Phương pháp giảng dạy trong thời đại công nghệ thông tin

I. Triết lí giáo dục của thế kỷ XXI

Học suốt đời:

Các phương tiện giao thông, các phương tiện truyền thông làm cho thế giới ngày càng trở nên gần nhau hơn. Tương tác giữa các cộng đồng dân cư và sự di chuyển của một bộ phận lớn cư dân ngày càng mạnh mẻ hơn. Công nghệ thay đổi rất nhanh làm cho nhiều ngành nghề mới phát sinh và nhiều ngành nghề có thể bị đào thải nhanh chóng. Người lao động có thể bị mất việc làm và buộc phải tìm việc làm trong một ngành nghề mới. Điều đó buộc con người phải luôn luôn học tập để thích ứng với xã hội mà sự thay đổi diễn ra từng ngày.

Mục đích của việc học của mỗi cá nhân:

- Học để biết và học để hiểu.

- Học để làm, để ứng dụng

- Học để cùng sống với nhau.

- Học để làm người.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giảng dạy trong thời đại công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I. Triết lí giáo dục của thế kỷ XXI Học suốt đời: Các phương tiện giao thông, các phương tiện truyền thông làm cho thế giới ngày càng trở nên gần nhau hơn. Tương tác giữa các cộng đồng dân cư và sự di chuyển của một bộ phận lớn cư dân ngày càng mạnh mẻ hơn. Công nghệ thay đổi rất nhanh làm cho nhiều ngành nghề mới phát sinh và nhiều ngành nghề có thể bị đào thải nhanh chóng. Người lao động có thể bị mất việc làm và buộc phải tìm việc làm trong một ngành nghề mới. Điều đó buộc con người phải luôn luôn học tập để thích ứng với xã hội mà sự thay đổi diễn ra từng ngày. Mục đích của việc học của mỗi cá nhân: - Học để biết và học để hiểu. - Học để làm, để ứng dụng - Học để cùng sống với nhau. - Học để làm người. Xây dựng một xã hội học tập: - Giáo dục trong nhà trường (Formal education) cần phải tiến hành song song và/hoặc được tiếp nối bởi giáo dục ngoài nhà trường (informal education) sao cho mọi cá nhân trong xã hội đều có cơ hội tiếp cận mọi nguồn kiến thức bất cứ khi nào cần đến. Việc học tập phải trở thành một nhu cầu thường xuyên của mọi cá nhân và có thể được đáp ứng một cách thường xuyên. Điều này là rất cần thiết và cấp bách trong thời đại xã hội thông tin. Vì lẽ trong xã hội hiện nay khối lượng kiến thức của con người không ngừng tăng lên như vũ bão, các lĩnh vực hoạt động của con người theo đó cũng thay đổi không ngừng với tốc độ rất cao. Con người cần phải có khả năng thích ứng với tốc độ thay đổi đó. II. Xu thế phát triển phương pháp dạy học Phương pháp dạy học có khuynh hướng tăng cường dần vai trò chủ động của người học trong việc chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của mỗi cá nhân. Như vậy quan niệm về dạy học phát triển dần từ chỗ “lấy người dạy” làm trung tâm của các hoạt động dạy và học sang “lấy người học làm trung tâm”. Trong ý nghĩa mới nhất của quan niệm dạy học đó thì: “Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người mình bằng cách thu nhận và xử lí thông tin lấy từ môi trường sống chung quanh mình” và dạy chính là: “Dạy cách học”. Mô hình dạy học truyền thụ một chiều: DẠY – GHI NHỚ. Trong mô hình này thày truyền đạt kiến thức - trò thụ động tiếp thu. Thầy độc thoại hay phát vấn, giảng giải - Trò ghi chép (nhớ), học thuộc lòng. Thày độc quyền đánh giá. Thày là thày dạy: dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Mô hình dạy học hợp tác hai chiều: DẠY – TỰ HỌC. Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thày. Có các đối thoại: trò-trò; thày-trò; có sự hợp tác với bạn và với thày; do thày tổ chức. