Đội ngũ giáo viên trong các trường THCS là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Đặc biệt từ năm 2000 Đảng và nhà nước ta có chủ trương đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa THCS thì vai trò đôị ngũ giáo viên lại càng quan trọng hơn. Hàng năm Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT và cả Phòng GD-ĐT đã mở các đợt tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên song đó mới chỉ là những chiêm nghiệm, nhận thức, lĩnh hội bước đầu trên lý thuyết.
Để trở thành hiện thực thì công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS phải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cần được tiến hành thường xuyên.
Hơn nữa vừa qua Ban bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 40/ CT/ T.Ư ngày 15/6/2004 “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” thì công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS là một phần then chốt, hết sức quan trọng.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và nhận thức sâu sắc chỉ thị 40/CT/T.Ư của Ban bí thư T.Ư Đảng, bản thân đã có nhiều suy nghĩ, trăn trở vấn đề này. Cùng với tập thể lãnh đạo nhà trường bản thân đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp nhằm củng cố nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của trường.
Nhờ làm tốt công tác trên trường đã đẩy mạnh được phong trào thi đua hai tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD-ĐT.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3813 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở một trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ giáo viên ở một trường THCS
Đặt vấn đề:
Đội ngũ giáo viên trong các trường THCS là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Đặc biệt từ năm 2000 Đảng và nhà nước ta có chủ trương đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa THCS thì vai trò đôị ngũ giáo viên lại càng quan trọng hơn. Hàng năm Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT và cả Phòng GD-ĐT đã mở các đợt tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên song đó mới chỉ là những chiêm nghiệm, nhận thức, lĩnh hội bước đầu trên lý thuyết.
Để trở thành hiện thực thì công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS phải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cần được tiến hành thường xuyên.
Hơn nữa vừa qua Ban bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 40/ CT/ T.Ư ngày 15/6/2004 “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” thì công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS là một phần then chốt, hết sức quan trọng.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và nhận thức sâu sắc chỉ thị 40/CT/T.Ư của Ban bí thư T.Ư Đảng, bản thân đã có nhiều suy nghĩ, trăn trở vấn đề này. Cùng với tập thể lãnh đạo nhà trường bản thân đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp nhằm củng cố nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của trường.
Nhờ làm tốt công tác trên trường đã đẩy mạnh được phong trào thi đua hai tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD-ĐT.
B. Nội dung:
Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Lê Nin từng dạy: “ Học- Học nữa- Học mãi”. Bởi vì kiến thức của nhân loại là vô biên, cách mạng khoa học kỷ thuật trên thế giới và khu vực phát triển như vũ bão bản thân người giáo viên không được bồi dưỡng, tự học tự nghiên cứu thì sẽ bị lạc hậu với thời cuộc và ảnh hưởng không nhỏ chất lượng giảng dạy. Hơn nữa nghề dạy học là một nghệ thuật luôn biến đổi thích ứng với xu thế thời đại. Người giáo viên nếu không được rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và tự mình phải đào thải.
Nội dung cơ bản của việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho giáo viên là bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp sư phạm.
Về kiến thức: Bác Hồ đã dạy phải “ Biết mười dạy một”. Người giáo viên trước hết phải có kiến thức vững vàng luôn làm chủ kiến thức trong mọi tình huống có thể diễn ra.
Về phương pháp sư phạm: đây là vấn đề thời sự sôi động, cấp bách của ngành GD-ĐT hiện nay. Đổi mới phương pháp giảng dạy là phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện những kết luận khoa học từ cái nhỏ nhất, tạo một thói quen cho học sinh tự học tự nghiên cứu suốt đời.
Thực trạng của vấn đề công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở một trường THCS .
1, Đặc điểm tình hình của trường:
Trường đóng trên địa bàn hai xã ngoài đê La Giang. Năm học 2004-2005 có 521 học sinh đựơc phân bổ làm 12 lớp trong đó có 3 lớp 6, 3 lớp 7, 3 lớp 8, 3 lớp 9.
Tổng số cán bộ giáo viên hành chính là 28 trong đó 2 cán bộ quản lý, 25 giáo viên đứng lớp và một cán bộ hành chính.
Đội ngũ giáo viên dứng lớp về đạo đức tư cách đánh giá chung là tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy giáo dục.
