Phương pháp tổ chức nhóm trong giờ dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông

.Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường PT đã được khởi động hơn mười năm, đặc biệt là những năm gần đây vấn đề này lại được đặt ra cấp bách, việc biên soạn chương trình sách giáo khoa mới yêu cầu người dạy , người học phải đổi mới hơn nữa cách dạy , cách học.

Tuy nhiên lối học truyền thụ một chiều, sao chép, kiến thức rồi tái hiện kiến thức vẫn là khá phổ biến. Vai trò của người thầy, của học sinh phần nào vẫn chưa có sự thay đổi lớn, nhiều tiết dạy vẫn theo lối áp đặt thầy nói trò ghi. Hậu quả tai hại tất nhiên của lối học sao chép là sự thấp kém và non nớt về tư duy sáng tạo. Yêu cầu đặt ra của đổi mới cách dạy cách học là thầy chủ động, trò chủ đạo, đặc biệt là coi trọng việc phát huy khả năng tư duy độc lập và tư duy sáng tạo cho học sinh bên cạnh đó giáo dục tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm.

Có thể nói, trong tiến trình đổi mới, người giáo viên đang dần đi đến vận dụng mọi phương pháp với thế mạnh của nó. Tuy nhiên trong khi thực thi thì nhiều giáo viên lại còn tỏ ra lúng túng đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp tổ chức nhóm. Một số giáo viên quan niệm giản đơn về đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều tiết dạy theo chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học, và những tiết dạy mẫu, giáo viên chia nhóm tuỳ tiện dẫn tới chất lượng giờ không cao mà vẫn nghĩ rằng mình đã đổi mới , lúc tổ nhận xét rút kinh nghiệm cũng cho rằng giáo viên đã có sự đổi mới. Dẫn đến ngộ nhận tiết học có chia nhóm là đã đổi mới, bất kể nhóm có thực sự hiệu quả hay không.

Phương pháp dạy học theo nhóm đang được các giáo viên dạy văn quan tâm song mặt hạn chế của nó thì một phần đã nói ở trên. Nghiên cứu vận dụng phương pháp tổ chức nhóm trong dạy – học Ngữ văn ở trường phổ thông là góp phần tìm hiểu vận dụng một phương pháp dạy học tích cực giúp người dạy, người học tổ chức tốt hơn giờ học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt việc đổi mới cách dạy cách học được đặt ra cấp bách hiện nay.

 

2. Lịch sử vấn đề.

Vấn đề vận dụng phương pháp tổ chức nhóm trong giờ học có một số bài viết sau:

- Kĩ năng dạy văn. Phạm Toàn NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.

- Phương pháp dạy học văn NXBGD- 1991.

Nhìn chung các bài viết trên chưa bàn cụ thể, hệ thống phương pháp này mà chỉ nói chung trong cùng các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, tạo tình huống Tuy nhiên với bản thân tôi, những tài liệu đó là nguồn quí giá mang tính định hướng để tôi thực hiện đề tài này.

Khi thực hiện đề tài này tôi muốn không chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu ấy mà muốn đề cập sâu hơn ở phương diện: những ưu thế và hạn chế của phương pháp tổ chức nhóm; những kinh nghiệm của bản thân và yêu cầu khi tổ chức nhóm.

 

3. Nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp.

Đề tài hướng đến 2 nhiệm vụ sau:

- Những ưu thế và hạn chế của phương pháp tổ chức giờ học theo nhóm.

- Một số kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức nhóm.

Kinh nghiệm này chủ yếu đi vào những vấn đề mang tính phương pháp lí thuyết chung khi tổ chức nhóm trong giờ dạy học Ngữ văn ở trường THPT

Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích, tổng hợp , đúc rút từ thực tiễn.

(để viết kinh nghiệm này tôi đã tham khảo một số giờ dạy của đồng nghiệp ở tổ, chuyên đề Sở tổ chức: Trường Dân tộc nội trú tỉnh, Thanh Chương 1 )

 

4.Cấu trúc.

- Phần mở đầu.

- Nội dung.

