Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng hỗn hợp hay một chất.
- Dựa vào phương trình hoá học tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol chất trong phản ứng (A® B) hoặc x mol A ® y mol B. (với x, y tỉ lệ cân bằng phản ứng).
- Tính số mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại.
VD: Phản ứng MCO3 + 2HCl ® MCl2 + CO2 + H2O
Ta thấy rằng khi chuyển 1 mol MCO3 thành 1 mol MCl2 thì khối lượng tăng: [M + (2x35,5) – (M + 60)] = 11 gam và có 1 mol khí CO2 bay ra. Như vậy, khi biết khối lượng muối tăng ta co thể tính lượng CO2 bay ra.
Phản ứng sete hóa: CH3COOH + R’OH ® CH3COOR’ + H2O
Thì từ 1 mol R’OH chuyển thành 1 mol este, khối lượng tăng: (R’ + 59) – (R’ + 17) = 42 gam. Như vậy biết khối lượng của ancol và khối lượng este ta dễ dàng tính được số mol ancol hoặc ngược lại.
Hoặc: RCOOR’ + NaOH ® RCOONa + R’OH
Cứ 1 mol este RCOOR’ chuyển thành 1 mol muối, khối lượng tăng( hoặc giảm) gam và tiêu tốn hết 1 mol NaOH, sinh ra 1 mol R’OH. Như vậy nếu biết khối lượng este phản ứng và khối lượng muối tạo thành ta dễ dàng tính được số mol của NaOH và R’OH hoặc ngược lại.
Hoặc với bài toán cho kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi dung dịch muối dưới dạng tự do:
- Khối lượng KL tăng bằng: mB(bám) – mA(tan)
- Khối lượng KL giảm bằng: mA(tan) – mB(bám)
Phương pháp này thường được áp dụng giải bài toán vô cơ và hữu cơ, tránh được việc lập nhiều phương trình, từ đó sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp.
Có thể nói 2 phương pháp “Bảo toàn khối lượng” và “tăng giảm khối lượng” là “hai anh em sinh đôi”, vì một bài toán nếu giải được phương pháp này thì cũng có thể giải bằng phương pháp kia. Tuy nhiên tùy từng bài tập mà phương pháp này hay phương pháp kia là ưu việt hơn.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp Tăng giảm khối lượng - Lưu Huỳnh Vạn Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp tăng giảm khối lượng
I - Nội dung
Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng hỗn hợp hay một chất.
- Dựa vào phương trình hoá học tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol chất trong phản ứng (A® B) hoặc x mol A ® y mol B. (với x, y tỉ lệ cân bằng phản ứng).
- Tính số mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại.
VD: Phản ứng MCO3 + 2HCl ® MCl2 + CO2 + H2O
Ta thấy rằng khi chuyển 1 mol MCO3 thành 1 mol MCl2 thì khối lượng tăng: [M + (2x35,5) – (M + 60)] = 11 gam và có 1 mol khí CO2 bay ra. Như vậy, khi biết khối lượng muối tăng ta co thể tính lượng CO2 bay ra.
Phản ứng sete hóa: CH3COOH + R’OH ® CH3COOR’ + H2O
Thì từ 1 mol R’OH chuyển thành 1 mol este, khối lượng tăng: (R’ + 59) – (R’ + 17) = 42 gam. Như vậy biết khối lượng của ancol và khối lượng este ta dễ dàng tính được số mol ancol hoặc ngược lại.
Hoặc: RCOOR’ + NaOH ® RCOONa + R’OH
Cứ 1 mol este RCOOR’ chuyển thành 1 mol muối, khối lượng tăng( hoặc giảm) gam và tiêu tốn hết 1 mol NaOH, sinh ra 1 mol R’OH. Như vậy nếu biết khối lượng este phản ứng và khối lượng muối tạo thành ta dễ dàng tính được số mol của NaOH và R’OH hoặc ngược lại.
Hoặc với bài toán cho kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi dung dịch muối dưới dạng tự do:
Khối lượng KL tăng bằng: mB(bám) – mA(tan)
Khối lượng KL giảm bằng: mA(tan) – mB(bám)
Phương pháp này thường được áp dụng giải bài toán vô cơ và hữu cơ, tránh được việc lập nhiều phương trình, từ đó sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp.
Có thể nói 2 phương pháp “Bảo toàn khối lượng” và “tăng giảm khối lượng” là “hai anh em sinh đôi”, vì một bài toán nếu giải được phương pháp này thì cũng có thể giải bằng phương pháp kia. Tuy nhiên tùy từng bài tập mà phương pháp này hay phương pháp kia là ưu việt hơn.
II - Bài tập minh hoạ
Bài 1: Đem 27,4g một kim loại A tác dụng hoàn toàn với dd HCl thu đc dung dịch B và V lít khí thoát ra ( đktc) . Tác dụng hết với dung dịch B bằng dd H2SO4, ta thu đc 46,6g muối. Tất cả phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định A và V lít khí thoát ra.
Bài 2: Có 1 lit dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7gam kết tủa A và dung dịch B. Tính % khối lượng các chất trong A
A. %BaCO3 = 50%; %CaCO3 = 50%
B. %BaCO3 = 50,38%; %CaCO3 = 49,62%
C. %BaCO3 = 49,62%; %CaCO3 = 50,38%
D. Không xác định được
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lit khí CO2 ( đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì muối khan thu được là bao nhiêu ?
