- Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ mũi nhọn của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện mục tiêu của Giáo dục Trung học cơ sở theo hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục & Đào tạo: ”Củng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục Tiểu học. Tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để có thể tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề”. Trong đó học vấn phổ thông cơ sở phải bao gồm kiến thức tự nhiên, xã hội, có kiến thức tối thiểu cần thiết về Tiếng Việt, Toán, các môn khoa học Tự nhiên, khoa học Xã hội. Chú trọng rèn luyện năng lực tự học, tự phát triển về mọi mặt, thực hiện việc học tập thưỡng xuyên, suốt đời.
- Bồi dưỡng năng lực trí tuệ, rèn luyện năng lực tự học, tự phát triển cho học sinh là nguyện vọng tha thiết của nhiều học sinh và phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tốt cho học sinh tiếp tục học Trung học phổ thông.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ mũi nhọn của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện mục tiêu của Giáo dục Trung học cơ sở theo hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục & Đào tạo: ”Củng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục Tiểu học. Tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để có thể tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề”. Trong đó học vấn phổ thông cơ sở phải bao gồm kiến thức tự nhiên, xã hội, có kiến thức tối thiểu cần thiết về Tiếng Việt, Toán, các môn khoa học Tự nhiên, khoa học Xã hội. Chú trọng rèn luyện năng lực tự học, tự phát triển về mọi mặt, thực hiện việc học tập thưỡng xuyên, suốt đời.
- Bồi dưỡng năng lực trí tuệ, rèn luyện năng lực tự học, tự phát triển cho học sinh là nguyện vọng tha thiết của nhiều học sinh và phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tốt cho học sinh tiếp tục học Trung học phổ thông.
- Bồi dưỡng (đội tuyển) học sinh giỏi là việc làm động viên, khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập đồng thời khai thác được năng lực trí tuệ của đội ngũ thầy cô giáo góp phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Xuất phát từ nhận thức trên, với nhiệm vụ người giúp việc và tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý chuyên môn, tôi đã đề xuất với Hiệu trưởng về kế hoạch và tổ chức thực hiện ở các năm học gần đây với các nội dung và kết quả cụ thể như sau.
B/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ:
I. NỘI DUNG:
1_ Về chủ trương:
Đề xuất chủ trương với Hiệu trưởng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của Hiệu phó, các Tổ chuyên môn và quyết định đưa vào phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường. Trình hội nghị công nhân viên chức để thảo luận và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu thực hiện.
2_ Lập kế hoạch báo cáo Hiệu trưởng xem xét quyết định duyệt thực hiện.
3_ Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được Hiệu trưởng duyệt:
- Thông báo kế hoạch thực hiện trước Hội đồng sư phạm, tham khảo các ý kiến xây dựng.
- Họp các Tổ trưởng chuyên môn bàn biện pháp thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho thời gian cụ thể.
- Tổ chức thực hiện:
+ Họp giáo viên giảng dạy các môn thi học sinh giỏi, quán triệt thống nhất mục đích yêu cầu.
+ Giao cho giáo viên kiểm tra phát hiện những học sinh có năng lực trí tuệ tốt trên cơ sở những học sinh đã được phát hiện, bồi dưỡng từ các năm học trước đối với các lớp 7, 8, 9 và phát hiện những học sinh giỏi mới ở lớp 6 và các môn lớp 9 năm lớp 8 không thi. (Từ tuần I đến tuần V).
+ Tổ chức thi chọn: Quy trình tổ chức thi chọn bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc từ khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, xét kết quả và công bố kết quả công khai cho học sinh biết. Số lượng 10 học sinh/1 môn/lớp (Tuần VI).
+Ban giám hiệu và các Tổ trưởng thống nhất chọn giáo viên bồi dưỡng (Chọn giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, dạy giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, tự giác trách nhiệm). Họp giáo viên bồi dưỡng quán triệt yêu cầu chương trình, lịch bồi dưỡng và phân công giảng dạy, theo dõi quản lý học sinh.
