý thuyết của bài trước và một số kiến thức liên quan .
Ví dụ : Tiết 10 ( sau tiết tỷ lệ thức )
Yêu cầu học sinh : - Phải hiểu được định nghĩa tỷ lệ thức
- Nắm vững 2 tính chất của tỷ lệ thức
6: Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày lời giải đầy đủ , khoa học . Vậy thì giáo viên phải trình bày mẫu trên bảng luôn khoa học sạch sẽ
7: Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức khả năng suy luận để tìm lời giải cho bài toán . ( Phân tích để bài – Tìm hướng giải quyết ngắn nhất )
8: Phần kiểm tra bài cũ không thể thiếu trong mỗi tiết luyện tập câu hỏi kiểm tra yêu cầu phải ngắn gọn , phù hợp với từng đối tượng học sinh . Những kiến thức trọng tâm giáo viên cần phải ghi vắn tắt trên góc bảng hoặc phụ để học sinh đối chiếu và áp dụng
9: Hệ thống câu hỏi :
- Rõ ràng , chính xác , gợi mở , có dành thời gian hợp lý cho học sinh suy nghĩ và trả lời . Giáo viên là người hướng dẫn học sinh thực hiện
10: Trong quá trình luyện tập .
Giáo viên cần lưu ý những sai sót mà học sinh thường gặp -> nhắc nhở sửa chữa , cách sử dụng các kỹ hiệu toán học .
C/ Kết quả :
Sau một thời gian áp dụng biện pháp trên , tôi thấy bước đầu đã thu được kết quả khả quan : Chất lượng các bài kiểm tra 15/ 45/ kết quả cao hơn trước , học sinh bước đầu đã có kỹ năng trình bày lời giải ngắn gọn , chính xác , các học sinh yếu kém đã giải được các bài tập đơn giản trong SGK – SBT . các học sinh khá giỏi đã dần có khả năng tư duy , sáng tạo trong việc tìm lời gải các bài toán hơn trước không còn tâm lý bi quan , lo sợ.
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân xoay quanh về vấn để dạy tiết luyện tập và một số kết quả bước đầu . Do thời gian công tác còn ngắn , kinh nghiệm chưa có . Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí và các bạn đồng nghiệp để việc dạy học của tôi ngày càng có hiệu quả cao .
Xin chân thành cảm ơn !
Thụy Duyên, ngày .... tháng .... năm 2006
Người viết
Phạm Hữu Duẩn
File đính kèm:
- Phuong phap day tiet luyen tap mon dai so 7 .doc