- Kết luận.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp tổ chức nhóm trong giờ dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp tổ chức nhóm trong giờ dạy học Ngữ văn ở trường THPT Phần mở đầu 1.Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường PT đã được khởi động hơn mười năm, đặc biệt là những năm gần đây vấn đề này lại được đặt ra cấp bách, việc biên soạn chương trình sách giáo khoa mới yêu cầu người dạy , người học phải đổi mới hơn nữa cách dạy , cách học. Tuy nhiên lối học truyền thụ một chiều, sao chép, kiến thức rồi tái hiện kiến thức vẫn là khá phổ biến. Vai trò của người thầy, của học sinh phần nào vẫn chưa có sự thay đổi lớn, nhiều tiết dạy vẫn theo lối áp đặt thầy nói trò ghi. Hậu quả tai hại tất nhiên của lối học sao chép là sự thấp kém và non nớt về tư duy sáng tạo. Yêu cầu đặt ra của đổi mới cách dạy cách học là thầy chủ động, trò chủ đạo, đặc biệt là coi trọng việc phát huy khả năng tư duy độc lập và tư duy sáng tạo cho học sinh bên cạnh đó giáo dục tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Có thể nói, trong tiến trình đổi mới, người giáo viên đang dần đi đến vận dụng mọi phương pháp với thế mạnh của nó. Tuy nhiên trong khi thực thi thì nhiều giáo viên lại còn tỏ ra lúng túng đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp tổ chức nhóm. Một số giáo viên quan niệm giản đơn về đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều tiết dạy theo chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học, và những tiết dạy mẫu, giáo viên chia nhóm tuỳ tiện dẫn tới chất lượng giờ không cao mà vẫn nghĩ rằng mình đã đổi mới , lúc tổ nhận xét rút kinh nghiệm cũng cho rằng giáo viên đã có sự đổi mới. Dẫn đến ngộ nhận tiết học có chia nhóm là đã đổi mới, bất kể nhóm có thực sự hiệu quả hay không. Phương pháp dạy học theo nhóm đang được các giáo viên dạy văn quan tâm song mặt hạn chế của nó thì một phần đã nói ở trên. Nghiên cứu vận dụng phương pháp tổ chức nhóm trong dạy – học Ngữ văn ở trường phổ thông là góp phần tìm hiểu vận dụng một phương pháp dạy học tích cực giúp người dạy, người học tổ chức tốt hơn giờ học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt việc đổi mới cách dạy cách học được đặt ra cấp bách hiện nay. Lịch sử vấn đề. Vấn đề vận dụng phương pháp tổ chức nhóm trong giờ học có một số bài viết sau: - Kĩ năng dạy văn. Phạm Toàn NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000. - Phương pháp dạy học văn NXBGD- 1991. Nhìn chung các bài viết trên chưa bàn cụ thể, hệ thống phương pháp này mà chỉ nói chung trong cùng các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, tạo tình huống… Tuy nhiên với bản thân tôi, những tài liệu đó là nguồn quí giá mang tính định hướng để tôi thực hiện đề tài này. Khi thực hiện đề tài này tôi muốn không chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu ấy mà muốn đề cập sâu hơn ở phương diện: những ưu thế và hạn chế của phương pháp tổ chức nhóm; những kinh nghiệm của bản thân và yêu cầu khi tổ chức nhóm. 3. Nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp. Đề tài hướng đến 2 nhiệm vụ sau: Những ưu thế và hạn chế của phương pháp tổ chức giờ học theo nhóm. Một số kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức nhóm. Kinh nghiệm này chủ yếu đi vào những vấn đề mang tính phương pháp lí thuyết chung khi tổ chức nhóm trong giờ dạy học