Yêu cầu của dạy học địa lí ở trường THCS hiện nay là làm cho người học nắm và vận dụng các phương pháp học tâpọ để tự bổ sung kiến thức, trở thành người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng thu thập, xử lí thông tin và sớm có khả năng hoà nhập, thích nghi với xã hội đương đại. Dạy học địa lí là quá trình học sinh được giáo viên hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu địa lí để làm việc với những nguồn thông tin từ đó có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia, quốc tế. Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lí để xử lí phù hợp với môi trường tự nhiên - xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Vì vậy cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải có sự đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để phù hợp với yêu cầu dạy học địa lí hiện nay. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá để học sinh bộc lộ khả năng của mình và đánh giá đúng kiến thức, kĩ năng, của học sinh. Giúp học sinh tìm ra nguyên nhân, khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng của mình.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới
Yêu cầu của dạy học địa lí ở trường THCS hiện nay là làm cho người học nắm và vận dụng các phương pháp học tâpọ để tự bổ sung kiến thức, trở thành người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng thu thập, xử lí thông tin và sớm có khả năng hoà nhập, thích nghi với xã hội đương đại. Dạy học địa lí là quá trình học sinh được giáo viên hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu địa lí để làm việc với những nguồn thông tin từ đó có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia, quốc tế. Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lí để xử lí phù hợp với môi trường tự nhiên - xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Vì vậy cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải có sự đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để phù hợp với yêu cầu dạy học địa lí hiện nay. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá để học sinh bộc lộ khả năng của mình và đánh giá đúng kiến thức, kĩ năng, của học sinh. Giúp học sinh tìm ra nguyên nhân, khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng của mình.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp nhận của người học, đồng thời phần nào thấy được trình độ truyền thụ kiến thức và phương pháp của người dạy và có tác dụng điều chỉnh hoạt động dạy học cũng như động viên sự cố gắng học tập của học sinh.
Ra đề kiểm tra thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó. Dưới đây là một đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lí 6 mà bản thân tôi đã thực hiện.
Đề kiểm tra 1 tiết.
i/. phần tự luận:
Dựa vào hình vẽ:
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ
Giải thích vì sao có sự thay đổi đó ?
II/. phần trắc nghiệm:
* Đánh dấu vào thể hiện ý em cho là đúng nhất.
1, Các hiện tượng khí tượng chủ yếu xảy ra ở:
Tầng đối lưu
Tầng bình lưu
Các tầng cao của khí quyền
Cả ba tầng trên
2, Lớp vỏ khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất vì:
Cung cấp không khí cần thiết cho sự sống
Giúp cho sự tuần hoàn của nước trên Trái đất
Bảo vệ Trái đất
Cả 3 ý trên.
3, Sự thay đổi của nhiệt độ không khí phụ thuộc vào:
biển hay xa biển
Độ cao địa hình
Vĩ độ địa lý
Tất cả các ý trên
4, Sự ngưng tụ hơi nước sẽ xẩy ra khi:
Không khí đã chứa lượng hơi nước tối đa sau đó gặp lạnh
Không khí đã chưa được lượng hơi nước tối đa nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước.
Không khí bị lạnh đi do bốc lên cao hoặc tiếp xúc với một khối khí lạnh khác
Tất cả các ý trên.
5, Gió tín phong thổi từ các đai khí áp:
áp cao chí tuyến đến áp thấp 600
áp cao chí tuyến đến áp thấp xích đạo
áp cao cực đến áp thấp 600
Tất cả đều sai
6, Đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới:
Nhiệt độ thấp, gió Đông cực hoạt động, mưa dưới 500mmm
Nhiệt độ trung bình, gió Tây ôn đối hoạt động, mưa từ 500-1000mm
Nóng quanh năm, gió tín phong hoạt động, mưa từ 1000-2000mm
Nhiệt độ cao quanh năm, gió tín phong hoạt động, mưa từ 500 - 1000mm
* Chọn đúng - sai ở các câu sau:
7, Thời tiết hôm nay trời nắng, ít mây, gió nhẹ:
Đúng Sai
8, Lượng mưa trong ngày là trung bình cộng của tất cả lượng nước rơi cá lần trong ngày:
Đúng Sai
9, Bề mặt Trái đất chia ra làm 5 đới khí hậu tương ứng với 5 vành đai nhiệt.
