Cơ sở lí luận
- Công tác chủ nhiệm lớp là một quá trình tâm lý phản ánh kinh nghiệm giáo dục học sinh. Giáo viên THCS là người thầy tổng thể, vừa chịu trách nhiệm trực tiếp giảng dạy môn học văn hoá, vừa đảm đương quản lý và giáo dục học sinh lớp mình phụ trách.
- Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh, tổ chức điều hành và kiểm tra mọi hoạt động các quan hệ ứng xử , kĩ năng sống của học sinh.
-Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối liền giữa nhà trường và đời sống xã hội. Bởi vậy mà người giáo viên rất cần đến nghệ thuật sư phạm dẫn dắt học sinh đi vào thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức con người. Giúp các em nhận thức và giải thích hiện tượng thế giới xung quanh, giúp các em biết sống và làm việc trong tập thể lớp.
Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phát triển,nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hoá của học sinh.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp - Trường THCS Phong Thạnh B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU.
© Lí do chọn đề tài.
-Trường học là nơi xuyên suốt diễn ra hoạt động dạy và học của thầy và trò. Hai nhân tố thầy – trò không thể thiếu trong mối ràng buộc để hình thành một trường học. Thiếu thầy hay thiếu trò thì không có hoạt động dạy học diễn ra. Trong quá trình xuyên suốt diễn ra hai hoạt động này, không chỉ đơn thuần là làm cho người học có tri thức khoa học thuần tuý, mà trong nó còn có một mục tiêu rất quan trọng là: “ hình thành – phát triển - bồi dưỡng” những phẩm chất đạo đức đúng chuẩn mực, cấu thành nhân cách phù hợp với đạo đức dân tộc, với đạo đức con người Xã Hội Chủ Nghĩa. Bởi thế mọi người làm công tác giáo dục ở nhà trường đều phải có trách nhiệm cho mục tiêu lớn lao đó. Và nhân tố then chốt, chủ đạo nhằm đạt được mục tiêu đó không ai khác là thầy – cô chủ nhiệm lớp.
-Theo mục tiêu chung của ngành Giáo Dục Và Đào Tạo là “Nâng cao dân trí, đào toạ nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì ngoài việc dạy học ở trường học, nhà trường còn phải có nhiệm vụ nâng cao dân trí trong địa bàn mà trường cư ngụ. Đó là một hoạch định dài hạn mà từ lâu chúng ta đã thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Bởi thế, nếu nhân cách học sinh không được rèn luyện, bồi dưỡng thì chắc chắn chiến lược “Nâng cao dân trí” ở địa phương sẽ không thực hiện được. Mặt khác, thì số lượng học sinh thiếu nhân cách chuẩn mực này theo thời gian sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Vô tình nhà trường đang làm một việc phản giáo dục!
-Ở trường tôi nhiều năm liền phải đối đầu với tỉ lệ giảm sút về số lượng, về hạnh kiểm, về học lực làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường bị hạn chế. Trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu trên có một phần do công tác chủ nhiệm lớp diễn ra còn lỏng lẽo.
Từ những lý do trên tôi xin được nghiên cứu đề tài “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” tại Trường THCS Phong Thạnh B, năm học 2010 – 2011, nhằm phân tích rõ hơn những ưu điểm và hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác này tại đơn vị, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục trong thời gian tới.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. Cơ sở nghiên cứu:
1.Cơ sở pháp lý
- Căn cứ công văn số 1169 / SGD & ĐT – GDTrH ban hành ngày 02/ 09 /2008 về việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp của Sở Giáo Dục & Đào Tạo Bạc Liêu.
- Theo công văn KHẨN số 474/PGD & ĐT của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Giá Rai, ngày 26/11/2008 đã đưa ra các yêu cầu sau:
“+Hiệu trưởng các trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi tỉ lệ chuyên cần của học sinh và xác định nguyên nhân học sinh có nguy cơ bỏ học .
+Giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm tốt công tác phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để phát hiện và ngăn chặn học sinh bỏ học”.
