Sáng kiến gây hứng thú cho trẻ trong tiết “kể chuyện” theo phương pháp đổi mới

“Kể chuyện” luôn cuốn hút gây hứng thú đối với trẻ. Đó là một hình thức rất lý thú nhắm phát triển một cách toàn diện cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi kể chuyện là một môn vô cùng quan trọng, nó có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách trẻ. Thông qua nội dung các câu chuyện trẻ biết yêu quý ông bà, cha mẹ, biết vâng lời người lớn và có tình yêu quê hương, đất nước, vật nuôi, cây trồng và luôn hướng tới cái thiện. Thông qua tiết dạy “kể chuyện” cô giáo cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, trẻ biết đủ câu, biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Thực chất đổi mới nội dung phương pháp trong các tiết dạy kể chuyện là cô giáo giúp trẻ làm quen với câu chuyện, sau đó dẫn dắt trẻ tự tìm tòi, khám phá, hiểu nội dung câu chuyện và ý nghĩa giáo dục của nó.

 Nhận thức được sự cần thiết của bộ môn và tình hình thực tế ở lớp tôi, lớp 5 tuổi giúp trẻ cảm nhận và nhớ được nội dung câu chuyện, bài thơ tôi đã tìm ra một số biện pháp thích hợp để áp dụng trong việc giảng dạy của mình. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã vận dụng trong giờ dạy kể chuyện.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8043 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến gây hứng thú cho trẻ trong tiết “kể chuyện” theo phương pháp đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- o0o ------- Sáng kiến Gây hứng thú cho trẻ trong tiết “Kể chuyện” theo phương pháp đổi mới I. Đặt vấn đề: “Kể chuyện” luôn cuốn hút gây hứng thú đối với trẻ. Đó là một hình thức rất lý thú nhắm phát triển một cách toàn diện cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi kể chuyện là một môn vô cùng quan trọng, nó có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách trẻ. Thông qua nội dung các câu chuyện trẻ biết yêu quý ông bà, cha mẹ, biết vâng lời người lớn và có tình yêu quê hương, đất nước, vật nuôi, cây trồng và luôn hướng tới cái thiện. Thông qua tiết dạy “kể chuyện” cô giáo cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, trẻ biết đủ câu, biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Thực chất đổi mới nội dung phương pháp trong các tiết dạy kể chuyện là cô giáo giúp trẻ làm quen với câu chuyện, sau đó dẫn dắt trẻ tự tìm tòi, khám phá, hiểu nội dung câu chuyện và ý nghĩa giáo dục của nó. Nhận thức được sự cần thiết của bộ môn và tình hình thực tế ở lớp tôi, lớp 5 tuổi giúp trẻ cảm nhận và nhớ được nội dung câu chuyện, bài thơ… tôi đã tìm ra một số biện pháp thích hợp để áp dụng trong việc giảng dạy của mình. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã vận dụng trong giờ dạy kể chuyện. II. Những biện pháp thực hiện 1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn: Dự chuyên đề, kiến tập tiết học là rất quan trọng giúp tôi học tập, bồi dưỡng cho bản thân, nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp đổi mới, tích luỹ thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức các tiết dạy phong phú, hấp dẫn và đạt kết quả cao hơn. Ví dụ: Tôi đã được dự các tiết chuyên đề do phòng Giáo dục tổ chức, bản thân tôi dạy các tiết điểm cho trường, tôi được học tập, tham khảo tài liệu hè… Từ đó hình thành cho tôi nhiều kinh nghiệm để tiến hành trong các tiết học cụ thể. 2. Đầu tư suy nghĩ để soạn bài, xây dựng tiết dạy theo chủ điểm và tích hợp các nội dung. Tôi luôn suy nghĩ với bất kỳ loại tiết