Đúng Sai
10, Nối các ý ở các ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp:
Khối khí nóng
Hình thành trên đất liền, tính chất khô
Khối khí lạnh
Hình thành trên đại dương, độ ẩm lớn
Khối khí lục địa
Hình thành các vùng vĩ độ cao, nhiệt độ thấp
Khối khí đại dương
Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ cao
Với cách ra đề như vậy, tôi thấy rằng trong một số tiết kiểm tra có thể kiểm tra một lượng kiến thức lớn, giáo viên có thể đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh , giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như tồn tại của mình, khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em, do đó chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt thể hiện qua các bài kiểm tra 1 tiết ở lớp 6B như sau:
Kết quả bài kiểm tra 1 tiết - lớp 6B:
Bài kiểm tra 1 tiết
Số bài đạt TB trở lên
Tỉ lệ %
Số bài đạt khá, giỏi
Tỉ lệ %
Học kì I
23
56
4
9,8
Học kì 2
36
88
15
36
Để thực hiện được các đề kiểm tra như trên bản thân tôi thấy có những khó khăn như sau:
1, Về phía giáo viên, cán bộ phục vụ:
Từ trước đến nay giáo viên thường quen với dạy kiểm tra thiên về ghi nhớ máy móc, đôi khi có ít suy luận, các kiến thức kiểm tra chủ yếu chỉ nằm trong một số bài mà giáo viên trước tiết kiểm tra đã yêu cầu học sinh học, nên khi bước đầu làm quen với cách soạn đề kiểm tra mới còn bỡ ngỡ.
Năng lực tổng hợp kiến thức của giáo viên đối với bộ môn còn hạn chế, chưa có khả năng kiểm tra nhiều mảng kiến thức, tính ngại khó của giáo viên chỉ muốn ra đề ngắn hoặc các đề có sẵn theo câu hỏi, bài tập trong SGK hoặc ra những nội dung dễ hỏi, dễ chấm chứ chưa chú ý đến những yêu cầu cần kiểm tra.
Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ phụ trách thiết bị văn thư còn hạn chế về năng lực, chưa giúp được giáo viên trong khâu soạn thảo, in ấn đề kiểm tra.
2, Về phía học sinh:
Đã từ lâu, học sinh vẫn quen lối kiểm tra cũ, thiên về khả năng ghi nhớ hoặc những kiến thức đã được học thuộc, chưa vận dụng được năng lực thực hành, không định hướng một cách chắc chắn, ngại ra đề, nhiều đơn vị kiến thức dàn trải trên nhiều bài, nhiều chương nên khi làm bài kiểm tra theo dạng như trên gặp nhiều khó khăn.
3, Về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất của trường còn nghèo, thiếu các trang thiết bị phục vụ khâu in ấn đề vì vậy khi thực hiện ra đề kiểm tra như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn do đề thường dài, giáo viên không thể chép được lên bảng.
Việc thực hiện ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới với những khó khăn như đã nêu ở trên, tôi xin nêu ra kinh nghiệm của cá nhân như sau:
- Tăng cường tự học, tự rèn luyện để nang cao kiến thức, đáp ứng với yêu cầu của dạy học hiện nay. Bỏ những thói quen cũ trong việc ra đề kiểm tra như lâu nay để tiếp cận một cách có hiệu quả với cách ra đề kiểm tra mới.
- Nắm vững chương trình SGK, trình độ học sinh, coi việc kiểm tra là một việc làm thiết thực, thường xuyên trong việc giảng dạy và đánh giá chất lượng cả người dạy và người học.
- Tham khảo, học hỏi các mẫu đề, cách ra đề được thực hiện trên các chương trình của truyền hình (lên đỉnh Olympia, hành trình văn hoá, ở nhà chủ nhật… ) để có thể nắm được cách thức, phương pháp ra đề mới.
- Để học sinh làm bài đảm bảo thời gian với kiểu đề mới, giáo viên có thể sử dụng đèn chiếu, hoặc vận dụng mọi cách để in ấn đề cho học sinh làm bài.
- Để đánh giá được chính xác kết quả học tập của học sinh với các câu hỏi như trên, giáo viên có thể đảo thứ tự các câu hỏi để tạo thành nhiều bộ đề khác nhau, tránh được hiện tượng học sinh quay cóp khi làm bài.
- Đề kiểm tra nên kết hợp cả phần trắc nghiệm và phần tự luận để đánh giá học sinh một cách toàn diện, chính xác về cả kiến thức và khả năng trình bày nhận thức của mình, không nên chỉ đơn thuần một loại đề trắc nghiệm vì đối với học sinh THCS ngoài kiến thức còn phải rèn luyện về chữ viết, cách diễn đạt…
Trên đây là một số ý kiến nhỏ được đúc rút trong quá trình thực hiện ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Rất mong được sự chân thành góp ý của đồng nghiệp./.
File đính kèm:
- Ra de kiem tra theo huong doi moi.doc