Điều này khẳng đỉnh số lượng học sinh bỏ học, chất lượng giáo dục có ảnh hưởng từ công tác chủ nhiệm lớp.
2.Cơ sở lí luận
- Công tác chủ nhiệm lớp là một quá trình tâm lý phản ánh kinh nghiệm giáo dục học sinh. Giáo viên THCS là người thầy tổng thể, vừa chịu trách nhiệm trực tiếp giảng dạy môn học văn hoá, vừa đảm đương quản lý và giáo dục học sinh lớp mình phụ trách.
- Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh, tổ chức điều hành và kiểm tra mọi hoạt động các quan hệ ứng xử , kĩ năng sống của học sinh.
-Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối liền giữa nhà trường và đời sống xã hội. Bởi vậy mà người giáo viên rất cần đến nghệ thuật sư phạm dẫn dắt học sinh đi vào thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức con người. Giúp các em nhận thức và giải thích hiện tượng thế giới xung quanh, giúp các em biết sống và làm việc trong tập thể lớp.
Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở cấp THCS rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phát triển,nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hoá của học sinh.
3./ Cơ sở thực tiễn:
a./ Học sinh:
Theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì các em ở lứa tuổi mới lớn nên khả năng tiếp thu nhanh ,nhạy bén nhưng cũng rất khó bảo thường hay làm theo ý thích của mình nên giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong khâu định hướng tổ chức ,chỉ đạo,hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động của nhà trường đề ra.
Trong thực tế, giáo viên phụ trách ở các lớp có sự khác nhau về trình độ học sinh không đồng đều. Các em sống và học tập ở nhiều hoàn cảnh khác nhau.
b./ Gia đình:
Do hoàn cảnh kinh tế, một số gia đình còn tập trung nhiều với công việc nhà, chưa chú trọng việc giáo dục con em.
c./ Xã hội:
Nhận thức xã hội chưa cao (chưa chú trọng hợp tác trong giáo dục, ít quan tâm cho giáo dục ) , văn hoá xã hội còn thấp (các tệ nạn nói tục - chửi thề ,đánh bài, đá gà, game bạo lực – sex, ), trong khi đó, sự hiểu biết của các em còn hạn chế mà phải tiếp xúc với xã hội và gia đình có nhiều phức tạp, đặt biệt là văn hoá xã hội ở tại địa phương nên mặc tiêu cực dường như lấn áp mặt tích cực làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, đạo đức, văn hoá của học sinh.
d./ Giáo viên:
Phần lớn giáo viên tập trung dạy văn hoá chưa thật quan tâm đến đạo đức học sinh. Trong đó tấm gương đạo đức của thầy cô chủ nhiệm vẫn có chỗ “chưa sáng”
Năng lực làm công tác chủ nhiệm ở các giáo viên chưa đồng bộ, gây nên tính “khập khểnh” trong công tác chủ nhiệm ở các lớp.
Tóm lại việc học tập và phát triển nhân cách của các em là do nhiều yếu tố nhưng một phần quan trọng là công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa tốt, thiếu sự nghiêm khắc của giáo viên và gia đình.
II. Thực trạng hoạt động chủ nhiệm Trường THCS Phong Thạnh B.
1./Đặt điểm tình hình.
Là một trường thuộc xã có địa bàn rộng tương đối phức tạp, đời sống kinh tế của nhân dân còn thấp, chủ yếu dựa vào nuôi tôm quản canh. Hai năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học tương đối khang trang.
2./Con người.
Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động
Một số học sinh ý thức học tương đối tốt, được gia đình quan tâm. Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào dạy học và giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.
3./Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp.
- Một số giáo viên nhận thức chưa đúng hoặc sai lệch về công tác chủ nhiệm lớp (Con người ta chứ con mình đâu mà lo; hơi sức đâu mà lo hết hàng chục hs; )
-Đạo đức chủ nhiệm lớp chưa cao. Thể hiện qua trách nhiệm của một số công việc trong công tác chủ nhiệm
-Năng lực chủ nhiệm còn hạn chế, GVCN thực hiện nhiệm vụ theo kinh nghiệm hay sao chép được những gì đã làm trước đây mà chưa cụ thể hoá được công việc dựa trên tính pháp lý hay tính khoa học.