+ Họp mặt học sinh được chọn và bồi dưỡng, thông báo kế hoạch thời gian học tập, quy trình học và thi chọn, số lượng học sinh được chọn vào đội tuyển đi dự thi Thành phố, nhắc nhở động viên khích lệ học sinh phải cố gắng cao trong học tập đạt kết quả tốt để dược tuyển chọn vào đội tuyển của trường.
+ Họp mặt phụ huynh có con được chọn học bồi dưỡng, thông báo chủ trương và kế hoạch bồi dưỡng, quy trình tổ chức thi chọn, số lượng dự thi bồi dưỡng, số lượng được chọn vào đội tuyển của trường dự thi cấp Thành phố, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để phụ huynh biết, phối hợp với nhà trường, tạo điều kiện động viên con em học tập tốt hơn. (Tuần VII).
+ Tổ chức bồi dưỡng, thi chọn đội tuyển theo số lượng quy định của Phòng giáo dục. (Quy trình tổ chức thi như vòng đầu) và thông báo kết quả cho học sinh và phụ huynh biết.
II. KẾT QUẢ:
1_ Số lượng học sinh được công nhận các cấp:
Năm học
Số lượng dự thi
Được công nhận cấp huyện
Được công nhận cấp Tỉnh
2002 – 2003
2003 - 2004
2004 – 2005
2005 – 2006
2006 – 2007
2007 – 2008
86
85
89
59
56
60
41
39
40
39
17
33
05
07
04
04
02
03
2_ Tham gia vào kết quả xếp loại học lực học sinh hàng năm (Giỏi và Khá).
Năm học
Loại giỏi
Loại Khá
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2002 – 2003
2003 - 2004
2004 – 2005
2005 – 2006
2006 – 2007
2007 – 2008
115
201
251
232
230
192
7,9
12,7
15,4
13,4
13,0
11,0
417
494
544
482
516
459
28,5
31,4
33,3
32,9
30,2
26,2
3_ Về tác dụng:
- Kết quả học sinh giỏi được công nhận ở các cấp và tham gia trực tiếp vào việc đánh giá xếp loại về học lực học sinh hàng năm là yếu tố tinh thần tốt, thúc đẩy phong trào thi đua học tập của học sinh đồng thời động viên được tiềm năng trí tuệ của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Nhiều học sinh rèn luyện được năng lực tự học, tự phát triển về mọi mặt, tiếp tục được học tập ở các trường THPT chất lượng cao vẫn phát huy tốt kết quả học tập ở cấp THCS.
- Phong trào và chất lượng giáo dục của nhà trường được địa phương và phụ huynh học sinh trên địa bàn xã Ea Ktur đánh giá tốt.
C/ KẾT LUẬN:
Trên đây là một số kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong 5 năm trở lại đây. Kết quả còn rất khiêm tốn nhưng là cả một sự cố gắng cao, thưỡng xuyên liên tục, tự giác trách nhiệm của tập thể thầy giáo cô giáo, học sinh và sự chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát của Hiệu trưởng, Hiệu phó và các Tổ trưởng chuyên môn; sự động viên ủng hộ giúp đỡ của cha mẹ học sinh và sự quan tâm chỉ đạo thưỡng xuyên của lãnh đạo Phòng giáo dục TP Buôn Ma Thuột và chính quyền địa phương. Người viết mới chỉ tóm tắt công việc làm mang tính thống kê; rất mong được sự cộng tác, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp về những giải pháp tốt giúp cho hoạt động này đạt kết quả tốt hơn để chất lượng giáo dục ngày càng đạt đến mục tiêu cao hơn của Giáo dục Trung học cơ sở./.
Ea Ktur, ngày 02 tháng 02 năm 2009
Người viết
Trịnh Thanh Dũng
File đính kèm:
- SKKN -BOI DUONG HSG.doc