Ngữ văn ở trường THPT Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp , đúc rút từ thực tiễn. (để viết kinh nghiệm này tôi đã tham khảo một số giờ dạy của đồng nghiệp ở tổ, chuyên đề Sở tổ chức: Trường Dân tộc nội trú tỉnh, Thanh Chương 1…) 4.Cấu trúc. - Phần mở đầu. Nội dung. Kết luận. Nội dung Ưu thế và hạn chế của phương pháp nhóm. Ưu thế: Việc đổi mới phương pháp dạy học vài ba năm gần đây đã được đặt lên hàng đầu khi chương trình & sách giáo khoa đã thay đổi. Từ chỗ đổi mới nội dung dạy và học kéo theo sự đổi mới về phương pháp. Phương pháp tổ chức nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Vận dụng tốt phương pháp này theo tôi có những ưu thế sau: Tổ chức học theo nhóm sẽ đa dạng hoá các hoạt động của học sinh. Bên cạnh sử dụng các phương pháp như thuyết giảng, gợi mở, nêu vấn đề, đàm thoại…thì giờ văn có tổ chức nhóm sẽ làm cho không khí học tập phong phú sinh động hơn. Tổ chức hoạt động nhóm là phát huy tốt tính chủ động của người học. Tính chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, thể hiện mình. Đặc biệt học sinh có khả năng rèn được kĩ năng nghe, nói , biết lắng nghe thấu hiểu và chia sẻ trước một vấn đề. Điều rất cần cho các các nhân trong cuộc sống. Rèn tính tự giác tích cực của người học. Tổ chức nhóm là cách dạy học tích cực được các nước tiên tiến sử dụng khá lâu bởi tổ chức theo nhóm là rèn cho học sinh tính hợp tác, cộng đồng. Đây là điều rất cần thiết của cuộc sống hiện đại, triết lí sống xu thế ngày nay là “ Dựa vào nhau mà sống”. Sử dụng phương pháp học theo nhóm sẽ khắc phục được sự thiếu thốn về phương tiện dạy học ở một số trường chưa có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, bởi tổ chức nhóm đơn giản tính khả thi cao. Qua hoạt động nhóm giáo viên có thể phát hiện ra năng lực , khả năng mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh và vì vậy việc dạy học sát đối tượng càng có cơ sở thực hiện tốt hơn nữa. Tổ chức chia nhóm học sinh sẽ tham gia được nhiều bài tập hơn không chia nhóm vì vậy phạm vi bao quát mục tiêu bài học sẽ rộng hơn. Hạn chế của phương pháp dạy học theo nhóm. 1.1 Phương pháp tổ chức nhóm đòi hỏi những nhiều thời gian nhất là phạm vi nhóm rộng, nếu người thầy tổ chức, đạo diễn không tốt sẽ thiếu thời gian nên mục tiêu bài học đặt ra không thực hiện hết được. 2.2 Tổ chức học theo nhóm nếu vận dụng không tốt sẽ khiến giờ học gián đoạn thiếu tính liên tục. Người tổ chức không khéo sẽ làm cho sự tiếp nhận kiến thức của người học rời rạc, không có tính hệ thống bởi các nhóm thường được giao một phần việc độc lập. 2.3 Vận dụng phương pháp tổ chức nhóm trong giờ Ngữ văn nếu không có sự bao quát chỉ đạo tốt của người dạy thì lớp học rất dễ lộn xộn, mất trật tự làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh ( nhất là các lớp học không có hệ thống cách âm tốt) Phương pháp tổ chức nhóm trong giờ dạy học Ngữ văn thuộc vào phương pháp dạy học tích cực. Có thể nói ưu thế vượt trội của phương pháp này là khơi dậy được tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh và khả năng hợp tác nhóm. Bên cạnh đó khi vận dụng phương pháp tổ chức nhóm trong giờ Ngữ văn cũng cần chú ý những hạn chế của phương pháp như đã trình bày ở trên. Để phát huy được mặt tốt, hạn chế những nhược điểm của phương pháp này bản thân có những kinh nghiệm ban đầu mong muốn được chia sẻ. II. Những