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống. Trò có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh; cung cấp liên hệ ngược cho thày đánh giá. Khuyến khích sự tự học. Thày là thày học: chuyên gia về việc học, chuyên gia về dạy cách học cho trò tự học chữ, học nghề, học làm người. Quá trình phát triển đó kéo theo những thay đổi sâu sắc về quan hệ giữa người học và người dạy, về cách thức đánh giá tính hiệu quả của quá trình giáo dục và hiệu quả của quá trình học tập. Quá trình đó cũng làm thay đổi một cách bắt buộc cách thức tổ chức và quản lí việc dạy học. Rõ ràng là không thể có một phương pháp dạy học mới – trong một mô hình dạy học mới hiệu quả - chừng nào chưa trang bị được cho nền giáo dục các công nghệ dạy học thích ứng để biến mô hình đó thành khả thi. III. Vấn đề của chúng ta: Chúng ta đang đứng trước các thách thức rất lớn và cấp bách: Tốc độ hội nhập kinh tế của đất nước với thế giới đang diễn ra mạnh mẻ, đòi hỏi có sự thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của xã hội để thích ứng với quá trình đó. Một trong những đòi hỏi đó là đào tạo những con người có đủ năng lực tham gia vào việc giải quyết những vấn đề do nền kinh tế và những vấn đề liên quan đặt ra. Nhiều vấn đề mà những người thuộc thế hệ trẻ sẽ phải giải quyết chẳng những có tính đặc thù của dân tộc mà còn có tính toàn cầu như những vấn đề về môi trường, vấn đề y tế – dịch bệnh, vấn đề truyền thông, vấn đề cạnh tranh về công nghệ và thương mại, .v.v. Tốc độ đổi mới công nghệ của thế giới nhanh hơn, lớn hơn nhiều khả năng đổi mới công nghệ của chúng ta. Khó khăn này bao gồm khó khăn về tài chính để đảm bảo cho đổi mới công nghệ và khó khăn về con người. Khó khăn thứ hai thuộc về lĩnh vực giáo dục. Chúng ta không thể kịp đổi mới công nghệ dạy học theo yêu cầu. Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước chúng ta đã có nhiều cố gắng để đưa những áp dụng của công nghệ thông tin vào nhà trường. Thậm chí đã có nghị quyết đặt ra chỉ tiêu cho đến hết năm 2005 tất cả các thường học phải có kết nối Internet. Nhưng trong thực tế chúng ta không thể trang bị đầy đủ máy tính cho các trường học. Kinh phí trang bị và bảo trì hệ máy tính quá lớn so với tổng thu ngân sách. Số ít ỏi các máy tính trong phần lớn trường học chỉ có tính trình diễn hơn là đem lại một hiệu quả giáo dục cụ thể. Mặt khác số kinh phí dành cho công nghệ thông tin đó trong nhà trường bị dàn trãi manh mún đến nỗi chúng ta cũng không có đủ con người để quản lí, sử dụng các máy tính đó trong dạy học một cách hiệu quả. Phần lớn số máy tính ở các nhà trường phổ thông cơ sở chỉ dừng lại ở mức sử dụng với tính cách máy tính đơn để xử lí văn bản hành chính mà thôi. Nói cách khác hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học ở phổ thông hiện nay là quá khiêm tốn nếu không muốn nói là gần bằng 0. Mặc dù vậy chúng ta không có lựa chọn nào khác. Tạo ra môi trường dạy học trong đó áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào việc dạy học là lựa chọn có tính cách khẩn thiết và bắt buộc. Môn học “tin học” trong nhà trường là môn về công nghệ, phần rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính là một mục tiêu quan trọng xác nhận sự tồn tại của môn này trong nhà trường. Không có công nghệ hỗ trợ dạy học thích hợp thì việc giảng dạy bộ môn đó là duy ý chí và hầu như không đem lại hiệu quả nào! Vì những lí do đó, và tin rằng chúng ta trong thời gian ngắn có thể nâng được mức áp dụng công nghệ thông tin trong nhà trường lên được ngưỡng cần thiết để cho việc dạy học công nghệ thông tin trong nhà trường có một ý nghĩa thực sự, tài liệu này sẽ giả định là giáo viên có các phương tiện công nghệ cần thiết