A. 26g B. 28g C. 26,8g D. 28,6g
Bài 4: Cho 3 gam một axit no đơn chức A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của A là:
A. HCOOH B. C3H7COOH C. CH3COOH D. C2H5COOH
Bài 5: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25gam hai muối KCl và KBr thu được 10,39g hỗn hợp AgCl và AgBr. Hãy xác định số mol hỗn hợp đầu
A. 0,08 mol B. 0,06 mol C. 0,03 mol D. 0,055mol
Bài 6: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24g. Cũng thanh graphit đó nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3 thì sau phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52g. Kim loại hóa trị II đó là:
A. Pb B. Cd C. Al D. Sn
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là:
A. 29,25g B. 58,5g C. 17,55g D. 23,4g
Bài 8: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15g trong 340g dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 3,24g B. 2,28g C. 17,28g D. 24,12g
Bài 9: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ FeSO4. Mặt khác khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng Cu bám lên kẽm và bám lên sắt lần lượt là:
A. 12,8g và 32g B. 64g và 25,6g C. 32g và 12,8g D. 25,6g và 64g
Bài 10: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8gam.
a/ Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn
b/ Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng
c/ Xác định nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4
Bài 11: Cho 6 gam một cây đính sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 2M, sau một thời gian lấy đinh sắt ra thấy khối lượng đinh sắt là 6,12g
a/ Tính khối lượng Cu bám vào đinh sắt
b/ Tính CM thu được sau phản ứng
Bài 12: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 17%
Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
Bài 13: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn, cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam bạc và khối lượng lá kẽm tăng thêm bao nhiêu.
Bài 14: Cho 2 thanh kim loại X có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian thanh 1 giảm 0,2% và thanh 2 tăng 28,4% so với ban đầu. Số mol của 2 thanh tham gia phản ứng giảm như nhau. Tìm X?
Bài 15: Nhúng thanh kim loại A hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 một thời gian thấy khối lượng thanh giảm 0,05% , cũng nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh tăng 7,1%. Xác định M biết số mol CuSO4và Pb(NO3)2 pu là như nhau.
Bài 16. Nung 100 gam hh Na2CO3 và NaHCO3 đén khối lượng không đổi dược 69 gam chất rắn. Xác định % từng chất trong hỗn hợp.
Bài 17. Hòa tan 23,8 g muối M2CO3 và RCO3 vào HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí. Cô cạn dd thu được bao nhiêu g muối khan.
LÝ THUYẾT
1/ Cho kim loại tác dụng với dung dịch axit
Nếu biết khối lượng kim loại và số mol khí thì tính được khối lượng khí và số mol axit đã tham gia phản ứng
Nếu biết khối lượng muối và số mol khí thì tính được khối lượng kim loại và số mol axit
Nếu biết khối lượng kim loại và khối lượng muối thì tính được số mol khí và axit
Bài 18: Cho 14,5gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lit H2
( đktc). Khối lượng(gam) muối sunfat thu được là:
A. 43,9g B. 43,3g C. 44,5g D. 34,3g
Bài 19: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M( có hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lit khí( đktc) và dung dịch chứa 4,575g muối khan. Giá trị m là:
A. 1,38 B. 1,83g C. 1,41g D. 2,53g
Bài 20: Hòa tan hoàn toàn 5g hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 5,71g muối khan. Thể tích (lit) khí B thoát ra là:
A. 2,24 B. 0,224 C. 1,12 D. 0,112
2/ Từ hợp chất A chuyển thành hợp chất B
Kiểu bài cho số mol 2 muối:
Với kiểu bài này ta tính sự chênh lệch khối lượng 2 gốc axit để tìm số mol muối
Kiểu bài từ oxit chuyển thành muối:
Với kiểu bài này ta tính sự chênh lệch giữa khối lượng mol nguyên tử O và khối lượng gốc axit.
Bài 21: Khi lấy 3,33g muối clorua của một kim loại chỉ có khối lượng II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có cùng số mol như muối clorua trên, thấy khác nhau 1,59g. Kim loại trong 2 muối nói trên là:
A. Mg B. Ba C. Ca D. Zn
Bài 22: Hòa tan 5,8g muối cacbonat MCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thu được một chất khí và dung dịch G1. Cô cạn G1 được 7,6g muối sunfat trung hòa. Công thức hóa học của muối cacbonat là:
A. MgCO3 B. FeCO3 C. BaCO3 D. CaCO3
Bài 23:(ĐH A 2007): Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M( vừa đủ). Sau phản ứng hỗn hợp muối sunfat khan thu được sau khi cô cạn có khối lượng là:
A. 3,81g B. 4,81g C. 5,81g D. 6,81g
Bài 24: Nhiệt phân 9,4 gam Cu(NO3)2 một thời gian thu được 7,24 g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân ĐS: 20%
Bài 25: Nhiệt phân 16,2g AgNO3 một thời gian thu được hỗn hợp khí có tổng hkối lượng 6,2gam. Tính khối lượng Ag tạo ra trong phản ứng trên ĐS: 5,4g
Bài 26: Cho 10g sắt tác dụng với dung dịch CuSO4, một thời gian thu được chất rắn A có khối lượng 10,04g. Cho chất rắn A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thấy tạo ra V lit khí NO duy nhấtở đktc. Tính giá trị V
Bài 27: Khi cho 11g hỗn hợp gồm Al, Fe vào một bình đựng dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng khối lượng bình tăng thêm 10,2 g. Tính số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp
ĐS: Al: 0,2; Fe: 0,1
Bài 28: 3,78g Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong Y giảm 4,06g so với dung dịch XCl3. Xác định công thức muối XCl3?
ĐS: FeCl3
Bài 29: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 14,1g đồng thời tạo ra 30g kết tủa. Tính giá trị m? ĐS: 3,9g
Löu Huyønh Vaïn Long
(Email: Vanlongthpt@gmail.com
ĐT: 0986.616.225)
File đính kèm:
- phuong_phap_tang_giam_khoi_luong_luu_huynh_van_long.doc