I. THỰC HIỆN NGHIÊM CHỈNH NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN TRONG ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC VÀ QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA TRƯỜNG THCS PHÚ HÒA ĐÔNG.
1. Thực hiện đúng phân phối chương trình, soạn giáo án đầy đủ
- Phải soạn giáo án trước khi lên lớp ít nhất 1 tuần.
- Phải thực hiện đúng theo phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
- Phải ghi sổ báo giảng trước một tuần và thực hiện đúng tiến độ giảng dạy ghi trong sổ báo giảng, nếu vì lí do nào đó mà tiến độ giảng dạy chậm so với phân phối chương trình thì báo lãnh đạo để tìm biện pháp giải quyết và sửa lại sổ báo giảng cho phù hợp.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về chuyên môn năm học 2012 – 2013 - Trường THCS Phú Hòa Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CỦ CHI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHÚ HÒA ĐÔNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Số : ……………../QĐ - CM ---------a&b--------- Phú Hòa Đông, ngày tháng năm 2012 QUY ĐỊNH VỀ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2012 – 2013 Để thực hiện đúng quy chế chuyên môn và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2012 – 2013, lãnh đạo trường THCS Phú Hòa Đông yêu cầu GVCN, GVBM thực hiện nghiêm túc các quy định sau đây: I. THỰC HIỆN NGHIÊM CHỈNH NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN TRONG ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC VÀ QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA TRƯỜNG THCS PHÚ HÒA ĐÔNG.1. Thực hiện đúng phân phối chương trình, soạn giáo án đầy đủ- Phải soạn giáo án trước khi lên lớp ít nhất 1 tuần.- Phải thực hiện đúng theo phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.- Phải ghi sổ báo giảng trước một tuần và thực hiện đúng tiến độ giảng dạy ghi trong sổ báo giảng, nếu vì lí do nào đó mà tiến độ giảng dạy chậm so với phân phối chương trình thì báo lãnh đạo để tìm biện pháp giải quyết và sửa lại sổ báo giảng cho phù hợp. 2. Thực hiện đủ số lần kiểm tra, đủ con điểm, nhập điểm và ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm đúng theo thời gian quy định của nhà trường đối với từng bộ môn.3. Quản lí lớp- Quản lí chặt chẽ học sinh trong giờ học. Những sai phạm của học sinh trong giờ học, giáo viên bộ môn xử lí và ghi vào sổ đầu bài. Chỉ những sai phạm vượt quá thẩm quyền của giáo viên bộ môn, thầy cô đề nghị lãnh đạo xử lí.- GVBM ghi tên những học sinh không học bài hoặc không làm bài tập vào sổ theo dõi học sinh không học bài theo từng tiết dạy.- Hạn chế cho học sinh ra khỏi lớp, nếu có lí do đặc biệt học sinh cần phải ra khỏi lớp, giáo viên bộ môn phải nhắc học sinh nhanh chóng quay lại lớp học. Tuyệt đối không để học sinh lang thang ngoài hành lang lớp học trong giờ học.- Hạn chế đuổi học sinh ra khỏi lớp học, nếu cần thiết phải đuổi học sinh ra khỏi lớp, GVBM yêu cầu học sinh đó đến gặp giám thị và báo ngay với giáo viên chủ nhiệm để xử lí, không để học sinh ra ngoài hành lang. Giáo viên bộ môn đuổi học sinh ra khỏi lớp từ hai tiết trở lên phải có sự đồng ý của lãnh đạo trường. 4. Thực hiện hồ sơ sổ sách - Có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định như: Giáo án các khối lớp được phân công giảng dạy, kế hoạch giảng dạy – phân phối chương trình, sổ dự giờ, sổ công tác (sổ họp), sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng, sổ tự học. Nếu được phân công là giáo viên chủ nhiệm phải có thêm các loại sổ sau: Học bạ, sổ chủ nhiệm, sổ gọi tên và ghi điểm. - Hàng tháng Giáo viên phải nộp cho tổ trưởng kiểm tra (từ ngày 25 đến ngày 28) các loại hồ sơ sau: Giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ, sổ báo giảng. - Khi kiểm tra toàn diện phải nộp toàn bộ hồ sơ sổ sách cho tổ trưởng kiểm tra và thực hiện đúng các yêu cầu của tổ trưởng. Lãnh đạo trường kiểm tra giáo án giáo viên thỉnh giảng mỗi học kì 1 lần. - Khi thanh tra của Phòng giáo dục kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thanh tra. - Lãnh đạo trường sẽ đột xuất kiểm tra mỗi giáo viên . Khi kiểm tra phải nộp đầy đủ hồ sơ sổ sách theo yêu cầu . 5. