Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

Trong những năm giảng dạy vừa qua, tuy thời gian chưa nhiều lắm nhưng bản thân tôi thấy rất rõ thực trạng của trường nói chung và những lớp tôi dạy nói riêng, có một vấn đề nổi cộm. Đó là tình trạng học sinh “cá biệt” quậy phá, trốn tiết, chửi thề trong lớp. Tôi nghĩ rằng vấn đề này không chỉ riêng tôi mà tất cả các giáo viên trong trường đã từng phải suy nghĩ trăn trở.

Là một giáo viên của trường, tôi thấy mình phải có trách nhiệm, nhất là mỗi lần chứng kiến các em không nghe lời; quậy phá ngay trong giờ học của tôi giảng dạy, lúc đầu tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, bị coi thường, nhưng rồi từ cảm giác bị học sinh xúc phạm, coi thường nó chuyển dần thành nỗi đau hàng ngày gặm nhắm trái tim nghề nghiệp của tôi, thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để có thể giúp đở các em trở thành những học sinh ngoan ngoãn.

Với những kinh nghiệm bản thân, cộng với sự tìm hiểu tâm lý học sinh qua tài liệu, qua tiếp xúc, trò chuyện với các em trong quá trình giảng dạy; Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị của mình. Rất mong được sự góp ý, ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của hội đồng khoa học nhà trường.