điểm cần lưu ý khi vận dụng phương pháp tổ chức nhóm trong giờ học Ngữ văn. Trong quá trình chuẩn bị bài cũng như thực hiện giờ dạy trên lớp giáo viên phải chú ý nhiều khâu, dạy học vừa là khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Khi vận dụng phương pháp tổ chức nhóm theo tôi cần lưu ý một số điểm sau: Giáo viên phải chú ý câu hỏi giao cho nhóm làm việc Công việc này rất quan trọng quyết định đến không khí thảo luận và hiệu quả giờ học. Có một thực tế thường gặp trong các giờ dạy có vận dụng phương pháp nhóm là một số giáo viên hơi lạm dụng phương pháp này và thậm chí đôi lúc còn chia nhóm theo tính cơ học. Chẳng hạn học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( Ngữ văn 10 – tập 2) mục II giáo viên liền chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: tìm hiểu tính hình tựơng. Nhóm 2: ìm hiểu tính truyền cảm. - Nhóm 3: tìm hiểu tính cá thể hoá. Theo tôi, như vậy thì không cần phải chia nhóm, hay nói cách khác những phần này chỉ phù hợp với câu hỏi tái hiện bởi sách giáo khoa đã viết khá kĩ học sinh chỉ cần đọc tìm hiểu là có thể nắm được nội dung. Nếu chúng ta chia nhóm mà câu hỏi giao cho nhóm làm việc lại quá đơn giản, không tạo ra được nhu cầu thảo luận nhóm, nếu không cần sự hợp tác thì không nên chia thành hoạt đông nhóm. Vì vậy vấn đề đặt ra là khi tổ chức nhóm người dạy phải chú ý trước hết về câu hỏi đưa ra cho nhóm làm việc. Công việc này đòi hỏi người giáo viên trong quá trình chuẩn bị bài phải thật kĩ lưỡng. Các vấn đề đưa ra thảo luận phải chú ý cả về phạm vi và qui mô của nó ( Phạm vi là cái khoảng nào đó làm giới hạn rộng – hẹp, dài ngắn của một hoạt động; qui mô: là độ lớn về nhiều mặt chứ không phảI chỉ rộng hẹp về không gian). Nghĩa là câu hỏi nào không cần hoạt động nhóm, câu hỏi nào cần nhóm nhỏ , câu hỏi nào cần nhóm lớn. Nhiều giáo viên thường hay nhầm lẫn đồng nhất giữa câu hỏi nêu vấn đề (loại câu hỏi dành cho từng cá nhân suy nghĩ) và vấn đề cần thảo luận nhóm nên xẩy ra hiện tượng trên. Một phương pháp dạy học tích cực, chủ động là tạo tình huống có vấn đề nghĩa là cần phải tạo bằng được nhu cầu nhận thức cho học sinh. Nhu cầu này xuất hiện trong quá trình học tập học sinh gặp phải khó khăn trở ngai về nhận thức. Và qua đó, các em sẽ tìm tòi, phát hiện tri thức mới. Giáo viên đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để học sinh tự suy nghĩ phân tích, so sánh sau đó rút ra kết luận cần thiết. Ví dụ khi dạy bài Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa (Văn 11 tập 1- nâng cao) giáo viên có thể đặt câu hỏi: Các từ trái nghĩa có những nét gì đồng nhất với nhau không? Học sinh có thể có hai ý kiến: có và không . Tiếp đó giáo viên cho học sinh làm các bài tập ở sách giáo khoa theo nhóm. So sánh các nét tương đồng và dị biệt của các từ trái nghĩa: tại sao lại nói sâu – nông mà không nói sâu –dài. Giữa sâu và nông có nét nào tương đồng ? Nét nào trái nghĩa với nhau? (Bài tập 2 Văn 11 tập 1- nâng cao) Các câu hỏi này có thể giao cho nhóm hoặc từng cá nhân giải quyết. Ranh giới giữa câu hỏi nêu vấn đề cho nhóm và cho mỗi cá nhân suy nghĩ nhiều khi có thể trùng nhau. Tuy nhiên chúng ta cần phải xác định câu hỏi mang tính thảo luận là những câu hỏi mở ra những khả năng giải quyết đa dạng đưa đến những câu trả lời ở các dạng khác nhau có sức ôm chứa nhiều điều. Đặc trưng của văn chương là đa