trong dạy học. Sự giả định đó hiện nay (năm 2006) có vẻ như chưa thực tế nhưng là sự bắt buộc phải có trong vòng môt thập niên nữa. IV. Dạy cách học ở trường trung học PT: Trong trình bày nói trên việc dạy học đã được qui về dạy cách học. Như vậy việc đầu tiên mà người thày cần làm là tạo ra một môi trường thuận tiện cho người học, bao gồm: o Chuẩn bị môi trường lớp học, thiết bị: Lớp học và thiết bị học: Thày giáo cần chuẩn bị trước để mọi máy tính và mạng máy tính trong trạng thái sẳn sàng và hoạt động ổn định. Thông thường ở trường phổ thông có thể bố trí cho 2 học sinh/máy. Tốt nhất đối với các bài (phân môn) nhằm rèn luyện kỹ năng (kỹ năng sử dụng bàn phím, kỹ năng xử lí văn bản) nên bố trí mỗi học sinh một máy. Các phần mềm cài đặt trên máy nên chỉ vừa đủ, nên sử dụng FireWall để hạn chế một số website. Đừng sử dụng mật khẩu và không nên sử dụng các phần mềm để che dấu các folder hoặc freeze một phần thông tin. Các phần mềm này đòi hỏi phải sử dụng mật khẩu để kích hoạt lại các thông tin đã bị che. Đối với các máy tính sử dụng “công cộng” việc che đấu đó đôi khi gây khó khăn cho các giờ học khác, thậm chí không thể khởi động máy tính ở giờ dạy của giáo viên khác, làm đình trệ giờ dạy hoặc làm sụp đổ cả một giờ dạy đã được chuẩn bị công phu! Thày giáo nên là một chuyên gia tốt trong việc xử lí các mật khẩu! Sách và tài liệu: Sách là một tài liệu học tập truyền thống. Lợi điểm của sách là di chuyển tiện lợi, nhẹ nhàng, có thể đọc ở đâu cũng được, không phụ thuộc nguồn điện. Các vấn đề trình bày trong sách thường tập trung và có hệ thống so với các tài liệu định dạng khác. Ưu điểm và cũng là nhược điểm của sách là trình bày tuyến tính theo thứ tự phát triển của vấn đề. 100% các bộ môn được giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay đều có đầy đủ sách, giáo viên cần liên hệ với thư viện để nắm được các đầu sách cần thiết giới thiệu cho học sinh của mình. Ebook: Phần lớn các Ebook trình bày dưới dạng trang web (Web style) và thường được ghi lên các đĩa CD hoặc DVD. Một số Ebook có thể được trình bày theo định dạng PDF mà phải dùng Acrobat Reader mới đọc được. Lợi thế của các Ebook là gọn nhẹ. Một đĩa CD thông thường có thể lưu trữ được vài chục đầu đề tài có sử dụng multimedia. Các đề tài trình bày theo kiểu trang web cho phép tạo các liên kết nhiều chiều (hyperlink) giúp cho người đọc có thể mở rộng tầm tham khảo của mình. Hầu hết các bộ môn hiện nay ở tất cả các cấp lớp phổ thông đều có các phần mềm hỗ trợ dạy học, và có thể hỏi mua các CD đó ở mọi nhà sách giáo dục. Các địa chỉ Website có các nội dung liên quan đến bài học: Trên Internet có một số lượng khổng lồ các Website giúp học sinh có thể tham khảo, tìm hiểu thêm các nội dung đang được học. Hạn chế hiện nay là các Web site tiếng Việt phục vụ cho học tập hãy còn quá ít. Một web site giáo viên cần theo dõi thường xuyên để biết các cập nhật mới nhất về giáo dục là: hoặc Các phần mềm học tập: Hiện nay các phần mềm học tập đã khá phong phú. Các phần mềm học tập có thể xuất hiện trên thị trường dưới dạng các đĩa CD chạy trực tiếp không cần phải qua quá trình Setup (hoặc quá trình setup này là tự động). Nhiều bộ môn có các đĩa CD này dưới nhãn các đĩa “Gia sư” ứng với từng môn và từng cấp lớp. Trình bày trong các đĩa gia sư như vậy thường là theo đúng chương trình do Bộ Giáo Dục qui định. Giáo viên cũng cần chú ý tìm kiếm và sử dụng các phần mềm thực tại ảo (hay thí nghiệm ảo). Một số phần mềm thí nghiệm ảo có thể do Bộ Giáo Dục cung cấp hoặc có thể download về từ o Phần trình bày của người dạy: Lời nói: Lời