 Xin chân thành cảm ơn

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU T rong những năm giảng dạy vừa qua, tuy thời gian chưa nhiều lắm nhưng bản thân tôi thấy rất rõ thực trạng của trường nói chung và những lớp tôi dạy nói riêng, có một vấn đề nổi cộm. Đó là tình trạng học sinh “cá biệt” quậy phá, trốn tiết, chửi thề trong lớp. Tôi nghĩ rằng vấn đề này không chỉ riêng tôi mà tất cả các giáo viên trong trường đã từng phải suy nghĩ trăn trở. Là một giáo viên của trường, tôi thấy mình phải có trách nhiệm, nhất là mỗi lần chứng kiến các em không nghe lời; quậy phá ngay trong giờ học của tôi giảng dạy, lúc đầu tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, bị coi thường, nhưng rồi từ cảm giác bị học sinh xúc phạm, coi thường nó chuyển dần thành nỗi đau hàng ngày gặm nhắm trái tim nghề nghiệp của tôi, thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để có thể giúp đở các em trở thành những học sinh ngoan ngoãn. Với những kinh nghiệm bản thân, cộng với sự tìm hiểu tâm lý học sinh qua tài liệu, qua tiếp xúc, trò chuyện với các em trong quá trình giảng dạy; Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị của mình. Rất mong được sự góp ý, ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của hội đồng khoa học nhà trường. Xin chân thành cảm ơn Nội DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: T rong suốt giai đoạn phát triển về thể chất, tâm sinh lý của con người thì giai đoạn phát triển ở lứa tuổi học trò 12 – 16 tuổi là giai đoạn phát triển có tầm quan trọng nhất. Thật vậy đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa thiếu niên và thanh niên để hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý biến đổi mạnh, các em thích làm người lớn hoặc tự cho mình là người lớn. Ơû giai đoạn này, cả thể chất và tâm sinh lý của các em chưa phát triển ổn định và chưa hoàn thiện, các em dễ hưng phấn, dễ xúc cảm đột ngột, phản ứng gay gắt. Chính vì vậy mà nếu các em được nuôi dưỡng, tiếp xúc ở những môi trường sống lành mạnh thì các em sẽ được phát triển thể chất va tâm sinh lý theo hướng tích cực và ngược lại, nếu các em được nuôi dưỡng và tiếp xúc ở những môi trường sống không lành mạnh thì thể chất và tâm sinh lý của các em sẽ phát triển theo hướng tiêu cực. Việc phát hiện sớm các khúc mắc trong cuộc sống cản trở đối với sự phát triển lành mạnh về thể chất , trí tuệ, tâm sinh lý của các em là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên, sớm giúp đưa các em trỏ lại trạng thái cân bằng để các em không lệch hướng phát triển. Cũng có rất nhiều tác giả viết các tài liệu để đưa ra các giải pháp nhằm giúp đỡ các em. Nhưng đầy đủ luận cứ và giải pháp hay nhất có lẽ là cuốn : “TÂM LÝ TRẺ EM” với phần “sự nổi loạn tuổi 12” trang 124 – 149 của tác giả Trần Trọng Khôi và Nguyễn Thu Phương mà tôi tham khảo và làm cơ sở luận cứ cho các giải pháp của tôi là có tính khả thi. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN: T rường THCS Vĩnh mỹ B cũng như bao trường khác vấn đề học sinh cá biệt luôn là vấn đề được các cấp lãnh đạo của trường và các giáo viên quan tâm, tìm giải pháp tháo gỡ. Địa điểm trường nằm tại ấp 15 xã Vĩnh mỹ B – huyện Hòa Bình, ven quốc lộ 1A. hàng năm có khoảng hơn 1000 học sinh học tập tại trường; Đa số là con em của các gia đình nông dân nghèo và con em các gia đình dân tộc thiểu số – Số lượng học sinh cá biệt của trường không nhiều và nằm rãi rác ở các lớp. Tuy số lượng học sinh cá biệt ở mỗi lớp chỉ một vài em, song chính những học sinh cá biệt này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng truyền đạt chuyên môn của giáo viên, ảnh hưởng đến sự tiếp thu của các bạn trong lớp do bị phân tâm, tác động xấu đến tâm lý của các em khác. Trẻ em với bản chất là trong sáng, nhưng như đã nói ở trên là vơi lứa tuổi các em là khá nhạy cảm với hoàn cảnh sống nội tại và rất dễ bị tác động. Hầu hết các em bị xếp vào loại học sinh cá biệt đều có các hoàn cảnh khá đặc biệt và cũng không giống nhau. Có thể nói rằng chính những hoàn cảnh sống ấy đã tác động và đưa các em đến sự mất cân bằng về tâm lý và do người lớn là những người nuôi dưỡng và dạy dỗ các em thiếu trách nhiệm hoặc chưa phát hiện kịp thời những biểu hiện và nguyên nhân gây ra xáo trộn tâm lý ở các em, đã đẩy các em đến tình trạng mất cân bằng tâm lý ngày càng trầm trọng và có tính hệ thống hơn, và việc đưa các em trở lại trạng thái tâm lý cân bằng sẽ càng khó hơn. Điều đó cũng giải thích vì sao có những học sinh cá biệt được cảm hóa dễ và lại có những em cảm hóa không mấy thành công. Nguyên nhân gây ra cho các em thì có rất nhiều trực tiếp có, gián tiếp cũng có và ở mọi lĩnh vực, nhưng có thể chia ra 3 loại nguyên nhân chính sau: Do hoàn cảnh sống nội tại của gia đình các em; Do sức ép học tập; Do tiếp thu văn hóa xã hội thiếu chọn lọc. -Do hoàn cảnh sống nội tại của gia đình bị xáo trộn nghiêm trọng như cha mẹ ly hôn hoặc ly thân; cha mẹ bất hòa với hàng xóm, gia tộc hoặc giữa cha mẹ với nhau hay giữa cha mẹ với con cái mà không thể giải quyết thỏa đáng