nghĩa. Đọc và hiểu cho hết một áng văn hay là rất khó. “Tác phẩm dường như là không có đáy”. Nghĩa lí trong văn chương không hẳn bao giờ cũng rành mạch về mặt nhận thức lí trí. Đối với nghệ thuật không phải khi nào ta cũng nói được đúng sai mà có khi chỉ là thích hay không thích mà thôi. Nhiều khi người đọc chỉ cảm thấy mà chưa hiểu . Và mỗi người đọc, tuỳ theo vốn kinh nghiệm sống, vốn văn hoá của mình lại có thể phát hiện ra những khía cạnh khác nhau. Gặp một chi tiết nghệ thuật, khám phá mạch ngầm văn bản khi tiếp nhận tác phẩm rất cần sự chia sẻ của các đối tượng. ở đây chia nhóm để hoạt động là rất hợp lí. Người giáo viên sẽ tránh được lối áp đặt, đem cái mình cảm buộc người khác phải cảm nhận như mình. Dạy văn theo tinh thần đổi mới là tìm cách gợi ý, gợi cảm, gợi tưởng tượng. Nguyên tắc dạy học ngày nay là giáo viên không áp đặt gò bó học sinh theo ý mình làm mất tính chủ động sáng tạo của các em. Tóm lại, khi vận dụng phương pháp nhóm trong giờ học, người dạy cần chú ý đến dạng câu hỏi dành cho nhóm. Câu hỏi đưa ra phải có nhu cầu thảo luận, nhu cầu làm việc hợp tác của tập thể. Tránh đưa câu hỏi mà tính chất yêu cầu của nó thực ra chỉ là gợi mở một vấn đề đơn giản, học sinh chỉ cần suy nghĩ một lát là có thể trả lời được. Có như vậy mới tạo được hứng thú cho học sinh, đem lại hiệu quả giờ học và phương pháp mới có tác dụng. 2.2 Cần chú ý thời điểm nào thì chia nhóm Đây là khâu không kém phần quan trọng khi tổ chức nhóm hoạt động trên lớp. Thời điểm chia nhóm thích hợp sẽ làm cho giờ dạy khắc phục được tính vụn vặt gián đoạn như đã nói ở trên. Có lẽ chẳng có một thời điểm chung nào thống nhất để giáo viên cho tổ chức nhóm làm việc vì mỗi bài học, giờ học có những yêu cầu riêng của nó, hơn nữa nó còn tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng phân môn. Phân môn Tiếng Việt, làm văn, lí luận văn học, đọc – hiểu văn bản có phương pháp phân môn khác nhau. Như vậy đòi hỏi người dạy phải có “ngón nghề” vững chắc, tuỳ thuộc vào từng bài dạy để định ra thời điểm hợp lí. Khi dự giờ thăm lớp, các tiết dạy có tổ chức nhóm tôi thấy một số còn lúng túng, thời gian chia nhóm tuỳ tiện. Có nhiều khi giáo viên dạy tiếng Việt, làm văn sau khi vào bài mới liền chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm tìm hiểu một phần lí thuyết ở sách giáo khoa đã trình bày, hoặc giờ đọc – hiểu văn bản sau khi tìm hiểu xong phần tiểu dẫn giáo viên liền chia nhóm để tổ chức hoạt đông theo nhóm. Như vậy e là không hợp lí. Nhìn một cách bao quát, khi vận dụng phương pháp nhóm trong giờ dạy tiếng Việt và làm văn chúng ta nên tổ chức nhóm ở phần luyện tập ( nói như vậy không có nghĩa là khi học lí thuyết không nên chia nhóm. Hiện nay có tình trạng học sinh mù mờ về lí thuyết dẫn tới hiện tượng sa vào kinh nghiệm chủ nghĩa cá nhân mà kinh nghiệm lại là vụn vặt của học sinh . Bởi vậy khi dạy lí thuyết giáo viên nhất thiết giúp học sinh nắm đến độ phân xuất được thật rõ nội dung từng khái niệm, yêu cầu về lí thuyết. Bên cạnh khuynh hướng coi nhẹ lí thuyết, không ít giáo viên thường tách bạch giữa lí thuyết và thực hành. Hình thành lí luận có hệ thống là cần thiết nhưng lí thuyết chỉ thực sự được củng cố qua hệ thống bài tập, thông qua luyện tập, thực hành và đạt đến trình độ thông hiểu thực sự. Việc vận dụng phương pháp nhóm có thể khi hình thành lí thuyết cũng có thể khi