Quế thơm - Phạm Minh Tuấn

Quế là một vị thuốc rất thường dùng trong đông y và tây y. Y học phương Đông coi quế là một trong 4 vị thuốc quý: “Sâm, Nhung, Quế, Phụ”. Nước ta là một trong những nước trồng rất nhiều quế, hàng năm xuất khẩu đến hàng trăm tấn quế vỏ và hàng chục tấn tinh dầu quế. Từ thời phong kiến, quế tốt nhất là ở vùng Thanh Hóa, gọi là: “Ngọc quan” được dùng để tiến vua và triều cống các vương triều Trung Hoa.

Trước đây, Y Học phương Tây chỉ quan tâm đến tinh dầu quế và dùng làm hương liệu. Nhưng gần đây, theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều chất trong quế có khả năng chữa rất nhiều bệnh, và điều đó phần nào đã chứng minh được kinh nghiệm dùng quế chữa bệnh của y học phương Đông.

Có rất nhiều điều lý thú và bổ ích xoay quanh vị thuốc quế, hy vọng qua bài tiẻu luận này, tôi sẽ đem đến cho các bạn những thông tin thiết thực nhất về vị thuốc quýúy này!

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quế thơm - Phạm Minh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Phần I: Lời giới thiệu. Phần ii: nội dung bài tiểu luận. I: tên khoa học và họ. Ii : đặc điểm thực vật. iii: bộ phận dùng. Iv: phân bố, thu hái và chế biến. v : thành phần hoá học. Vi: tác dụng dược lý và công dụng. Vii: Một số đơn thuốc, bài thuốc có dược liệu Viii: một số chế phẩm. Tài liệu tham khảo phần i : lời giới thiệu Quế là một vị thuốc rất thường dùng trong đông y và tây y. Y học phương Đông coi quế là một trong 4 vị thuốc quý: “Sâm, Nhung, Quế, Phụ”. Nước ta là một trong những nước trồng rất nhiều quế, hàng năm xuất khẩu đến hàng trăm tấn quế vỏ và hàng chục tấn tinh dầu quế. Từ thời phong kiến, quế tốt nhất là ở vùng Thanh Hóa, gọi là: “Ngọc quan” được dùng để tiến vua và triều cống các vương triều Trung Hoa. Trước đây, Y Học phương Tây chỉ quan tâm đến tinh dầu quế và dùng làm hương liệu. Nhưng gần đây, theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều chất trong quế có khả năng chữa rất nhiều bệnh, và điều đó phần nào đã chứng minh được kinh nghiệm dùng quế chữa bệnh của y học phương Đông. Có rất nhiều điều lý thú và bổ ích xoay quanh vị thuốc quế, hy vọng qua bài tiẻu luận này, tôi sẽ đem đến cho các bạn những thông tin thiết thực nhất về vị thuốc quýúy này! Tôi xin chân thành cảm ơn! Phần II : Nội dung chính I. Tên khoa học và họ. Có 3 loại quế chính đáng quan tâm nhất đó là: 1.Quế Thanh Hóa: Còn gọi là: Nhục quế, quế Thanh, quế Quỳ. Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees. 2. Quế Trung Quốc: Còn gọi là: Quế nhục, Quế đơn, Quế bì, Ngọc Thụ. Tên khoa học: Cinnamomum cassia Blume hay Cinnamomum obtusifolium. 3. Quế Xrilanca: Còn gọi là: Quế Quan. Tên khoa học: Cinnamomum zeylanicum hay Cinnamomum aromaticium Cả 3 loại Quế trên đều thuộc họ: Long não- Lauraceae. Ii. Đặc điểm thực vật 1. Quế Thanh Hoá: Quế Thanh Hoá là một cây cao từ 12-20 m. Cành mọc trong năm có 4 cạnh, dẹt, nhẵn. Lá hơi hình trứng hai đầu hẹp lại, hơi nhọn, có 3 gân rất rõ chạy từ cuống đến đầu lá, mặt dưới phủ nhưng vẩy nhỏ. Phiến lá dài 12- 15 cm, rộng 5 cm. Cuống lá dài chừng 15 mm. Hoa màu trắng, mọc thành chuỳ ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài chừng 1 cm, lúc đầu xanh lục, quả chín ngả màu nâu tím, mặt quả bóng, về phía cuống còn sót đế hoa có lông. Toàn cây có mùi thơm của quế. Là loài quế có kích thước trung bình, thường cao 12-17 m. Lá mọc so le, dài và cứng. Phiến lá dài 12-15 cm, rộng 2,5-6 cm, mặt trên bóng