nào, việc trước tiên bao giờ cũng phải nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu của từng loại tiết, xem thuộc loại chủ điểm gì, để lựa chọn, sưu tầm, sáng tác câu chuyện cho phù hợp với chủ điểm. Ví dụ: Chủ điểm “Thế giới động vật” với câu chuyện “Chú dế đen” hoặc câu chuyện sáng tác “Chiếc khăn kim tuyến”. Từ đó tôi xây dựng giáo án cụ thể cho từng loại tiết dạy, sao cho từ phần giới thiệu đến kết thúc tiết dạy đều xoay quanh chủ điểm “thế giới dộng vật”. Như vậy tiết học sẽ có sự phối hợp chặt chẽ, không bị rời rạc. Để phát huy tính tích cực của trẻ, tôi đã chú ý tích hợp các nội dung phù hợp vào tiết dạy. Ví dụ: Với câu chuyện “Chuyện bốn mùa” chủ điểm “Quê hương - Thủ đô - Bác Hồ” tôi đã tích hợp các nội dung sau đây: Giáo dục âm nhạc với các bài hát về mùa hè, mùa xuân… thể dục với nội dung nhảy bật qua vòng… chữ cái với nội dung các chữ ở sau bức tranh, cách viết tên… làm quen vói môi trường xung quanh với nội dung một năm có mấy mùa… giáo dục lễ giáo với nội dung biết cảm ơn, xin lỗi, biết thời tiết nóng, lạnh để phòng tránh… vv Như vậy khả năng nhận thức của trẻ được mở rộng hơn, trẻ hiểu sâu hơn. 3. Tạo tình huống, gây hứng thú cho trẻ. Để tiết dạy kể chuyện hấp dẫn, cuốn hút sự chú ý của trẻ thì cô giáo thực sự phải có phương pháp và nghệ thuật trong tiết dạy. Đó là cáh vào bài phải dẫn dắt như thế nào cho phù hợp với từng loại tiết, có thể là bài hát, câu đố, trò chơi, đồng dao, ca dao…vv Ví dụ: Với câu chuyện “Chuyện bốn mùa” tôi đã vào bài với trò chơi “bốn mùa” rồi dẫn dắt trẻ vào câu chuyện. Không những thế, giọng kể của cô phải hay, hấp dẫn phù hợp với từng tính cách của nhân vật trong chuyện. Tôi đã tập kể nhiều lần cho người khác nghe giọng kể của mình đã thể hiện đúng tính cách nhân vật chưa, rồi tôi sửa để giọng kể của mình đúng với tính cách của từng nhân vật. Đặc biệt khi kể tôi luôn đặt mình vào nhân vật trong chuyện để thể hiện rõ tính cách, thái độ của từng nhân vật Ví dụ: Trong câu chuyện “Chuyên bốn mùa” được thể hiện như sau. - Giọng của chị Đông: trong, thánh thót, khóc oà lên khi thấy mình cô đơn, lạnh lẽo. - Giọng của chị Xuân: ấm áp khi nói về cô Hạ Cô giáo luôn chú ý thay đổi các hình thức kể chuyện để gây hứng thú và sự tò mò của trẻ . Ví dụ: Cô kể bằng rối tay, rối dẹt, rối que và kể bằng mô hình … để trẻ tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học mà không nhàm chán tôi đã chú ý tới cách tổ chức tiết học để trẻ tưởng như “học bằng chơi, chơi mà học”. Đó là hình thức động xen tĩnh luôn đan cài, xen kẽ với nhau. Ví dụ: Giữa các phần cô kể hoặc đàm thoại đó là những trò chơi ngắn hoặc vận động theo bài hát ngắn như: Trời tối - trời sáng, Gieo hạt nảy mầm… Cao hơn nữa tôi đã tổ chức dưới hình thức đóng kịch để khắc sâu nội dung câu chuyện và tình cảm của từng nhân vật . Ví dụ: Câu chuyện “Chuyện bốn mùa” tôi đã hóa trang cho trẻ bằng cách mặc váy trắng đẹp, đội mũ hoa trên đầu, bà Đất mặc quần áo bà già, khăn mỏ quạ, gậy để trẻ đóng kịch. Cho lần lượt các cháu đóng kịch trong các giờ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi . Để tiết học hấp dẫn, cuốn hút sự chú ý của trẻ tôi luôn suy nghĩ sáng tác bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện… có nội dung phù hợp với tiết dạy. Như vây tiết học sẽ rất phong phú đa dạng, mới lạ trẻ không bị nhàn chán. 4. SD đồ dùng đồ chơi giáo cụ trực quan trong giờ dạy và tận dụng nguyên liệu sẵn có. Đặc điểm của trẻ là thích được tiếp xúc với đồ vật mà