sẽ dẫn tới các em bị mất cân bằng tâm lý.Lúc đầu các em sẽ cảm thấy ngỡ ngàng, bàng hoàng, bao nhiêu lời dạy bảo tốt đẹp của người lớn đều đổ vỡ, các em không biết tin ai, nhất là không biết tâm sự cùng ai, các em trở nên lầm lì ít nói, xa lánh mọi người , tính tình cọc cằn thích gây gổ và cãi nhau với người khác để giải tỏa tâm lý bị ức chế. -Do sức ép học tập: Ngày nay do đòi hỏi đáp ứng nhu cầu của xã hội, các em bị áp lực rất lớn trong học tập, khối lượng kiến thức lớn và đa dạng , đòi hỏi các em phải đầu tư nhiều thời gian cho học tập, mà ở lứa tuổi của các em là lứa tuổi ăn chơi. Bên cạnh đó việc áp đặt cho các em phải đạt đến một thành tích đã vạch sẵn về kết quả học tập của một số giáo viên và phụ huynh, luôn đẩy các em đến tình trạng quá căng thẳng về tâm lý. Luôn thèm được thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, của nhà trường; và bằng cách trốn học trốn tiết để đi chơi, rủ rê các bạn khác làm theo, các em muốn giải thoát tâm lý căng thẳng. Nếu không ngăn chặn các em sẽ trở thành hệ thống. -Do tiếp thu văn hóa xã hội thiếu chọn lọc vì không được sự hứơng dẫn chọn lọc của người lơn , các em dễ bị lệch lạc về phong cách ứng xử, xã giao. Ngày nay việc bùng nổ thông tin mạnh mẽ, nhất là phim ảnh, sách báo, Internet mà người lớn không kiểm soát được nội dung văn hóa độc hại, đang là mối đe dọa đến sự phát triển tâm lý, tư duy của các em, là thách thưc của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiện tượng các em ăn mặc hở hang, nhuộm tóc đỏ đen, ăn nói thiếu ngôn từ, thiếu văn hóa, yêu đương quá sớm , bê trễ học hành, xử sự vô lễ với giáo viên đang xảy ra ngày càng nhiều. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT: Q ua nghiên cứu các tài liệu và nghiên cứu thực trạng một số học sinh cá biệt của trường qua 2 năm học vừa qua, tôi nhận thấy có thể tiến hành các biện pháp giải quyết như sau: Œ Thống kê danh sách, số lượng học sinh cá biệt qua các tháng hoặc học kỳ nhằm đánh giá lại chất lượng quản lý giáo dục học sinh của trường.  Phân loại đối tượng (không thông báo) học sinh cá biệt bao gồm: Mức độ vi phạm thương xuyên, không thường xuyên; có chuyển biến, không có biến chuyển khi được xử lý cảm hóa. Mục đích nhằm đánh giá lại chất lượng, biện pháp giáo dục học sinh cá biệt từ đó có hướng thay đổi phù hợp. Ž Điều tra xem nguyên nhân chủ yếu nào đưa học sinh đến mất cân bằng tâm lý. Giáo viên thông qua học sinh, phụ huynh và trực tiếp gợi chuyện thân mật với học sinh cá biệt để tìm hiểu đúng nguyên nhân chính, từ đó đưa ra các giải pháp giáo dục p hù hợp cho mỗi trường hợp. Đề ra các giải pháp cảm hóa, giáo dục phù hợp với mỗi đối tượng và tiến hành thực hiện. Tuy nhiên để làm được, giáo viên cần phải sắp xếp và cần một khoảng thời gian thích hợp ngoài giờ lên lớp, đó là một khó khăn và không phải ai cũng làm được. Do vậy rất cần đến sự chia sẽ từ phía lảnh đạo và các cấp ngành giáo dục, từ sự tận tâm, hy sinh cao cả của người thầy, tất cả vì tương lai của các em. Trong năm học này tôi đã áp dụng thành công để cảm hóa được một đối tượng. Đó là một học sinh có các biểu hiện quậy phá nhất lớp và thường xuyên làm nhiều giáo viên rất khó chịu. Bản thân tôi trươc đó cũng không có cách giải quyết. Sau khi tìm hiểu kỹ các mối quan hệ hoàn cảnh gia đình của em như: Cha mẹ, anh chị em, điều kiện kinh tế, tôi biết được hoàn cảnh em rất khó khăn, mồ côi cha mẹ sớm nên phải sống với bà ngoại, điều kiên kinh tế khó khăn và đặc biệt là thiếu sự quan tâm săn sóc nhất là về mặt tinh thần. Tôi thay đổi cách nghĩ, thường xuyên thân mật trò chuyện riêng với em, phân tích cho em hiểu mặt tốt xấu và sự liên quan đến tương lai của em; về mặt chuyên môn, tôi thường khuyến khích để cho em phát biểu, gọi em lên bảng và có lời khen trước lớp kịp thời, cho điểm khuyến khích. Trong hai tuần em đã có sự chuyển biến rõ rệt vào lớp không còn quậy phá nữa , lực học tốt hơn và thường giơ tay phát biểu. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đ ể cảm hóa giáo dục học sinh cá biệt là việc làm rất khó khăn và lâu dài của cả các bên gia đình, nhà trường về phía nhà trường đòi hỏi giáo viên phải có tình thương, một chút hy sinh và tinh thần trách nhiệm, sự bền bỉ và tận tụy mới mong mang lại kết quả tốt. Nên sắp xếp để các em có những buổi học dã ngoại, các em vừa có bài học thực tế bổ ích, vừa gắn kết được tình thầy trò, bè bạn, giải tỏa tâm lý căng thẳng. Tổ chưc giao lưu tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc. Trong đó nêu cao nét đẹp văn hóa đạo đưc, sự tôn nghiêm người thầy, nét đẹp văn hóa ứng xử giao tiếp, ăn mặc của người Việt Nam, để học sinh hiểu rằng giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc đó là sự tôn trọng chính bản thân mình và là tấm lòng yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc của chúng ta. Giao lưu tìm hiểu luật phápViệt Nam nhất là luật giao thông, luật dân sự và trách nhiệm của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội./.

File đính kèm:

  • docSKKN Bien phap GD HS ca biet.doc