và nhẵn, mặt dưới lúc đầu có lông, có 3 gân: hai gân phụ nổi rất rõ ở mặt dưới. Cuống to, mặt trên có rãnh, dài 2. Quế Trung Quốc: 1,5-2 cm. Hoa mọc thành chuỳ ở kẽ những lá phía trên Quả hình trứng thuôn dài 12-13 cm, phía dưới có đài tồn tại. 3.Quế Xrilanca: Cây cao 20-25 m, có cành non hình 4 cạnh, trên mặt cành có nhiều lông ngắn và thưa. Lá mọc đối, dài, cứng, hình trái xoan, hay thuôn dài nhẵn bóng, về phía cuống hơi thuôn lại, tù ở đầu. Phiến lá dài từ 11-20 cm, rộng từ 4- 6 cm, có 3- 5 gân rõ rệt, nổi rõ cả ở mặt trên và dưới, cuống nhẵn dài 2 cm. Mặt trên có lông măng. Hoa màu trắng vàng nhạt, mọc thành chuỳ ở kẽ lá hay đầu cành, dài 10-12 cm, cuống chính và cuống phụ nhiều lông. Quả mọng hình trứng thuôn dài 8 mm, phía cuống có đài tồn tại, vỏ quả mẫm hơi dày, chứa 1 hạt. iii. bộ phận dùng. 1.Vỏ thân ( Quế nhục- Cortex Cinnamomi ) Ngoài ra, quế nhục cạo bỏ lớp bần, còn lớp dầu gọi là quế tâm. 2. Cành nhỏ: (Quế chi-Ramulus cinnamomi) 3. Tinh dầu quế: Oleum Cinnamomi Cassia (Tinh dầu quế được cất từ phần dư phẩm khi chế biến dược liệu quế từ cành con và lá). Iv. phân bố, thu hái và chế biến. a. Phân bố Quế thanh hoá: Quế trung quốc Quế xrilanca Mọc hoang và trồng ở khắp vùng rừng núi của Việt Nam, nhưng chủ yếu ở dọc dãy Trường Sơn từ bắc Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh tới nam Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tại Vân Nam (Trung Quốc ) cũng có ít cây thuộc loại này. Loại quế này mọc rải rác ở khắp Việt Nam, nhiều nơi có trồng. Tại Trung Quốc chủ yếu được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Tại nước ngoài, quế quan chủ yếu mọc ở nước Xrilanca. Quế Xrilanca nổi tiếng trên thị trường châu Âu. ở Nước ta, chỉ có ít quế quan mọc rải rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hoá ), Co Ba( Nghệ Tĩnh ). Tại miền Nam, cây này mọc ở Nha Trang, Bà Rịa, Tây Ninh. B. Thu hái 1.Quế Thanh Hoá: Sau 5 năm kể từ khi trồng có thể bắt đầu thu hoạch, nhưng theo kinh nghiệm, cây quế càng lâu năm (20-30 năm hay lâu hơn ) càng tốt. Việc bóc vỏ quế thường tiến hành vào các tháng 4-5 và 9-10. Trong thời gian này cây quế lắm nhựa bóc dễ, không sót lòng, quế bóc sót lòng được coi là kém giá trị. 2. Quế Trung Quốc: Chỉ thu hoạch khi cây đã được 7 năm tuổi trở lên. 3. Quế Xrilanca: Sau 4 năm có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch. Mùa thu hoạch thường chọn vào mùa mưa vì khi ấy vỏ quế dễ bong hơn. C. Chế biến 1.Quế Thanh Hoá: Vỏ quế hái về ngâm nước 1 ngày, rửa cho sạch, để khô nước hoặc lấy vải lau khô sạch. Lá chuối khô xếp quanh sọt và đáy sọt dày chừng 5 cm, sau đó xếp quế vào cho đầy sọt. Cuối cùng lại xếp 1 lớp lá chuối dày 5 cm nữa, rồi đậy kỹ và buộc chặt. Cứ mỗi ngày đảo mặt trên xuống dưới, mặt dưới lên trên, để cho nóng đều. Mùa nóng ủ chừng 3 ngày, mùa lạnh ủ chừng 7 ngày. Quế dỡ ở sọt ra, lại đem ngâm nước 1 giờ nữa, vớt ra đặt lên các phên nứa, rồi dùng 1 phên nứa dè lên buộc ép cho thẳng. Để chỗ khô mát, khi nào quế khô, tai tái, láy từng thanh quế buộc ép vào ống nứa thẳng và tròn để có dáng thẳng và đẹp. Trong thời gian buộc ép như vậy, hằng ngày còn cởi ra 2 lần để lau chùi mặt trong cho bóng, rồi lại buộc vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô là được. Từ khi ủ tới khi được quế thường phải mất 15-16 ngày ( mùa nóng ) đến 1 tháng ( mùa lạnh ), có khi 2 tháng tuỳ theo cây to nhỏ. Việc ủ quế là 1 phương pháp đặc biệt chỉ áp dụng đối với phần quế bóc ở thân