thực hành nhưng theo tôI giáo viên không nên lạm dụng nhiều khi hình thành lí thuyết mà cơ bản là chia nhóm ở phần thực hành. Chia nhóm để các em tìm hiểu được nhiều bài tập (nếu không chia nhóm thì lớp sẽ tìm hiểu được ít bài tập hơn). Vì vậy kiến thức qua bài tập sẽ được củng cố vững chắc hơn. Việc chia nhóm không nhất thiết là tiết học, bài học nào cũng vận dụng. Hiện nay có sự thay đổi lớn về kết cấu chương trình và sách giáo khoa. Đó là chương trình được tổ chức chủ yếu chung quanh trục thể loại văn học ( chương trình trước đây được xây dựng dựa trên trục lịch sử văn học, sách giáo khoa mới bố trí bài học theo cụm thể loai. Muốn đọc hiểu tác phẩm thì phảI nắm được đặc trưng thể loại của nó.( thể loại là một phạm trù cơ bản đối với sáng tác và tiếp nhận văn học). Vì vậy công việc chia nhóm có thể khôn làm ở một bài dạy, tiết học mà có khi làm ở tiết khác, bài học khác miễn là nó nằm trong cùng một thể loại. Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 11 có thể sau khi học xong Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử giáo viên dành một lượng thời gian thích hợp để lớp thảo luận về ba tác phẩm của ba nhà thơ mới này với yêu cầu: Nhóm 1: Tìm hiểu tinh thần dân tộc và giá trị nhân bản của các bài thơ trên. Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng: nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu là nỗi buồn nhục thể – nỗi buồn có thể cảm giác được bằng các giác quan; nỗi buồn trong thơ Huy Cận là nỗi sầu mang tính vũ trụ, nhân gian, vĩnh viễn. Anh chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hay sau khi học xong thi phẩm Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm trong chương trình văn12 ta có thể chia nhóm với các vấn đề thảo luận sau: Nhóm 1: Tìm những điểm giống nhau giữa hai thi phẩm. Nhóm 2: Tìm điểm khác nhau giữa hai thi phẩm đó. Hay trong bài Tổng kết phương pháp đọc- hiểu văn bản văn học Ngữ văn 11 – Nâng cao tập hai giáo viên cho các nhóm thảo luận các vấn đề sau: Nhóm 1: Đặc điểm các thể văn cổ: văn tế, chiếu, điều trần, lí sự và những điều cần lưu ý khi đọc các thể văn đó. Nhóm 2: Đặc điểm các thể văn cổ: đường luật, cổ thể, hát nói và những điều cần lưu ý khi đọc các thể văn đó. Nhóm 3: Sự khác biệt giữa Thơ mới và thơ cổ điển. Có thể nói rằng, không có một sự định hình cụ thể nào cho thời điểm chia nhóm nói chung mà điều đó phụ thuộc vào từng bài , tường tiết học cụ thể. Dạy dọc là một công việc sáng tạo. Tuỳ bài học tuỳ đối tượng mà giáo viên định ra thời điểm hoạt động nhóm thích hợp. 3.3 Giao cho các nhóm chuẩn bị ngoài giờ học Trước đây và cả bây giờ, học sinh vẫn tự tổ chức học theo nhóm. Điều này cho thấy nhu cầu học nhóm, nhu cầu trao đổi bài học ở các em là rất cần. Giáo viên trên cơ sở đó mà giao cho nhóm học sinh về nhà chuẩn bị cho bài học mới. Những phân môn như văn học sử , lí luận văn học rất phù hợp với mô hình nhóm này. Ví như khi dạy bài tác gia Nguyễn Tuân giáo viên giao cho các nhóm về chuẩn bị những yêu cầu sau: Nhóm 1: Tìm những câu chuyện liên quan đến cuộc đời con người Nguyễn Tuân. Nhóm 2: Người ta nói rằng ở Nguyễn Tuân luôn thấy sự phức tạp hai mặt: xê dịch để “thay đổi thực đơn cho cảm giác” nhưng lại đầy băn khoăn day dứt trước những chuyến ra đi; luôn bơ vơ lạc lõng vì thấy “thiếu quê hương” nhưng đồng thời lại có những trang tha thiết với quê hương cảnh vật