Phương pháp phân tích tác phẩm văn học tự sự ở chương trình phổ thông hiện hành

Bộ môn văn là một trong những bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông hiện nay. Nhưng để giảng dạy có hiệu quả, cũng như đáp ứng được tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới sách giáo khoa như hiện nay. Đòi hỏi người dạy văn phải nắm được đặc trưng của bộ môn, và phương pháp tiếp cận một văn bản văn chương hoàn chỉnh.

Thực trạng hiện nay ở trường phổ thông một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp phân tích một tác phẩm văn học tự sự.

Lí do, nguồn tư liệu để giáo viên nghiên cứu , tham khảo còn ít, đa số các trường trong tỉnh không có thư viện, nguồn sách khan hiếm .

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giáo viên giảng dạy bộ môn văn còn hụt hẫng kiến thức về lí luận văn học nói chung và phương pháp tiếp cận, đánh giá , phân tích một tác phẩm tự sự nói riêng.

Chính từ những lí do nêu trên, bằng sự hiểu biết của mình, người viết muốn nêu ra một số căn cứ có tính chất cơ bản để giúp người dạy bộ môn văn ở trường phổ thông , có cơ sở để phân tích một tác phẩm tự sự có hiệu quả cao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp phân tích tác phẩm văn học tự sự ở chương trình phổ thông hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU TRƯỜNG THPT ĐỊNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC TỰ SỰ Ở CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH Người thực hiện : Nguyễn Thanh Chản Đề tài: phương pháp phân tích tác phẩm văn học tự sự ở chương trình phổ thông hiện hành I.ĐẶT VẤN ĐỀ. Bộ môn văn là một trong những bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông hiện nay. Nhưng để giảng dạy có hiệu quả, cũng như đáp ứng được tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới sách giáo khoa như hiện nay. Đòi hỏi người dạy văn phải nắm được đặc trưng của bộ môn, và phương pháp tiếp cận một văn bản văn chương hoàn chỉnh. Thực trạng hiện nay ở trường phổ thông một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp phân tích một tác phẩm văn học tự sự. Lí do, nguồn tư liệu để giáo viên nghiên cứu , tham khảo còn ít, đa số các trường trong tỉnh không có thư viện, nguồn sách khan hiếm . Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giáo viên giảng dạy bộ môn văn còn hụt hẫng kiến thức về lí luận văn học nói chung và phương pháp tiếp cận, đánh giá , phân tích một tác phẩm tự sự nói riêng. Chính từ những lí do nêu trên, bằng sự hiểu biết của mình, người viết muốn nêu ra một số căn cứ có tính chất cơ bản để giúp người dạy bộ môn văn ở trường phổ thông , có cơ sở để phân tích một tác phẩm tự sự có hiệu quả cao. NỘI DUNG: 1 Định nghĩa tác phẩm tự sự là gì? Tác phẩm tự sự là một tác phẩm văn học phản ánh hiện thực khách quan bằng các hình tượng nghệ thuật, trong đó có cốt truyện , có nhân vật và hoạt động của nhân vạt. 2.Vậy khi khai thácmột tác phẩm tự sự cần khai thác ở những góc độ nào? a. Cốt truyện: Cốt truyện là cách sắp xếp các chi tiết các tình huống…một cách hợp lí tùy theo ý đồ của nhà văn, có thể sắp xếp theo trình tự thời gian , không gian, theo diễn biến tâm lí nhân vật, theo kiểu đầu đuôi tương ứng VD : Tác phẩm “CHÍ PHÈO”(NAM CAO) b. Nhân vật và hoạt động của nhân vật: trong thế giới nhân vật, có thể là người, có thể không phải là người mà là vật, sự vật, hiện tượng , là người như Chị Dậu , Con Mẹ Nuôi, tên Huyện Hinh, Lão Hạc…là vật Cái Giường, Dòng Sông, Con Suối…Trong một tác phẩm tự sự khi phân tích chúng ta cũng phải chú ý đến hệ thống nhân vật , nhân vật chính, nhân vật trung tâm , nhóm nhân vật , nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, VD: Văn bản “TỨC NƯỚC VỞ BỜ” (Trích Tắt Đèn của NGÔ TẤT TỐ) có đầy đủ : cốt truyện, nhân vật và hành động nhân vật, giáo viên phân tích . c. Hình tượng văn học. Ở mỗi bộ môn nghệ thuật khi phản ánh hiện thuật khách quan điều có chất liệu riêng , môn hội họa