2, Thực trạng của đội ngũ giáo viên của trường:
Tổng số giáo viên đứng lớp: 25 ngưòi , trong đó nữ 14 ngưòi, nam 11 người.
Tỷ lệ giáo viên/ lớp là 2,08. Với tỷ lệ giáo viên trên lớp này so với quy định của Bộ GD-ĐT có dôi dư chút ít, đây là một thuận lợi khi bố trí giáo viên giảng dạy và có điều kiện để giáo viên tự học tự bồi dưõng .
Tuổi đời của đội ngũ giáo viên như sau:
Tuổi đời
Trên 50
45-50
30-45
Dưói 30
Số giáo viên
5
6
1
13
Qua bảng số liệu trên ta thấy số giáo viên có độ tuổi cao chiếm tỷ lệ 11/25. Số đối tượng này như chúng ta biết nguồn đào tạo còn nhiều hạn chế do đất nước có chiến tranh.Tuy nhiên số đối tượng này ít nhiều sống mẫu mực có được một số kinh nghiệm nhất định về nghiệp vụ sư phạm để lớp trẻ học tập.
Số giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ khá lớn 13/25. Thế mạnh của số đối tượng này là đựoc trang bị kiến thức hiện đại hơn nhưng về phương pháp, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.
*
Tuổi nghề của đội ngũ giáo viên như sau:
Số năm
Trên 30 năm
20-29 năm
5-10 năm
Dưói 5 năm
Số giáo viên
4
7
2
12
Qua bảng số liệu trên ta thấy số giáo viên tuổi nghề cao và số giáo viên có tuổi nghề còn ít gần tương đương nhau. Nếu làm tốt công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong trường thì hai đối tượng này bổ sung cho nhau hổ trợ lẫn nhau thúc đẩy chất lượng giáo dục đựơc lên cao.
*
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên năm học 2003-2004 (trước khi thực hiện đề tài) như sau:
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
10+3
Trung cấp
Số giáo viên
3
17
3
2
So với yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên hiện nay thì trường còn 5/25 giáo viên chưa đạt chuẩn.
*
Chất lượng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ năm học 2003-2004( trước khi thực hiện đề tài).
Kết luận về chất lượng đội ngũ năm học qua dựa trên các căn cứ điều tra sau đây:
Căn cứ điều tra xếp loại thao giảng của giáo viên các đợt trong năm học.
Căn cứ kết quả kiểm tra chuyên đề và kiểm tra toàn diện của quản lý nhà trường đối với giáo viên.
Căn cứ kết luận của đoàn thanh tra Phòng GD-ĐT ngày 13/02/2004.
Chất lượng đội ngũ giáo viên như sau:
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
GVG trường
GVG huyện
Số GV
3
15
6
1
10
2
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa đạt yêu cầu tương đối cao ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của trường. Mặt khác số giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đạt yêu cầu trở lên không ổn định và chắc chắn do tuổi nghề còn ít.
Vấn đề đặt ra đối với Ban giám hiệu nhà trường quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên như thế nào để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học mới 2004-2005 và những năm tiếp theo cũng như đáp ứng yêu cầu chỉ thị 40 của Ban Bí thư T.W Đảng .
3, Các giải pháp đựoc thực hiện trong quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên .
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kết nhiều thế hệ, thương yêu đùm bọc nhau “già dìu dắt trẻ” thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hoạt động của bộ phận chuyên môn và sinh hoạt hội đồng sư phạm nhà trường.
- Tạo điều kiện và khai thác thế mạnh của đội ngũ giáo viên trẻ đó là được trang bị kiến thức hiện đại, có trình độ ngoại ngữ và tin học. Đặc biệt đối với tin học trường có 11 giáo viên biết sử dụng máy vi tính ở các tổ chuyên môn. Nhà trường đã có kế hoạch hàng tháng cho những giáo viên này hướng dẫn cho các gtiáo viên còn lại biết sử dụng máy vi tính. Trên cơ sở đó Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các giáo viên phải khai thác phòng máy phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học như : thiết kế bài giảng, soạn đề kiểm tra trắc nghiệm, soạn thảo báo cáo chuyên đề, soạn thảo đề tài SKKN … .
- Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các nhóm tổ chuyên môn theo tinh thần hướng dẫn của Sở GD- ĐT Hà Tĩnh. Các tổ chuyên môn quản lý chặt chẽ kỷ cương nền nếp, quy chế chuyên môn như : ngày công lao động, lên lớp đảm bảo 45 phút vàng ngọc, soạn bài chấm bài đầy đủ kịp thời chất lượng.
- Quản lý kiểm tra thường xuyên nội dung tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. Hàng tháng nhà trường kiểm tra hồ sơ giáo viên trong đó “sổ tự học tự bồi dưỡng” được đánh giá như giáo án giảng dạy. Ngoài ra trường yêu cầu mỗi giáo viên phải có một tủ sách nghề nghiệp. Công đoàn đã động viên được mọi giáo viên mỗi tháng dành một khoản tiền nhất định mua được ít nhất một quyển sách có giá trị phục vụ cho nghề nghiệp của mình.
- Phát động phong trào thao giảng nâng cao tay nghề nhiều đợt theo các ngày lễ lớn trong năm học : 15/10; 20/11; 03/02; 08/03; 26/03; 30/04 và 19/05.
Yêu cầu mọi giáo viên đều tham gia thao giảng và dự giờ thao giảng. Các tiết thao giảng cũng như tiết dự giờ thao giảng phải được phân tích, đánh giá, xếp loại và rút ra được bài học kinh nghiệm.
- Động viên và tạo mọi điều kiện để những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn phải tích tham gia học lớp “đào tạo chuẩn” do Sở GD - ĐT mở tại trường CĐSP Hà Tĩnh. Mặt khác nhà trường khuyến khích tích cực những giáo viên đạt trình độ chuẩn tham gia học lớp tại chức đại học nâng trình độ chuyên môn trên chuẩn.
- Phát động phong trào viết SKKN. Tất cả CB - GV đều tham gia viết SKKN. Ban giám hiệu nhà trường định ra các mốc thời gian hoàn thành các cung đoạn : suy nghĩ chọn đề tài; viết đề cương; thu thập số liệu; viết bản thảo; viết tinh và đánh máy. Từng cung đoạn trên Ban giám hiệu kiểm tra nhận xét đánh giá và có đề xuất bổ cứu cần thiết.
- Sử dụng có hiệu quả các tài liệu “ tạp chí giáo dục”, “thế giới trong ta” và “toán tuổi thơ 2” dưới hình thức : Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chọn lọc những nội dung thiết thực đưa ra các tổ chuyên môn tra đổi thảo luận và viết thu hoạch.
- Công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện giáo viên của tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu được thực hiện thường xuyên liên tục có thể báo trước và không báo trước. Qua kiểm tra đánh giá đúng năng lực chuyên môn thực chất của giáo viên để từ đó họ phát huy hoặc khắc phục những yếu kém.
- Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường tuyển chọn giáo viên dự thi cấp Huyện, cấp Tỉnh, thông qua cuộc thi giáo viên giỏi các cấp mỗi giáo viên nhận thức được nhiều điều về kiến thức và phương pháp sư phạm.
- Công tác thi đua khen thưởng : đây là một hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy phong trào, động viên khuyến khích kịp thời những nhân tố tích cực đồng thời khiển trách phê bình những người chậm tiến. Hàng tháng hội đồng thi đua nhà trường đánh giá, phân loại cụ thể năng lực chuyên môn của từng giáo viên và được công khai tại văn phòng. Sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm trường đã trích kinh phí nhất định thưởng cho những giáo viên xếp loại tốt và xuất sắc. Đặc biệt đối với những giáo viên xuất sắc được đề xuất nâng lương sớm theo quy định của ngành GD - ĐT.
4, Những kết quả đạt được.
*) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
Sau một năm thực hiện đề tài trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt được như sau:
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
10+3
Trung cấp
Đang học tại chức ĐH
2003-2004
3
17
3
2
1
2004-2005
4
20
0
1
4
Như vậy ta thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của độ ngũ giáo viên được nâng lên nhiều. So với năm học 2004-2005 thì năm học 2004-2005 trình độ ĐH tăng lên 1 giáo viên , trình độ cao đẳng tăng lên 3 giáo viên, chỉ còn duy nhất 1giáo viên chưa đạt chuẩn do tuổi cao sắp nghỉ hưu. Đặc biệt số giáo viên tham gia học tại chức ĐH nâng cao trình độ trên chuẩn 4 giáo viên.