đất nước. Hãy tìm đọc một số tác phẩm và suy nghĩ về nhận xét trên. Nhóm 3: Tìm hiểu sự thống nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng. Khi lên lớp, trên cơ sở kiến thức của sách giáo khoa và sự chuẩn bị ở nhà của các nhóm giáo viên cho nhóm trình bày để xây dựng bài học. Như vậy kiến thức bài học chắc chắn được khắc sâu hơn giờ học sẽ sôI nổi lên. Việc giao câu hỏi thảo luận cho nhóm chuẩn bị ở nhà còn phần nào sẽ làm cho giờ dạy ít nguy cơ “cháy” và “chay” hơn. Đây là điểm mà khi vận dụng phương pháp nhóm giáo viên nên chú ý. 4.4 Khâu tổ chức hoạt động trên lớp Như đã nói ở trên, để tổ chức nhóm có hiệu quả công việc chuẩn bị bài của giáo viên là rất quan trọng. Người dạy phải xây dựng hệ thống câu hỏi cho nhóm làm việc, phân công chuẩn bị bài trước khi lên lớp,trên cơ sở đó để định ra thời điểm hoạt động nhóm hợp lí. Ngoài ra cần phảỉ lưu ý các điểm sau: Học sinh chuẩn bị mỗi nhóm một bút dạ, phim trong(những nơi có máy chiếu hắt), giấy viết thường. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, một thư kí, sau khi thống nhất ý kiến sẽ cử đại diện phát biểu. Tất cả mọi thành viên trong nhóm thay phiên trình bày ý kiến của nhóm mình hoặc nhận xét ý kiến nhóm bạn. Giáo viên cho học sinh báo cáo trên máy chiếu , phiếu học tập, trình bày bảng. Nhưng hình thức phổ biến nhất là trình bày miệng. Khi vận dụng phương pháp hoạt động nhóm giáo viên phải lưu ý học sinh ngoài vấn đề nhóm mình chuẩn bị thì còn phải chú ý đến vấn đề mà nhóm khác trình bày. Tránh tình trạng mỗi nhóm làm mỗi việc. Phải biết lắng nghe, tranh luận, chia sẻ. Sau phần trình bày thảo luận giáo viên phải bổ sung chuẩn hoá kiến thức. Có như vậy việc tiếp thu kiến thức mới đảm bảo tính hệ thống và mục tiêu bài học mới đến được với từng học sinh. Để hoạt động nhóm có hiệu quả khắc phục được hạn chế của phương pháp này giáo viên còn phải thống nhất thời gian, hiệu lệnh, biết nhắc nhở, động viên, biểu dương kịp thời có như vậy giờ học mới nghiêm túc mà tự do, thoải mái mà hiệu quả. Kết luân Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề hàng đầu, vấn đề trung tâm hiện nay. Từ thực tiễn giảng dạy tôi đưa ra những kinh nghiệm của bản thân khi vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cùng trao đổi với đồng nghiệp. Biết rằng dạy học bao giờ cũng là một hoạt động sáng tạo. Không có một phương pháp tối ưu nào áp dụng cho mọi bài học và mọi đối tượng. Điều cơ bản là người dạy biết vận dụng phương pháp nào để tạo hiệu quả tối ưu cho mỗi bài học trên mỗi đối tượng cụ thể. Thiết nghĩ vận dụng tốt phương pháp tổ chức nhóm trong giờ học Ngữ văn cũng là phần nào tạo cho học sinh lòng yêu thích văn chương. Tuy nhiên, cách tổ chức như thế nào để pháp huy những ưu thế của phương pháp này thì đang là vấn đề cần được trao đổi. Chắc hẳn kinh nghiệm bản thân còn là những điều rút ra mang tính vụn vặt, đơn lẻ. Rất mong sự chia sẻ của đồng nghiệp./. Tài liệu tham khảo: Công nghệ dạy văn. Phạm Toàn- ĐHQG Hà Nội -2000 Phương pháp dạy học văn. Phan Trọng Luận . Nhà xuất bản Giáo dục 1991. Tài liệu bồi dưỡng giáo viênvà cán bộ quản lí giáo dục PTTH phục vụ cải cách giáo dục. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 5/2008. Muốn viết được bài văn hay. Nguyễn Đăng Mạnh – Nhà xuất bản Giáo dục 2001

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem bac 4.doc
Giáo án liên quan