-Công tác chỉ đạo của lãnh đạo, công tác phối hợp của các bộ phận với GVCN cũng như giữa GVCN với phụ huynh chưa chặc chẽ
III. Một số kinh nghiệm
1./Công tác tư tưởng, nhận thức về việc chủ nhiệm lớp.
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn theo nhận thức chung của ngành về công tác chủ nhiệm lớp. Không vị kỷ mà giao phó trách nhiệm giáo dục học sinh cho xã hội hay gia đình học sinh. Làm giáo dục không chỉ dạy “chữ” mà còn dạy “người”.
Về vấn đề này lãnh đạo nhà trường phải có trách nhiệm đã thông suy nghĩ, thông suốt nhận thức cho giáo viên. Lãnh đạo cần tạo sự công bằng - hợp lý về quyền lợi giữa GVCN với GV không chủ nhiệm hoặc với các nhân viên khác, tránh sự chán nãn buôn trôi, cố tình nhận thức không đúng trong công tác chủ nhiệm. Ngược lại trong các hoạt động, có sự cổ vũ đúng cách của lãnh đạo mới có thể tác động tích cực cho giáo viên và làm cho giáo viên biết phải tự ý thức sửa mình.
Đồng thời mỗi giáo viên có chủ nhiệm càng phải nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm, biết cố gắng hơn nữa, hoạt động tích cực hơn nữa để hoàn thành thêm phần nhiệm vụ được đảm nhiệm.
2./Công tác chỉ đạo về công tác chủ nhiệm lớp.
Trong quá trình lập kế hoạch - tổ chức thực hiện (cụ thể qua từng việc làm ) của GVCN, lãnh đạo hoặc tổ trưởng tổ chủ nhiệm hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra để giúp đở, để động viên, để tìm ra những giải pháp tốt hơn , để tạo điều kiện tốt hơn cho GVCN. Người kiểm tra phải công tâm, biết ghi nhận những việc làm được và những vấn đề còn hạn chế chứ không phải tạo áp lực hay vạch lá tìm sâu của người kiểm tra lên GVCN, nhằm phát huy tốt nhất ý thức cố gắng của GVCN.
Tạo sự thống nhất trong công tác chủ nhiệm giữa các lớp. Nội quy thực hiện phải đồng bộ để tránh đi “vết dầu loan” từ những phần tử hay tập thể không có tính kỷ luật đến các học sinh lớp khác.
Khi được đóng góp giúp đỡ của lãnh đạo, GVCN cần gạt bỏ tính tự ti, phát huy tính cầu tiến, biết tích cực tiếp thu và suy xét vấn đề một cách khách quan hơn, tránh bảo thủ, cố chấp hay tự ái.
3./ Công tác phối hợp giữa GVCN và các tổ chức, đoàn thể , gia đình, xã hội.
Chúng ta đã biết về cơ chế quản lý trường học là cơ chế thủ trưởng. Hiệu trưởng chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động. Các bộ phận trong nhà trường đều mang tính phối hợp, không ai chỉ đạo cho ai. Vì vậy mỗi kế hoạch hoạt động của mỗi bộ phận đều phải được sự cho phép của lãnh đạo, rồi từ bộ phận đó phải biết chủ động phối hợp với các bộ phận khác mới có thể đạt hiệu quả. Điều này khẳng định các tổ chức trong nhà trường phải biết phối hợp với GVCN và ngược lại GVCN phải biết phối hợp với các bộ phận để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao. Nếu các bộ phận hoạt động theo “quyền riêng” của mình (quyền tự tung tự tác ) thì chắc chắn kết quả chủ nhiệm rất tệ.
Ví dụ 1: Để chào mừmh ngày 26/03 , Đoàn thanh niên lập kế hoạch cụ thể và được lãnh đạo cho phép thì Đoàn thanh niên phải chủ động phối hợp để GVCN nắm bắt và cùng phối hợp thực hiện. Từ đó GVCN lập kế hoạch cho lớp mình chủ nhiệm để học sinh cùng thực hiện. Đây là sự phối hợp chặc chẽ, phù hợp tính pháp lý và khoa học.