nói là phương tiện diễn đạt quan trọng nhất của người dạy. Các phát biểu của người dạy phải được cân nhắc kỷ lưỡng. Các cảm xúc của người dạy thông qua lời nói phải được kiểm soát. Giáo viên phải tập nói to, rõ và phát âm đúng âm chuẩn, hạn chế dùng các phương ngữ và âm địa phương. Không được phép có các phát biểu có tính cách xúc phạm nhân cách người học. Các câu nói cần đúng ngữ pháp và văn phạm, tránh dùng câu què! Các câu hỏi phải rõ ràng, đủ ý. Câu hỏi đặt vấn đề có thể phát biểu cho cả lớp nhưng câu hỏi giải quyết vấn đề cần đặt ra cho từng cá nhân riêng lẻ. 1Trình bày với bảng: Là một phương tiện dạy học truyền thống, là một cầu nối giao tiếp thuận tiện, linh hoạt giữa người học và người dạy. Trừ khả năng chuyển tải multimedia hiện nay không thể sánh được với các phương tiện khác thì bảng là phương tiện tuyệt vời của thày giáo trong dạy học. Bảng giúp người dạy trình bày các đường nét, chữ viết, điều chỉnh và hệ thống hoá các vấn đề đang thảo luận một cách rất linh hoạt. Hiện nay các tiết dạy tin học phần lớn đều dùng bảng nhựa trắng với viết phớt xoá được. Bảng đen với phấn không thích hợp cho môi trường máy tính vì bụi phấn là tác nhân làm hư hỏng các đĩa mềm, trầy xước các đĩa CD, bám vào mặt giấy làm hỏng rất nhanh các drum của các máy in Laser. Thày giáo cần rèn luyện chữ viết và cách trình bày bảng: Viết đúng chính tả, viết ngay hàng, rõ ràng và đẹp, có thứ tự để người học theo dõi tiến trình bài học một cách dễ dàng. Đừng viết rồi bôi xoá lung tung trên bảng. Cần hơi nghiêng người khi viết bảng để người học có thể nhìn thấy những gì đang viết. Đừng quay lưng lại phía người học khi viết bảng! Khi phải bôi bảng cần chừa lại các chi tiết có tính chất hệ thống hóa bài học. Hiện nay có một số loại bảng hiện đại hơn. Sau tiết dạy thày giáo có thể in và phát ngay cho người học các nội dung vừa viết trên bảng (nhằm hạn chế thời gian người học phải ghi lại nội dung trình bày). 2Trình bày với máy chiếu: Phần trình bày của người dạy thường là các presentations. Mặc dù hiện nay có nhiều phần mềm để soạn thảo các presentations (như phần mềm Violet, OpenOffice Impress) nhưng phần lớn người dạy đều dùng Microsoft Powerpoint để thực hiện các presentations này. Đây là một phương tiện dạy học rất tốt. Nó giúp cho giáo viên có thể trình bày vấn đề rõ ràng hơn, mạch lạc hơn, mỹ thuật hơn. Các yếu tố multimedia giúp người học thú vị hơn với vấn đề được trình bày. Nó cũng tiết kiệm đáng kể thời gian ghi bảng của giáo viên. Tuy nhiên để sử dụng các presentation này có hiệu quả cần lưu ý: * Presentation không phải là sách giáo khoa! Đừng đưa hết nội dung của sách giáo khoa lên các slide. * Lưu ý đến khả năng nhận thức của người học trên mỗi slide: Mỗi slide nên có ít hơn 7 dòng chữ (hoặc 7 từ khoá). Nếu một nội dung quá dài hãy bố trí chia nội dung đó trên nhiều slide. Câu văn trên mỗi slide cần gảy gọn, ngắn. * Đừng lạm dụng các hiệu ứng animation và transtion trừ khi hiệu ứng ấy là cần thiết và có liên quan đến nội dung học tập. * Đừng dùng quá nhiều font chữ cũng như quá nhiều font size. Không nên sử dụng quá 3 font trong một presentation. Vì những gì hiển thị trên các slide là để đọc cho nhanh nên chớ dùng các font có chân (các font courrier, roman,…) mà nên dùng các font không chân như (Tahoma, Verdana, Helvetica, Arial sans serif, …) hoặc font có chân nhẹ nhàng như Times new roman. * Đừng chất đầy Slide bởi hình ảnh và video trừ khi sự xuất hiện đó là cần thiết. Những hình ảnh hoặc video rất dễ làm người học (ở đây là trẻ em) mất tập trung. * Đối với một tiết học trên lớp (45 