thì dùng màu sắc, đường nét, môn điêu khắc thì sử dụng hình khối, chất liệu bằng sắt thép gỗ…văn học phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật mà hình tượng nghệ thuật lại lấy chất liệu là ngôn từ nghệ thuật…VD: Hình tượng Lão Hạc, Chị Dậu, Anh Pha,… Đề tài: phương pháp phân tích tác phẩm văn học tự sự ở chương trình phổ thông hiện hành d. Chủ đề : Là vấn đề xuyên suốt toàn bộ tác phẩm quán xuyến toàn bộ tác phẩm:Các tác phẩm văn chương thường có nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề được rút ra tùy thuộc vào cấu trúc phân tích và việc lựa chọn “Điểm nút thẩm mĩ ”được giải bình . Cần lựa chọn một trong các chủ đề phù hợp nhất với hình tượng văn chương .Tuy nhiên , cách tiếp nhận văn chương khuyến khích HS phát hiện nhịều chủ đề gọi là hệ thống chủ đề VD: Trong tác phẩm “Tắt đèn ”(Ngô Tất Tố )chủ đề chính là nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945, nhưng thông qua tác phẩm lại mở ra cho chúng ta nhiều chủ đề khác nhau như : Bọn tham quan ô lại , tình làng nghĩa xóm , sự chuing thủy , đảm đang của người phụ nữ . . . như vậy , khi phân tích giáo viên cần nắm cho được đâu là chủ đề chính , đâu là chủ đề phụ đối với một tác phẩm tự sự . đ. Đề tài : Là những mảnh hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tác phẩm , thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn .Có thể đề tài là nhỏ, nhưng chủ đề tư tưởng lại mang tầm vóc của thời đại . VD : Trong những năm 1930- 1945 đề tài mà các nhà văn đề cập là : Nói về nông dân , trí thức , quan lại . . . cần giúp HS phân biệt chủ đền và đề tài .Chủ đề là điều nói ra , đề tài là điều nói tới . Trong đọc – hiểu văn bản văn chương , đề tài thường thể hiện ở nhan đề tác phẩm , còn chủ đề là điều HS cần phát hiện sau quá trình phân tích . VD : Văn bản “Tôi đi học”là tác phẩm văn chương ,đề tài là “Tôi đi học nhưng chủ đề là cảm xúc trong sáng , thiết tha của nhà văn khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học . e.Nghệ thuật : Có thể nhà văn sử dụng nhiều hình thức nghệ thuất khác nhau như : -Điển hình hóa (nhân vật điển hình -Xây dựng hòan cảnh điển hình . -Châm biếm -Hiện thực hóa: Miêu tả chân thực cuộc sống đương thời của tác giả f. Tình hưống truyện . VD: Trong đọan trích : “Tức nước vỡ bờ”(Tắt đèn)tình huống đó là gia đình chị Dâu bị dồn nén đến bước đường cùng , chị Dậu phải bán con , bán chó , bán khoai , nhưng vẫn thiếu suất sưu của em chồng . Anh Dậu bị đánh trói đến ngất xỉu . Nhờ hàng xóm chị mới cứu được anh , nhưng khi trới vừa sáng , tính mạng anh Dậu lại bị đe dọa . Tất cả được đặt trong tình huống “mùa sưu thuế”. Giáo viên phải dẫn dắt HS đắm mình vào câu truyện tự cảm hóa , tránh giáo dục giáo điều , phải biến câu truyện với những tình cảm để HS tự cảm nhận – đó là đặc trưng , là thế mạnh của bộ môn văn học . Kết luận : Muốn HS chiếm lĩnh một tác phẩm tự sự , thiết nghĩ người giáo viên cần nắm chắc những kiến thức như đã nêu ở trên , từ đó giáo viên mới khai thác một cách có hiệu quả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật một cách tốt nhất , tránh được những lỗi như , khai thác tác phẩm một cách chung chung , thiếu căn cứ khoa học , không giúp HS cảm và nghĩ tốt về một tác phẩm văn học . Đề tài: phương pháp phân tích tác phẩm văn học tự sự ở chương trình phổ thông hiện hành Nên làm đầy đủ các bước nêu trên trong quá trình phân tích một tác phẩm văn học tự sự trong chương trình văn bậc phổ thông thì sẽ đảm bảo nội dung , giáo viên không lúng túng , học sinh dễ tiếp thu . Trên đây là những kiến thức cơ bản , đòi hỏi người giáo viên khi dạy một tác phẩm tự sự cần nắm vững . Chắc chắn những ý kiến trên chưa được đầy đủ . Vì giới hạn phạm vi của sáng kiến , người viết chưa có dịp đi sâu phân tích , minh họa . Rất mong sự góp ý của quí đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn . HẾT

File đính kèm:

  • docPHUONG PHAP PHAN TICH TAC PHAM VAN HOC TU SU.doc