*) Chất lượng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ.
Kết quả điều tra chất lượng giáo viên sau đây dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ xếp loại giờ thao giảng của giáo viên trong năm học của các tổ chuyên môn.
Căn cứ xếp loại thi đua về chuyên môn hàng tháng của hội đồng thi đua nhà trường.
Căn cứ kết quả kiểm tra chuyên đề và kiểm tra toàn diện của quản lý nhà trường đối với giáo viên.
Căn cứ kết luận của đoàn thanh tra Phòng GD-ĐT ngày 1/4/2005 đối với giáo viên của trường.
Kết quả như sau:
Loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
GVG trường
GVG huyện
Số GV
8
16
1
0
18
3
Từ bảng số liệu trên ta thấy chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên tăng lên vượt bậc. So với năm học 2004-2004 thì năm học 2004-2005 số giáo viên có chất lượng chuyên môn xếp loại tốt tăng lên 5 giáo viên, số giáo viên xếp loại TB giảm xuống chỉ 1 giáo viên, giáo viên giỏi trường tăng lên 8 giáo viên và giáo viên giỏi huyện tăng lên một giáo viên. Đặc biệt số giáo viên xếp loại yếu không có.
*) Từ chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên như trên dẫn đến chất lượng về văn hoá của học sinh cũng tiến bộ rất rõ rệt.
Kết quả về chất lượng về văn hoá của học sinh sau đây được lấy từ sổ điểm của 12 lớp năm học 2003-2004 và 2004-2005 như sau:
Loại
Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
HS Tiên tiến
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2003-2004
17
3.2
170
34
307
58.2
35
6.6
188
2004-2005
31
6
181
34.7
292
56
17
3.3
212
Từ bảng so sánh kết quả trên chất lượng văn hoá của học sinh chuyển biến rất rõ rệt. Học sinh xếp loại giỏi tăng 14 em, xếp loại khá tăng 11 em, học sinh tiên tiến được tăng lên 24 em, đặc biệt học sinh xếp loại học lực yếu giảm 18 em.
Kết luận và kiến nghị:
I, Kết luận :
- Ban giám hiệu đã xác định đúng đắn vấn đề quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng, then chốt trong giáo dục hiện nay. Từ đó đã đề ra được kế hoạch, mục tiêu và các giải pháp hữu hiệu nên trong vòng một năm học trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên được nâng lên một bước. Chất lượng văn hoá của học sinh so với những năm học trước tiến bộ rất rõ rệt.
- Nhà trường đã quán triệt được chỉ thị 40/CT- TW của Ban bí thư TW Đảng, yêu cầu của đổi mới chương trình và thay SGK. Từ đó quán triệt đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ kiến thức và phương pháp dạy học, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2004-2005.
- Đội ngũ giáo viên nói chung đoàn kết, có chí tiến thủ và tâm huyết với nghề nghiệp nên tự giác cao trong công tác rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
II, Kiến nghị , đề xuất:
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS được tốt xin được kiến nghị:
Trung tâm GDTX của huyện phải là nơi trung tâm bồi dưỡng giáo viên thường xuyên giúp các nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác trung tâm cần mở các khoá học tại chức ĐH để giáo viên đỡ phải đi học xa tốn kém về tiền của và sức lực, thời gian.
Đối với ngành GD - ĐT quan tâm hơn nữa những giáo viên giỏi huyện, tĩnh ở các trường về tinh thần như: tổ chức trao tặng giấy khen, bằng khen, vật lưu niệm, tổ chức tham quan những đơn vị điển hình tiên tiến để học tập kinh nghiệm. Về vật chất cần thực hiện tốt chế độ nâng lương sớm hiện nay.
Đối với giáo viên phải thực sự cầu thị, khắc phục mọi khó khăn vươn lên chính mình, thực hiện tốt nhiệm vụ vẻ vang “ Thay Đảng rèn người”.
File đính kèm:
- Cong tac quan li va boi duong chuyen mon nghiep vu (1).doc