Ví dụ 2: Để tham dự hội thi vẽ tranh do Hội đồng đội tổ chức, Tổng phụ trách đội đến lớp thông báo cho học sinh về nội dung, hình thức, trang trí nhưng GVCN không hay biết (không được phối hợp), thì lúc này “ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Như vậy, đây là một việc làm phản giáo dục. Rất khó cho công tác chủ nhiệm lớp.
Về vấn đề này tôi xin nhường quyền phân tích cho các bộ phận trong nhà trường. Riêng tôi xin được chú ý hai điều:
1./ Người lập kế hoạch, được lãnh đạo cho phép thực hiện phải là người chủ động phối hợp với GVCN. Người GVCN phải làm tốt công tác phối hợp để người lập kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ. Song song đó công tác chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả hơn.
2./ Người GVCN cần lập kế hoạch thật chi tiết, cụ thể theo các kế hoạch mà mình phối hợp mới có thể mang lại kết quả chủ nhiệm đạt hiệu quả cao. Đồng thời công tác chủ nhiệm không tác rời từ việc chủ động phối hợp của GVCN đến Phụ huynh học sinh.
4./ Năng lực về công tác chủ nhiệm lớp
Hầu hết giáo viên giảng dạy được đào tạo đúng chuẩn về chuyên môn nhưng công tác chủ nhiệm được đào tạo rất ít ( chỉ có vài tuần thực tập sư phạm). Vì vậy năng lực chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp, hoặc từ việc trải nghiệm của bản thân. Nhưng vai trò công tác chủ nhiệm rất quan trọng. Công tác chủ nhiệm tốt là góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu giáo dục . Bởi vậy làm công tác chủ nhiệm giáo viên cần:
- Tìm hiểu để nắm vững đối tượng giáo dục: Kết hợp với giáo viên bộ môn, thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước và qua nghiên cứu hồ sơ để theo dõi mức độ phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động chung.
- Tìm hiểu về môi trường, điều kiện hoàn cảnh, năng lực sở trường của từng cá nhân để bố trí cán bộ lớp (đội ngũ tự quản).
- Tổ chức xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
- Nhanh chóng triển khai thực hiện ngay từ ngày đầu tiên nhận lớp, nhằm giúp học sinh xậy dựng được ý thức cho bản thân trong suốt thời gian sau này.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện của chính bản thân GVCN về công tác chủ nhiệm đã làm (đã nhiệt tình với công việc ấy chưa? Có thể giải quyết việc ấy bằng cách khác tốt hơn không? có tác động tích cực cho hs hơn không? ) .
- GVCN phải có sơ kết, tổng kết, tuyên dương kịp thời theo đợt để phát hiện nhân tố mới, các phương pháp mới cho hiệu quả tốt. Đồng thời chỉ ra các công việc trong thời gian tới với yêu cầu ngày càng cao.
- Có sổ chủ nhiệm riêng để theo dõi một cách chính xác, chi tiết.
Quá trình triển khai thực hiện cần cụ thể thêm:
+ Phân công tổ nhóm học tập, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trong lớp dễ dàng phối hợp với nhau trong học tập cũng như hoạt động khác.
+ Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục kết hợp chặt chẽ với các môi trường giáo dục cùng giáo dục học sinh.
+ Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn,và ban chấp hành liên đội để nắm bắt kịp thời để uốn nắn các em nếu có dấu hiệu sai phạm.
+ Kết hợp giáo dục gia đình: Họp phụ huynh thông báo cho cha mẹ học sinh về mục đích, nhiệm vụ học tập, cung cấp thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của con em ở trường. Đề xuất, thống nhất biện pháp giáo dục, trao đổi kinh nghiệm giáo dục.
+ Thông qua dạy học và hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo cơ hội để học sinh tích cực hoạt động, xây dựng các mối quan hệ trong tập thể ( quan hệ về tình cảm, công việc, riêng tư) nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.