và cành to, con vỏ ở các cành nhỏ chỉ phơi khô trong bóng mát là được. Ngoài ra, Quế chế cầu kỳ như vậy phải bảo quản mới giữ được giá trị lâu. 2. Quế Trung Quốc: Sau khi bóc vỏ người ta chỉ phơi khô trong bóng mát rồi đóng gói chứ không ủ như đối với quế Thanh Hoá. Thường không cạo lớp biểu bì như loại quế Xrilanca, nhưng có khi cũng được cạo nên khó phân biệt 2 thứ với nhau. 3. Quế Xrilanca: Vỏ quế thu hoạch xong được cạo hết lớp biểu bì cho tới sát lớp cương mô gần vùng libe. Sau đó đem phơi khô trong bóng mát là được. V thàNH PHầN HóA HọC. Mặc dầu nhân dân ta dùng quế Thanh, quế Quỳ hay Quế Trà Mi với những công dụng đặc biệt, nhưng sự nghiên cứu thành phần hoá học chưa thấy những thành phần đặc biệt nào so với 2 loài quế trên và các loài quế được dùng trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ các hoạt chất trong quế và trong tinh dầu quế của ta có khác. Quế thanh hoá: Quế xrilanca Quế trung quốc Vỏ quế Vỏ quế Cả 3 loaị quế trên đều có các thành phần như: Tinh dầu, tinh bột, tanin, chất màu, đường, nhựa, … Trong đó tinh dầu là thành phần chính và được quan tâm nhất. Sự khác nhau về hàm lượng tinh dầu giữa các loài như sau: Vỏ Quế VN chứa từ 1-3 % tinh dầu. Trong đó thành phần chính là: aldehyd cinnamic (70-95% ). Ngoài ra còn có: cinnamylacetat, methylcinnamat, cinnamylalcol… Vỏ quế Xrilanca chứa 0,5-1% tinh dầu. Trong đó thành phần chính là: aldehyd cinnamic khoảng 70% ( thấp hơn quế VN). Ngoài ra còn có eugenol ( 4- 10% ), safrol, furfurol... Vỏ Quế TQ chứa khoảng 1,2% tinh dầu. Trong đó thành phần chính là: aldehyd cinnamic (75-90% ). Ngoài ra còn có: cinnamylacetat… không có eugenol. Lá Hàm lượng tinh dầu: 0,14-1,04%. Gồm 5 thành phần chính: Aldehyd cinnamic, cinnamiyl acetat, benzaldehyd, benzylacetat và coumarin. Hàm lượng Adehyd cinnamic từ: 34,65-95,55% tuỳ từng tháng trong năm, thấp nhất là tháng 6. Ngược lại, hàm lượng cinnamyl acetat cao nhất vào tháng 6 ( 57,933% ). Vì vậy, nếu khai thác tinh dầu vỏ kết hợp với lá nên khai thác trước tháng 5 và sau tháng 9. Lá chứa: 0,75% tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu lá quế là: Eugenol ( 70-90% ), được coi là nguồn nguyên liệu cung cấp Eugenol. Hàm lượng tinh dầu chưa xác dịnh rõ, nhưng lá quế Trung Quốc cũng được dùng để cất tinh dầu. VI Tác dụng dược lý và công dụng. Quế là vị dược lý quý dùng cả trong Tây y và Đông y. Quế có tác dụng kích thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung. Theo nghiên cứu mới, quế còn có tác dụng chống khối u, chống xơ vữa động mạch, chống oxy hoá, và cả tác dụng hạ đường huyết. Trong Tây y, dùng dưới dạng cồn thuốc, rượu thuốc, rượu mùi. Quế còn sử dụng rất nhiều để làm gia vị. Một mặt do mùi vị quế kích thích ăn ngon, kích thích tiêu hoá, mặt khác còn do quế có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, bảo vệ thức ăn khỏi thiu thối. ở nồng độ 1% bột quế có tác dụng ức chế sự phát triển của Aspergilus flavus và ở nồng đọ 0,25-0,5% ức chế sự tạo thành độc tố aflotoxin. Đông Y xếp Quế vào vị thuốc bổ. Tính vị: ngọt, cay, đại nhiệt. Tác dụng vào cả 5 kinh: Tâm, Phế, Thận, Can, Tỳ. Có tác dụng bổ mệnh môn hoả, thông huyết mạch trừ hàn tích. Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hoả suy, tạng phủ lạnh, tiêu hoá kém, đau đầy bụng. Trong Đông Y còn dùng quế chỉ để chữa cảm lạnh không ra mồ hôi, tê thấp, chân tay đau buốt. Tinh dầu quế có tác dụng sát khuẩn, kích thích tiêu hoá, kích thích hệ thống thần kinh làm dễ thở và tuần hoàn lưu thông. Kích thích nhu động ruột, được dùng phối hợp với các vị thuốc khác dưới dạng rượu thuốc, cồn ngọt và dạng dầu cao xoa. Vii Một số đơn thuốc, bài thuốc có dược liệu Thận khí hoà Nhục quế 40 g Thục địa 320 g Hoài sơn 160 g Sơn thù 160 g Trạch tả 120 g Phục linh 120 g Đan bì 120 g Phụ tử chế 20 g Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn nhỏ. Công dDụng: Thuốc ôn bổ thận dương, chữa chứng thận dương hư, dau lưng mỏi gối, lưng và chi dưới lạnh, tiểu tiện nhiều lần, mạch nhược. Liều Dùng: ngày uống từ 1- 2 lần, mỗi lần 12 g thuốc hoàn, uống với nước. 2. Đơn Tam Khí Nhục Quế 4 g Lưu hoàng 4 g Hắc phụ tử 12g Can khương 6 g Chu sa 2 g Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn. Công dụng: Thuốc ấm thận bổ hoả, dùng trong trường hợp thận hư dương nhược, chân lạnh, manh yếu, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh đi ngoài lâu ngày.tứ chi mát. Liều Dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g thuốc hoàn, uống với nước. 3. Hoàn Quế Linh Nhục quế 4 g Mộc hương 4 g Can khương 6 g Nhục đậu khấu 12 g Phụ tử 12 g Đinh hương 4 g Phục linh 8 g Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn. Công dDụng: Trị Tỳ Thận hư nên dau bụng đi ngoài. Liều dDùng: ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 12 g với nước. 4. Âm Thận Hành Thuỷ ( Hoàn Tế Sinh Thận Khí ). Nhục quế 6 g Địa hoàng (sấy ) 20 g Sơn dược 16 g Sơn thù du 8 g Phục linh 12 g Đơn bì 12 g Trạch tả 12 g Phụ tử 12 g Ngưu tất 12 g Xa tiền tử 20 g Bào cChế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn. Công dDụng: Chữa phù thũng viêm thận mãn tính, khí dương hư yếu, ớn rét lạnh chân tay, khó tiểu tiện, chân lạnh. Liều dDùng: ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 20 g thuốc hoàn, uống với nước. 5. Quế Chi Bạch Hổ Thang. Quế chi 120 g Chích thảo 80 g Tri mẫu 240 g Ngạnh mễ 80 g Thạch cao 640 g Bào cChế: Dạng thuốc sắc. Công dDụng: Trị ôn bệnh, cảm thử, ôn ngược, khớp xương đau, thỉnh thoảng bị đau nhói. 6. Quế Tâm Hoàn Quế tâm 40 g Can tất 30 g Huyền hồ sách 40 g Tam lăng 40 g Đại hoàng 40 g Mẫu đơn bì 30 g Tân lang 20 g Đào nhân 40 g Miết giáp 40 g Thanh bì 30 g Đương quy 20 g Một dược 20 g Xích thược 20 g Hậu phác 40 g. Bào cChế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp làm hoàn Công dDụng: Trị bệnh phụ nữ sinh đẻ xong khí huyết không tan, tích tụ thành hòn khối ( huyết cục ), ở thượng vị, cảm hàn nhiệt, tay chân gầy ốm. Liều dDùng: ngày uống 8-12 g thuốc hoàn, uống với nước. 7. Quế Linh Ngũ Vị Cam Thảo Thang Quế chi 160 g Chích thảo 120 g Phục linh 16 g Ngũ vị 25 g Bào cChế: Dạng thuốc sắc. Công dDụng: Trị chứng chân tay lạnh, khí từ dưới bụng xông lên ngực, họng và tay chân tê, mặt bừng nóng, tiểu tiện khó, đôi khi bị hôn mê. Ngoài ra còon rất nhiều bài thuốc hay khác ….. Viii: một số chế phẩm. Quế dùng làm thuốc Quế được dùng làm Tthuốc, bào chế dưới dạng viên kẹo. Quế được dùng làm hương liệu trong ngành mỹ phẩm (son, phấn).. Ngoài ra còn rất nhiều chế phẩm, ứng dụng khác của quế Tài liệu tham khảo Đào Duy Cần, Thuốc Nam-Thuốc Bắc và Các Phương Thang Chữa Bệnh, Nhà xuất bản: Khoa Học và Kĩ Thuật, năm 2001. Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Năm 1977. Bài Giảng Dược Liệu Tập 2, Trường ĐH Dược Hà Nội. Trang: www.ykhoa.net.vn Nguyễn Viết Thân: Những cây thuốc và vị thuốc thường dùng. Và nhiều trang web khác.

File đính kèm:

  • docQue thom.doc
Giáo án liên quan