phút) mỗi presentation không nên có quá 10 slides. Sự xuất hiện loang loáng quá nhiều slide làm học sinh khó hệ thống hoá các điều được trình bày! Chú ý rằng học sinh nhỏ thường chỉ có thể tập trung theo dõi tích cực trong 20 phút đầu tiên của bài giảng. Đừng sử dụng Presentation suốt 45 phút lên lớp! * Đừng lạm dụng presentation. Không phải bài giảng nào cũng dùng presentation. Một số nội dung giảng dạy chỉ đơn thuần dùng lời giảng có khi kích thích trí tưởng tượng của học sinh tốt hơn. Hiệu ứng này có thể gọi là “hiệu ứng truyện cổ tích” nếu chúng ta để ý rằng học sinh đôi khi có một sự tưởng tượng phong phú hơn, sâu sắc hơn khi “chỉ nghe kể” truyện cổ tích so với “xem” phim về cùng một đề tài đó! * Đừng để hiển thị các slide suốt thời gian trên màn chiếu. Khi học sinh đã xem, đã nhận thức đầy đủ một slide hãy cho projector tạm ngưng hiển thị. Điều này sẽ kéo dài tuổi thọ của projector (vốn rất đắt tiền!). * Các presentation không phải là giáo án mặc dù nó thể hiện hầu hết những gì có trong giáo án. Có thể làm cho một presentation tiếp cận với tinh thần của một giáo án bằng cách sử dụng khuôn ghi chú (phần add notes) phía dưới mỗi slide hoặc dùng (Insert > Comment) để ghi các chú thích sư phạm của người dạy về mục đích bài dạy, tiến trình bài dạy và tiến trình các slide. Các ghi chú này sẽ không xuất hiện trong chế độ View Show. Sở dĩ nói presentation không phải là giáo án vì có những khác biệt cơ bản giữa giáo án và một presentation: 3Dạy cách học: Dạy cách lập kế hoạch học tập: Học sinh cần được hướng dẫn lập kế hoạch học tập. Kế hoạch học tập ở trường bao gồm việc học tập theo thời khóa biểu của nhà trường. Thời gian còn lại bao gồm công việc làm bài tập cho về nhà, thời gian đọc các tài liệu theo yêu cầu của thày cô giáo, thời gian tham gia các sinh hoạt tập thể, rèn luyện thể lực, thời gian giúp đở cha mẹ làm một số công việc nhà và thời gian nghỉ ngơi và giải trí. Nên chú ý vận động phụ huynh học sinh tạo cho con em mình một góc học tập yên tĩnh và theo dõi để các em thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch này. Phụ huynh cũng phải tôn trọng kế hoạch của các em. Tốt hơn hết cha mẹ nên bàn với con cái để thống nhất thời khóa biểu này và cả hai đều kiên quyết thực hiện. Hiện nay có tình trạng sau giờ học ở trường cha mẹ học sinh (và đôi khi cả thày cô giáo!) buộc học sinh đi học thêm đủ các môn. Đây là một việc làm hết sức tai hại. Trong phần lớn các trường hợp kết quả học tập chẳng những không khả quan lên mà sức học của học sinh ngày càng yếu dần. Nguyên nhân ở chổ các em không còn thời gian để tự suy nghĩ, làm bài tập, rèn luyện các điều vừa được học mà chỉ ngồi thụ động suốt cả ngày nghe giảng. Các em cần chăm học nhưng không phải bằng cách suốt ngày đi nghe các bài văn mẫu, nghe các bài toán mẫu. Dạy cách nghe giảng và ghi chú lời giảng: Học sinh cần được dạy cách lắng nghe thày cô giáo. Đây không phải là điều dễ dàng vì lứa tuổi của các em rất hiếu động và khả năng chú ý còn thấp. Nhà trường phải chú ý để các lớp học có một không khí yên tĩnh, dễ tập trung trong giờ học. Nhiều lớp học cho tới nay còn quá gần khu dân cư , gần các hoạt động kinh tế. Tiếng ồn từ môi trường xung quanh làm phân tâm cả người dạy lẫn người học! Do khả năng chú ý của học sinh còn thấp, giáo viên cần tập sử dụng những câu ngắn trong khi giảng bài và cần dùng nhiều hình tượng hỗ trợ cho các khái niệm trừu tượng. Tốc độ giảng bài cần vừa phải để học sinh kịp ghi (lưu ý: tránh đọc – ghi!) 4Dạy cách diễn đạt: Chú ý đến khả năng tranh luận và biện giải của học sinh. Tập cho