+ Tổ chức quản lý tốt việc học tập của học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp.
+ Xây dựng các nề nếp lớp học:
Nề nếp tự quản.
ØTư thế ngồi học, nề nếp trong lớp, ngoài lớp.
ØNề nếp ra vào lớp. Nề nếp sinh hoạt 15'
ØNề nếp kiểm tra lẫn nhau: Bài cũ, bài mới, sách vở đồ dùng học tập
Ý thức tham gia các phong trào và các nề nếp khác
PHẦN 3: KẾT LUẬN.
1.Đánh giá chung.
© Công việc này hết sức quan trọng đòi hỏi rất nhiều đến trí tuệ, nghệ thuật của giáo viên. Khi xây dựng nề nếp lớp học, giáo viên không nên nóng vội mà phải kiên trì thực hiện, tôn trọng và khuyến khích những cái mà học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất.
© Trong công tác chủ nhiệm, phải lấy học sinh làm đối tượng chủ thể, GVCN phải tuỳ theo đặc điểm tâm – sinh lý mỗi đối tượng mà giáo dục hợp lý nhất.
Trong đó GVCN phải biết “thắt và gở” cũng như “kỹ luật nhưng phải khoan dung rộng lượng” tạo cơ hội cho học sinh biết tự sửa sai là quan trọng. (Theo tâm lý lứa tuổi này thì học sinh chỉ sửa sai khi biết mình đã làm sai, không nên bắc các em phải sửa sai khi các em chưa tự nhìn thấy được khuyết điểm của mình)
© Xây dựng nề nếp lớp học thực hiện từ đầu năm và phải thường xuyên để học sinh hình thành thói quen. Khi nề nếp được hình thành thì các em có thể tự giác trong các hoạt động cũng như vui chơi, sẽ ít cần đến sức lực của giáo viên.
© Nghiên cứu về kinh nghiệm chủ nhiệm lớp là quá trình phản ánh vốn kinh nghiệm của người giáo viên dưới hình thức giáo dục học sinh có ý thức tự quản, biết giúp đỡ nhau trong học tập, mạnh dạn tâm sự với giáo viên về hoàn cảnh gia đình bạn cũng như bản thân.
© Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm về kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy: đội ngũ cán bộ lớp là rất quan trọng, các em thực hiện mọi hoạt động của lớp đều có ý thức tự giác, biết nhắc nhở nhau trong học tập. Ý thức trách nhiệm cao hơn, tính đoàn kết giữa các thành viên trong lớp chặc chẽ hơn. Với tình hình thực tế các em được sự giáo dục của giáo viên, sự đoàn kết giúp đỡ của các bạn tốt nên các em đã có ý thức học tập tốt hơn và tiến bộ rõ rệt.
2.Kết luận:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu tôi thấy rằng ý thức học sinh các lớp tôi đã chủ nhiệm trong các năm qua ngày càng tiến bộ, đưa tập thể lớp thành một khối đoàn kết, phát triển tương đối toàn diện.
Qua đó cần khẳng định kinh nghiệm chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của xã hôị có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Khi đặc điểm tâm lý của các em dễ biến động, nhạy cảm thì công tác chủ nhiệm của giáo viên THCS lại càng quan trọng hơn. Chính vì thế nếu được sự quan tâm hơn nữa của giáo viên, nhà trường, phụ huynh, xã hội và các môi trường giáo dục khác thì chắc chắn kết quả học tập của học sinh cao hơn, sẽ tạo ra những con người phát triển toàn diện, có ích cho xã hội.
3.Kiến nghị, - đề xuất:
- Hàng năm nên tổ chức những buổi hội thảo, toạ đàm nhằm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn. Bởi nó góp phần hết sức quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và rút ra trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm ở cấp THCS rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và cấp trên để đề tài này hoàn thiện hơn và được ứng dụng rộng rãi góp phần mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn,
Tôi xin cảm ơn và ghi nhận những góp ý quý báu của đồng nghiệp.
Ngày 19 tháng 10 năm 2010
Hoàng Phước Nhân
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_truong_thcs_pho.doc