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do nhà trường phân công. - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm, thường xuyên tự học hỏi, bồi dưỡng, tìm phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường. - Dự giờ đúng quy định: Giáo viên dự giờ ít nhất 2 tiết/học kì. - Khi dự giờ phải ghi chép đầy đủ, cẩn thận, phải có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. II. THỰC HIỆN GIÁO DỤC VÀ KỈ LUẬT HỌC SINH 1. Giáo dục học sinh - Do đối tượng học sinh trường THCS Phú Hòa Đông có một số là học sinh yếu, kém cả về học lực lẫn về nhận thức do đó trong các biện pháp giáo dục các thầy cô phải chú ý một số điểm: + Giảng chậm, kĩ, lặp đi lặp lại nhiều lần, nội dung giảng dạy phải thật trọng tâm, ngắn gọn, dễ hiểu, cho học sinh làm nhiều bài tập. + Bằng mọi biện pháp khuyến khích sự tích cực của học sinh, động viên sự tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ. + Các tiết được tăng chỉ dùng để làm bài tập hoặc giảng kĩ bài dạy. Không đặt yêu cầu quá cao đối với học sinh, tăng cường kiểm tra học sinh đặc biệt là kiểm tra miệng. + Ngoài việc truyền thục kiến thức về chuyên môn các thầy cô chú ý giáo dục đạo đức, nhân cách cao đẹp cho học sinh. Mỗi thầy cô phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 2. Kỉ luật học sinh - Xử lí nghiêm khắc đối với những học sinh đến lớp không phải để học như: không học bài, không soạn bài, làm mất trật tự, ngủ trong lớp, sử dụng điện thoại di động… - Khi học sinh không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, tùy theo mức độ thầy cô có thể xử lí bằng các biện pháp kỉ luật sau: + Đối với học sinh không học bài, không làm bài tập giáo viên cho học sinh phần bài học, số lần chép phạt vừa đủ để học sinh nắm kiến thức, không ảnh hưởng đến việc học các môn khác. Tuyệt đối không cho học sinh chép những nội dung không phải là bài học. Sau khi chép phạt, nếu học sinh vẫn không tiến bộ, thầy cô khiển trách trước lớp và ghi vào sổ đầu bài đề nghị giáo viên chủ nhiệm xử lí. + Sau khi khiển trách, nếu học sinh vẫn không có sự tiến bộ, thầy cô đề nghị giáo viên chủ nhiệm xét kỉ luật ở lớp, báo cáo với Hiệu trưởng để cảnh cáo toàn trường. Nếu đã cảnh cáo toàn trường mà vẫn không có sự tiến bộ thầy cô báo GVCN đề nghị Hiệu trưởng xét kỉ luật ở mức cao hơn. - Xử lí học sinh cụ thể, tránh ghi chung chung vào sổ đầu bài. Khi xử lí học sinh các thầy cô phải tiến hành trên cơ sở thương yêu, giúp đỡ học sinh. Để học sinh thấy được sự nghiêm khắc của giáo viên là vì sự tiến bộ, vì tương lai các em. III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC 1. Sinh hoạt chuyên môn - Giáo viên phải tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, nhiệt tình góp ý để sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả và bổ ích. - Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do tổ trưởng cũng như lãnh đạo nhà trường phân công. - Tích cực tham gia các phong trào hội giảng, thi giáo viên giỏi. - Dự giờ, góp ý cho đồng nghiệp cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân. - Mỗi học kì phải có ít nhất hai bài dạy bằng công nghệ thông tin có hiệu quả. 2. Thực hiện thời gian lên lớp - Giáo viên phải lên lớp đúng giờ, không vào trễ ra sớm. - Tận dụng đủ 45 phút để truyền thụ kiến thức cho học sinh, không làm việc riêng trong giờ lên lớp. 3. Tác phong lên lớp - Thực hiện đúng đồng phục khi lên lớp: + Thầy giáo: áo sơ mi bỏ áo trong quần, thắt cà vạt, đi giày . Ngày thứ hai hàng tuần mặc đồng phục theo quy định. + Cô giáo: áo dài, đi giày hoặc dép có quai hậu. Ngày thứ hai hàng tuần mặc áo dài đồng phục theo quy định. - Không được uống rượu bia trước khi lên lớp, không được hút thuốc khi lên lớp, ở phòng hội đồng sư phạm, phòng máy. 4. Việc xin phép nghỉ dạy, dạy bù, dạy thay - Giáo viên ốm đau hoặc có việc thật cần thiết, phải làm đơn xin phép lãnh đạo trước nhất 1 ngày để bố trí giáo viên dạy thay. Tránh tình trạng nghỉ rồi mối xin phép hoặc gọi điện báo (trừ lí do đặc biệt ). - Giáo viên được phân công dạy thay phải thực hiện nghiêm túc việc dạy thay. Thường xuyên cập nhật thông báo, kế hoạch của lãnh đạo được nghi trên bảng công tác tuần hoặc bảng thông báo. - Giáo viên dạy trễ chương trình cần dạy bù, phải làm đơn xin dạy bù và báo cáo cho lãnh đạo trường xem xét bố trí phòng dạy. 5. Thực hiện các tiết thí nghiệm – thực hành - Thực hiện đầy đủ các tiết thí nghiệm – thực hành theo quy định của môn học. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học. 6. Các mối quan hệ sư phạm - Giáo viên bộ môn thường xuyên liên lạc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để tìm ra phương pháp giáo dục học sinh tốt nhất. Khi có vấn đề về học sinh hoặc lớp giảng dạy phải trực tiếp trao đổi đề nghị với giáo viên chủ nhiệm, nếu giáo viên chủ nhiệm không giải quyết được hoặc không giải quyết thì báo cáo lãnh đạo nhà trường. - Các vấn đề chung của nhà trường trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng. - Thường xuyên xem thông báo, kế hoạch của nhà trường để thực hiện và thông báo, nhắc nhở học sinh thực hiện. - Với học sinh luôn bao dung, tận tình giúp đỡ, khuyến khích động viên, tránh gây cho học sinh những mặc cảm, tự ti, định kiến hoặc mâu thuẫn. Tuyệt đối không chửi rủa, mạt sát, nhục mạ học sinh. KT. Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng XIN CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI
File đính kèm:
- qui dinh.ppt