các em có thói quen nói trước đám đông. Cần tổ chức cho học sinh tranh luận. Chỉ khi có tranh luận để bảo vệ một ý kiến, một nhận định người ta mới rõ giới hạn của hiểu biết của mình và thôi thúc mình tìm hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Khi phải diễn đạt ý kiến của mình trước tập thể thì khả năng ngôn ngữ của học sinh mới được củng cố. Vì tư duy lôgic trừu tượng (hoặc tư duy trên các kí hiệu toán học) là bước phát triển ở mức cao hơn của tư duy ngôn ngữ nên chỉ khi tư duy ngôn ngữ được hoàn thiện thì khả năng tư duy logic mới phát triển được. Trừ một số trường hợp cần thiết nên hết sức tránh cách học thuộc lòng. Không dùng các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời thuộc lòng. Nên dùng các câu hỏi yêu cầu học sinh lí giải, nhận định về vấn đề đã được học. Nên dùng các câu hỏi buộc học sinh phải động não để phân tích hoặc tổng hợp dựa trên các vấn đề đã học. Khích lệ đối với học sinh có thể trình bày lại vấn đề theo cách hiểu của mình. Trong khi soạn giáo án giáo viên cần chuẩn bị trước các câu hỏi và lường trước các câu trả lời của học sinh. Việc chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi là nhằm giúp học sinh tự nhận ra kiến thức. Nên có điểm khích lệ nếu cuối cùng học sinh nhận ra được kiến thức cần thiết. 5Dạy cách tìm kiếm thông tin: 5.1. Tìm trong sách: Nhà trường và giáo viên cần quan tâm để đảm bảo đủ sách cho học sinh. Ngoài sách giáo khoa còn cần bổ sung cho thư viện các đầu sách cần thiết cho việc đọc thêm của học sinh cũng như cho giáo viên tham khảo. Ngay tiết học đầu tiên giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết phải sử dụng các tên sách giáo khoa nào, các sách tham khảo nào. Cho học sinh biết các sách đó có thể mượn/mua ở đâu. Giáo viên phải biết rõ trong thư viện đang có các tên sách, đầu sách nào để hướng dẫn cho học sinh tìm đọc. Theo định kì giáo viên nên kiểm tra xem học sinh có đọc các sách đã chỉ định không và có vấn đề gì trong quá trình học với sách không. 5.2. Tìm trong máy tính và trên mạng: Một chi tiết rất quan trọng đối với người học “tin học” là khả năng đọc hiểu tiếng Anh. Phần lớn các khó khăn về sử dụng máy tính và các phần mềm ứng dụng đều được hướng dẫn thông qua các “Help” và các help này hiện nay phần lớn là tiếng Anh. Cần tập dần cho học sinh thói quen đọc help. Thông tin cũng có thể tìm kiếm thông qua các bộ máy tìm kiếm (search engine) như Google. Đối với học sinh phổ thông trung học web site wikipedia có thể là một gợi ý tốt. 5.3. Tìm kiếm kiến thức từ người khác: “Học thày không tày học bạn!”. Cần tổ chức cho học sinh bàn bạc, thảo luận với nhau (Dĩ nhiên là không phải trong giờ làm bài kiểm tra!). Trong chừng mức nào đó cần chấp nhận sự ồn ào do học sinh trao đổi với nhau về đề tài đang được học. Cần làm cho giờ học trở thành hào hứng và là một sự hợp tác giữa thày và trò, giữa các học sinh với nhau. Ở đây cân đối giữa sự trật tự và sự ồn ào do tích cực tham gia vào tiến trình bài học là do tài năng sư phạm của người dạy. 6. Dạy cách tự kiểm tra kiến thức: Kiến thức, kỹ năng không thể trở thành vững chắc nếu không qua quá trình tái hiện và vận dụng. Ngoài các biện pháp kiểm tra, các bài tập qui định từ phía người dạy, học sinh cũng cần học cách tự kiểm tra mình. Người dạy nên khuyến khích học sinh tự đặt ra các bài toán, các bài tập cho riêng mình và cho bạn bè. Dù các bài toán do học sinh tự đặt ra có thể rất đơn giản hay phức tạp thì người dạy cũng cần phải tôn trọng và tham gia xem xét một cách trân trọng

File đính kèm:

  • docphuongphapday.doc
Giáo án liên quan