đặc biệt trong giờ kể chuyện đồ dùng trực quan giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi kể chuyện thông qua những đồ dùng trực quan rất hấp dẫn cuốn hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ nội dung chuyện trẻ hứng thú nghe kể chuyện hơn. Ví dụ: Những tập tranh chuyện, những con rối dẹt, rối que hoặc các mô hình ...vv Tôi đã suy nghĩ bằng mọi biện pháp sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan. Ví dụ: Với những câu chuyện sưu tầm sáng tác tôi đã vẽ tranh đẹp, phù hợp rồi làm rối tay giống như hình ảnh động, các mô hình động như thật, đẹp mắt, hấp dẫn trẻ. Như vậy đồ dùng để phục vụ các tiết dạy không những đầy đủ, đẹp mà còn rất phong phú và đa dạng. 5. Một trong những điều kiện để tiết dạy “kể chuyện” thành công đó là việc chuẩn bị hệ thống các câu hỏi. Bởi mục tiêu của đổi mới phương pháp là trẻ được tích cực chủ động tham gia các hoạt động đó là khi đàm thoại, nhiều trẻ được trả lời. Do vậy trong tiết học tôi đã đặt ra những câu hỏi để trẻ được đàm thoại dưới nhiều hình thức. Cô hỏi trẻ trả lời hoặc trẻ hỏi cô trả lời và khi trẻ đã hiểu sâu nội dung câu chuyện có thể để trẻ hỏi trẻ khác trả lời. Dù ở hình thức nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc: ngắn gọn, dễ hiểu, logíc phù hợp với nội dung câu chuyện và khả năng nhận thức của trẻ. Tránh các câu hỏi để trẻ trả lời đồng thanh như: “có ạ” hoặc “không ạ” mà tôi đặt ra các câu hỏi: Tại sao ? Vì sao ? Ví dụ: Tại sao Đông khóc ? Câu hỏi tôi đưa ra từ dễ đến khó Ví dụ: Trong chuyện có những nhân vật nào ? Đặc biệt tôi luôn tạo ra những tình huống để trẻ nhút nhát được trả lời. Do vậy nội dung của câu chuyện đến với trẻ rất nhẹ nhàng, không gò bó hay quá sức, trẻ hiểu sâu và nhớ lâu hơn. III. Kết quả đạt được Từ những biện pháp trên mà lớp tôi có được những kết quả đáng kể. *Đối với bản thân: Tôi luôn tìm tòi sáng tác, sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi mới cũng như các câu chuyện, bài thơ, câu đố … tạo cho tôi có thêm bề dày kiến thức và kinh nghiệm *Đối với trẻ: Trẻ tiếp thu bài thoải mái, nhẹ nhàng, không gò bó phát huy tính tích cực, tìm tòi khám phá của trẻ. Cụ thể: 100% trẻ hứng thú thích học giờ kể chuyện. 90% các cháu hiểu nội dung chuyện Đặc biệt trẻ nói ngọng, nói lắp không còn ở lớp, lớp tôi được đánh giá là lớp tốt của trường và trong các đợt thanh tra của Phòng và Sở Giáo dục lớp tôi đều đạt lớp loại tốt. Chính vì thế các bậc phụ huynh rất tin tưởng trao gửi con em tới lớp tôi. IV. Bài học kinh nghiệm. Muốn giờ học đạt kết quả cao thì cô giáo phải: - Là người có năng khiếu kể chuyện . - Luôn tìm tòi ,sưu tầm học hỏi qua đài báo ,ti vi , các đồng nghiệp ….. - Luôn chú ý soạn bài cụ thể chi tiết và phải lấy trẻ làm trung tâm - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn phong phú đa dạng - Hệ thống câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu phù hợp với khả năng kiến thức của trẻ - Có ý thức vươn lên, khiêm tốn học hỏi và tiếp thu ý kiến đóng góp của tập thể, của các cô bên chuyên môn và có ý thức sửa đổi. Trên đây là một số kinh nghiệm để gây hứng thú cho trẻ trong tiết kể chuyện mà tôi thực hiện trong năm học qua. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí chuyên viên phòng Giáo dục để tôi có thêm kinh nghiệm trong những tiết dạy tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sông Mã; ngày ... tháng ... năm 2008 Người viết

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MAM NON 2.doc